ĐỀ THI PYCTO THCS 2010 (thi HSG) môn vật lý vòng 1

3 381 1
ĐỀ THI PYCTO THCS 2010 (thi HSG) môn vật lý vòng 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Page 1 Phần thi dành cho THCS (Ngày thi 16/12/2010) VÒNG I: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG BÀI 1 Để nâng một vật nặng khối lượng M, người ta dùng hệ ròng rọc như hình vẽ. Hỏi cần phải kéo đầu dây cáp xuống dưới với một lực F bằng bao nhiêu để giữ hoặc nâng chậm và đều vật M? Cho gia tốc trọng trường g=10m/s 2 . Bỏ qua khối lượng dây cáp, ròng rọc và ma sát. BÀI 2 Một viên bi chì bán kính r, khối lượng riêng D 1 nằm chính giữa một quả cầu đá bán kính R (R>r). Biết ban đầu, khi thả hệ trong nước thì hệ chìm 95%. a) Biết khối lượng riêng của nước là D 0 , hãy xác định khối lượng riêng của đá D 2 ? Áp dụng: R= 6cm, r= 1cm, D 0 = 10 3 kg/m 3 , D 1 = 11,3.10 3 kg/m 3 b) Nếu coi như đá tan dần dần do nhận nhiệt từ môi trường xung quanh với tốc độ P=2,67 J/s (trong 1s, đá nhận được nhiệt lượng P) đến một thời điểm nào đó nó sẽ chìm. Biết nhiệt nóng chảy của nước là λ=4.10 5 J/kg, hãy xác định thời gian tính từ khi thả hệ vào nước tới khi hệ chìm hoàn toàn? Page 2 BÀI 3 Bạn A có hai thấu kính phân kỳ giống hệt nhau, bạn đặt sao cho trục chính của chúng trùng nhau và 2 quang tâm cách nhau H=28cm. Một vật sáng AB được đặt vuông góc trục chính như hình vẽ, cách O1 d= 14cm. Quang hệ cho 2 ảnh cách nhau L= 25cm. a) Tìm tiêu cự hai thấu kính. b) Tìm tỉ số chiều cao của vật AB với hai ảnh của vật qua quang hệ. c) Cho biết chiều cao vật AB bằng bán kính thấu kính .Chỉ xét nửa trên (phần cùng phía AB). Vẽ vùng nhìn thấy của từng ảnh. Nếu muốn nhìn thấy cả hai ảnh của vật AB, bạn A phải đặt mắt ở vị trí nào? BÀI 4 Cho mạch điện như hình vẽ, với giá trị điện trở R và hiệu điện thế U 1 đã biết, xác định giá trị hiệu điện thế U 2 sao cho khi thay đổi giá trị biến trở R x , số chỉ Ampe kế không thay đổi? Giá trị điện trở Ampe kế là r. BÀI 5 Người ta thiết kế một đường trò chơi tàu hoả vòng quanh 1 công viên. Tàu chạy quanh công viên với vận tốc ổn định trên 1 đường tròn bán kính R=150m. Một bạn học sinh, lúc đầu đứng tại cổng M của công viên cách xa tâm đường tàu hoả 1 khoảng d = 350m, bắt đầu đi thẳng đều với vận tốc V= 6m/s. Tại thời điểm đó, tàu đang ở vị trí A và chuyển động theo hướng như hình vẽ. Page 3 a) Bạn học sinh trên nhận thấy trên đường đi, bạn đã gặp tàu hoả hai lần, cách nhau đúng 25s. Tìm số vòng tàu hoả đi được trong một giờ biết vận tốc tàu hoả là u nằm trong khoảng 140-160m/s. Lấy π = 3,14. b) Bạn học sinh trên trong một lần khác đến chơi công viên thích ngắm lại tàu hoả nên khi vừa đến cổng, bạn chạy ngay với vận tốc V’. Vị trí tàu và bạn lúc đâù vẫn như cũ. Xác định V’ và hướng chạy để quãng đường cần đi là ngắn nhất. Trong số các kết quả tìm được, kết quả nào thực tế nhất? Vì sao? Hết . Page 1 Phần thi dành cho THCS (Ngày thi 16 /12 /2 010 ) VÒNG I: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG BÀI 1 Để nâng một vật nặng khối lượng M, người ta dùng hệ ròng. Áp dụng: R= 6cm, r= 1cm, D 0 = 10 3 kg/m 3 , D 1 = 11 ,3 .10 3 kg/m 3 b) Nếu coi như đá tan dần dần do nhận nhiệt từ môi trường xung quanh với tốc độ P=2,67 J/s (trong 1s, đá nhận được nhiệt. hoả vòng quanh 1 công viên. Tàu chạy quanh công viên với vận tốc ổn định trên 1 đường tròn bán kính R =15 0m. Một bạn học sinh, lúc đầu đứng tại cổng M của công viên cách xa tâm đường tàu hoả 1

Ngày đăng: 27/07/2015, 23:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan