đề thi minh họa hướng dẫn chấm môn ngữ văn 12 sở giáo dục đào tạo bắc ninh đề số 9

4 357 0
đề thi minh họa hướng dẫn chấm môn ngữ văn 12 sở giáo dục đào tạo bắc ninh đề số 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT BẮC NINH Đề 9 Phần đọc hiểu ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi; Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi! a. Việc chuyển đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “ta” chủ yếu nhằm thể hiện điều gì? (0,5 điểm) b. Tìm và phân tích hiệu quả của các từ láy trong đoạn thơ? (1,0 điểm) c. Đánh giá đoạn thơ trên, có ý kiến cho rằng: đó là một cái tôi vị kỷ, sống hưởng thụ, sống gấp. Anh/chị có đồng ý với ý kiến này không? Hãy giải thích ngắn gọn (không quá 3 câu). (0,5 điểm) d. Chúng ta có thể nói gì về những yếu tố mới mẻ đã góp phần làm nên danh hiệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) của Xuân Diệu qua đoạn thơ này (T_nh bày trong khoảng 5 – 7 câu). (1,0 điểm) Phần làm văn (7,0 điểm) Câu 2: (3,0 điểm) Anh/chị suy nghĩ như thế nào về câu nói sau: Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. (Nhật kí Đặng Thùy Trâm) Câu 3: (4,0 điểm) Phân tích hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích sau (rút từ truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành): Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc (…). Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã … Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng … Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 38) Hết (Đề thi gồm có 1 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu 1: 3,0 điểm a. Nhà thơ muốn nâng tầm vóc của ước mơ, của khát khao, của ham muốn, muốn trở thành thông điệp chung của con người. (0,5đ) b. Từ láy Mơn mởn thể hiện sự non tơ, tràn đầy sức sống. (1,0 đ) Từ láy no nê, đã đầy, chếnh choáng thể hiện trạng thái say sưa, mãnh liệt đến cuồng nhiệt của tác giả trước vẻ đẹp cuộc đời. Qua đó thể hiện niềm yêu đời tha thiết. c. Không. Vì đây là sự hưởng thụ chính đáng, biết sống với những gì mình có và mình đáng được hưởng khi tuổi trẻ không lặp lại lần thứ hai trong đời. (0,5 đ) d. – Mới ở nội dung: Cái tôi cá nhân lớn lao, mạnh mẽ, công khai bộc bạch khát vọng và hành động hưởng thụ cuộc sống ở mọi chiều kích khác nhau. Nghệ thuật: Phép trùng điệp, tăng tiến, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác với cách diễn đạt mới mẻ. (1,0 đ) Câu 2: 3,0 điểm 1. Giải thích câu nói:0,5đ - “Giông tố” ở đây dùng để chỉ hoàn cảnh khó khăn hay những gian nan, thử thách. - Trước thử thách, người ta không được phép “cúi đầu”, nghĩa là không được đầu hàng, khuất phục,… - Câu nói khẳng định: Cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng con người không được phép đầu hàng, khuất phục trước những hoàn cảnh ấy. 2. Phân tích, chứng minh vấn đề:1,5đ - Trong cuộc sống, luôn có những điều gian nan, thử thách mà con người phải đối mặt và phải trải qua. Đó gần như là một quy luật tất yếu trong cuộc đời mà ta phải chấp nhận. - Tuy nhiên, điều đáng nói là cách phản ứng của chúng ta trước những thử thách ấy. Tùy vào kinh nghiệm, bản lĩnh, tài năng của mình, mỗi người có phản ứng khác nhau: có người đầu hàng, có người thỏa hiệp, có người trốn tránh,… - Nhưng cách phản ứng tốt nhất là con người phải kiên cường chiến đấu, quyết không chịu đầu hàng, khuất phục. Bởi trong cuộc sống, đừng nghĩ khó khăn, thử thách sẽ chỉ dẫn đến thất bại, buồn đau, bi kịch mà hãy coi gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện để con người trưởng thành hơn. 3. Bình luận:1,0 đ - Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng (thời đại chiến tranh giành hòa bình, thống nhất dân tộc). - Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. - Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản, bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên…. Câu 3: 4,0 điểm 1. ĐVĐ 0,5đ - Nguyễn Trung Thành gắn bó sâu nặng với chiến trường Tây nguyên trong cuộc kháng chiến lớn của dân tộc và vì vậy khi viết về đề tài Tây nguyên và chiến tranh rất thành công. - “Rừng xà nu” là thiên truyện được miêu tả đặc sắc về thiên nhiên và con người Tây nguyên trong chiến tranh: đau thương và gan góc, khí phách. - Đoạn văn đặc tả cây xà nu mang linh hồn như một con người. 2. GQVD 3,0 đ - Thiên nhiên Tây nguyên (rừng xà nu) bị tàn phá dữ dội trong làn bom đạn quân thù nhưng vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt. Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt được miêu tả công phu, đặc biệt qua đoạn văn “Làng trong tầm đại bác giặc (…) nối tiếp tới chân trời.” + Cây xà nu gắn bó mật thiết với dân làng Xô man. + Là loại cây ham ánh nắng mặt trời (dẫn chứng) + Có sức sống dẻo dai (dẫn chứng) + Cây xà nu chịu nhiều đau thương bởi quân thù tàn bạo + Có sức sống bất diệt (dẫn chứng) - Cây xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của người Xô man. - Cây xà nu ham ánh sáng như con người Xô man yêu cách mạng. - Cây xà nu bị tàn phá dữ dội như dân làng Xô man chịu nhiều đau thương. - Cây xà nu có sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi (dẫn chứng) như dân làng Xô man kế tiếp nhau đứng lên đánh giặc. - Những vết thương của cây không chỉ phản quang tội ác quân thù, mà nhiều góc độ khác nhau, cây như những con người gan góc, dũng cảm, kiên cường, bất khuất. - Tác giả không miêu tả một cây mà là một rừng cây bất diệt như thế trận trùng trùng điệp điệp của nhân dân đã làm ngời sáng chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng thời đánh Mĩ của nhân dân ta. - Mỗi lời văn đã tạo cái không khí sử thi, hoang dã, kết tinh hình ảnh thiên nhiên và con người Tây nguyên. 3. KTVD 0,5 đ - Hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa biểu tượng. Mỗi lời văn đã tạo cái không khí sử thi, hoang dã, kết tinh hình ảnh thiên nhiên và con người Tây nguyên. - Ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh hào hùng tráng lệ. Hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa biểu tượng. . SỞ GD & ĐT BẮC NINH Đề 9 Phần đọc hiểu ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3,0 điểm). trời. (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 38) Hết (Đề thi gồm có 1 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số. Mỗi lời văn đã tạo cái không khí sử thi, hoang dã, kết tinh hình ảnh thi n nhiên và con người Tây nguyên. 3. KTVD 0,5 đ - Hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa biểu tượng. Mỗi lời văn đã tạo cái

Ngày đăng: 28/07/2015, 09:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan