KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

7 1.6K 56
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xét xử tại phiên toà sơ thẩm là giai đoạn quan trọng nhất, là khâu then chốt trong quá trình làm nhiệm vụ của Luật sư

KỸ NĂNG CỦA LUẬT TẠI PHIÊN TÒA THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ Xét xử tại phiên toà thẩm là giai đoạn quan trọng nhất, là khâu then chốt trong quá trình làm nhiệm vụ của Luật sư. Đây là khâu kết tinh các công sức của Luật từ việc chuẩn bị, tìm tòi các chứng cứ có lợi nhất cho người mà mình bảo vệ đến việc đứng ra bênh vực, bảo vệ quyền lợi cho họ một cách công khai. Kết quả của việc bào chữa cho bị cáo hoặc bảo vệ quyền lợi cho đương sự sẽ được ghi nhận ở giai đoạn này. Vì vậy, Luật phải chuẩn bị thật tốt mọi công việc trước khi ra phiên toà. 1. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI DIỄN RA PHIÊN TÒA Chuẩn bị xong đề cương luận cứ bảo vệ mới là điều kiện cần để bảo vệ tại phiên toà. Trước khi ra phiên toà, Luật phải đọc lại bản luận cứ bào chữa hoặc bảo vệ để xem có cần bổ sung sửa chữa gì không. Đối với những điểm quan trọng cần phải viện dẫn tài liệu hoặc lời khai của một người tham gia tố tụng nào đó, cần dùng bút nhớ dòng đánh dấu để khi trình bày, Luật trích đọc tài liệu cần viện dẫn. Căn cứ vào nội dung vụ án và đề cương luận cứ đã viết, Luật chuẩn bị các tài liệu có liên quan để viện dẫn tại phiên toà. Thông thường Luật phải mang theo Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự. Tùy thuộc vào việc bảo vệ (cho bị cáo hoặc đương sự) mà Luật chuẩn bị các tài liệu cần thiết như các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Thông tư liên ngành của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp; Công văn của Toà án nhân dân tối cao về những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ. Luật cũng cần đọc kỹ các văn bản, tài liệu này, đánh dấu những đoạn cần viện dẫn trích đọc để khi cần thì có thể sử dụng được ngay mà không phải mất thời gian tìm kiếm. Đối với một số tài liệu về nhân thân, hoàn cảnh gia đình bị cáo như các giấy tờ chứng nhận thành tích trong công tác, trong học tập, sản xuất và chiến đấu; các giấy tờ chứng nhận bị cáo thuộc diện chính sách ưu tiên, gia đình có công với cách mạng; các giấy tờ chứng nhận về sức khoẻ và hoàn cảnh gia đình của bị cáo… cũng phải được chuẩn bị để xuất trình cho Hội đồng xét xử và sử dụng khi bào chữa. Trước khi ra phiên toà, Luật phải dự kiến kế hoạch xét hỏi. Việc xây dựng kế hoạch xét hỏi giúp Luật hỏi có trọng tâm, xác định được những vấn đề cần làm rõ, không bỏ sót, không có những câu hỏi thừa hoặc vô nghĩa, không bị lúng túng trước sự trả lời của người bị hỏi. Tuỳ vào nội dung vụ án, các tình tiết được thể hiện trong hồ sơ, Luật dự kiến những người cần xét hỏi, thứ tự xét hỏi (nếu vụ án có nhiều bị cáo), hỏi ai trước, ai sau; Dự kiến cách đặt câu hỏi; Nhất thiết những câu hỏi phải làm rõ các tình tiết của vụ án sao cho có lợi cho người mình bảo vệ. Câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và không làm cho người được hỏi hiểu theo nhiều nghĩa. Tránh việc đặt câu hỏi quá chung chung, dài dòng hoặc không rõ đó là câu hỏi hay câu giải thích, vì hỏi như thế sẽ làm cho người bị hỏi không biết phải trả lời như thế nào. Nếu muốn yêu cầu người bị hỏi giải thích một số điểm trong lời khai được khai tại cơ quan điều tra của họ, Luật chuẩn bị sẵn lời khai này, đánh dấu những điểm cần hỏi để luôn luôn chủ động khi xét hỏi. 2. CÁC KỸ NĂNG CỦA LUẬT TẠI PHIÊN TÒA 2.1. ở phần thủ tục bắt đầu phiên toà Luật cần chú ý theo dõi diễn biến của phiên toà xem có bảo đảm các thủ tục tố tụng mà Bộ luật TTHS quy định hay không. Khi thư phiên toà báo cáo danh sách những người được triệu tập, Luật cần ghi lại để biết những người nào Toà án triệu tập đã có mặt, người nào vắng mặt. Nếu thấy sự vắng mặt của một người tham gia tố tụng nào đó sẽ cản trở xét xử thì Luật phải chuẩn bị sẵn ý kiến để khi chủ toạ phiên tòa hỏi ý kiến về việc người tham gia tố tụng vắng mặt thì trình bày được ngay ý kiến đã chuẩn bị của mình để bảo đảm quyền lợi cho người mà mình bảo vệ. Luật cần căn cứ vào quy định tại các Điều: 189, 190, 191, 192, 193 Bộ luật Tố tụng Hình sự về sự có mặt của những người tham gia tố tụng tại phiên toà để đề xuất ý kiến cho chính xác. Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì bị cáo phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà. Điều 190 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên toà. Nếu người bào chữa vắng mặt, nhưng có gửi trước bản bào chữa thì Toà án vẫn mở phiên toà xét xử. Trong trường hợp người bào chữa quy định tại khoản 2 Điều 57 luật mới Bộ luật tố tụng hình sự vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà. Điều 191 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: 1- Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc những người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử. 2- Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự. Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định người làm chứng tham gia phiên toà để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì Chủ toạ phiên toà công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử. Điều 193 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định người giám định tham gia phiên toà khi được Toà án triệu tập. Nếu người giám định vắng mặt thì tuỳ trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Hội đồng xét xử bắt buộc phải hoãn phiên toà trong một số trường hợp, còn một số trường hợp khác lại được xem xét để quyết định hoãn phiên toà hay vẫn tiến hành xét xử. Tuỳ vào từng vụ án, vào việc bào chữa cho bị cáo hay bảo vệ quyền lợi cho đương sựLuật đề nghị hoãn phiên toà hoặc phản đối ý kiến đề nghị hoãn phiên toà của người khác. Ví dụ: Nếu thấy vắng mặt người làm chứng về những vấn đề quan trọng sẽ trở ngại cho việc xét xử, không có lợi cho người mình bảo vệ thì đề nghị hoãn phiên toà. Trường hợp vắng mặt người bị hại nhưng chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường và ý kiến của Luật bảo vệ cho người bị hại đề nghị hoãn phiên toà, nếu xét thấy việc hoãn phiên toà là không cần thiết chỉ kéo dài thời gian bị cáo bị tạm giam thì Luật bào chữa cho bị cáo cần đề nghị với Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử và tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong trường hợp bị cáo chưa nhận được bản cáo trạng hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Luật phải yêu cầu Hội đồng xét xử hoãn phiên toà. Nếu bị cáo hoặc đương sự không được chủ toạ giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên toà hoặc không hỏi họ có đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch hay không thì Luật phải đề nghị Hội đồng xét xử cho họ được thực hiện các quyền đó theo quy định của pháp luật. Nếu thấy cần đưa thêm tài liệu, chứng cứ ra xem xét tại phiên toà mà trước đó Luật chưa có hoặc chưa muốn cung cấp cho Toà án, hoặc thấy cần đề nghị triệu tập thêm người làm chứng quan trọng của vụ án thì Luật phải đề nghị với Hội đồng xét xử những vấn đề đó. Khi thấy sự có mặt của người làm chứng là cần thiết cho việc xét xử. Người làm chứng này biết được nhiều tình tiết của vụ án và có khả năng cung cấp cho Toà án những tình tiết đó nhưng họ lại không được Toà án triệu tập thì Luật phải đề nghị Hội đồng xét xử triệu tập thêm người làm chứng. Luật cần nói rõ lý do đề nghị triệu tập người làm chứng để Toà án biết. Nếu có các tài liệu chứng cứ quan trọng cần được xem xét tại phiên toà, nhưng trước đó chưa cung cấp cho Toà án thì Luật phải đưa ra tài liệu chứng cứ và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét tại phiên toà. Trước khi kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên toà, Chủ tọa phiên toà thường hỏi các Luật có ý kiến gì không. Nếu đồng ý thì trả lời không có ý kiến gì, nếu thấy cần bổ sung thêm thủ tục nào để bảo đảm quyền lợi của người mình bảo vệ thì đề nghị với Hội đồng xét xử xem xét. 2.2. Phần xét hỏi Xét hỏi tại phiên toà là bước điều tra công khai, có sự tham gia của tất cả những người tham gia tố tụng nhằm kiểm tra các chứng cứ và làm sáng tỏ mọi tình tiết của vụ án. Để nắm được các tình tiết của vụ án, Luật phải theo dõi mọi diễn biến tại phiên toà, lắng nghe các câu hỏi của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, Luật đồng nghiệp và các câu trả lời của những người bị hỏi. Kết hợp với việc nghe, Luật cần ghi chép những điểm quan trọng có liên quan đến việc bảo vệ cho bị cáo hoặc đương sự. Thông thường, Luật cần ghi lại lời trình bầy của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng. Cần ghi tóm tắt lời khai, sao cho vừa đầy đủ, ngắn gọn nhưng vẫn phản ánh được nội dung chính. Trong trường hợp Hội đồng xét xử hỏi những bị cáo khác (trong vụ án đồng phạm) về các tội phạm hoặc những vấn đề không liên quan đến bị cáo hoặc đương sự mà mình bảo vệ thì Luật chỉ nghe mà không cần ghi chép. Ví dụ, ngày thứ nhất Hội đồng xét xử đã hỏi xong bị cáo của mình bào chữa, sang ngày hôm sau Hội đồng xét xử hỏi các bị cáo khác về những tội phạm không liên quan đến việc bào chữa thì không cần ghi chép. Tuy vậy, Luật vẫn phải có mặt để theo dõi diễn biến của phiên toà và khi thấy có điểm cần thiết thì ghi lại ngay để sử dụng khi bảo vệ. Trong khi theo dõi diễn biến của phiên toà, Luật cũng chú ý phân tích các câu hỏi, câu giải thích cho bị cáo của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên. Qua đó, Luật có thể nắm được một phần về quan điểm của họ để tự điều chỉnh bản luận cứ hoặc đặt câu hỏi với những người tham gia tố tụng cho phù hợp nhằm bảo vệ tốt nhất cho thân chủ của mình. Khi nghe và ghi chép, Luật phải hết sức nhanh nhạy để phát hiện trong các lời khai của những người được hỏi những tình tiết có lợi cho thân chủ, những tình tiết có mâu thuẫn không phù hợp với thực tế khách quan hoặc các chứng cứ khác của vụ án, những tình tiết chưa được làm rõ để điều chỉnh nội dung, kế hoạch xét hỏi đã dự kiến và chuẩn bị các câu hỏi mới đối với những người tham gia tố tụng. Khi chủ tọa dành cho quyền hỏi, Luật phải đặt những câu hỏi sắc bén, ngắn gọn, tập trung vào những vấn đề quan trọng của vụ án nhưng chưa được làm rõ sao cho sự trả lời của người được hỏi sẽ có lợi nhất cho người mà mình bảo vệ. Tránh đặt những câu hỏi quá dài, không đi vào trọng tâm hoặc vừa đặt câu hỏi vừa phân tích, bình luận làm lẫn lộn với phần tranh luận để Chủ toạ phiên toà phải nhắc nhở. Tuỳ từng trường hợp có thể sử dụng những loại câu hỏi sau. 2.2.1. Câu hỏi bổ sung lời khai Mục đích sử dụng câu hỏi này để làm rõ hơn về các tình tiết của vụ án đã được người tham gia tố tụng khai báo tại phiên toà nhưng chưa rõ. Câu hỏi này được dùng trong trường hợp thân chủ của mình đã trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử nhưng chưa làm rõ được các tình tiết của vụ án có lợi cho họ. Nguyên nhân có thể do họ mất bình tĩnh mà khai sai. Luật cần đặt câu hỏi để người này khai bổ sung những điểm chưa rõ hoặc còn sót. Cũng có thể đặt câu hỏi này với những người làm chứng hoặc những người tham gia tố tụng khác khi thấy lời khai bổ sung của họ sẽ có lợi cho thân chủ của mình. 2.2.2. Câu hỏi gợi mở Mục đích của câu hỏi này để phục hồi trí nhớ, khơi dậy trong trí nhớ của người được hỏi mối liên tưởng về thời gian, sự việc nhờ đó họ có thể khai báo được chính xác tình tiết của vụ án. Luật dùng câu hỏi này để hỏi người làm chứng, người bị hại, bị cáo giúp họ có điều kiện nhớ lại thời gian, địa điểm, sự việc liên quan đến vụ án nhưng bị lãng quên. 2.2.3. Câu hỏi vạch rõ sự gian dối Câu hỏi này nhằm mục đích chỉ ra sự gian dối, tính không hợp lý trong lời khai của những người có quyền lợi đối lập với thân chủ của mình hoặc của người làm chứng. Câu hỏi này thường có hai phần: phần một nêu những chứng cứ hoặc sự việc đã được kiểm tra và xác định là đúng; phần hai nêu nội dung lời khai của người được hỏi có mâu thuẫn với các chứng cứ, sự việc đã đưa ra ở phần một và yêu cầu người này giải thích về sự mâu thuẫn đó để vạch rõ sự gian dối của lời khai Chú ý: Đối với người mà mình bảo vệ, Luật không đặt câu hỏi phức tạp, câu hỏi mà trước đó chưa có sự trao đổi thống nhất. Chỉ nên đặt loại câu hỏi bổ sung lời khai, câu hỏi gợi mở hoặc câu hỏi đã có sự trao đổi thống nhất giữa Luật với người được bảo vệ. Tránh tình trạng Luật đặt câu hỏi quá khó làm cho người được Luật bảo vệ không biết trả lời thế nào hoặc trả lời lại không có lợi cho họ. Chú ý khi đặt câu hỏi gợi mở không được gợi ý cho người được hỏi trả lời mà chỉ nhằm giúp họ nhớ lại những gì đã biết nhưng do lâu ngày bị lãng quên. Căn cứ vào diễn biến tại phiên toà, Luật có thể đưa ra các yêu cầu cần thiết như đề nghị Hội đồng xét xử xem xét vật chứng, hỏi những người có liên quan để làm rõ vật chứng; nếu thấy cần thiết có thể đề nghị Hội đồng xét xử xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên toà được. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét chứng cứ mới; yêu cầu công bố tài liệu có trong hồ có lợi cho thân chủ của mình. Chú ý chỉ đề nghị Hội đồng xét xử công bố lời khai tại Cơ quan điều tra trong những trường hợp sau: - Lời khai của người được xét hỏi tại phiên toà có mâu thuẫn với lời khai của họ tại Cơ quan Điều tra; - Người được xét hỏi không khai tại phiên toà; - Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết. Trong trường hợp một người có mặt tại phiên toà và họ đã có lời khai tại Cơ quan điều tra, nhưng lời khai này có nhiều tình tiết không khách quan, bất lợi cho bị cáo, Hội đồng xét xử chưa hỏi họ nhưng đã định nhắc lại hoặc công bố lời khai này thì Luật phải đề nghị Hội đồng xét xử xét hỏi họ trước khi công bố lời khai. Nếu thấy có sự ép cung, truy bức bị cáo, Luật phải đề nghị chấm dứt ngay việc đó, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo (nếu bào chữa cho bị cáo). Căn cứ diễn biến của việc xét hỏi tại phiên toà, Luật kịp thời điều chỉnh, bổ sung vào bản luận cứ bảo vệ cho phù hợp. Thực tiễn bào chữa cho thấy có trường hợp bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố nhiều tội trong đó có “Tội tham ô tài sản” và “Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Qua xét hỏi đã có đủ căn cứ xác định đối với hành vi bị truy tố là tham ô thì bị cáo không chiếm đoạt mà chỉ do làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế nên gây thiệt hại tài sản; đối với hành vi bị truy tố là cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế thì không làm rõ được bị cáo làm trái văn bản nào, quy định nào của Nhà nước về quản lý kinh tế. Căn cứ diễn biến tại phiên toà nói trên, Luật phải kịp thời điều chỉnh lại đề cương bào chữa của mình để đề nghị Hội đồng xét xử không xử phạt bị cáo về hành vi tham ô tài sản như truy tố của Viện kiểm sát mà xử bị cáo về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Đối với hành vi của bị cáo mà Viện Kiểm sát truy tố là cố ý làm trái thì Luật đề nghị xử bị cáo không phạm tội. 2.3. Phần tranh luận Trong trình tự tố tụng tại phiên toà, đối với Luật giai đoạn tranh luận có một vị trí quan trọng nhất vì nó là giai đoạn mà Luật được thể hiện tất cả mọi quan điểm bảo vệ cho thân chủ của mình, là giai đoạn quyết định việc bảo vệ của Luật có thành công hay không. ở đó, Luật sử dụng quyền tranh luận của mình để phân tích, lập luận đưa ra các lý lẽ bảo vệ cho thân chủ. Có thể nói tranh luận tại phiên toà là giai đoạn mà Hội đồng xét xử được nghe một cách toàn diện nhất, tập trung nhất ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng về việc giải quyết vụ án. Vì vậy, Luật cần nắm vững thủ tục tố tụng trong tranh luận và thực hiện thật hoàn hảo các kỹ năng tranh luận. 2.3.1. Về trình tự, thủ tục tranh luận Điều 217 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định rõ trình tự phát biểu khi tranh luận như sau: Mở đầu tranh luận, kiểm sát viên trình bầy lời luận tội, phân tích các chứng cứ của vụ án để xác định bị cáo có phạm tội hay không phạm tội. Nếu bị cáo phạm tội thì phân tích đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, tác hại của tội phạm, nhân thân của bị cáo, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo và đề nghị Hội đồng xét xử kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng. Nếu có căn cứ xác định bị cáo phạm tội khác nhẹ hơn tội đã truy tố thì kết luận về tội danh khác nhẹ hơn. Nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội. Sau khi đại diện Viện kiểm sát trình bày lời luận tội, bị cáo được trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Khi người bào chữa đã trình bày xong, bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa. Tiếp theo người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Nếu những người này có nhờ Luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Toà án chấp nhận, bảo vệ quyền lợi cho mình thì người bảo vệ quyền lợi cho họ trình bày ý kiến. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền bổ sung ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 2.3.2. Về phần đối đáp Điều 218 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định những người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác nhưng không quy định cụ thể về trình tự đối đáp, song về nguyên tắc, với tư cách là người duy trì quyền công tố Nhà nước tại phiên toà, sau khi nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự… việc đối đáp được bắt đầu từ phía Viện kiểm sát. Kiểm sát viên trả lời các ý kiến của những người tham gia tố tụng về những vấn đề liên quan đến vụ án. Trong lời đáp, kiểm sát viên có thể đồng ý với ý kiến của người tham gia tố tụng cũng có thể không đồng ý với ý kiến đó và đưa ra các lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình. Luật và những người tham gia tố tụng khác có thể đối đáp với kiểm sát viên hoặc đối đáp với nhau, nhưng chỉ được phát biểu một lần với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý. Để đạt kết quả cao, khi tranh luận Luật phải sử dụng tài hùng biện và đối đáp; cần trình bày luận cứ bảo vệ một cách rõ ràng, khúc chiết, lôgíc, sinh động, thấu lý đạt tình, có sức thuyết phục để thu hút sự chú ý và đồng tình của Hội đồng xét xử. 2.3.3. Khi bảo vệ + Cần trình bày theo dàn ý của đề cương để chuẩn bị. Có như vậy mới đi đúng trọng tâm làm toát lên các vấn đề cần bảo vệ, tránh được sự dông dài, trình bày tràn lan bỏ sót những điểm quan trọng + Nhưng không lệ thuộc quá nhiều vào bản đề cương viết sẵn, điều này sẽ làm cho Luật mất hết tính chủ động, sáng tạo, tự mình tước bỏ sự cảm hoá, thuyết phục lớn lao của lời nói khi kết hợp nó với biểu lộ của ánh mắt, nét mặt và cử chỉ khác. Luật nên nói chứ không đọc bản luận cứ. Bản luận cứ bảo vệ chỉ dùng để nhìn qua cho khỏi quên. Nên nhìn thẳng vào Hội đồng xét xử mà biện luận chứ không nên “dán mắt” vào bản luận cứ đã viết sẵn đọc nguyên văn từ đầu đến cuối vì như thế sẽ làm giảm tính thuyết phục của việc bảo vệ. Trong trường hợp xét thấy cần thiết phải đọc bản luận cứ đ• chuẩn bị sẵn được sửa chữa, bổ sung tại phiên toà để bảo đảm sự chính xác của các số liệu, sự việc thì Luật vẫn phải kết hợp với việc giải thích để Hội đồng xét xử hiểu rõ từng vấn đề, hết sức tránh đọc nhỏ và nhanh làm cho người nghe không hiểu được vấn đề Luật đang trình bày. + Phải dồn cả nhiệt huyết của mình vào việc bảo vệ; trình bày câu văn trong sáng, rõ ràng, nói to, dõng dạc để Hội đồng xét xử có thể nghe rõ. Giọng nói có sự trầm bổng và cần nhấn mạnh vào những vấn đề quan trọng để thu hút sự chú ý và đồng tình của Hội đồng xét xử. + Khi trình bày phải đưa ra các lý lẽ, lập luận chặt chẽ, viện dẫn pháp luật để bảo vệ quan điểm của mình. + Trong phần kết luận, cần chốt lại những vấn đề quan trọng nhất đã được phân tích ở trên thành từng điểm cụ thể để đề nghị Hội đồng xét xử xem xét. Trước khi dừng lời, cần biểu thị sự tin tưởng vào phán quyết của Hội đồng xét xử để tranh thủ sự ủng hộ của Hội đồng khi nghị án. Ở phần đối đáp, pháp luật quy định mọi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý. Luật cần tận dụng cơ hội này để kịp thời đề nghị Hội đồng xét xử bác bỏ những ý kiến không có cơ sở chấp nhận Đặc điểm của đối đáp là Luật phải trả lời ngay những vấn đề mình không đồng ý mà không có nhiều thời gian suy nghĩ, chuẩn bị từ trước. Do vậy muốn đối đáp sắc bén, kịp thời và chính xác, Luật phải lắng nghe ý kiến của bên kia, ghi nhanh, đánh dấu những điểm cần phải đáp lại. Tất nhiên khi đánh dấu những điểm phải trả lời, Luật đã suy nghĩ chuẩn bị ngay các lý lẽ sẽ trình bày khi đối đáp. Khi trả lời, Luật cần trình bày ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề cần phản bác. Ngoài việc dùng các chứng cứ của bên mình đưa ra, Luật phải triệt để sử dụng những điểm mâu thuẫn, những vấn đề do bên kia đưa ra nhưng thấy có thể vận dụng để bảo vệ tốt cho bị cáo hoặc đương sự của mình. Có như vậy lời đối đáp của Luật mới có sức thuyết phục, làm cho Hội đồng xét xử dễ đồng tình. Khi đối đáp có thể không khí phiên toà căng thẳng, nhưng trong bất cứ trường hợp nào Luật cũng phải tôn trọng sự điều khiển của chủ tọa phiên toà. Tránh tình trạng lợi dụng quyền tranh luận để đả kích hoặc c•i nhau tay đôi với người tham gia tranh luận. Nếu qua tranh luận thấy có những vấn đề được nêu ra nhưng chưa xét hỏi hoặc cần phải xem xét thêm chứng cứ thì Luật đề nghị với Hội đồng xét xử quyết định trở lại xét hỏi để mọi việc đều được sáng tỏ. 2.4. Phần tuyên án Khi chủ toạ đọc bản án, Luật cần chăm chú lắng nghe để hiểu nội dung bản án, nhất là những nhận định về tội phạm, hình phạt và các quyết định của Hội đồng xét xử. Qua đó Luật có thể giúp đỡ bị cáo hoặc đương sự kháng cáo bản án theo trình tự phúc thẩm nếu không đồng ý với bản án thẩm. Cùng với việc nghe, Luật có thể ghi lại những điểm cần thiết. Cần ghi tóm tắt những nhận định của Toà án về phần tội phạm, vai trò trách nhiệm của bị cáo mà mình bảo vệ, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, điều khoản Bộ luật hình sựToà án áp dụng, hình phạt với từng bị cáo và các quyết định bồi thường thiệt hại (nếu có). Theo quy định của pháp luật, sau khi Toà tuyên án thì bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ được xem biên bản phiên toà, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà xác nhận. Đây là một quyền rất quan trọng, giúp cho những người tham gia tố tụng có điều kiện kiểm tra biên bản phiên toà, qua đó có thể phát hiện ra những điểm biên bản phiên toà phản ánh không đúng diễn biến của phiên toà để kịp thời yêu cầu Toà án sửa chữa, bổ sung. Đối với những vụ án diễn biến phức tạp, Toà án không chấp nhận quan điểm của Luật hoặc khi xét hỏi, tranh luận thấy thư rất ít ghi chép thì Luật cần đề nghị với Toà án cho xem biên bản phiên toà. Nếu bị cáo hoặc đương sự đề nghị xem biên bản phiên toà thì Luật giúp đỡ họ và thống nhất về những điểm cần sửa chữa, bổ sung. Trong trường hợp Toà án không chấp nhận yêu cầu sửa chữa, bổ sung vào biên bản phiên toà thì Luật ghi rõ các yêu cầu của mình gửi cho Toà án để vào hồ vụ án. . KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ Xét xử tại phiên toà sơ thẩm là giai đoạn quan trọng nhất,. CÁC KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TẠI PHIÊN TÒA 2.1. ở phần thủ tục bắt đầu phiên toà Luật sư cần chú ý theo dõi diễn biến của phiên

Ngày đăng: 12/04/2013, 21:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan