Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 8 số 10

5 1.5K 30
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 8 số 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: ĐỊA LÝ 8 Thời gian:90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 2 điểm) a) Dựa vào lược đồ dưới đây, hãy xác định từng hướng từ O đến A, B, C, D, E, F, G, H. b) Hãy giải thích tại sao trên Trái Đất có hiện tượng các mùa luân phiên nhau giữa hai nửa cầu trong một năm? Câu 2: ( 1điểm) Hãy cho biết tại sao môi trường nhiết đới gió mùa là một trong những nơi tập trung đông dân nhất thế giới? Câu 3 (3,5 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Anh (chị) hãy: a) Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta. b) Kể tên các cửa khẩu nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào. Câu 4. (3,5 điểm) Cho bảng số liệu sau: Diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2005 Năm Tổng diện tích rừng (Triệu ha) Độ che phủ rừng (%) 1943 14,3 43,0 1976 11,1 33,8 1983 7,2 22,0 1990 9,2 27,8 2000 10,9 33,1 1 H F O A B C D E G 2005 12,7 38,0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2005. b. Nhận xét về sự biến động diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2005. ……… HẾT ………… 2 HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: ĐỊA LÍ 8 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2 điểm) a) * Hướng từ O đến E, H, G, C Từ O đến E: hướng Bắc Từ O đến H: hướng Nam Từ O đến C: hướng Tây Từ O đến G: hướng Đông * Hướng từ O đến A, B, D, F Từ O đến A: hướng Nam - Tây Nam Từ O đến B: hướng Tây - Tây Nam Từ O đến F: hướng Đông- Đông Bắc Từ O đến D: hướng Tây - Tây Bắc 0,5 05 b) Khi chuyển động trên quĩ đạo, trục của Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời nên sinh ra các mùa. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn thì nửa cầu đó là mùa nóng; Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu sáng nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt hơn thì nửa cầu đó là mùa lạnh. 1,0 Câu 2 ( 1,5 điểm) - Nam Á và Đông Nam Á là các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường - Nhiệt độ trung bình năm ở đây trên 20 0 C, biên độ trung bình năm khoảng 8 0 C, lượng mưa trung bình trên 1000 mm. Đây là kiểu môi trường đa dạng và phong phú. - Nam Á và Đông Nam Á là những khu vực có: + Diện tích đồng bằng châu thổ rộng lớn ( dẫn chứng) + Nguồn nước dồi dào, là hạ lưu của các dòng sông ( dẫn chứng) + Khí hậu thuận lợi  Thuận lợi cho việc trồng cây lương thực như lúa, ngô đặc biệt là lúa nước và trồng cây công nghiệp. Những nơi ít mưa có đồng cỏ cao nhiệt đới thích hợp với chăn nuôi - Đây là vùng có lịch sử văn minh lâu đời, là nơi sớm tập trung đông dân trên thế giới 0,5 0,5 0,75 0,25 Câu 3 Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta. 3 ( 3,5 điểm) - Học sinh giới thiệu qua về vị trí của nước ta như vĩ độ, giáp với nước nào, giáp biển… - Ý nghĩa: * Đối với tự nhiên - Qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa => phong phú nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt, thuận lợi phát triển nông nghiệp - Nằm ở vị trí tiếp giáp lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng TB Dương – Địa Trung Hải => phong phú tài nguyên khoáng sản, sinh vật - Vị trí hình thể nước ta tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên: miền Bắc – miền Nam, miền núi và đồng bằng ven biển…. - Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán… * Đối với kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng - Kinh tế: + Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với thế giới ( dẫn chứng) + Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động: Đông Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương => thuận lợi phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài. - Văn hóa – xã hội: + Là nơi giao thoa hội tụ các nền văn hóa lớn trên thế giới tạo điều kiện cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác cùng phát triển với các nước. - An ninh quốc phòng: + Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, khu vực kinh tế năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. + Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong xây dựng, phát triển kinh tế và bảo đất nước 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Kể tên các cửa khẩu nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào. Tây Trang, Sơn La, Na Mèo, Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, A Đớt, Nam Giang, Bờ Y. *Thí sinh nêu được < 3 cửa khẩu cho 0,25 điểm, từ 3-5 (0,5 điểm); từ 6 – 8( 0,75 điểm), > 8 cửa khẩu (1 điểm) 1,0 Câu 4 ( 3,5 điểm) a. Vẽ biểu đồ: - Biểu đồ kết hợp cột - đường. Nếu học sinh xử lý số liệu quy về %, lấy năm 1943 là 100% vẽ biểu đồ đường được chấp nhận nhưng trừ 0,25 + Cột : thể hiện tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng. + Đường: thể hiện độ che phủ. 2,5 4 - Yêu cầu: đảm bảo chính xác, đẹp, đầy đủ tên biểu đồ, đơn vị trên các trục, số liệu và chú thích, đấu các trục phải có mũi tên và ghi các thông tin Thiếu hoặc sai các chi tiết trừ 0,25 điểm mỗi ý, riêng thiếu chú giải trừ 1 điểm b. Nhận xét: * Từ năm 1943 đến năm 2005: Diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta có sự thay đổi: - Giai đoạn 1943 - 1983: + Tổng diện tích rừng giảm mạnh (7,1 triệu ha). + Độ che phủ rừng giảm mạnh từ 43,0 % xuống 22% - Giai đoạn 1983 - 2005: + Diện tích rừng nước ta tăng 5,5 triệu ha và độ che phủ rừng tăng thêm 16%. 0,5 0,5 ……… HẾT ………… 5 . ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: ĐỊA LÝ 8 Thời gian:90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 2 điểm) a) Dựa vào lược đồ dưới đây, hãy. vị trí địa lí nước ta. 3 ( 3,5 điểm) - Học sinh giới thi u qua về vị trí của nước ta như vĩ độ, giáp với nước nào, giáp biển… - Ý nghĩa: * Đối với tự nhiên - Qui định đặc điểm cơ bản của thi n. và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943 - 2005. ……… HẾT ………… 2 HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: ĐỊA LÍ 8 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2 điểm) a) * Hướng từ O đến E, H, G, C Từ O đến E: hướng

Ngày đăng: 28/07/2015, 09:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan