Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 7 cấp huyện số 1

3 1.2K 2
Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 7 cấp huyện số 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HÒA AN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 5 điểm) Bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan có câu: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.” Em hãy chỉ ra các từ láy trong hai câu thơ trên và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy ấy? Câu 2: ( 5 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (có độ dài khoảng 8 đến 10 câu) nêu lên suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “ Thương người như thể thương thân” Câu 3: (10 điểm) Cảm nghĩ của em về mái trường em yêu. ***********Hết********** ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI Môn: Ngữ văn lớp 7. Năm học: 2011-2012 Đề số 1 Câu 1: có 2 ý - Ý 1 (1,0đ) Các từ láy trong 2 câu thơ: lom khom, lác đác. - Ý 2 (4,0đ) Tác dụng của việc sử dụng các từ láy:Cái hay của các từ ngữ trên là gợi hình: - Lom khom: từ gợi tả tư thế cúi người nhưng luôn chuyển động, đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu, gợi nên cảm giác buồn bã về đời sống lam lũ của người dân nơi đây. ( 2,0 đ ) - Lác đác: từ gợi tả sự thưa thớt, vắng vẻ của con người nơi Đèo Ngang. Cùng với các từ chỉ số lượng ít ỏi như “vài”, “mấy”, các từ láy trên tô đậm ấn tượng về 1 vùng Đèo Ngang bát ngát, hoang sơ, vắng vẻ giữa cảnh chiều tà. (2,0 đ ) Câu 2.( 5đ) - Hình thức: Học sinh viết thành một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đúng chính tả. (1,0đ) - Nội dung: + Khẳng định được đây là một câu tục ngữ hay, ngắn gọn, có tính giáo dục con người. (0,5đ) + Giải thích được: Đây là câu tục ngữ dùng cách nói so sánh cụ thể. “Thương người” là thương yêu đồng loại. “Thương thân” là thương chính mình.(1,0đ) + Câu tục ngữ khuyên răn người đời phải biết đồng cảm, thương xót người bất hạnh; biết an ủi động viên, nhường cơm sẻ áo cho những người có hoàn cảnh đau ốm, bệnh tật, hoạn nạn; biết giúp đỡ những người sống xung quanh mình với tấm lòng chân thành (1,0đ) + Người biết yêu thương đồng loại sẽ được mọi người yêu mến và ngược lại (0,5đ) + Câu tục ngữ dạy cho ta bài học về lòng nhân ái cao cả (1,0đ) Câu 3 (10đ) Bài viết của học sinh phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau: * Hình thức: - HS viết được một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, logic. Đúng chính tả. - Lời văn trong sáng, có cảm xúc, có chất văn. - Yếu tố biểu cảm phải nổi bật - đóng vai trò chủ đạo trong bài văn * Nội dung: 1. Mở bài: Giới thiệu chung về ngôi trường và tình cảm của em đối với ngôi trường đó. ( 1,0đ) 2. Thân bài: - Những suy nghĩ, tình cảm cảm xúc của em về ngôi trường: về lớp học, sân bãi, vườn hoa, cây cảnh ( Em đã có những kỉ niệm gì với chúng? ) (2,0đ) - Những suy nghĩ, cảm xúc về thầy cô, bè bạn, tình cảm thầy trò: + Kính yêu, ngưỡng mộ và biết ơn thầy cô, ấn tượng về những bài giảng, về giọng nói của thầy cô (2,0đ) + Yêu mến, trân trọng bạn bè, những đứa bạn vô tư, nghịch nhợm nhưng cũng rất đáng yêu (2,0đ) - Nhắc lại một vài kỉ niệm sâu sắc nhất của em với ngôi trường, qua đó thể hiện sự gắn bó tha thiết.(2,0đ) 3. Kết bài :(1,0đ) - Khái quát những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho mái trường. - Suy nghĩ về trách nhiệm học tập, rèn luyện để xứng đáng với mái trường em yêu. . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HÒA AN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2 011 -2 012 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Thời gian làm bài: 15 0 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 5 điểm) Bài thơ. mái trường em yêu. ***********Hết********** ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI Môn: Ngữ văn lớp 7. Năm học: 2 011 -2 012 Đề số 1 Câu 1: có 2 ý - Ý 1 (1, 0đ) Các từ láy trong 2 câu thơ: lom khom,. cho ta bài học về lòng nhân ái cao cả (1, 0đ) Câu 3 (10 đ) Bài viết của học sinh phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau: * Hình thức: - HS viết được một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh có bố cục ba

Ngày đăng: 28/07/2015, 08:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan