đề ôn thi đại học môn địa lý 2016, đề số 2

4 516 0
đề ôn thi đại học môn địa lý 2016, đề số   2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT GIA LỘC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút (không tính thời gian giao đề) Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta. Những thế mạnh về tự nhiên của khu vực địa hình đồi núi đối với phát triển kinh tế. 2. Phân tích những ảnh hưởng của quá trình Đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Câu II (3,0 điểm) 1. Chứng minh rằng nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và đang khai thác ngày càng hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. 2. Trình bày những thế mạnh để phát triển tổng hợp kinh tế biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: Số lượt khách du lịch và doanh thu từ du lịch nước ta, thời kì 1995- 2007 Số lượt khách du lịch (triệu lượt người) Năm Tổng Nội địa Quốc tế Doanh thu từ du lịch (nghìn tỉ đồng) 1995 6,9 5,5 1,4 8,0 2000 13,3 11,2 2,1 17,4 2005 19,5 16,0 3,5 30,0 2007 23,3 19,1 4,2 56,0 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượt khách du lịch và doanh thu từ du lịch của nước ta thời kì 1995 - 2007. 2. Dựa vào biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành du lịch nước ta. Câu IV (2,0 điểm) Khái quát mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta. Tại sao nước ta có nhiều sông ngòi nhưng giao thông vận tải đường sông lại không có nhiều thuận lợi để phát triển? _______ Hết _______ Họ và tên thí sinh: – Số báo danh: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 2 ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3- NĂM HỌC 2013- 2014 Môn: ĐỊA LÍ Câu Nội dung Điểm 1. Đặc điểm chung của địa hình nước ta. Những thế mạnh về tự nhiên của khu vực địa hình đồi núi để phát triển kinh tế. 1,00 - Đặc điểm chung của địa hình nước ta: + Phần lớn diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (3/4 diện tích là đồi núi, chỉ có 1/4 diện tích là đồng bằng) + Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng. Được thể hiện ở đặc điểm đồi núi mang sắc thái đồi núi già trẻ lại, hướng nghiêng địa hình tây bắc- đông nam và hướng núi gồm 2 hướng chính: tây bắc- đông nam và hướng vòng cung. 0,25 + Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. 0,25 - Những thế mạnh về tự nhiên của khu vực địa hình đồi núi đối với phát triển kinh tế. + Nhiều khoán sản như than, sắt, thiếc, vật liệu xây dựng…  phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. + Rừng và hệ đất trồng phong phú, thuận lợi phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp. 0,25 + Nguồn thủy năng dồi dào để phát triển thủy điện và tiềm năng du lịch lớn. 0,25 2. Ảnh hưởng của quá trình Đô thị hóa đến phát triển kinh tế- xã hội 1,00 - Đô thị hóa có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. 0,25 - Các đô thị có khả năng đóng góp phần lớn GDP cho đất nước, cho các vùng trong cả nước. Tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. 0,25 - Các đô thị là thị trường tiêu thụ lớn và đa dạng, có khả năng sử dụng nhiều lao động nhất là lao động có trình độ, tạo sức hút đối với đầu tư và tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. 0,25 Câu I (2,0 điểm) - Làm nảy sinh những hậu quả như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội… 0,25 1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. 1,50 - Các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới: + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao, mưa nhiều và có sự phân hóa đa dạng. 0,25 + Đất feralit và đất phù sa màu mỡ, tầng đất dầy và phân bố khá tập trung, tạo thuận lợi cho cây trồng phát triển, hình thành các vùng chuyên canh qui mô lớn. 0,25 + Nguồn nước dồi dào trên các hệ thống sông cung cấp nước cho các công trình thủy lợi. Nhiều đồng cỏ để phát triển chăn nuôi. 0,25 3 - Nước ta đang khai thác ngày càng hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. + Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. 0,25 + Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp để tránh mùa sâu bệnh, thiên tai. 0,25 + Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ sự phát triển của ngành giao thông vận tải và đẩy mạnh sản xuất các nông sản xuất khẩu có giá trị cao. 0,25 2. Những thế mạnh để phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ 1,50 - Thế mạnh phát triển nghề cá: + Vùng biển rộng lớn, nhiều tôm cá, có 2 ngư trường lớn, bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng hải sản. + Hoạt động chế biển hải sản ngày càng đa dạng, phong phú. 0,50 - Thế mạnh phát triển du lịch biển: + Có nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng như: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa)… + Được nhà nước đầu tư là vùng trọng điểm du lịch biển của cả nước. 0,25 - Thế mạnh phát triển giao thông vận tải biển: Có nhiều thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển nhất cả nước do có nhiều vũng, vịnh biển sâu và kín, thuận lợi xây dựng các cảng biển nước sâu. 0,25 - Thế mạnh phát triển khai thác khoáng sản biển và sx muối: + Vùng biển cực Nam Trung Bộ có nhiều dầu khí và đang được nhà nước đầu tư phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. 0,25 Câu 2 (3,0 điểm) + Vùng biển có nhiều thuận lợi (nóng quanh năm, ít sông nên độ mặn nước biển cao…) để phát triển nghề làm muối. 0,25 1.Vẽ biểu đồ Yêu cầu: - Loại biểu đồ: cột chồng kết hợp đường biểu diễn. - Tương đối chính xác, có khoảng cách năm. - Có chú thích và tên biểu đồ. 2,00 2.Nhận xét và giải thích - Nhận xét: Từ năm 1995 đến năm 2007, số lượt khách du lịch và doanh thu từ du lịch nước ta tăng liên tục qua các năm (SLCM) 0,50 Câu III (3,0 điểm) - Giải thích + Do nhu cầu du lịch của người dân trong và ngoài nước tăng. + Do chính sách đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch và mở rộng thị trường du lịch của nhà nước. + Do tài nguyên du lịch nước ta phong phú và đa dạng. 0,50 4 - Mạng lưới giao thông vận tải nước ta cơ bản gồm 6 loại hình vận tải là: đường bộ (đường ô tô), đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không và đường ống. 0,25 + Đường bộ: cơ bản đã phủ kín các vùng, phát triển theo 2 hướng chính: hướng bắc- nam (quốc lộ 1A. đường HCM…) và tuyến đông- tây (quốc lộ số 5, 6, 7, 8, 9…) 0,25 + Đường sắt: tổng chiều dài 3143km, quan trọng nhất là tuyến đường sắt Thống Nhất kéo dài 1726km từ Hà Nội- TP HCM. Hệ thống đường sắt nước ta đã cũ và lạc hậu. 0,25 + Đường sông: có khoảng 11 000km đường sông được sử dụng vào mục đích giao thông, tập trung trong một số hệ thống sông chính: hệ thống sông Hồng- Thái Bình, hệ thống sông Mê Công- Đồng Nai, một số sông lớn ở miền Trung. 0,25 + Đường biển: gồm các tuyến vận tải ven bờ chủ yếu là hướng bắc- nam với các cảng quan trọng như Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn… 0,25 + Đường hàng không: tuy là ngành non trẻ nhưng đang có bước phát triển rất nhanh với 19 sân bay nội địa và quốc tế (2007) 0,25 + Đường ống: ngày càng phát triển, gắn với phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu khí, cơ bản gồm tuyến vận chuyển xăng dầu B12 từ Quảng Ninh đi các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các đường ống dẫn khí từ thềm lục địa và đất liền 0,25 - Giao thông vận tải đường sông ở nước ta không có nhiều thuận lợi để phát triển do: các hệ thống sông nước ta hầu hết ngắn, nhỏ, dốc, chảy trên miền địa hình chủ yếu là đồi núi, sông lại có nhiều nhiều phù sa… 0,25 Câu IV (2,0 điểm) Tổng điểm 10,00 _____Hết____ . GIA LỘC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM HỌC 20 13 - 20 14 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút (không tính thời gian giao đề) Câu I (2, 0 điểm) 1. Trình bày đặc điểm chung của địa hình. ÁN- THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3- NĂM HỌC 20 1 3- 20 14 Môn: ĐỊA LÍ Câu Nội dung Điểm 1. Đặc điểm chung của địa hình nước ta. Những thế mạnh về tự nhiên của khu vực địa hình đồi núi. 20 00 13,3 11 ,2 2,1 17,4 20 05 19,5 16,0 3,5 30,0 20 07 23 ,3 19,1 4 ,2 56,0 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượt khách du lịch và doanh thu từ du lịch của nước ta thời kì 1995 - 20 07.

Ngày đăng: 27/07/2015, 04:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan