Quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên

116 351 1
Quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trong đó nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định thắng lợi của công cuộc CNH – HĐH và hội nhập quốc tế là con người. Vì vậy phải chăm lo đến nguồn lực người, chuẩn bị lớp người lao động có những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội, việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông. Trong những năm qua, giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) đã có những thay đổi, phát triển theo hướng nâng cao chất lượng để hội nhập quốc tế sâu sắc. Bộ GD&ĐT đã tiến hành nhiều cuộc đổi mới ở các bậc học, trong đó có đổi mới giáo dục phổ thông. Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT về Chương trình Giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành, làm căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên có một thực tế là khả năng tiếp thu bài học của HS phổ thông ở các vùng miền trên cả nước, ở trong một địa phương và ngay trong một nhà trường là không đồng đều. Chính vì vậy cần phải có một yêu cầu thống nhất trên cả nước về mức độ kiến thức, kỹ năng tối thiểu HS cần đạt được, trên nền tảng đó, tùy theo đối tượng HS mà GV đề ra những yêu cầu cao hơn. Xuất phát từ những vấn đề nói trên, Chuẩn kiến thức, kỹ năng đã được đưa vào thành phần của Chương trình Giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 theo quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT nhằm đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng, tạo nên sự thống nhất trong cả nước; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập; giảm thiểu dạy thêm, học thêm, từng bước ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm đầu thực hiện, không chỉ có HS mà cả GV, CBQL cũng còn gặp khó khăn về việc dạy học, chỉ đạo dạy học theo Chuẩn KT - KN. Chính vì vậy, dạy học và chỉ đạo hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhà trường THPT. Chuẩn KT - KN sẽ giúp HS tiếp thu kiến thức thuận lợi, phù hợp với khả năng nhận thức của mình; giúp GV thực hiện nhiệm vụ truyền đạt kiến thức tốt hơn, đồng thời giúp người CBQL nói chung, các hiệu trưởng nói riêng đánh giá chính xác hơn kết quả giảng dạy của GV, và là cơ sở quan trọng để tiến hành đánh giá kết quả học tập của HS. Nhìn chung ở các trường phổ thông hiện nay, bước đầu đã vận dụng được Chuẩn KT - KN trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá; song về tổng thể vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, nhiều GV vẫn còn nhầm lẫn giữa SGK và Chuẩn KT - KN, dẫn đến tình trạng thiết kế bài học lộn xộn, không đồng nhất, dạy học “quá tải” gây chán học, mệt mỏi, mất hứng thú ở HS. Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có Chuẩn KT - KN là căn cứ quan trọng để thực hiện chuẩn hóa nội dung dạy học. Biết, hiểu và triển khai các hoạt động chỉ đạo quản lý giáo dục, quản lý dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông, theo Chuẩn KT - KN là nhiệm vụ hàng đầu của hiệu trưởng nhà trường. Chuẩn KT - KN đã được thực hiện trong dạy học ở một số trường THPT tỉnh Hưng Yên từ năm học 2007 – 2008, và thực hiện đồng bộ ở tất cả các trường THPT trong toàn tỉnh từ năm học 2010 – 2011. Tuy nhiên, cho đến nay theo tài liệu mà chúng tôi có được thì ở tỉnh Hưng Yên chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu về vấn đề này. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi muốn đi sâu hơn về cơ sở lí luận của công tác quản lý hoạt động dạy học, để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN ở tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Với lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên”.

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trong đó nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định thắng lợi của công cuộc CNH – HĐH và hội nhập quốc tế là con người. Vì vậy phải chăm lo đến nguồn lực người, chuẩn bị lớp người lao động có những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xã hội, việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông. Trong những năm qua, giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) đã có những thay đổi, phát triển theo hướng nâng cao chất lượng để hội nhập quốc tế sâu sắc. Bộ GD&ĐT đã tiến hành nhiều cuộc đổi mới ở các bậc học, trong đó có đổi mới giáo dục phổ thông. Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT về Chương trình Giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành, làm căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên có một thực tế là khả năng tiếp thu bài học của HS phổ thông ở các vùng miền trên cả nước, ở trong một địa phương và ngay trong một nhà trường là không đồng đều. Chính vì vậy cần phải có một yêu cầu thống nhất trên cả nước về mức độ kiến thức, kỹ năng tối thiểu HS cần đạt được, trên nền tảng đó, tùy theo đối tượng HS mà GV đề ra những yêu cầu cao hơn. Xuất phát từ những vấn đề nói trên, Chuẩn kiến thức, kỹ năng đã được đưa vào thành phần của Chương trình Giáo dục phổ thông ban hành năm 1 2006 theo quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT nhằm đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng, tạo nên sự thống nhất trong cả nước; góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập; giảm thiểu dạy thêm, học thêm, từng bước ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm đầu thực hiện, không chỉ có HS mà cả GV, CBQL cũng còn gặp khó khăn về việc dạy học, chỉ đạo dạy học theo Chuẩn KT - KN. Chính vì vậy, dạy học và chỉ đạo hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhà trường THPT. Chuẩn KT - KN sẽ giúp HS tiếp thu kiến thức thuận lợi, phù hợp với khả năng nhận thức của mình; giúp GV thực hiện nhiệm vụ truyền đạt kiến thức tốt hơn, đồng thời giúp người CBQL nói chung, các hiệu trưởng nói riêng đánh giá chính xác hơn kết quả giảng dạy của GV, và là cơ sở quan trọng để tiến hành đánh giá kết quả học tập của HS. Nhìn chung ở các trường phổ thông hiện nay, bước đầu đã vận dụng được Chuẩn KT - KN trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá; song về tổng thể vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, nhiều GV vẫn còn nhầm lẫn giữa SGK và Chuẩn KT - KN, dẫn đến tình trạng thiết kế bài học lộn xộn, không đồng nhất, dạy học “quá tải” gây chán học, mệt mỏi, mất hứng thú ở HS. Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có Chuẩn KT - KN là căn cứ quan trọng để thực hiện chuẩn hóa nội dung dạy học. Biết, hiểu và triển khai các hoạt động chỉ đạo quản lý giáo dục, quản lý dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông, theo Chuẩn KT - KN là nhiệm vụ hàng đầu của hiệu trưởng nhà trường. Chuẩn KT - KN đã được thực hiện trong dạy học ở một số trường THPT tỉnh Hưng Yên từ năm học 2007 – 2008, và thực hiện đồng bộ ở tất cả các trường THPT trong toàn tỉnh từ năm học 2010 – 2011. Tuy nhiên, cho đến 2 nay theo tài liệu mà chúng tôi có được thì ở tỉnh Hưng Yên chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu về vấn đề này. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi muốn đi sâu hơn về cơ sở lí luận của công tác quản lý hoạt động dạy học, để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN ở tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Với lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hai vấn đề chính: - Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT. - Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT – KN nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THPT và nâng cao chất lượng dạy học. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên. 3.2. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT của tỉnh Hưng Yên. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, dạy học theo Chuẩn KT - KN đã được triển khai đồng loạt trên phạm vi cả nước, ở tất cả các trường THPT, nhưng công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT theo Chuẩn KT - KN còn thiếu 3 đồng bộ và bất cập. Nếu nghiên cứu tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN một cách đồng bộ và hiệu quả sẽ thực hiện được những mục đích, yêu cầu dạy học theo Chuẩn, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên. 5.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên. 6. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu vào thực trạng hoạt động chỉ đạo quản lý dạy học theo Chuẩn KT - KN và các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của GV theo Chuẩn KT - KN ở 03 trường THPT tỉnh Hưng Yên, đó là các trường THPT Hưng Yên, Tiên Lữ, Nam Phù Cừ. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận - Tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu các văn bản, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT, của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hưng Yên. - Các tài liệu lý luận khoa học khác có liên quan đến đề tài. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát (hoạt động dạy và học của GV, HS). - Phương pháp điều tra, khảo sát: xây dựng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng BGH, tổ trưởng chuyên môn và GV các bộ môn. Quá trình điều tra được tiến hành theo các bước sau: 4 Bước 1: xây dựng phiếu điều tra. Bước 2: tiến hành điều tra. Bước 3: thu thập phiếu điều tra và xử lí số liệu. - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục. - Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực này gồm CBQL của Vụ THPT, Viện Chiến lược giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục, Sở GD&ĐT Hưng Yên, các trường THPT tỉnh Hưng Yên. 7.3. Nhóm các phương pháp xử lí số liệu Dùng phương pháp thống kê toán học để phân tích, tổng hợp các số liệu mà đề tài đã nghiên cứu. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm các phần: Mở đầu, Kết luận & khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục. Phần Nội dung được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG Ở TRƯỜNG THPT 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, giáo dục luôn là một lĩnh vực mà ở bất kỳ thời đại nào, quốc gia nào cũng coi trọng, thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học. Tuy nhiên, nghiên cứu các vấn đề trong giáo dục không phải là điều dễ dàng, vì những vấn đề đó luôn có sự gắn bó chặt chẽ với những lĩnh vực khác trong xã hội. Chính vì vậy, nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Đối với giáo dục, muốn nâng cao chất lượng giáo dục nói chung thì trước hết phải nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, vai trò của các biện pháp quản lý là hết sức quan trọng. Các nhà nghiên cứu giáo dục trong và ngoài nước đã nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà trường để tìm ra các biện pháp quản lý hiệu quả nhất. Ở Việt Nam, giáo dục và quản lý giáo dục đã được coi trọng từ rất sớm. Ngay từ thời nhà Lý, Văn miếu Quốc tử giám đã được xây dựng trở thành nơi đào tạo nhân tài cho đất nước và trong suốt thời kỳ phong kiến, nhiều người thầy nổi tiếng đã được bổ nhiệm làm Tế tửu, chịu trách nhiệm giảng dạy và quản lý trường đại học đầu tiên này. Sau khi đất nước giành được độc lập, một trong những mục tiêu quan trọng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra là “diệt giặc dốt”, Bác đã thấy rõ được tầm quan trọng của giáo dục đối với công cuộc xây dựng và bảo 6 vệ nền độc lập của nước nhà. Từ đó đến nay, Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chính vì vậy mà kể từ sau Đổi mới (1986), Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong chiến lược phát triển KT – XH của đất nước. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta thể hiện quan điểm: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học” [31,35] . Muốn làm được điều này trước hết phải nâng cao chất lượng quản lý của lãnh đạo nhà trường, nhất là của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học trong nhà trường. Đã có nhiều nhà sư phạm nước ta nghiên cứu về vấn đề này. Các tác giả đưa ra các vấn đề về vai trò của nhà quản lý trong công tác quản lý trường học; bản chất và mối quan hệ giữa các hoạt động dạy và mối quan hệ giữa các hoạt động dạy và hoạt động học; vai trò của người dạy và người học; biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường (Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thanh Phong, Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Trần Kiều, Trần Kiểm, Nguyễn Phúc Châu, Nguyễn Quốc Chí …). Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đó dù nghiên cứu về lý luận dạy học, quản lý hoạt động dạy học, khái quát hay cụ thể nhưng đều tập trung thống nhất ở chỗ làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học. Trong tiến trình đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, tháng 5 năm 2006, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông. Chương trình Giáo dục phổ thông là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành, làm căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước. Trong chương trình giáo dục phổ thông, lần đầu tiên Chuẩn KT - KN được thể hiện, cụ thể hóa ở chương trình từng môn học, theo từng lớp học. 7 Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, khi tiến hành giảng dạy theo một chương trình nào đó thì việc đầu tiên cần làm là đưa ra một hệ thống Chuẩn để căn cứ vào đó thực hiện hoạt động dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS, tạo nên sự thống nhất về mục tiêu giáo dục trên khắp đất nước. Tuy nhiên, do đặc trưng về kinh tế, xã hội, văn hóa, dân cư … mà hệ thống Chuẩn ở các quốc gia có sự khác biệt. Đối với Việt Nam, trong SGV ở đầu mỗi bài cũng đã có nêu lên những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà HS cần đạt được sau bài học, nhưng còn ở mức khái quát, điều đó đã dẫn đến thực trạng dạy học ở các trường trên cả nước không hoàn toàn thống nhất, gây khó khăn cho việc đánh giá một cách chính xác, khách quan kết quả dạy của GV và kết quả học của HS. Bước vào năm học 2010 – 2011, Bộ GD&ĐT đã ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT - KN và tiến hành tập huấn cho GV giảng dạy ở bậc THPT, mục đích là tạo nên sự thống nhất chương trình trên phạm vi cả nước, khắc phục tình trạng quá tải trong giảng dạy, học tập. Chuẩn KT - KN đã được sử dụng làm căn cứ để chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá, thay thế cho vai trò của SGK và SGV (chỉ còn là tài liệu tham khảo chính). Vì mới chính thức được thực hiện đại trà trên cả nước từ năm học 2010 – 2011 nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN. Phần lớn mới chỉ dừng lại ở các bài báo, các sáng kiến kinh nghiệm như “Dạy học trên cơ sở Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học” (PGS.TS Đỗ Đình Hoan - tạp chí KHGD số 29/2008) ; “Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện dạy học theo Chuẩn kiến thức kĩ năng” (Ngô Minh Thành và Đinh Thị Kim Liên – Phòng Giáo dục Thành phố Hưng Yên – tháng 5/2010) … 1.1.2. Sự cần thiết nghiên cứu vấn đề dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với giáo dục phổ thông 8 Giáo dục phổ thông là nền tảng quan trọng để HS tiếp tục các bậc học tiếp theo hoặc bước vào cuộc sống. Thành quả của giáo dục phổ thông có tác dụng cơ bản, lâu dài, có tính chất quyết định đối với cuộc đời mỗi HS. Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho GV và CBQL, Bộ GD&ĐT đã ban hành bộ tài liệu “Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng” các môn học. Đây là giải pháp cơ bản trong hệ thống các giải pháp nhằm đảm bảo cho hoạt động dạy học ở bậc THPT đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần khắc phục tình trạng “quá tải”, giảm thiểu dạy thêm, học thêm. Việc đặt ra yêu cầu dạy học theo Chuẩn, bám sát Chuẩn KT – KN xuất phát từ thực trạng của hoạt động dạy học và từ khả năng tiếp nhận kiến thức của HS. Đưa Chuẩn KT – KN vào thành phần của chương trình giáo dục phổ thông tạo điều kiện để GV và HS thuận lợi hơn trong dạy và học, giúp hiệu trưởng quản lý tốt hơn hoạt động dạy học của nhà trường, tạo ra nền tảng bước đầu để tiến hành chuẩn hóa các lĩnh vực liên quan đến giáo dục. Bên cạnh Chuẩn KT – KN các môn học, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn GV …, tạo cơ sở để thực hiện thành công đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, việc dạy học theo Chuẩn KT - KN còn có nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Một bộ phận CBQL ở các nhà trường chưa quan tâm đến “Chuẩn”, thường đánh giá giờ dạy theo SGK. Nhiều GV chưa thực hiện giảng dạy theo Chuẩn KT - KN, vẫn đưa vào tiết học cả những kiến thức không phù hợp với khả năng tiếp thu của HS khiến bài học vừa khó,vừa dài trong khi quỹ thời gian chỉ có hạn. Một số GV còn lúng túng khi sử dụng các tài liệu hướng dẫn dạy học theo Chuẩn KT - KN để soạn giảng dẫn đến việc không biết lựa chọn kiến thức phù hợp với từng đối tượng HS trong lớp khiến giờ học quá tải, kém hiệu quả. Về phía HS, mức độ nhận thức của các em HS trong cùng một độ tuổi là không đồng đều. Đây là một khó khăn lớn đối với GV và CBQL trong quá 9 trình dạy học và chỉ đạo thực hiện dạy học theo Chuẩn KT - KN. Làm thế nào để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục? Làm thế nào để hoạt động dạy học hướng đến tất cả đối tượng HS, giờ học khắc phục được tình trạng quá tải, không bị sức ép vì thiếu thời gian, không khí lớp học bớt nặng nề, HS tự tin, hứng thú học tập? Chúng tôi nhận thấy điều hết sức cần thiết là phải tìm ra các biện pháp chỉ đạo, quản lí một cách hợp lí, kịp thời nhằm giúp việc dạy học theo Chuẩn KT - KN đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra. Dạy học theo Chuẩn, bám sát Chuẩn KT - KN được triển khai và thực hiện trên phạm vi cả nước dựa trên các cơ sở pháp lý như sau: a. Ngày 5 tháng 5 năm 2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã kí quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông trong đó có Chuẩn KT - KN của từng môn học. Đây là căn cứ cho việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước. b. Công văn số 7394/BGDĐT-GDTrH ngày 25 tháng 8 năm 2009 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2009 – 2010. Trong công văn số 7394, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THPT nghiêm túc thực hiện dạy học theo Chuẩn KT - KN. c. Công văn số 64/BGDĐT-GDTrH ngày 06 tháng 01 năm 2010 về việc hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT - KN của chương trình giáo dục phổ thông. Kèm theo công văn số 64 là bộ tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng” với tất cả các môn học. d. Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục các cấp năm học 2011 - 2012, trong đó có giáo dục THPT. 10 [...]... dạy học Quản lý hoạt động dạy học phải đồng thời quản lý hoạt động dạy của GV và quản lý hoạt động học của HS Yêu cầu của quản lý hoạt động dạy học là phải quản lý các thành tố của quá trình dạy học, trước hết các thành tố đó sẽ phát huy tác dụng thông qua quy trình hoạt động của người dạy một cách đồng bộ, hài hòa, hợp quy luật, đúng nguyên tắc dạy học 1.2.3.4 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học. .. nghĩ, định hướng mới về dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT KN, giúp GV và các nhà quản lý, nhất là hiệu trưởng nhà trường hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình 33 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH HƯNG YÊN 2.1 Đặc điểm chung về tự nhiên, KT - XH tỉnh Hưng Yên 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên – dân cư Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng... tảng là nhà trường Do đó, quản lý nhà trường phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý giáo dục để đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo Quản lý nhà trường phổ thông bao gồm: quản lý các quan hệ giữa nhà trường và xã hội và quản lý chính nhà trường (quản lý bên trong nhà trường) Quản lý bên trong nhà trường gồm: quản lý các quá trình giáo dục đào tạo và quản lý các điều kiện... chương trình - Quản lý thực hiện đổi mới PPDH - Quản lý thực hiện đổi mới về cơ bản phương pháp kiểm tra, đánh giá, tiến tới đổi mới về phương pháp thi cử - Quản lý thực hiện đổi mới bồi dưỡng đội ngũ GV 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT – KN ở trường THPT 1.3.1 Con người Trong các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT – KN ở trường THPT, yếu tố... hội mới 18 1.2.3.3 Quản lý hoạt động dạy học Theo Nguyễn Phúc Châu: Quản lý hoạt động dạy học là những tác động có chủ đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy học (Hiệu trưởng) đến khách thể quản lý dạy học (đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác) nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực của nhà trường, của cộng đồng và xã hội để đưa hoạt động dạy học đến mục tiêu (xây... hoạt động giáo dục của nhà trường Ngoài ra, năng lực chuyên môn, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, những hiểu biết của GV về dạy học theo Chuẩn KT – KN và ý thức học tập, khả năng nhận thức của HS cũng có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn, bám sát Chuẩn của hiệu trưởng các trường THPT Nếu đội ngũ GV chưa đáp ứng được yêu cầu, các GV chưa thật sự hiểu rõ về dạy học theo Chuẩn, ... [46,14] Ở mỗi góc độ tiếp cận, người ta có thể đưa ra một quan niệm quản lý khác nhau Nhìn chung, các khái niệm quản lý bao gồm những dấu hiệu đặc trưng sau: - Quản lý là hoạt động lao động, hoạt động này để điều khiển lao động - Trong quản lý, luôn có chủ thể quản lý và khách thể quản lý (đối tượng quản lý) quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý Những tác động quản lý chính là những quyết định quản. .. Nội dung quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT: - Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thực hiện có hiệu quả kế hoạch dạy học năm học - Hiệu trưởng chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học - Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học - Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV - Hiệu trưởng chỉ... Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT 1.2.3.1 Dạy học Dạy học là đề cập đến hai nhân tố: người dạy và người học Theo từ điển Tiếng Việt, dạy là truyền lại tri thức hoặc kỹ năng một cách ít nhiều có hệ thống, có phương pháp, dạy học: dạy để nâng cao trình độ văn hóa và phẩm chất đạo đức, theo chương trình nhất định [36,244] Dưới góc độ của giáo dục học: Dạy học luôn được xem là con... đạo tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm lớp, các tổ chức đoàn thể, cha mẹ HS, hướng dẫn hoạt động học của HS theo chức năng của mình 21 - Hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và thực hiện kế hoạch năm học - Hiệu trưởng chỉ đạo việc đổi mới PPDH và KTĐG [14,16] Trên các cơ sở đó, biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT có thể . trạng quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở các trường THPT tỉnh. dạy học theo Chuẩn KT - KN ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên. 5.2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên. 5.3 pháp quản lý hoạt động dạy học theo Chuẩn KT - KN ở các trường THPT tỉnh Hưng Yên. 3.2. Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT của tỉnh Hưng Yên. 4.

Ngày đăng: 27/07/2015, 11:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan