Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn lịch sử khối 11 của trường chuyên CHU VĂN AN HÀ NỘI

9 722 4
Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn lịch sử  khối 11 của trường chuyên CHU VĂN AN HÀ NỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐBBB 2015 Môn: Lịch sử – Lớp 11 Câu 3 (3,0 điểm) Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra năm 1917 có phải là một tất yếu lịch sử không?Vì sao? Câu 2 (2,5 điểm) Nêuvai trò quốc tế của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991. Câu 3 (2,5 điểm) Trình bày hoàn cảnh, nội dung của Hội nghi Ianta (2 - 1945).Phân tích những tác động của Hội nghị đối với thế giới? Câu 4 (3,0 điểm) Trình bày những nét chính về phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1926 đến đầu năm 1930.Phân tích ý nghĩa của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 5 (3,0 điểm) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Những đóng góp mới của khuynh hướng dân chủ tư sản đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Câu 6 (3,0điểm) Vì sao Nguyễn Thiện Thuật chọn Khu Bãi Sậy (Hưng Yên) làm căn cứ chống Pháp? Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của nghĩa quân Bãi Sậy? Câu 7 (3,0điểm) Trên cơ sở kiến thức lịch sử về phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, hãy: So sánh sự khác nhau trong chủ trương và biện pháp cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh theo yêu cầu sau: Nội dung Phan Bội Châu Phan Châu Trinh Chủ trương cứu nước Mục tiêu trước mắt Hình thức đấu tranh Phương pháp hoạt động Những hoạt động tiêu biểu HẾT ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐBBB 2015 Môn: Lịch sử – Lớp 11 Câu 1 3,0 điểm Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra năm 1917 có phải là một tất yếu lịch sử không? Vì sao? *Tiền đề khách quan: - Về kinh tế: Sau cải cách Nông nô, nước Nga đẩy mạnh phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa và tiến lên một giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhưng nước Nga vẫn chỉ là một nước tư bản trung bình, kém hơn các nước đế quốc phát triển khác (Mĩ, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản…). 0,5đ 0,5đ 0,5đ - Về mặt xã hội: Trong thập niên đầu của thế kỉ XX, nước Nga được biết đến là nơi tập trung của nhiều loại mâu thuẫn hết sức gay gắt: mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa đế quốc với các dân tộc bị áp bức và mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các đế quốc phát triển khác… → Với tình trạng kinh tế và mâu thuẫn xã hội như vậy, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong dây chuyền chủ nghĩa đế quốc thế giới. Rõ ràng, tình hình kinh tế và xã hội trên đã dẫn tới những tiền đề khách quan cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga. * Tiền đề chủ quan: - Giai cấp vô sản Nga tuy số lượng không đông (chỉ chiếm khoảng 10% dân số, năm 1913 nước Nga có 12 triệu công nhân), nhưng họ có tinh thần cách mạng rất cao, có khả năng đấu tranh cách mạng, có mối quan hệ chặt chẽ với nông dân, binh lính và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga. Giai cấp công nhân Nga lại có chính đảng vô sản – Đảng Bôn-sê- vích Nga vững mạnh, do Lê- nin lãnh đạo, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác – lênin. 0,5đ 0,5đ 0,5đ - Những tiền đề kinh tế, xã hội khách quan và những điều kiện chủ quan đã dẫn tới sự bùng nổ của cuộc cách mạng khi có thời cơ và cách mạng sẽ thắng lợi. - Năm 1914, Nga hoàng Ni – cô – lai II đưa nước Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, hi vọng được phân chia thị trường và thuộc địa sau khi chiến tranh kết thúc. Để tham gia cuộc chiến tranh đế quốc, Nga hoàng đã vơ vét sức người, sức của đổ ra vào cuộc chiến tranh, nhưng nước Nga liên tiếp thất bại trên chiến trường. Bây giờ nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế,chính trị, xã hội→Như vây, cuộc cách mạng nổ ra ở nước Nga bấy giờ là không thể tránh khỏi Câu 2 2,5 điểm Nêu vai trò quốc tế của Liên Xô năm 1945 đến năm 1991 - Liên Xô đã giúp đỡ tích cực về vật chất và tinh thần cho các nước XHCN trong công cuộc xây dựng CNXH. 0,25đ 0,25đ - Liên Xô đi đầu trong việc ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc. - Liên Xô đã đấu tranh không mệt mỏi cho nền hòa bình và an ninh thế giới, kiên quyết chống chính sách gây chiến của các nước đế quốc và thế lực phản động. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ - Với tư cách là một trong những nước sáng lập Liên hợp quốc, Liên Xô đã đề ra nhiều sáng kiến quan trọng nhằm giữ vững và đề cao vai trò của Liên hợp quốc, nhằm củng cố hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và hợp tác quốc tế. + Từ diễn đàn này, Liên Xô lên án chính sách thực dân xâm lược, phản đối chính sách chạy đua vũ trang, căng thẳng của các nước quốc tế, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ hòa bình thế giới. + Liên Xô đưa ra nhiều sáng kiến, sau trở thành những văn kiện quan trọng của Liên hợp quốc, như Tuyên ngôn thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (1960), Tuyên ngôn cấm thử vũ khí hạt nhân (1961), Tuyên ngôn về thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc (1963). Câu 3 2,5 điểm Trình bày hoàn cảnh, nội dung của Hội nghi Ianta (2 - 1945). Phân tích những tác động của Hội nghị đối với thế giới? 1.Hoàn cảnh: - Năm 1945, CTTG thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, trong nội bộ các cường quốc Đồng minh chống phát xít nổi lên nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách giải quyết đó là: + Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít + Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh + Phân chia thành quả chiến tranh giữa các nước thắng trận 0,5đ 0,25đ - Trong bối cảnh đó từ ngày 4 đến ngày 11 – 2- 1945 một Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của nguyên thủ 3 quốc gia đó là: Liên Xô, Mĩ, Anh 0,25đ 2.Nội dung: - Hội nghị đã đi đến những quyết định quan trọng: + Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhan chóng kết thúc chiến tranh chống Nhật ở châu Á. + Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì nền hòa bình an ninh thế giới 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ + Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á… 3.Tác động: - Những quyết định của Hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai, thường được gọi là trật tự 2 cực Ianta - Những quyết định của Hội nghị Ianta đã dẫn tới tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai cực Xô – Viết, giữa hai hệ thống TBCN và XHCN. Câu 4 3,0 điểm Trình bày những nét chính về phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1926 đến đầu năm 1930. Phân tích ý nghĩa của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. a.Phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1926 – 1930: - Trong hai năm 1926 – 1927, ở nước ta nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân … - Năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội VNCMTN đã đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điềm…nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. 0,5đ 0,5đ 0,5đ - Trong những năm 1928 – 1929, phong trào công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, có khoảng 40 cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra từ Bắc chí Nam, tiêu biểu như bãi công của công nhân Mỏ than Mạo Khê, nhà máy cưa Bến Thủy Các cuộc bãi công của công nhân không chỉ giới hạn trong phạm vi một nhà máy, một địa phương mà đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung… - Phong trào công nhân ngày lên cao đòi hỏi tổ chức lãnh đạo cũng phải cao hơn mới đáp ứng được yêu cầu của cách mạng… Việt Đảng CSVN ra đời đầu năm 1930 chứng tỏ rằng giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng… b.Ý nghĩa của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng CSVN: - Phong trào công nhân là cơ sở để thu tiếp sự truyền ba chủ nghĩa Mác – lênin, lý luận cách mạng giải phong dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Qua đấu tranh, tinh thần đoàn kết, ý nghĩa tổ 0,5đ chức kỷ luật của giai cấp công nhân được nâng lên… 0,5đ 0,5đ - Đến cuối năm 1929, phong trào công nhân có ảnh hưởng rộng lớn trong tuần quốc và giai cấp công nhân thực sự trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có sức hút các lực lượng chính trị khác - Phong trào công nhân phát triển mạnh…cùng với phong trào yêu nước đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng tiên phong… Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – lê nin với phong trào công nhân là một trong những nhân tố để hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 5 3,0 điểm Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Những đóng góp mới của khuynh hướng dân chủ tư sản đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc. *Hoàn cảnh lịch sử: - Trong nước: + Phong trào Cần Vương thất bại chứng tỏ ngọn cờ phong kiến không đủ sức lãnh đạo nhân dân giành độc lập, yêu cầu đặt ra là cần có con đường mới, hình thức đấu tranh mới + Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ 1 làm cơ cấu kinh tế Việt Nam bước đầu có sự biến đổi, tác động đến sự biến động của xã hội 0,5đ 0,5đ - Bên ngoài: + Ảnh hưởng từ Trung Quốc + Ảnh hưởng từ Nhật Bản *Đóng góp mới: - Tạo ra sự chuyển biến về chất trong nội dung tư tương cho phong trào yêu nước, mở ra một khuynh hướng mới: khuynh hướng dân chủ tư sản. Phong trào ngoài yếu tố yêu nước còn mang yếu tố cách mạng, hòa chung vào với xu hướng dân chủ tư sản của các nước châu Á lúc bấy giờ. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ - Đem lại cho phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nhiều hình thức biểu hiện phong phú: vừa vũ trang bạo động vừa canh tân đất nước, cải cách đổi với nền kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. - Tạo ra sự thay đổi trong tư duy kinh tế, cải biến nền kinh tế xã hội theo mô hình thức mới, tư duy mới – kinh tế công thương TBCN. - Tạo ra sự thay đổi trong tư duy văn hóa, lối sống xã hội, thay cho nền Hán học cũ là hô hào truyền bá những hiểu biết về một nền học thuật mới, một nếp sống mới, văn minh tiến bộ. Câu 6 3,0 điểm Vì sao Nguyễn Thiên Thuật chọn Khu Bãi Sậy (Hưng Yên) làm căn cứ chống Pháp? Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của nghĩa quân Bãi Sậy? +Mô tả căn cứ Bãi Sậy và giải thích. -Bãi Sậy là một vùng sình lầy hoang vu, lau sậy mọc um tùm thuộc tỉnh Hưng Yên. 0,25đ -Bãi sậy có vị trí rất trọng yếu, án ngữ những tuyến đường giao thông thủy bộ quan trọng ở tả ngạn sông Hồng. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ -Địa thế rất hiểm trở bởi những cánh đồng lau sậy rộng lớn, sình lầy. Thêm vào đó là những hệ thống hầm chuông, cạm bẫy của nghĩa quân làm cho vùng này trở nên bí hiểm đối với quân giặc. -Bãi Sậy là một vị trí cơ động, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghĩa quân ẩn náu và chiến đấu, đặc biệt là chống giặc càn quét. -Do những yếu tố trên Nguyễn Thiện Thuật đã chọn Bãi Sậy làm căn cứ chống Pháp. +Những nét độc đáo trong cách đánh giặc. -Nghĩa quân lấy lối đánh du kích làm chiến lược cơ bản. 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ -Căn cứ chỉ là nơi chú quân khi cần thiết. Nghĩa quân thường xuyên phân tán khắp vùng tả ngạn sông Hồng, vừa sản xuất, vừa chiến đấu. -Nghĩa quân thường phân tán thành các nhóm nhỏ trong thôn xóm, tổ chức chiến trận tập kính chớp nhoáng, đánh úp những đồn lẻ, chặn đường giao thông tiếp tế của giặc, phục kích những toán giặc đi lẻ tẻ rồi nhanh chóng phân tán vào trong dân. - Vì thế quân Pháp ko thể biết được lực lượng chính của nghĩa quân ở đâu để đàn áp.lực lượng chính của nghĩa quân ở đâu để đàn áp. Câu 7 3,0 điểm Trên cơ sở kiến thức lịch sử về phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, hãy: So sánh sự khác nhau trong chủ trương và biện pháp cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh theo yêu cầu sau: Nội dung Phan Bội Châu Phan Châu Trinh Chủ trương cứu nước Mục tiêu trước mắt Hình thức đấu tranh Phương pháp hoạt động Những hoạt động tiêu biểu So sánh sự khác nhau trong chủ trương và biện pháp cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh theo yêu cầu sau: Nội dung Phan Bội Châu Chủ trương Cứu nước Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc bằng bạo động, bằng đấu tranh vũ trang, bằng dựa vào dân trong nước, dựa vào cả Nhật, cầu viện Nhật chống Pháp Mục tiêu Trước mắt Giải phóng dân tộc (Cứu nước để cứu dân) Hình thức đấu tranh Bạo động vũ trang Phương pháp hoạt động Bí mật, bất hợp tác, có tổ chức(Duy tân hội, Việt Nam Quang phục hội) Những hoạt động tiêu biểu -Năm 1904, lập Duy tân hội. Tổ chức phong trào Đông Du, đưa sinh viên Việt Nam sang Nhật. -Năm 1912, thành lập Việt Nam Quang phục hội teo tư tưởng cộng hòa, tổ chức các hoạt động bạo động… 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,0đ . DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI – ĐBBB 2015 Môn: Lịch sử – Lớp 11 Câu 3 (3,0 điểm) Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra năm 1917 có phải. SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI - ĐBBB 2015 Môn: Lịch sử – Lớp 11 Câu 1 3,0 điểm Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra năm 1917 có phải là một tất yếu lịch sử không? Vì sao? *Tiền đề khách quan: - Về kinh. nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh theo yêu cầu sau: Nội dung Phan Bội Châu Chủ trương Cứu nước Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc bằng bạo động, bằng đấu tranh vũ trang, bằng dựa vào

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan