Khảo sát tình hình bệnh nhân lao HIV(+) điều trị tại bệnh viện lao và bệnh phổi hà nội năn 2005

54 346 1
Khảo sát tình hình bệnh nhân lao HIV(+) điều trị tại bệnh viện lao và bệnh phổi hà nội năn 2005

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI BÙI THỊ NGOAN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN LAO/HIV(+) ĐIỂU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHổI h Ằ Nộ i Năm 2005 (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 2001-2006) Người hướng dẫn : Ts Lê Thị Luyến Ths Phạm Thị Thuý Vân Nơi thực hiện : Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội Thời gian thực hiện: 2/2006 - 4/2006 HÀ NỘ I, THÁNG 5-2006 / eảmđỆi Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ts Lê Thị Luyến - Chuyên viên Bộ y tế và Ths Phạm Thị Thuý Vân - Đại học Dược Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đơn vị: - Bộ môn Dược lâm sàng - Trường đại học Dược Hà Nội - Ban giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội - Phòng K ế hoạch tổng hợp — Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, anh, chị và bạn bè, những người đã dành cho tôi những tình cảm và nguồn động viên to lớn. Khoá luận thực hiện khố tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhân được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2006 Sinh viên Bùi Thị Ngoan MỤC LỤC Trang ĐẶT YẤN ĐỀ 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN 2 1.1. Tình hình bệnh lao và lao/HIV ở Việt Nam và trên thê giới 2 1.1.1. Trên thế giới 2 1.1.2. Tại Việt Nam 3 1.2. Cơ sở khoa học trong điều trị bệnh lao 3 Ì.2.Ì. Nguyên nhân gây bệnh lao 3 1.2.2. Các triệu chứng chính của lao phổi 4 1.2.3. Nguyên tắc điều trị bệnh lao 4 1.2.4. Các phác đồ điều trị lao theo chương trình chống lao quốc gia 4 1.3. Thuốc chống lao 5 1.3.1. Các thuốc chống lao 5 1.3.2. Liều lượng của các thuốc chống lao thiết yếu 5 1.3.3. Các thuốc chống lao thiết yếu 5 1.4. Nhiễm HIV/AIDS. Các triệu chứng chính và phương pháp điều trị cho bệnh nhân Iao/HIV(+) 10 1.4.1. Nhiễm HIV/AIDS 10 1.4.2. Mối liên quan giữa bệnh lao và nhiễm HIV 12 PHẦN 2; ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu 20 2.1.1. Đối tượng 20 2.1.2. Xác định cỡ mẫu 20 2.1.3. Lấy mẫu 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu 20 2.2.1. Loại hình nghiên cứu 20 2.2.2. Nội dung nghiên cứu 20 2.2.3. Phương pháp tiến hành 2 Ị 2.2.4. Xử lý số liệu 21 PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ú ư VÀ BÀN LUẬN 22 3.1. Một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 22 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 22 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 23 3.2. Tiền sử và các thể lao trên bệnh nhân Iao/HIV(+) 24 3.2.1. Tiền sử 24 3.2.2. Các thể lao ở bệnh nhân lao/HIV(+) 24 3.3. Các triệu chứng chủ yếu của bệnh nhân lao/HIV(+) 26 3.3.1. Các triệu chứng lâm sàng 26 3.3.2. Các triệu chứng cận lâm sàng 28 3.4.Tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân lao/HIV(+) 32 3.4.1. Tình hình sử dụng thuốc chống lao 33 3.4.2. Các thuốc điều trị triệu chứng và các bệnh phối hợp 36 3.4.3. Tình hình tác dụng không mong muốn của thuốc trên bệnh nhân lao/HIV(+) 36 3.5. Sô ngày nằm viện trung bình 37 3.6. Tình hình bệnh nhân khi ra viện 38 PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỄ XUẤT 40 4.1. Kết luận 40 4.2. Đề xuất 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT AFB Acid - fast bacilli (vi khuẩn kháng acid) AIDS Acquired immunodeficiency syndrome crcLQG Chương trình chống lao quốc gia E, EMB Ethambutol HIV Human immunodeficiency vius H,INH Isoniazid Z,PZA Pyrazinamid R,RMP Rifampicin SGOT Serum glutamat oxaloacetat pyja^at transaminase SGPT Serum glutamat pyruvat transaminase SM Streptomycin TCYTTG TỔ chức y tế thế giới NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT AFB Acid - fast bacilli (vi khuẩn kháng acid) AIDS Acquired immunodeficiency syndrome CICLQG Chương trình chống lao quốc gia E, EMB Ethambutol HIV Human immunodeficiency vius H,INH Isoniazid Z,PZA Pyrazinamid R,RMP Rifampicin SGOT Serum glutamat oxaloacetat pyruvat transaminase SGPT Serum glutamat pyruvat transaminase SM Streptomycin TCYl'1'G TỔ chức y tế thế giới ĐẶT VẤN ĐỂ Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh nhiễm trùng, vì vậy vấn đề phát hiện và điều trị bệnh lao là mối quan tâm của toàn xã hội. Năm 1944, Waksman đã tìm ra streptomycin là thuốc kháng sinh đầu tiên để điều trị bệnh lao, tiếp sau đó một loạt các thuốc chống lao: isoniazid, rifampicin, pyrazinamid đã được phát hiện và đưa vào điều trị cho bệnh nhân lao. ơiính vì vậy, đã có thời kỳ bệnh lao đã tưcmg chừng như được đẩy lùi và có thể thanh toán hoàn toàn. Nhưng tháng 3 năm 1994 Tổ chức y tế thế giới đã báo động tới chính phủ các nước trên toàn cầu về nguy cơ quay trở lại và sự gia tăng của bệnh lao. Một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm bệnh lao gia tăng trở lại là sự xuất hiện của đại dịch HIV/AIDS. Bệnh nhân nhiễm HIV là đối tượng có nguy cơ mắc lao cao. Lao đồng nhiễm HIV đã làm cho tình hình dịch tễ của bệnh lao ngày càng trở nên phức tạp đồng thời việc điều trị bệnh lao gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, việc quan tâm điều trị cho bệnh nhân lao/HIV(+) là một vấn đề rất quan trọng, cần phải có sự quan tâm của toàn xã hội. Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài; “Khảo sát tình hình bệnh nhân lao/HIV(+) điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội năm 2005” nhằm những mục tiêu sau; - Khảo sát các triệu chứng của bệnh nhân laolHIVị+} điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội. - Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị trên bệnh nhân laolHNị+} tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội. PHẦN 1: TỔNG QUAN 1.1. TÌNH HÌNH BỆNH LAO VÀ LAO/HIV ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIÓI 1.1.1 Trên thế giới Bệnh lao gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người từ hàng ngàn năm nay, bệnh xuất hiện tại tất cả mọi nơi trên thế giới. Hiện nay bệnh lao vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh nhiễm trùng. [2] Hiện nay trên thế giới có khoảng 2,2 tỷ người nhiễm lao, chiếm 1/3 dân số. Theo số liệu của TCYTTG (2003), hàng năm trên thế giới có thêm 9 triệu người mắc lao mới và hai triệu người chết do lao. Khoảng 95% số bệnh nhân lao và 98% số người chết do lao ở các nước có thu nhập vừa và thấp, 75% số bệnh nhân lao cả nam và nữ ở độ tuổi lao động. Khoảng 80% số bệnh nhân lao toàn cầu thuộc 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao. [2] Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao trên toàn cầu đạt 82%, nhưng tỷ lệ phát hiện chỉ đạt 37% số bệnh nhân ước tính. Như vậy còn rất nhiều bệnh nhân lao chưa được điều trị đang tiếp tục lây bệnh cho cộng đồng. Theo ước tính của TCYTTG mỗi năm có thêm 1% dân số thế giới bị nhiễm lao (khoảng 65 triệu người). [2] Năm 1990 tại Hội nghị quốc tế về hô hấp, trước tình hình nhiễm HIV/AIDS trở thành đại dịch toàn cầu, người ta đã cho biết trên thế giới số người nhiễm lao tăng tới mức đáng kinh ngạc: 1700 triệu người nhiễm lao tức là cứ 3 người thì lại có một người nhiễm trực khuẩn lao. Hơn 33% số bệnh nhân lao tập trung tại khu vực Đông- Nam Á. Hiện nay bệnh lao có xu hướng tăng nhanh ở khu vực châu Phi do ảnh hưởng của đại dịch HIV/AIDS . Theo TCYTTG đến cuối năm 2002 trên thế giới có 42 triệu người nhiễm HIV, trong đó có 50% là đồng nhiễm lao. Đại dịch HIV/AIDS đã làm tăng ít nhất là 30% số bệnh nhân lao trên toàn cầu, bên cạnh đó bệnh lao cũng là nguyên nhân gây tử vong cho 1/3 số bệnh nhân HIV(+). Như vậy đại dịch HIV đang làm tăng thêm gánh nặng đồng thời làm giảm hiệu quả của chương trình chống lao. 1.1.2. Tại Việt Nam ở nước ta, bệnh lao còn đang phổ biến và ở mức độ trung bình cao. Việt Nam đứng thứ 13 trong tổng số 22 nước có số bệnh nhân lao cao trên toàn cầu. Trong khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc, Philipinnes về số lượng bệnh nhân lao lưu hành cũng như số lượng bệnh nhân lao mới xuất hiện hàng năm. [2] Hàng năm trong cả nước xuất hiện khoảng 154000 bệnh nhân lao các thể, trong đó có 69000 bệnh nhân ho khạc ra vi khuẩn là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, ước tính nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở nước ta là 1,7%. Theo số liệu của CTCLQG, trong năm 2004 trên cả nước phát hiện thêm 99737 bệnh nhân lao mới. [3] Hiện nay ở nước ta đang có xu hướng gia tăng số lượng bệnh nhân lao/HIV. Theo số liệu giám sát trọng điểm của chương trình HIV/AIDS cho thấy tỷ lệ lao/HIV(+) trong số bệnh nhân lao năm 2002 trên cả nước có khoảng 3,2%, trong đó có 10 tỉnh >3% (Hồ Chí Minh 9,4% và An Giang 4,8%). [2] 1.2. Cơ SỞ KHOA HỌC TRONG ĐlỀư TRỊ BỆNH LAO 1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh lao Nguyên nhân gây ra bệnh lao là do vi khuẩn lao người (Mycobacterium tuberculosis hominis). Ngoài ra còn một số loại vi khuẩn lao khác như vi khuẩn lao bò {Mycobacterium bovis) và các vi khuẩn lao không điển hình cũng gây ra bệnh lao nhưng ít gặp. [31] ở những người nhiễm HIV khi bị lao phổi, nguyên nhân gây bệnh còn có thể do các trực khuẩn kháng cồn, kháng toan không điển hình (M. atipiques) hay gặp là Mycobacterum avium intracellure (MAI), M. malmoense, M. xenopi [15],[30] 1.2.2. Các triệu chứng chính của lao phổi [15], [18] - Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi - Sốt nhẹ về chiều - Ra mồ hôi đêm - Ho kéo dài, có thể ho khan hoặc ho có đờm - Ho ra máu - Đau ngực âm ỉ vùng tổn thương 1.2.3. Nguyên tắc điều trị bệnh lao [1], [15], [18] - Phối hợp các thuốc chống lao: ít nhất 3 thuốc trong giai đoạn tấn công, 2-3 thuốc trong giai đoạn duy trì. - Dùng thuốc đúng liều: liều thấp sẽ không đạt hiệu quả điều trị, liều cao sẽ gây tai biến và tác dụng phụ. - Dùng thuốc đều đặn; các thuốc được uống và tiêm cùng một lúc, vào một giờ nhất định trong ngày, uống xa bữa ăn. - Dùng thuốc đủ thời gian (8 tháng trở lên) để tránh tái phát. Điều trị theo hai giai đoạn: tấn công và duy trì. - Điều trị có kiểm soát; để theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân và xử trí kịp thời các biến chứng và tác dụng phụ. 1.2.4. Các phác đồ điều trị lao theo chương trình chống lao quốc gia [1] Các thuốc chống lao chính hiện nay là: isoniazid (H), rifampicin (R), pyrazinamid (Z), ethambutol (E), streptomycin (S). Một phác đồ điều trị lao chia làm hai giai đoạn: giai đoạn đầu (giai đoạn tấn công) là giai đoạn diệt khuẩn, giai đoạn tiếp theo (giai đoạn củng cố) là [...]... 12 -2005 lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội Số liệu mỗi bệnh án được ghi vào: “Phiếu theo dõi tình hình điều trị của bệnh nhân lao/ HIV(+) tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội theo mẫu chuẩn bị trước Đánh giá liều dùng của thuốc: dựa theo liều được sử dụng và cân nặng của bệnh nhân so với liều qui định của CTCLQG và hướng dẫn chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV của... Anh: lao màng phổi (4,47%), lao hạch (3,68%) Bệnh nhân lao phối hợp cũng chiếm một số lượng đáng kể (2 0 , 1%) Dựa vào các thể lâm sàng của lao phổi để chỉ định phác đồ điều trị Lao phổi mới chiếm một tỷ lệ lớn trên tổng số bệnh nhân lao phổi được điều trị: có 171 bệnh nhân trong tổng số 183 bệnh nhân, chiếm 93,4%, trong đó có 123 bệnh nhân lao AFB(+), 48 bệnh nhân lao AFB(-) Có 12 bệnh nhân là lao phổi. .. từng bệnh cảnh lâm sàng cụ thể để điều trị 19 PHẦN 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 2 1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu 2.1.1 Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân được chẩn đoán lao /HIV(+) điều trị nội trú taị bệnh viện lao và bệnh phổi Hà Nội trong năm 2005 2.1.2 Xác định cỡ mẫu Mẫu được lấy là toàn bộ số bệnh nhân lao/ HIV(+) được điều trị trong năm 2005 2.1.3 Lấy mẫu Chọn tất cả các bệnh. .. 2 3 4 5 6 7 8 Thể lao Lao phổi Lao phổi mới Lao phổi tái trị Lao màng phổi Lao màng bụng Lao màng não Lao hạch Lao kê Lao xương khớp Lao phối hợp 6 1 Tỷ lệ % 76,9 71,8 5,04 23,5 2,9 2,9 18,9 2,5 0,4 48 20,1 Sô bn 183 171 12 56 7 7 45 Qua kết quả ở bảng trên ta thấy lao phổi vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong các thể lâm sàng của bệnh lao ở bệnh nhân lao/ HIV(+): có 183 bệnh nhân mắc lao phổi chiếm 76,9% Kết... bệnh án của bệnh nhân lao/ HIV(+) được điều trị nội trú tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội trong năm 2005 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú ư 2.2.1 Loại hình nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu 2.2.2 Nội dung nghiên cứu Một số đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu : Tuổi và giới Tiền sử và các bệnh phối hợp Các thể lao Các bệnh nhiễm trùng cơ hội do HIV/AIDS Các triệu chứng thừơng gặp trên nhóm bệnh nhân nghiên... 20 Tình hình hình sử dụng thuốc chống lao, thuốc kháng HIV và các thuốc phối hợp khác: Các thuốc chống lao và thuốc kháng HIV được sử dụng Các thuốc dùng phối hợp Phác đồ điều trị lao Liều dùng của các thuốc điều trị Tình hình sử dụng thuốc ngoài khoảng liều tối ưu 2.2.3 Phương pháp tiến hành Khảo sát hồi cứu bệnh án của bệnh nhân lao/ HIV(+) được điều trị nội trú từ tháng 1 -2005 đến hết tháng 12 -2005. .. bệnh nhân lao AFB(-) Có 12 bệnh nhân là lao phổi tái trị trong đó số bệnh nhân điều trị lại sau bỏ trị chiếm một nửa 25 Như vậy phần lớn bệnh nhân lao/ HIV(+) chưa điều trị lao bao giờ Bệnh nhân đến điều trị tại viện với các triệu chứng của bệnh lao, đó là giai đoạn nhiễm HIV đang chuyển sang giai đoạn AIDS 3.3 CÁC TRIỆU CHÚNG CHỦ YÊU CỦA BỆNH NHÂN LAO/ HIV(+) 3.3.1 Các triệu chứng lâm sàng 3.3.1.1 Các... nhiễm lao đồng nhiễm HIV Những bệnh nhân có tiền sử trong gia đình có người bị lao chiếm tỷ lệ thấp (2,1%) Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu trên 380 bệnh nhân lao của ĐỖ Thị Mỹ Anh (5,26%) [8 ] 3.2.2 Các thể lao ở bệnh nhân lao/ HIV(+) Các thể lâm sàng của bệnh lao trên bệnh nhân lao/ HIV(+) khá đa dạng, được thể hiện trong bảng sau: 24 Bảng 3.2: Các thể lâm sàng của bệnh lao trên bệnh nhân lao/ HIV(+). .. Thị Bích Yến trên bệnh nhân lao/ HIV tại thành phố Hồ Chí Minh (97,6%) So với nghiên cứu của Đỗ Thị Mỹ Anh trên 380 bệnh nhân lao nói chung tỷ lệ bệnh nhân lao phổi là 55,79% Với các thể lao ngoài phổi thì chiếm tỷ lệ lớn nhất là lao màng phổi (23,5%) và lao hạch (18,9%) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Yến cũng cho biết tỷ lệ lao ngoài phổi thường gặp nhất là lao màng phổi (13,5%) và lao hạch (18,9%)... đều là các bệnh nhân vào viện trong tình trạng cấp cứu Trong quá trình điều trị không có bệnh nhân nào được theo dõi sự thay đổi cân nặng, do đó chưa đánh giá được mức độ gầy sút cân của bệnh nhân lao/ HIV sau khi vào viện Các thuốc điều trị lao đều tính liều dựa vào cân nặng của bệnh nhân trước khi vào viện 3.3.1 Các triệu chứng cận lâm sàng 3.3.1.1 Xét nghiệm máu Trong tổng số 238 bệnh nhân nghiên . điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội năm 2005 nhằm những mục tiêu sau; - Khảo sát các triệu chứng của bệnh nhân laolHIVị+} điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội. - Khảo sát. thuốc điều trị trên bệnh nhân laolHNị+} tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội. PHẦN 1: TỔNG QUAN 1.1. TÌNH HÌNH BỆNH LAO VÀ LAO/ HIV ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIÓI 1.1.1 Trên thế giới Bệnh lao gắn. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI BÙI THỊ NGOAN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN LAO/ HIV(+) ĐIỂU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHổI h Ằ Nộ i Năm 2005 (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ

Ngày đăng: 27/07/2015, 15:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan