Hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam

100 730 0
Hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với vai trò điều tiết vĩ mô, khắc phục những thất bại của thị trường và phân phối lại thu nhập tạo sự công bằng trong xã hội. Đặc biệt là thông qua cơ chế thu từ các khoản đóng góp bắt buộc của người dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Và để làm được điều đó, nhất là những nước đang phát triển cần một nguồn vốn đầu tư lớn, song nguồn lực trong nước không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu. Vì vậy mà các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ là cần thiết nhằm bổ sung nguồn lực để phát triển kinh tế khi mà năng lực sản xuất của nền kinh tế đang còn thấp. Với việc đi vay nước ngoài Chính phủ sẽ không những không gây ra hiện tượng “crowd out” hay là hiệu ứng lấn át đầu tư của khu vực tư nhân ảnh hưởng đến tính hiệu quả chung của nền kinh tế, mà còn có cơ hội đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn trong tương lai thông qua việc gắn liền chi phí của dự án đầu tư công với luồng lợi ích do chúng tạo ra. Nghĩa là để tài trợ bằng dự án nếu vay nợ cho phép mang đến lợi ích dồn tích trong tương lai mà không phải giảm mức tiêu dùng của người dân trong thời kỳ hiện tại. Mặt khác khi nền kinh tế gặp phải những cú sốc hay những vấn đề đột biến như thiên tai, hay chịu ảnh hưởng từ những cuộc suy thoái mang tính khu vực và toàn cầu khiến cho nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề; Hoặc nền kinh tế đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng của chu kỳ kinh tế, Chính phủ phải can thiệp bằng các biện pháp trợ cấp hay kích cầu cho nền kinh tế. Vì vậy vay nợ từ nước ngoài của Chính phủ cũng nhằm ổn định thị trường trong nước trong ngắn hạn. Các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ giúp phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường khi có thêm nguồn vốn đầu tư vào phát triển giáo dục và hỗ trợ lĩnh vực y tế bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế các nước đang phát triển gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình. Ngoài ra các khoản vay nợ nước ngoài cũng là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế từ đó ổn định đồng bản tệ. Trong bối cảnh tích luỹ trong nước không đủ, việc vay nợ nước ngoài để đầu tư là tất yếu. Song thực tế kinh nghiệm của các quốc gia đã cho thấy việc quản lý nợ nước ngoài không chặt chẽ cùng với các sai lầm trong chính sách có thể đưa một đất nước gặp phải khó khăn về tài chính thậm chí có thể rơi vào khủng hoảng. Việc quản lý lỏng lẻo về các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ có thể dẫn đến tình trạng” lãi mẹ đẻ lãi con”. Hay nói cách khác việc quản lý và sử dụng các khoản vay kém hiệu quả, sai mục tiêu và các chính sách kinh tế không linh hoạt với bối cảnh quốc tế có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành một nước mắc nợ trầm trọng. Sau một thời gian vay nợ, một số nước đã phải dành hơn 50% thu nhập từ xuất khẩu và sản xuất trong nước để trả lãi vay và khấu hao nợ hàng năm. Thậm chí Chính phủ nhiều nước còn tuyên bố là không thể tiếp tục trả lãi suất và khấu hao nợ hàng năm nữa, dẫn đến phải tìm kiếm một sự thỏa hiệp và vay thêm tiền của các chủ nợ để trả cho chính họ những khoản lãi và gốc của số tiền đã vay trước đó. Đồng thời khi mắc nợ nghiêm trọng 1 nước có thể bị lệ thuộc không chỉ về kinh tế đối với các chủ nợ và các rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế. Chấn động từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp, IreLand, mà một nguyên nhân xuất phát từ việc lạm dụng vay mượn nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu quốc tế đang có nguy cơ lan rộng sang một số quốc gia khác khiến các nước, đặc biệt là những nước có nợ công lớn và thâm hụt ngân sách kinh niên, phải đánh giá lại tình trạng tài khóa của mình. Còn ở Việt Nam, trong suốt một thời gian dài trước đây luôn nhận được sự hỗ trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa như Đông Âu, Trung Quốc…việc vay nợ chỉ giới hạn ở một con số không lớn lắm và việc trả nợ cũng dựa trên quan hệ hữu nghị và ngoại giao. Vấn đề vay và trả nợ trở thành một vấn đề đáng lưu ý khi có các hoạt động cho vay của Ngân hàng thế giới và ngân hàng phát triển Châu Á. Kể từ đó cùng với những cam kết hỗ trợ ODA, vay nước ngoài của Việt Nam càng gia tăng về số lượng và tính đa dạng của hình thức vay và trả nợ. Hiện nay tình trạng nợ công hay nợ Chính phủ liên tục gia tăng tăng làm cho yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý nợ Chính phủ, đặc biệt là nợ nước ngoài của Chính phủ cũng trở nên cấp thiết. Tính cấp thiết của đề tài còn xuất phát từ việc tăng cường hội nhập của Việt Nam vào quá trình toàn cầu hóa. Nghĩa là chúng ta có nhiều cơ hội tiếp cận các khoản vay nước ngoài hơn và nếu không quản lý tốt khoản tiền vay này chắc chắn di sản để lại cho tương lai là món nợ khổng lồ. Vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu là " Hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam"

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với vai trò điều tiết vĩ mô, khắc phục những thất bại của thị trường và phân phối lại thu nhập tạo sự công bằng trong xã hội. Đặc biệt là thông qua cơ chế thu từ các khoản đóng góp bắt buộc của người dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Và để làm được điều đó, nhất là những nước đang phát triển cần một nguồn vốn đầu tư lớn, song nguồn lực trong nước không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu. Vì vậy mà các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ là cần thiết nhằm bổ sung nguồn lực để phát triển kinh tế khi mà năng lực sản xuất của nền kinh tế đang còn thấp. Với việc đi vay nước ngoài Chính phủ sẽ không những không gây ra hiện tượng “crowd out” hay là hiệu ứng lấn át đầu tư của khu vực tư nhân ảnh hưởng đến tính hiệu quả chung của nền kinh tế, mà còn có cơ hội đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn trong tương lai thông qua việc gắn liền chi phí của dự án đầu tư công với luồng lợi ích do chúng tạo ra. Nghĩa là để tài trợ bằng dự án nếu vay nợ cho phép mang đến lợi ích dồn tích trong tương lai mà không phải giảm mức tiêu dùng của người dân trong thời kỳ hiện tại. Mặt khác khi nền kinh tế gặp phải những cú sốc hay những vấn đề đột biến như thiên tai, hay chịu ảnh hưởng từ những cuộc suy thoái mang tính khu vực và toàn cầu khiến cho nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề; Hoặc nền kinh tế đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng của chu kỳ kinh tế, Chính phủ phải can thiệp bằng các biện pháp trợ cấp hay kích cầu cho nền kinh tế. Vì vậy vay nợ từ nước ngoài của Chính phủ cũng nhằm ổn định thị trường trong nước trong ngắn hạn. Các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ giúp phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường khi có thêm nguồn vốn đầu tư vào phát triển giáo dục và hỗ trợ lĩnh vực y tế bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế các nước đang phát triển gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia 1 mình. Ngoài ra các khoản vay nợ nước ngoài cũng là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế từ đó ổn định đồng bản tệ. Trong bối cảnh tích luỹ trong nước không đủ, việc vay nợ nước ngoài để đầu tư là tất yếu. Song thực tế kinh nghiệm của các quốc gia đã cho thấy việc quản lý nợ nước ngoài không chặt chẽ cùng với các sai lầm trong chính sách có thể đưa một đất nước gặp phải khó khăn về tài chính thậm chí có thể rơi vào khủng hoảng. Việc quản lý lỏng lẻo về các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ có thể dẫn đến tình trạng” lãi mẹ đẻ lãi con”. Hay nói cách khác việc quản lý và sử dụng các khoản vay kém hiệu quả, sai mục tiêu và các chính sách kinh tế không linh hoạt với bối cảnh quốc tế có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành một nước mắc nợ trầm trọng. Sau một thời gian vay nợ, một số nước đã phải dành hơn 50% thu nhập từ xuất khẩu và sản xuất trong nước để trả lãi vay và khấu hao nợ hàng năm. Thậm chí Chính phủ nhiều nước còn tuyên bố là không thể tiếp tục trả lãi suất và khấu hao nợ hàng năm nữa, dẫn đến phải tìm kiếm một sự thỏa hiệp và vay thêm tiền của các chủ nợ để trả cho chính họ những khoản lãi và gốc của số tiền đã vay trước đó. Đồng thời khi mắc nợ nghiêm trọng 1 nước có thể bị lệ thuộc không chỉ về kinh tế đối với các chủ nợ và các rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế. Chấn động từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp, IreLand, mà một nguyên nhân xuất phát từ việc lạm dụng vay mượn nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu quốc tế đang có nguy cơ lan rộng sang một số quốc gia khác khiến các nước, đặc biệt là những nước có nợ công lớn và thâm hụt ngân sách kinh niên, phải đánh giá lại tình trạng tài khóa của mình. Còn ở Việt Nam, trong suốt một thời gian dài trước đây luôn nhận được sự hỗ trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa như Đông Âu, Trung Quốc…việc vay nợ chỉ giới hạn ở một con số không lớn lắm và việc trả nợ cũng dựa trên quan hệ hữu nghị và ngoại giao. Vấn đề vay và trả nợ trở thành một vấn đề đáng lưu ý khi có các hoạt động cho vay của Ngân hàng thế giới và ngân hàng phát triển Châu Á. Kể từ đó cùng với những cam kết hỗ trợ ODA, vay nước ngoài của Việt Nam càng gia tăng về số lượng và tính đa dạng của hình thức vay và trả nợ. Hiện nay tình trạng nợ 2 công hay nợ Chính phủ liên tục gia tăng tăng làm cho yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý nợ Chính phủ, đặc biệt là nợ nước ngoài của Chính phủ cũng trở nên cấp thiết. Tính cấp thiết của đề tài còn xuất phát từ việc tăng cường hội nhập của Việt Nam vào quá trình toàn cầu hóa. Nghĩa là chúng ta có nhiều cơ hội tiếp cận các khoản vay nước ngoài hơn và nếu không quản lý tốt khoản tiền vay này chắc chắn di sản để lại cho tương lai là món nợ khổng lồ. Vì vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu là " Hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam" 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ. - Xây dựng chuỗi số liệu về tình hình nợ nước ngoài của Chính phủ trong giai đoạn từ 2002 - 2009. Từ đó phân tích và đánh giá về mức độ nợ cũng như khả năng trả nợ nước ngoài của Chính phủ. - Phân tích thực trạng hệ thống quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian 2002 - 2009. - Nghiên cứu một số kinh nghiệm về quản lý nợ nước ngoài trên thế giới và rút ra bài học đối với Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào việc phân tích hệ thống quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ và phân tích thực trạng nợ nước ngoài của Chính phủ ở Việt Nam thông qua các chỉ số kinh tế và các chỉ số nợ nước ngoài trên giác độ vĩ mô. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ - tập trung chủ yếu vào vay ODA, vay nợ thương mại thông qua phát 3 hành trái phiếu quốc tế và các biến vĩ mô, các chính sách có ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ nước ngoài trong giai đoạn 2002- 2009. Luận văn sử dụng số liệu thống kê về tăng trưởng, xuất nhập khẩu, đầu tư… của Việt Nam được lấy từ nguồn chính thức do Tổng cục Thống kê công bố trên trang web của Tổng cục thống kê. Các số liệu thống kê về nợ chủ yếu lấy từ các Bản tin nợ nước ngoài của Bộ tài chính. Ngoài ra có tham khảo tài liệu về hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính DMFAS. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn áp dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, phân tích hệ thống, so sánh… kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn nhằm giải thích đánh giá những vấn đề quan trọng phục vụ mục đích nghiên cứu. 5. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vay nợ nước ngoài của Chính phủ - Đánh giá thực trạng nợ nước ngoài của Chính phủ cũng như mô hình quản lý và các công cụ quản lý nợ nước ngoài của chính phủ tại Việt Nam trong giai đoạn 2002- 2009 - Phân tích nguyên nhân dẫn đế những hạn chế trong quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam. - Từ những đánh giá về thực trạng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ Chương này trình bày các vấn đề lý thuyết chung về nợ nước ngoài của chính phủ, vai trò và phân loại. Đồng thời hệ thống hóa các vấn đề về quản lý nợ 4 nước ngoài của chính phủ bao gồm: nguyên tắc quản lý, nội dung quản lý, hệ thống cơ quan quản lý và các công cụ quản lý. Tập trung vào việc xây dựng kế hoạch vay trả nợ nước ngoài và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ, khả năng trả nợ cũng như tính bền vững của nợ nước ngoài. Chương 2: Thực trạng quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam Chương này trình bày phần thực trạng nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài của chính phủ tại Việt Nam giai đoạn 2002 - 2009. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng đó làm rõ một số thành tựu đạt được, cũng như những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó trong công tác quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam Trên cơ sở phân tích thực trạng ở Chương 2 và một số bài học về quản lý nợ nước ngoài ở một số quốc gia trên thế giới, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ nước ngoài tại Việt Nam. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên mặc dù rất cố gắng song luận văn không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy tác giả mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp của các thầy cô và anh chị đồng nghiệp để hoàn thiện kiến thức. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Bất và các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. 5 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ 1.1 Nợ nước ngoài của Chính phủ 1.1.1 Các khái niệm Nợ là lượng tiền mà một công ty hoặc một cá nhân nợ một tổ chức hoặc một cá nhân khác. Nợ phát sinh từ việc vay tiền để mua hàng hoá, dịch vụ và các tài sản tài chính khác. Một khoản nợ được tạo ra khi người cho vay cho người đi vay một lượng tài sản nhất định. Nợ của chính phủ là một bộ phận của nợ công. Theo các định nghĩa chuẩn quốc tế đã được đưa ra trong “Thống kê Nợ Nước ngoài: Hướng dẫn tập hợp và sử dụng” do Nhóm công tác liên ngành của IMF chủ trì xuất bản tháng 6/2003: Nợ công được định nghĩa là "các nghĩa vụ nợ của khu vực công.”Các nghĩa vụ nợ của khu vực công đã được xác định trong Cẩm nang Hệ thống Báo cáo Bên nợ WB, xuất bản tháng 1/2000 bao gồm nợ của Chính phủ Trung ương và các bộ ban ngành; nợ của các cơ quan chính trị cấp dưới như tỉnh, huyện, và các thành phố trực thuộc TW; nợ của Ngân hàng Nhà nước; và nợ của các thể chế tự quản. Trong đó các thể chế tự quản ví dụ như các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng phát triển…Các thể chế tự quản này phải đáp ứng một trong 3 điều kiện: ngân sách của thể chế đó phải được Chính phủ phê duyệt; hoặc Chính phủ sở hữu trên 50% cổ phần ưu đãi hay có đại diện trong hội đồng cổ đông; hoặc trong trường hợp phá sản, Chính phủ sẽ phải chịu trách nhiệm với khoản nợ của thể chế đó. Vì vậy về nguyên tắc luật pháp, trong trường hợp doanh nghiệp Nhà nước là công ty trách nhiệm hữu hạn, thì khi phá sản, người chủ sở hữu không chịu trách nhiệm gì về nợ nần của các công ty này ngoài tài sản đã góp. Nợ công bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài của khu vực công. Trong đó “nợ Chính phủ Trung ương” khác với "nợ Chính phủ". “Nợ Chính phủ” là nói về bất kỳ đối tượng nào, trong đó nợ mang đầy đủ cam kết và bảo lãnh của các cấp 6 chính quyền. “Nợ Chính phủ Trung ương” nói về các công nợ được Chính phủ Trung ương phát hành trực tiếp. Ở đầy cũng cần chỉ rõ mối quan hệ giữa nợ công và nợ quốc gia. Nợ quốc gia được hiểu là tổng nợ nước ngoài của quốc gia. Tổng nợ nước ngoài được định nghĩa là số dư nợ của các công nợ thường xuyên thực tế, không phải công nợ bất thường đòi hỏi một bên nợ phải thanh toán gốc và lãi tại một số thời điểm trong tương lai, do đối tượng cư trú tại một nền kinh tế nợ đối tượng không cư trú. Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của một quốc gia. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân. Như vậy nợ công không phải là một bộ phận của nợ quốc gia, mà có mối quan hệ chặt chẽ với nợ quốc gia thông qua phần nợ nước ngoài của khu vực công. Hình 1.1 Phân biệt nợ công và nợ quốc gia Nợ nước ngoài của khu vực công: bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ Trung ương, nợ nước ngoài (nếu có) của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nợ nước ngoài của các Doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhà nước) trực tiếp vay nước ngoài. Nợ nước ngoài của khu vực công Nợ trong nước của khu vực công Nợ nước ngoài của Khu vực tư nhân Nợ quốc gia Nợ công 7 Nợ nước ngoài của Chính phủ: là số dư mọi nghĩa vụ nợ hiện hành (không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của Chính phủ. Như vậy nợ nước ngoài của Chính phủ không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng hay không bao gồm các nghĩa vụ nợ chỉ phát sinh khi xảy ra một hoặc một vài điều kiện xác định trước; nói cách khác đây chính là những khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh, trong trường hợp đối tượng đi vay không trả được nợ, Chính phủ sẽ phải trả. 1.1.2 Phân loại nợ nước ngoài của Chính phủ 1.1.2.1 Theo chủ thể cho vay Nợ nước ngoài của Chính phủ phân loại theo chủ thể cho vay có thể chia thành nợ đa phương và nợ song phương. Nợ đa phương Nợ đa phương là các khoản vay với chủ nợ đa phương. Chủ nợ này là các tổ chức đa phương hay các tổ chức quốc tế, nhưng không phải là tổ chức quốc tế thay mặt cho một Chính phủ tài trợ riêng lẻ thông qua quỹ mà tổ chức đó quản lý. Chủ nợ đa phương bao gồm: - Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ: nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait. - Các tổ chức quốc tế và liên Chính phủ: Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Quốc tế và 8 Phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nợ song phương Nợ song phương là các khoản nợ mà nguồn vốn tài trợ được cấp bởi một Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ nước ngoài (bao gồm cả ngân hàng trung ương), một tổ chức thuộc khu vực công hoặc một cơ quan tín dụng xuất khẩu. Chủ nợ thường là Chính phủ một quốc gia riêng biệt thuộc tổ chức OECD hay một quốc gia khác, hoặc đến từ một tổ chức quốc tế đại diện cho một Chính phủ duy nhất dưới dạng hỗ trợ tài chính cho một quốc gia nào đó bằng các khoản vay ưu đãi. Ngoài ra còn có các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ với chủ nợ là tư nhân - những chủ nợ không phải là Chính phủ và các tổ chức thuộc khu vực công. Các chủ nợ tư nhân bao gồm các tổ chức tài chính tư nhân, các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và các nhà cung cấp các hàng hóa khác có khả năng tài chính. 1.1.2.2 Theo tính chất của các khoản vay nợ Theo tính chất của các khoản vay hay điều kiện tín dụng có thể chia thành các khoản vay nợ ưu đãi và vay thương mại. Các khoản vay nợ ưu đãi Vay nợ ưu đãi là khoản vay nợ được thực hiện theo các điều khoản thuận lợi hơn so với các khoản vay trên thị trường. Tính ưu đãi thể hiện ở mức lãi suất cho vay thấp hơn so với mức lãi suất hiện hành trên thị trường hoặc thời gian ân hạn dài hơn; hoặc kết hợp cả lãi suất và thời gian ân hạn. Vay ưu đãi là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế cung cấp cho chính phủ của một nước nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội. Các khoản vay nợ nước ngoài ưu đãi bao gồm các khoản vay ODA và các khoản vay điều kiện ưu đãi nhưng thành tố ưu đãi không đạt tiêu chuẩn của vay ODA. Đối với các nước đang phát triển hiện nay các khoản vay ưu đãi chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA. 9 Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là dòng vốn tài trợ chính thức với mục đích chính là phát triển nền kinh tế cho các quốc gia và có yếu tố không hoàn lại ít nhất là 25%. Thành tố hỗ trợ, còn được gọi là yếu tố không hoàn lại là một chỉ số biểu hiện tính “ưu đãi” của ODA so với các khoản vay thương mại theo điều kiện thị trường. Thành tố hỗ trợ càng cao càng thuận lợi cho nước tiếp nhận. Chỉ tiêu này được xác định dựa trên tổ hợp các yếu tố đầu vào: Lãi suất, thời gian ân hạn, thời hạn cho vay, số lần trả nợ trong năm, và tỷ lệ chiết khấu. Viện trợ của Hoa Kỳ cho các nước Tây Âu và của Liên Xô cho các nước XHCN được coi là các khoản ODA đầu tiên. Mặc dù mục tiêu chính của các khoản viện trợ này là chính trị nhưng chúng cũng đã có tác dụng nhất định giúp các nước tiếp nhận phát triển KTXH. Đến năm 1960, trước sự đấu tranh mạnh mẽ của các nước đang và kém phát triển, cộng với nhận thức thay đổi của các nước giàu đối với sự phát triển của các nước nghèo, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thành lập Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (DAC). Uỷ ban này có nhiệm vụ yêu cầu, khuyến khích và điều phối viện trợ của các nước OECD cho các nước đang và kém phát triển. Kể từ khi bản báo cáo đầu tiên của DAC ra đời vào năm 1961, thuật ngữ ODA được chính thức sử dụng, với ý nghĩa là sự trợ giúp có ưu đãi về mặt tài chính của các nước giàu, các tổ chức quốc tế cho các nước nghèo. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 10 – 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm phù hợp cho các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường xá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh. Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%. Mặc dù vậy các khoản vay ODA cũng mang lại những bất lợi cho các nước tiếp nhận. Đó là những ràng buộc về kinh tế và chính trị xã hội khi tiếp cận với nguồn vốn này. 10 [...]... hp lý v tham gia ký kt n v thanh toỏn, v giỏm sỏt khụng y v cỏc bờn nm gi n Chiến lợc Nợ quốc gia Khả năng bền vững nợ Khả năng biến động bên ngoài Các chi phí/ mức nợ Các rủi ro tài khóa Bảo lãnh chính phủ Các công nợ bất thờng Ngân sách năm bao gồm cả Các chi phí trả nợ Khuôn khổ Tài khóa Trung hạn Khuôn khổ Chi tiêu Trung hạn Chiến lợc Nợ Chỉnh sửa theo k Thực hiện Ngân sách Các chính sách nợ &... qun lý T chc b mỏy qun lý n nc ngoi cng l mt ni dung khụng kộm phn quan trng trong cụng tỏc qun lý n nc ngoi ca chớnh ph Trc ht cỏc c quan lp phỏp, chu trỏch nhim thụng qua cỏc vn bn lut quy nh chung v vay n nc ngoi v hn mc vay n nc ngoi Tip theo l cỏc c quan hnh phỏp chu trỏch nhim trin khai cỏc ni dung qun lý n Thụng thng cỏc nc B ti chớnh s chu trỏch nhim chớnh v qun lý n V cui cựng l C quan qun lý. .. hin cỏc khon vay v giỏm sỏt cỏc khon vay n 17 Trờn th gii, c quan qun lý n ny cú th l mt b phn trc thuc B ti chớnh hay cng cú th thuc NHTW Hoc c quan qun lý n tỏch thnh cỏc b phn m nhn nhng nghip v riờng thuc c B ti chớnh v NHTW Anh thỡ Ngõn hng Trung ng qun lý n nc ngoi Ti New Zealand c quan qun lý n (NZDMO) l mt phn ca B phn Qun lý ti sn v cụng n (ALM) v nghip v ca nú nm trong phm vi tng th ca B ti... Trung tõm Qun lý Trỏi phiu Chớnh ph B Ti chớnh gi li V Ti chớnh i ngoi tip tc qun lý cỏc khon vay song phng v a phng, cũn PMON chu trỏch nhim vi n trong nc v n nc ngoi phỏt hnh qua chng khoỏn trờn c s th trng Nh vy tựy theo t chc b mỏy v iu kin ca mỡnh m mi quc gia s la chn xõy dng c quan qun lý n nc ngoi khỏc nhau Tuy nhiờn b phn qun lý N nc ngoi ca Chớnh ph nhng cú th chia b mỏy qun lý ra thnh 3... Trng b phn qun lý n nc ngoi Cỏc giao dch v huy ng n nc ngoi Chớnh sỏch ri ro v tuõn th Hch toỏn v tr n Huy ng n nc ngoi Cỏc chớnh sỏch v ri ro Thanh toán Qun lý qu v lung tin Hn mc vay n nc ngoi Các Tài khoản Ngân hàng Vay li v bo lónh Các Hệ thống, báo cáo Hạch toán & Dự báo Hỡnh 1.2 S h thng c quan quỏn lý n nc ngoi 19 1.2.2 Ni dung qun lý n nc ngoi ca Chớnh ph Chớnh ph thng nht qun lý ton din n nc... phỏt trin kinh t v tng xng vi kh nng thanh toỏn ca nn kinh t qun lý n nc ngoi ca Chớnh ph cú hiu qu u tiờn cn phi cú mt khung th ch hon thin v t chc b mỏy qun lý n nc ngoi ca Chớnh ph phự hp 1.2.1 Khung th ch v t chc b mỏy qun lý n nc ngoi ca Chớnh ph Vn u tiờn ca cụng tỏc qun lý n nc ngoi ca chớnh ph l phi xõy dng c mt khuụn kh phỏp lý v th ch, trong ú cú phõn nh rừ trỏch nhim v quyn hn ca cỏc c quan... trờn th trng hng húa nhm to ra hiu qu u t cho cỏc nc i vay n Khung th ch phỏp lý qun lý n nc ngoi rm r, chng chộo lm tng chi phớ ca cỏc c quan chu trỏch nhim qun lý, giỏm sỏt tuõn th v cỏc ri ro khỏc trong qun lý nh: Bỏo cỏo khụng chớnh xỏc v cỏc cụng n v c tớnh khụng y v mc n thc t ca Chớnh ph; Ch o hoc ghi chộp khụng hp lý v tham gia ký kt n v thanh toỏn, v giỏm sỏt khụng y v cỏc bờn nm gi n 1.3.2... ghi chộp giao dch, thiu hoc mt kim soỏt ni b, hay h thng, dch v; ri ro uy tớn; ri ro phỏp lý; vi phm an ninh; hoc thiờn tai ch ho gõy nh hng n hot ng nghip v Ngoi ra cú th k n ri ro thanh toỏn hay ri ro v nng lc qun lý ca b mỏy qun lý n nc ngoi 32 1.4 Kinh nghim qun lý n nc ngoi ca cỏc nc trờn th gii 1.4.1 Qun lý n vay nc ngoi ca Chớnh ph cỏc nc ụng Sut sinh li thp cỏc nn kinh t phỏt trin v s thn... phự hp v phõn cụng trỏch nhim qun lý gia cỏc c quan qun lý nh nc Xõy dng v thc thi chin lc vay tr n nc ngoi Chin lc vay tr n nc ngoi ỏnh giỏ thc trng n nc ngoi, tỡnh hỡnh v cụng tỏc qun lý n nc ngoi T ú a ra mc tiờu, nh hng v h thng cỏc ch tiờu v vay v tr n nc ngoi ca quc gia v phõn theo khu vc kinh t ng thi mt chin lc n cng a ra cỏc gii phỏp, chớnh sỏch i vi qun lý n nc ngoi ca quc gia v t chc thc... v qun lý mi giao dch liờn quan n vay n nc ngoi da trờn k hoch vay mn ó c phờ duyt Nhúm ny cng cú trỏch nhim x lý cỏc nghip v bo lónh, t bo him v cỏc giao dch phỏi sinh ca Chớnh ph; Hay núi cỏch khỏc trỏch nhim ny cng bao gm cỏc giao dch liờn quan n qun lý tng th v qu v lung tin, ti chớnh d ỏn, cho vay li v bo lónh Chớnh ph Nhúm Chớnh sỏch ri ro v tuõn th s chu trỏch nhim thit lp khuụn kh qun lý n - . và nguyên nhân của các hạn chế đó trong công tác quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam Trên cơ. trong quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam. - Từ những đánh giá về thực trạng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam. 6 ngoài. Chương 2: Thực trạng quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ tại Việt Nam Chương này trình bày phần thực trạng nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài của chính phủ tại Việt Nam giai đoạn 2002 - 2009.

Ngày đăng: 27/07/2015, 11:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mặc dù vậy các khoản vay ODA cũng mang lại những bất lợi cho các nước tiếp nhận. Đó là những ràng buộc về kinh tế và chính trị xã hội khi tiếp cận với nguồn vốn này.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan