Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn SINH HỌC khối 11 của trường chuyên THÁI BÌNH

8 8.3K 113
Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn SINH HỌC  khối 11 của trường chuyên  THÁI BÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DH VÀ ĐB BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH. ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương ĐT : 0978408481 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐB BẮC BỘ NĂM 2015 MÔN THI: SINH - LỚP: 11 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 trang Câu 1. (2 điểm) Giải thích các hiện tượng sau trên cơ sở hiện tượng hút nước và thoát nước của cây xanh: 1. Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt. 2. Khi bón nhiều phân đạm vào gốc thì cây bị héo. 3. Khi mưa lâu ngày, đột ngột nắng to thì cây héo. 4. Người ta thường xới xáo, làm cỏ sục bùn cho một số cây trồng. Câu 2. (2 điểm) 1. Giải thích tại sao khi tăng nồng độ CO 2 trong dung dịch nuôi tảo, bọt khí oxi lại nổi lên nhiều hơn? 2. Tại sao đều không có hô hấp sáng, nhưng thực vật C 4 có năng suất cao còn thực vật CAM có năng suất thấp hơn? 3. Người ta nói: Các cây rong màu đỏ là các cây có thể sống ở mức nước sâu nhất. Nhận định đó có đúng không? Vì sao? 4. Với cùng một cường độ ánh sáng, nhận thấy: ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng màu xanh tím. Giải thích vấn đề này như thế nào? Câu 3. (2 điểm) 1. Nêu những ảnh hưởng của hô hấp trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, hoa quả. Để bảo quản tốt các sản phẩm trên, phải điều chỉnh cường độ hô hấp như thế nào? 2. Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Có cơ chế nào để thực vật tồn tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời không? Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường thường xuyên thiếu oxi? Câu 4. (2 điểm) 1. Trình bày tóm tắt về thuyết quang chu kì? 2. Về sự thụ phấn ở thực vật? a. Vì sao một số cây có hoa lưỡng tính vẫn phải thụ phấn nhờ côn trùng? b. Có một số cây nhốt côn trùng từ 5h chiều đến khoảng 6 – 7h sáng hôm sau mới thả. Hãy giải thích vì sao cây này lại phải làm như vậy và thử đoán xem chúng đã nhốt và thả côn trùng như thế nào? Câu 5. (2 điểm) 1. (1 điểm): Trình bày khái niệm về cảm ứng ở thực vật? 2. (1 điểm): Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh: Hô hấp là một quá trình tỏa nhiệt mạnh và giải thích vì sao? Câu 6. (2 điểm) 1. Tại sao thức ăn gần như không được hấp thu ở dạ dày mà chỉ được hấp thu càng lúc càng mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng? Vai trò chủ yếu của dạ dày trong sự tiêu hóa thức ăn là gì? 2. Sự hấp thụ các sản phẩm tiêu hóa diễn ra ở đâu? Đặc điểm cấu tạo nào phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng? Câu 7. (2 điểm) 1. Một bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín) - Nhịp tim của bệnh nhân có thay đổi không? Tại sao? - Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim (thể tích tâm thu) có thay đổi không? Tại sao? - Huyết áp động mạch có thay đổi không? Tại sao? 2. Nêu các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn người? Câu 8. (2 điểm) Trình bày ý nghĩa của nội cân bằng và các cơ chế điều hoà nội cân bằng ? Câu 9. (2 điểm) Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ đi theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan trả lời? Câu 10. (2 điểm) Phân biệt các giai đoạn chính trong sự sinh trưởng và phát triển ở động vật kể từ khi trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử đồng thời nêu rõ sự phát triển qua biến thái và không qua biến thái trong sự phát triển ở giai đoạn hậu phôi. …………………………HẾT……………………………… TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH ………………. ĐÁP ÁN HSG VÙNG DH&ĐB BẮC BỘ NĂM 2014 - 2015 MÔN THI: SINH HỌC LỚP 11  CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1. Câu 1. (2 điểm) 1. Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt chứng tỏ áp suất rễ đẩy nước chủ động lên thân. 2. Khi bón nhiều phân đạm vào gốc thì cây bị héo  bón nhiều phân làm tăng ASTT của đất nên tế bào rễ cây không hút được nước. 3. Khi mưa lâu ngày, đột ngột nắng to thì cây héo  mưa lâu ngày, độ ẩm không khí cao sẽ cản trở sự thoát hơi nước. Nắng to đột ngột sẽ đốt nóng lá (vì sự thoát hơi nước gặp khó khăn). 4. Người ta thường xới xáo, làm cỏ sục bùn cho một số cây trồng  tăng lượng oxi cho rễ giúp rễ hô hấp tốt tạo năng lượng để hút nước. 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Câu 2. (2 điểm) 1. Khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo là ta đã kích thích pha tối của quang hợp hoạt động tốt hơn. Pha tối hoạt động tốt sẽ cần nhiều sản phẩm của pha sáng (ATP và NADPH), do đó pha sáng phải hoạt động tốt hơn, quá trình quang phân li H2O xảy ra mạnh hơn, Oxi thải ra nhiều hơn. 2. Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 của chu trình CAM, do vậy làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây  năng suất thấp 3. Đúng. Màu của tảo chính là màu của ánh sáng phản xạ hoặc xuyên qua. Như vậy tảo đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ và để quang hợp được, tảo này phải hấp thụ ánh sáng xanh tím. Ánh sáng xanh tím có bước sóng ngắn nhất trong ánh sáng mặt trời nên xuyên được đến mực nước sâu nhất. 4. Cơ sở lý luận: - Hiệu quả quang hợp chỉ phụ thuộc vào số lượng photon (cần 8 photon để cố định một phân tử CO2 hay 48 photon để hình thành một phân tử glucose), không phụ thuộc vào năng lượng photon. - Trên cùng một cường độ ánh sáng, số lượng photon của ánh sáng đỏ lớn gần gấp đôi số lượng photon của ánh sáng xanh tím. Vì năng lượng một photon của ánh sáng xanh tím lớn gần gấp đôi năng lượng của một photon 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 của ánh sáng đỏ. 3. Câu 3. (2 điểm) 1. - Hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ  tiêu hao nhiều chất hữu cơ trong sản phẩm. - Hô hấp làm tăng nhiệt độ, độ ẩm của môi trường và đối tượng bảo quản  dễ làm hư hỏng sản phẩm. - Hô hấp làm giảm lượng oxi, tăng lượng CO 2  khi CO 2 tăng quá mức, oxi giảm quá mức sẽ chuyển sang hô hấp yếm khí  sản phẩm hư hỏng nhanh hơn. - Muốn bảo quản tốt các sản phẩm trên cần làm giảm đến mức tối thiểu cường độ hô hấp bằng cách hạ nhiệt độ, tăng nồng độ CO 2 ở mức thích hợp hoặc sấy khô sản phẩm. 2. Khi rễ cây bị ngập úng, hạt ngâm trong nước hay cây trong điều kiện thiếu oxi. Có, lúc đó thực vật thực hiện hô hấp kị khí. Giai đoạn đường phân xảy ra ở tế bào chất: Glucozo  axit piruvic + ATP + NADH. Lên men rượu tạo axit lactic hoặc etanol Axit piruvic  etanol + CO 2 + NL Axit piruvic  axit lactic + NL. Một số thực vật: - Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí. - Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn oxi từ thân xuống rễ. - Rễ mọc ngược lên để hấp thụ oxi không khí như rễ thở ở sú, vẹt, mắm 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 4. Câu 4. (2 điểm) 1. Trình bày tóm tắt về thuyết quang chu kì? + Định nghĩa: Thuyết quang chu kì là thuyết giải thích quá trình ra hoa phụ vào quang chu kì. + Nội dung: Dựa theo thời gian ra hoa phụ thuộc vào quang chu kì người ta chia ra 3 nhóm cây: cây ngày dài, cây ngày ngắn, cây trung tính. + Độ dài đêm quyết định sự ra hoa. Có 4 thí nghiệm để chứng minh kết luận này. Như vậy, cây ngày dài thực chất là cây đêm ngắn, ngược lại cây ngày ngắn thực chất là cây đêm dài. + Chất điều khiển thời gian ra hoa trong thuyết quang chu kì là phitôcrôm 0.25 0.25 0.25 0.25 660 (kích thích sự ra hoa cây ngắn ngày) và phitôcrôm 730 (kích thích sự ra hoa cây dài ngày). 2. a. Vì thời gian chín của nhị và nhuỵ không trùng nhau. b. Hoa đợi nhị chín vào sáng sớm, lúc đó côn trùng được thả và lấy được phấn hoa. - Hoa nhốt côn trùng bằng cách cấu tạo ống hoa như chiếc hom giỏ. Côn trùng chui vào đáy ống sẽ không ra được. - Gần sáng hom giỏ này được mở ra, côn trùng có thể bay ra ngoài. 0.25 0.25 0.25 0.25 5. Câu 5. (2 điểm) 1. Trình bày khái niệm về cảm ứng ở thực vật? Thực vật không có hình thức cảm ứng như động vật nhưng chúng có nhiều kiểu cảm ứng ở cây đang sinh trưởng và ở các bộ phận cây do sự tác động của các nhân tố bên ngoài về một phía của cơ quan hay cơ thể hoặc theo chu kì ngày đêm và sự thay đổi sức trương nước ở các tế bào khớp. Có thể chia các hình thức cảm ứng của cây thành hai loại chính: - Vận động hướng động (vận động theo ánh sáng, vận động theo trọng lực, vận động theo nguồn nước, vận động theo nguồn dinh dưỡng). - Vận động cảm ứng (vận động theo sự thay đổi sức trương nước, vận động theo đồng hồ sinh học). 2. Thiết kế thí nghiệm Lấy 1 kg hạt thóc hoặc đậu, ngô ngâm trong nước, vớt ra, ủ cho nảy mầm: gói hạt trong túi vải, đặt túi hạt trong hộp xốp cách nhiệt, cắm nhiệt kế vào túi hạt, theo dõi nhiệt độ trên nhiệt kế. Ghi nhiệt độ theo thời gian, khoảng 30' một lần (30', 60', 90', 120' ) sẽ thấy khi hô hấp, hạt tỏa nhiệt mạnh (nhiệt kế tăng lên). - Giải thích hiện tượng Sử dụng hệ số hiệu quả năng lượng hô hấp Số năng lượng tích lũy trong ATP Hệ số hiệu quả NL hô hấp = x 100% Số NL chứa trong nguyên liệu hô hấp Cụ thể là: Hệ số hiệu quả năng lượng hô hấp = kcal ATPkcalx 674 383,7 x 100% = 41% Như vậy quá trình hô hấp chỉ thu khoảng 41% năng lượng của nguyên liệu dưới dạng ATP, còn 59% năng lượng của nguyên liệu hô hấp tỏa nhiệt. 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 6. Câu 6. (2 điểm) 1. - Thức ăn không được hấp thu ở dạ dày vì chưa được tiêu hóa hóa học xong. Chỉ mới một phần gluxit và protein được biến đổi thành những hợp chất tương đối đơn giản. - Thức ăn được hấp thu mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng vì: + Thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành những chất đơn giản. + Bề mặt hấp thu của ruột tăng lên rất lớn, nhờ các nếp gấp cực nhỏ của niêm mạc ruột mang rất nhiều những lông hấp thụ cực nhỏ. - Vai trò của yếu của dạ dày: Tiêu hóa cơ học (biến đổi thức ăn thành những phân tử nhỏ) tạo điều kiện cho tiêu hóa hóa học. 2. Ruột là bộ phận tiêu hóa quan trọng nhất của cơ quan tiêu hóa và diễn ra sự hấp thụ các sản phẩm tiêu hóa. Đặc điểm cấu tạo của ruột phù hợp với chức năng hấp thụ các chất: + Ruột dài. + Cấu tạo từ 3 cấp độ: nếp gấp niêm mạc ruột, lông ruột và lông cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt ruột dẫn đến tăng khả năng hấp thụ. + Hệ thống mao mạch và bạch huyết dày đặc. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 7. Câu 7. (2 điểm) a. Một bệnh nhân bị hở van tim thì: - Nhịp tim tăng để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan. - Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim giảm do 1 phần máu quay trở lại tâm nhĩ. - Lúc đầu, nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không đổi. Lúc sau, suy tim nên huyết áp động mạch giảm. - Hở van tim gây suy tim do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài. b. Các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim: - Sức bơm và hút của tim: tim co bóp đẩy máu chảy trong hệ mạch và khi tâm thất dãn thì áp suất trong tâm thất giảm tạo lực hút từ tĩnh mạch về tim. - Áp suất âm lồng ngực: tạo điều kiện để các tĩnh mạch lớn trong lồng ngực dãn ra, hút máu trở về tim từ các tĩnh mạch nhỏ hơn. - Hoạt động của các cơ xương và các van tĩnh mạch: khi cơ xương co ép 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 vào tĩnh mạch dồn máu về tim và van tĩnh mạch giúp máu chảy theo 1 chiều từ tĩnh mạch về tim. - Ảnh hưởng của trọng lực: khi đứng, máu từ tĩnh mạch phía trên chảy về tim. 0,25 0,25 8. Câu 8. (2 điểm) - Ý nghĩa của cân bằng nội môi Máu và dịch mô tạo thành môi trường trong của cơ thể liên quan đến trao đổi chất và chuyển hoá ở các tế bào. - Các tế bào chỉ đảm bảo hoạt động sinh lí bình thường khi nồng độ các chất hoà tan trong máu giữ ổn định, không làm thay đổi áp suất thẩm thấu độ pH và thân nhiệt. - Nếu các chỉ tiêu đó bị dao động sẽ gây rối loạn quá trình chuyển hoá của tế bào hoặc đe doạ đời sống của tế bào nên cơ thể phải có cơ chế để bảo đảm thế cân bằng của chỉ tiêu quan trọng của môi trường trong. Như vậy, các tế bào cơ thể mới thực hiện được chức năng sinh lí của mình. - Các cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi. + Cơ chế điều hoá áp suất thẩm thấu.  Thông qua cơ chế điều hoà lượng nước lấy vào và lượng nước thải ra với sự tham gia của cơ quan tiêu hoá (thông qua ăn uống) và cơ quan bài tiết (sự bài tiết nước tiểu nhiều, ít) chủ yếu là thận.  Thông qua cơ chế đảm bảo cân bằng các chất điện giải và các chất ta trong huyết tương (với sự tham gia của thận và gan cùng với tuyến tuỵ). + Cơ chế điều hoà pH nội môi: Với sự tham gia của các hệ đệm bicacbonat, hệ đệm phốt phát và hệ đệm proteinnat. + Cơ chế điều hoà nhiệt: Giữ cho thân nhiệt ổn định bằng cơ chế đảm bảo sự cân bằng của các quá trình sinh nhiệt và toả nhiệt. 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 9. Câu 9. (2 điểm) Trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ đi theo một chiều vì: - Cung phản xạ được cấu tạo bởi: thụ quan, nơron cảm giác, nơron trung gian, nơron vận động, cơ quan trả lời. Giữa các nơron có các xinap hóa học. - Thụ quan chỉ làm nhiệm vụ thu nhận kích thích của môi trường và phát xung trên nơron cảm giác. - Cơ quan trả lời chỉ làm nhiệm vụ trả lời kích thích. - Theo chiều từ thụ quan đến cơ quan trả lời, tại mỗi xinap bắt đầu là màng trước- khe xinap- màng sau. 0.5 0.25 0.25 0.5 - Tại xináp hóa học xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều từ màng trước(có chất môi giới) sang màng sau(có thụ quan tiếp nhận chất môi giới) 0.5 10. Câu 10. (2 điểm) Phân biệt 2 giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính là giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi. a. Giai đoạn phôi: Gồm nhiều giai đoạn nhỏ kế tiếp nhau kể từ khi trứng được thụ tinh taọ thành hợp tử. Đó là giai đoạn phân cách trứng, giai đoạn phôi nang, giai đoạn phôi vị, giai đoạn phân hoá tế bào tạo nên các mô khác nhau. b. Giai đoạn hậu phôi: Gồm nhiều giai đoạn nhỏ kế tiếp nhau. Tuỳ theo sự khác biệt trong biến đổi con non thành con trưởng thành người ta phân thành 2 kiểu. - Phát triển không qua biến thái, trong đó con non mới nở đã giống con trưởng thành. - Phát triển qua biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn. + Phát triển qua biến thái hoàn toàn là con non mới sinh ra khác hoàn toàn với con trưởng thành.  Mang tính thích nghi để duy trì sự tồn tại của loài trong những điều kiện khác nhau của môi trường sống. + Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là con mới nở ra từ trứng đã thụ tinh tuy còn nhỏ nhưng đã gần giống với con trưởng thành nhưng chúng lớn lên và trở thành con trưởng thành trải qua những lần lột xác. 0.5 0.5 0.5 0.5 . HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DH VÀ ĐB BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH. ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương ĐT : 0978408481 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ. phôi. …………………………HẾT……………………………… TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH ………………. ĐÁP ÁN HSG VÙNG DH&ĐB BẮC BỘ NĂM 2014 - 2015 MÔN THI: SINH HỌC LỚP 11  CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1. Câu 1. (2 điểm) 1. Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt. KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐB BẮC BỘ NĂM 2015 MÔN THI: SINH - LỚP: 11 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 trang Câu 1. (2 điểm) Giải thích các hiện tượng sau trên

Ngày đăng: 27/07/2015, 10:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan