phân tích sự chuyên môn hóa trong cơ cấu tổ chức của nestle

6 5.5K 120
phân tích sự chuyên môn hóa trong cơ cấu tổ chức của nestle

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo phân tích sự chuyên môn hóa trong cơ cấu tổ chức của nestle

NHÓM : SKY LỚP : QTH03_09 PHÂN TÍCH SỰ CHUYÊN MÔN HÓA TRONGCẤU TỔ CHỨC CỦA NESTLE I. Giới thiệu chung về nestle: - Nestlé S.A. hay Société des Produits Nestlé S.A. là công ty đa quốc gia về thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới. - Công ty Nestle được sáng lập vào năm 1866 bởi Ông Henri Nestlé, một dược sĩ người Thụy Sĩ gốc Đức. Ông đã phát minh ra một loại sữa bột dành cho những trẻ sơ sinh không thể bú mẹ, nhằm giảm tỉ lệ trẻ sinh tử vong vì suy dinh dưỡng. Sản phẩm đầu tiên này tên gọi là Farine Lactée Henri Nestlé. - Thành công đầu tiên của Ông Henri Nestlé với sản phẩm này là đã cứu sống một trẻ sinh non không thể bú sữa mẹ hoặc bất kỳ loại thực phẩm thay thế sữa mẹ nào khác. Nhờ vậy, sản phẩm này sau đó đã nhanh chóng được phổ biến tại Châu Âu. - Với trụ sở chính tại thành phố Vevey, Thụy Sĩ, ngày nay, Nestlé là công ty hàng đầu thế giới về dinh dưỡng, sức khoẻ và sống khoẻ. - Nestlé đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1916. Trải qua nhiều thập kỷ, các sản phẩm như GUIGOZ, LAIT MONT- BLANC, MAGGI đã trở nên thân thuộc với các thế hệ người tiêu dùng Việt Nam. Nestlé trở lại Việt Nam vào năm 1990, và mở một văn phòng đại diện vào năm 1993. - Vào năm 1995, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam (100% vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập, trực thuộc tập đoàn Nestlé S.A. Cũng vào năm 1995, Nestlé được cấp giấy phép thành lập Nhà máy Đồng Nai, chuyên sản xuất cà phê hoà tan NESCAFÉ, trà hoà tan NESTEA và đóng gói thức uống MILO, Bột ngũ cốc dinh dưỡng NESTLÉ, bột nêm và nước chấm MAGGI, Bột kem COFFEE-MATE. - Công ty Nestlé Việt Nam trụ sở chính tại TP. HCM và văn phòng kinh doanh tại Hà Nội. Nestlé nhà máy Đồng Nai tại phía Nam. Hiện nay tổng số nhân viên của Nestlé Việt Nam lên đến 1000. Trong những năm qua, Nestlé đã thu hút được và đào tạo một lực lượng lao động người Việt Nam đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của công ty. II. Khái niệm cấu tổ chức: - cấu tổ chức là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập vừa phụ thuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra một sự hợp tác nhịp nhàng để đáp ứng mục tiêu của tổ chức. cấu tổ chức giúp cho nhân viên làm việc cùng nhau một cách hiệu quả bằng cách: + Phân chia con người và các nguồn lực khác cho các hoạt động. + Làm rõ ràng trách nhiệm của các nhân viên và sự nỗ lực hợp tác của họ bằng cách thông qua các bản mô tả công việc, các sơ đồ tổ chức, và quyền hành trực tuyến. + Cho phép nhân viên biết được những điều gì đang kì vọng ở họ thông qua các quy tắc, các thủ tục hoạt động và tiêu chuẩn công việc. + Thiết kế các tiến trình để thu thập và đánh giá thông tin giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định và giải quyết các vấn đề. III. cấu tổ chức của Nestle: - cấu tổ chức của Nestle bao gồm: Hội đồng quản trị, Chủ tịch, G.Đ điều hành và các đơn vị địa phương. - Hội đồng quản trị: quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty, quyết định cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. - Chủ tịch: quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, vạch ra chiến lược, kế hoạch phát triển công ty, tổ chức thực hiện thông qua quyết định của Hội đồng quản trị, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. - G.Đ điều hành: chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. - Các đơn vị địa phương được phân quyền ra quyết định, các mục tiêu và nhiệm vụ được phân công một cách rõ ràng, các bộ phận được phân chia ra để dễ quản lí. - Nestle là một tổ chức phân cấp, mặc dù nó vẫn ra quyết định chiến lược quan trọng ở cấp trụ sở, nhưng trách nhiệm về các quyết định điều hành được đẩy xuống cho các đơn vị địa phương. Do đó, cơ cấu tổ chức của Nestlé sẽ giúp dẫn đến hội nhập văn hóa của họ trên nhiều thị trường trên toàn cầu. IV. Phân tích tính chuyên môn hóa bộ phận theo địa lí trongcấu tổ chức của Nestle: Hội đồng quản trị Chủ tịch G.Đ điều hành Khu vực Châu Âu Khu vực Châu Phi/ Châu Á/ Châu Đại Dương Khu vực Châu Mỹ Tài chính & Kiểm soát Nghiên cứu & phát triển Tiếp thị & bán hàng Những đơn vị bán hàng bản Quản trị DN Nguồn nhân lực Vận hành Tài chính & Kiểm soát Nghiên cứu & phát triển Tiếp thị & bán hàng Những đơn vị bán hàng bản Quản trị DN Nguồn nhân lực Vận hành Tài chính & Kiểm soát Nghiên cứu & phát triển Tiếp thị & bán hàng Những đơn vị bán hàng bản Quản trị DN Nguồn nhân lực Vận hành - Chuyên môn hóa các bộ phận theo địa lí nhóm gộp tất cả các chức năng trong một khu vực địa lí dưới sự giám sát của một nhà quản trị, chứ không phải là phân chia các bộ phận chức năng giữa các nhà quản trị khác nhau hoặc nhóm gộp tất cả các nhiệm vụ vào một văn phòng trung tâm. - Nestle thị trường rộng lớn: ở Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dương như Úc, Nhật Bản, Philippines, châu Âu như Bỉ, Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp,Ý, Nederland, Na Uy, Áo, Thụy Điển, Anh, Trung và Nam Mỹ như Brazil, Mexico, Bắc Mỹ như Canada, Hoa Kỳ. Nestlé hoạt động trong 130 quốc gia trên toàn thế giới với khoảng 10.000 sản phẩm khác nhau. - Một công ty lớn như Nestle phải một cấu tổ chức vạch ra các khu vực địa lý để kiểm soát. Hình thức chuyên môn hóa bộ phận theo địa lí giúp Nestle thuận lợi hơn trong việc thấu hiểu những khác biệt về văn hóa và luật pháp, cũng như tính không đồng nhất của các thị trường ở những quốc gia khác nhau. Thích ứng với thị trường là chìa khóa để thành công của Nestle. 1. Những lợi ích của chuyên môn hóa các bộ phận theo khu vực địa lí trong cấu tổ chức của Nestle: Những lợi ích của chuyên môn các bộ phận theo khu vực địa lí chủ yếu là những lợi ích về khách hàng, sản xuất,… - Về khách hàng, hình thức này giúp công ty nắm bắt được những vấn đề của khách hàng. Bởi vì, nếu mỗi đơn vị tương đối nhỏ và liên hệ trực tiếp với khách hàng, nó thể đáp ứng một cách dễ dàng hơn những nhu cầu của thị trường. - Đối với hoạt động sản xuất, việc chuyên môn hóa theo khu vực địa lí nghĩa là các chi nhánh được định vị với vùng gần nguồn nguyên vật liệu thô hoặc các nhà cung cấp. Do đó, các thiết bị sản xuất sản phẩm được đặt ở một vị trí địa lí nên sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí. - Hơn nữa, việc tập trung các bộ phận theo khu vực cho phép nhà quản trị sử dụng năng lực của mình nhằm khuyến khích cấp dưới gia tăng nỗ lực để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp hội để đào tạo các nhà quản trị tổng quát. 2. Những bất lợi của chuyên môn hóa các bộ phận theo địa lí trong cấu chức năng của Nestle: - Tổ chức theo địa lí rõ ràng làm tăng thêm các vấn đề kiểm soát và phối hợp đối với nhà quản trị cấp cao. Nếu mỗi đơn vị trong những vị trí khác nhau lại thực hiện theo những cách riêng của mình sẽ gây khó khăn trong việc đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng và sự phối hợp của các vị trí. - Hơn nữa, các nhân viên thể nhấn mạnh vào mục đích của đơn vị mình hoặc chỉ tập trung vào những vấn đề xuất hiện trong khu vực địa lí của chính họ mà không vì toàn bộ tổ chức. Do đó, thể gây ra sự xung đột giữa mục tiêu của vị trí địa lí và mục tiêu của công ty. - Một vấn đề nữa là, hầu hết những bộ phận chuyên môn chức năng của một đơn vị trong mỗi khu vực địa lí sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, Nestle đã cố gắng cắt giảm 250 viêc làm vào năm 2009 tại hai trong số các nhà máy Pháp của họ. V. Những thành tựu của Nestle: - Hiện nay, Nestle là một trong những công ty lớn nhất thế giới. và không ngừng lớn mạnh. - Nestlé nắm 26.4% cổ phần của hãng L'Oréal- công ty mỹ phẩm hàng đầu thế giới. - Tham gia nhiều dự án lớn: Laboratoires Inneov là dự án liên doanh mạo hiểm về mỹ phẩm giữa Nestlé và L'Oréal, Galderma là dự án liên doanh mạo hiểm khác trong lĩnh vực da liễu giữa Nestlé và L'Oréal. Những dự án khác bao gồm Cereal Partners Worldwide (với General Mills), Beverage Partners Worldwide (với Coca- Cola), và Dairy Partners Americas (với Fonterra). - Với một mạng lưới gồm 17 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển trên toàn cầu đặt tại 4 châu lục, Nestle tự hào là một tập đoàn khả năng nghiên cứu về thực phẩm và dinh dưỡng lớn nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm thế giới. Nestlé mức đầu tư lớn nhất về nguồn nhân lực và tài chính trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, với chi phí hàng năm là 1 tỉ franc Thụy Sĩ cho việc nghiên cứu phát minh ra các sản phẩm mới và cải tiến các sản phẩm hiện có. - Được thành lập từ năm 1987 tại thành phố Lausanne, Thụy Sĩ, Trung tâm Nghiên cứu Nestlé là trung tâm nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thực phẩm và dinh dưỡng hàng đầu trên thế giới. Trung tâm này đã xây dựng một nền tảng vững chắc về kiến thức khoa học, tích lũy những bí quyết nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của Nestlé. -Thành công của Nestlé gắn liền với việc mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm ra đời từ quá trình nghiên cứu và phát triển của tập đoàn. . Do đó, Nestle đã cố gắng cắt giảm 250 viêc làm vào năm 2009 tại hai trong số các nhà máy Pháp của họ. V. Những thành tựu của Nestle: - Hiện nay, Nestle. định và giải quyết các vấn đề. III. Cơ cấu tổ chức của Nestle: - Cơ cấu tổ chức của Nestle bao gồm: Hội đồng quản trị, Chủ tịch, G.Đ điều

Ngày đăng: 12/04/2013, 22:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan