Đề thi học sinh giỏi văn lớp 8 số 4

5 790 15
Đề thi học sinh giỏi văn lớp 8 số 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3điểm) Cảm nhận của em về bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau: “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lắng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?” (Nhớ rừng- Thế Lữ) Câu 2: (7điểm) Hiện nay có rất nhiều trường học đón chào học sinh bằng một câu châm ngôn: “ Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn đất nước và đồng loại của bạn”. Trình bày suy nghĩ của em về câu châm ngôn trên. UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: NGỮ VĂN 8 Câu Đáp án Điểm Câu 1 * Hình thức, kĩ năng - Viết dưới dạng một bài văn cảm nhận ngắn, diễn đạt trôi chảy mạch lạc, văn viết có cảm xúc, lời văn trong sáng, gợi cảm. 0.25 * Nội dung cần đạt - Giới thiệu được cảnh khu rừng được hiện lên gợi nhớ đến dĩ vãng ở đoạn 3 của bài thơ ( Trích dẫn). - Đây là một bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp. Cả bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, hoành tráng, nổi bật giữa các cảnh là hình ảnh con hổ uy nghi, nhớ rừng đến cháy ruột. - Dáng điệu của nó được khắc hoạ hết sức phong phú, kì vĩ và thơ mộng. Khi thì được hiện lên như một chàng thi sĩ lãng mạn, hào hoa đứng uống ánh trăng tan bên bờ suối; khi thì giống một nhà hiền triết thâm trầm lặng ngắm trời đất thay đổi sau mưa bão; khi lại như một bậc đế vương hiền lành có chim ca hầu quanh giấc ngủ; và cuối cùng, nó chính là nó, vị chúa tể rừng già tàn bạo, dữ dội, làm chủ bong tối, làm chủ vũ trụ. - Mảnh mặt trời là một hình ảnh mới lạ trong thơ Thế Lữ. + Mắt trời ở đây không phải là một khối cầu lửa vô tri vô giác mà là một sinh thể. Trong cả vũ trụ bao la rộng lớn, chỉ có một kẻ duy nhất được chúa sơn lâm coi là đối thủ, đó là mặt tròi. - Nhưng cả đối thủ đáng gờm đó cũng bị chúa sơn lâm nhìn bằng con mắt khinh bỉ, ngạo mạn: mặt trời tuy gay gắt nhưng cũng chỉ là một mảnh… - Câu thơ “ Ta đợi chết…gay gắt”, “ bàn chân ngạo nghễ của con thú dữ như đã giẫm đạp lên bầu trời và cái bóng của nó đã trùm kín cả vũ trụ. Tầm vóc của chúa tể rừng già đã được nâng lên ở mức phi thường và kì vĩ đền tột đỉnh. 0.25 0.5 1 0.5 0.25 0.25 Câu 2 * Hình thức, kĩ năng. - Viết một bài văn nghị luận bố cục ba phần, sáng rõ, mạch lạc, dộ dài không quá hai trang giấy thi. - Vận dụng linh hoạt các thao tác giải thích, bình luận, chứng minh một cách thành thạo để làm sáng tỏ vấn đề. - Diễn đạt trôi chảy, liền mạch, hạn chế mắc lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu. 0.5 a/ Mở bài: - Trong cuộc đời có lẽ điều thiệt thòi nhất, thiếu thốn và khổ đau nhất của con người là không được cắp sách đến trường. - Đến trường không chỉ được sống trong niềm vui bè bạn mà điều quan trọng để được “ lớn lên trong sự thông thái….để phục vụ tốt hơn đất và đồng loại” b/ Thân bài: Giải thích câu châm ngôn. 0.5 -Vào trường để lớn lên trong sự thông thái: vì đó là nơi mang lại cho chúng ta tri thức và nhân cách làm người. Hs vào đó được dạy dỗ, học tập và ứng xử…Rõ ràng vào trường được học tập và rèn luyện một cách toàn diện, đặc biệt là trí tuệ được phát huy, độc lập trong sáng tạo, con người trở nên thông minh, thông thái, tháo vát, nhanh nhẹn. - Ra đi đề phục vụ tốt hơn đất nước và đồng loại của bạn: + Nghĩa là khi bạn đã được trang bị đầy đủ kiến thức khoa học và nhân cách làm người là bạn đã hoàn thành khóa học và ra trường. + Hiểu hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình, nhân dân XH và đất nước. + Bạn sẽ phục vụ họ tốt hơn và sống tốt hơn. Bởi bạn là một cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng, đất nước, mối quan hệ riêng chung không thể tách rời. * Bình luận : Đánh giá mở rộng vấn đề. - Câu châm ngôn thật xác đáng. Khái quát được cả quá trình học tập và rèn luyện của người học, lợi ích của việc học và kết quả của việc học. kết quả ấy là sự thông thái và sống có ích cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân. -Người bị thất học không thể trở thành người thông thái, vì tri thức không thể nghe người ta nói mà chủ yếu phải bằng học, đọc, tự học hỏi tìm tòi trên các phương tiện sách vở, intenet… - Nhưng người được đến trường, được sống trong môi trường học tập quá nhiều thuận lợi mà lười biếng, ham chơi, khi thi cử không trung thực, điểm và bằng cấp do “chạy” mà có thì khác gì người thất học. => Do vậy, cả hai đối tượng thất học và lười biếng đều không thể trở nên thông thái và cũng không thể phục vụ tốt cho cuộc sống. Vậy nên, để có việc học đạt kết quả và có ích cho cuộc đời, thì phải có ý thức, có mục đích học tập, rèn luyện bản thân thật tốt: Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời” - Lấy dẫn chứng - Đất nước có nhiều hiền tài là đất nước phát triển mạnh mẽ và bền vững c/ Kết bài: -Khẳng định không chịu khó học tập, rèn luyện, không thể trở nên thông thái, phục vụ nhân dân, đất nước tốt được -Được học tập là niềm hạnh phúc nên tận dụng cơ hội. - Cần có thái độ phê phán nghiêm khắc đối với người học tập không nghiêm túc, hữu danh vô thực sống cho chính mình còn chưa được, huống gì nói phục vụ cho gia đình, XH 1 1 1 1 0.75 0.75 0.5 Lưu ý Đối với những bài viết rõ ràng các luận điểm. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Vận dụng linh hoạt các thao tác giải thích, bình luận, chứng minh một cách thành thạo để làm sáng tỏ vấn đề. Không mắc các lỗi về chính tả, diễn đạt thì cho điểm tối đa. Còn đối với những bài viết có luận điểm nhưng còn hạn chế về diễn đạt trừ 1-> 2 điểm ( tùy theo mức độ vào bài làm của HS) . UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3điểm) Cảm nhận của em về bức tranh tứ. HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: NGỮ VĂN 8 Câu Đáp án Điểm Câu 1 * Hình thức, kĩ năng - Viết dưới dạng một bài văn cảm nhận ngắn, diễn đạt trôi chảy mạch lạc, văn viết có cảm xúc, lời văn trong. trình học tập và rèn luyện của người học, lợi ích của việc học và kết quả của việc học. kết quả ấy là sự thông thái và sống có ích cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân. -Người bị thất học không

Ngày đăng: 28/07/2015, 09:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan