ĐỀ KIỂM TRA KHẢO sát học kì i môn văn 7,đề số 3

4 435 0
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO sát học kì i môn văn 7,đề số  3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN : NGỮ VĂN 7 Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Chú ý: Đề thi gồm 02 trang, HS làm bài vào tờ giấy thi. I. Phần trắc nghiệm (2 điểm) Chọn và chỉ ghi một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước kết quả đúng vào bài làm (mỗi ý đúng được 0,25 điểm) Câu 1. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép? A. Mặt mũi B. Máu mủ C. Mênh mông D. May mặc Câu 2. Từ nào không phải là từ láy? A. Lúc lắc B. Li ti C. Lá lúa D. Lung linh Câu 3. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “giai nhân” ? A. Mĩ nhân B. Gia nhân C. Chủ nhân D. Cố nhân Câu 4. Từ nào sau đây có yếu tố “tử” trong “bất tử”? A. Hoàng tử B. Thiên tử C. Lãng tử D. Tử trận Câu 5. Trong các cụm từ sau, cụm từ nào không phải là thành ngữ? A. Tai bay vạ gió B. Mượn gió bẻ măng C. Tấc đất tấc vàng D. Nhìn gà hóa cuốc Câu 6. Dòng nào nêu đúng về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ? A. 4 câu, mỗi câu 7 chữ, tiếng cuối các câu 1, 2, 4 vần với nhau, nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 B. 4 câu, mỗi câu 5 chữ, tiếng cuối các câu 1, 2, 4 hoặc câu 2, 4 vần với nhau, nhịp 2/3 C. 8 câu, mỗi câu 7 chữ, tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 vần với nhau, có phép đối ở 4 câu giữa, có luật bằng trắc, nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 D. không theo những điều trên, một bài có bao nhiêu câu, mỗi câu bao nhiêu chữ, gieo vần, ngắt nhịp thế nào… tất cả do nhu cầu diễn đạt quyết định. Câu 7. Dòng nào nêu đúng và đầy đủ các bước tạo lập văn bản ? A. Diễn đạt ý trong bố cục thành câu, thành đoạn. B. Tìm ý và sắp xếp ý, diễn đạt ý trong bố cục thành câu, thành đoạn. C. Tìm ý và sắp xếp ý, diễn đạt ý trong bố cục thành câu, thành đoạn, kiểm tra văn bản vừa tạo lập. D. Định hướng chính xác, tìm ý và sắp xếp ý, diễn đạt ý trong bố cục thành câu, thành đoạn, kiểm tra văn bản vừa tạo lập. Câu 8. Dòng nào là nghệ thuật đặc sắc của văn bản ‘Cảnh khuya’’ và “Rằm tháng giêng”? A. Ngôn ngữ hóm hỉnh, cách thể hiện độc đáo và sáng tạo. B. Hình ảnh thơ đẹp, trong sáng bình dị. C. Giàu chất tự sự, có sức lôi cuốn mạnh. D. Có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên. II. Phn t lun (8 im) Cõu 1 (2 im): Văn bản : Mùa xuân của tôi (Ngữ văn 7/tập 1) đợc viết theo thể loại nào ? Qua văn bản đó em cảm nhận đợc điều gì về thiên nhiên và lòng ngời ? Cõu 2 (6 im): Biểu cảm về bài ca dao : Công cha nh núi ngất trời, Nghĩa mẹ nh nớc ở ngoài biển đông. Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi. Ht UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN : NGỮ VĂN 6 I. Trắc nghiệm (2 điểm) Xác định đúng mỗi phương án trả lời được 0,25 điểm/câu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C A D C C D D II. Tự luận (8 điểm) Câu 1 : 2 điểm Văn bản : Mùa xuân của tôi (Ngữ văn /tập 1) được viết theo thể loại tùy bút. (0.5 đ) Thiên nhiên: vừa có cái lạnh của “mưa riêu riêu, gió lành lạnh”, nhưng lại có cái ấm áp nồng nàn của khí xuân, hơi xuân tràn ngập đất trời và thấm vào lòng người, những âm thanh tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình… (1 đ) Lòng người: nhớ thương da diết quê hương, gia đình, lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất và biết trân trọng, tận hưởng cuộc sống… (0.5 đ) Câu 2 : 6 điểm Đáp án A. Mở bài : 1 điểm - Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc văn bản, những ấn tượng mà văn bản gợi ra. B. Thân bài : 4 điểm 1. Biểu cảm về hình thức của bài ca(1 đ) - Là lời ru của mẹ nói với con. Được thể hiện bằng những câu thơ lục bát mang âm hưởng ngọt ngào, da diết. 2. Biểu cảm về nội dung tình cảm được biểu đạt trong bài ca dao. (3 điểm) a) Hiểu tấm lòng và công ơn cha mẹ qua lời ngợi ca công cha, nghĩa mẹ. (2 đ) + Dùng những hình ảnh lớn lao, thiêng liêng, sâu thẳm ngọt ngào để ví với công ơn của cha mẹ. Phân tích cái hay của những hình ảnh đó + Tư duy của người Việt thường ví công của người cha với trời, nghĩa của mẹ như biển b) Thấm thía trách nhiệm, bổn phận qua lời căn dặn tha thiết với những người làm con. (1 đ) - Biện pháp lặp lại “núi cao biển rộng” khái quát công ơn trời biển của cha mẹ. - Nhắc con hãy ghi nhớ công lao trời biển, ấy là “cù lao chín chữ”. Giọng điệu lời ca trở nên nghiêm trang, tha thiết. C. Kết bài : 1 điểm - Khẳng định tình cảm thể hiện trong bài thơ. - Bài học cho bản thân về hiếu nghĩa, về bổn phận làm con đối với cha mẹ. Biểu điểm Điểm 5 - 6 : Cho những bài viết hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. Biết kết hợp biểu cảm với phân tích vẻ đẹp của ngôn từ; biết hình dung tưởng tượng, biết so sánh, đối chiếu làm nổi bật tình cảm và gây được ấn tượng sâu sắc. Bố cục bài viết cân đối, kĩ năng dựng đoạn đặt câu chuẩn, liên kết. Không sai ngữ pháp, chính tả. Điểm 4: Làm đúng thể loại. Hoàn chỉnh về bố cục. Ít sai ngữ pháp và chính tả. Biết dựng đoạn, liên kết đoạn. Biểu cảm được các ý cơ bản, có thể chưa nhiều sáng tạo. Điểm 3 : Đạt được những yêu cầu cơ bản đối với bài văn biểu cảm. Biểu cảm chưa được sâu. Còn sai ngữ pháp, sai chính tả, bố cục chưa cân đối. Điểm 2 : Không đạt yêu cầu như điểm 3, 4. Điểm 0: Hoàn toàn không viết gì. . NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN : NGỮ VĂN 7 Th i gian : 90 phút (Không kể th i gian giao đề) Chú ý: Đề thi gồm 02 trang, HS làm b i vào tờ giấy thi. I. Phần. và biết trân trọng, tận hưởng cuộc sống… (0.5 đ) Câu 2 : 6 i m Đáp án A. Mở b i : 1 i m - Gi i thiệu hoàn cảnh tiếp xúc văn bản, những ấn tượng mà văn bản g i ra. B. Thân b i : 4 i m 1. Biểu. cao biển rộng” kh i quát công ơn tr i biển của cha mẹ. - Nhắc con hãy ghi nhớ công lao tr i biển, ấy là “cù lao chín chữ”. Giọng i u l i ca trở nên nghiêm trang, tha thiết. C. Kết b i : 1 i m -

Ngày đăng: 27/07/2015, 08:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan