Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn lịch sử lớp 10 năm 2015 trường chuyên ĐIỆN BIÊN

7 806 9
Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn lịch sử lớp 10 năm 2015 trường chuyên ĐIỆN BIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊNLÊ QUÝ ĐÔN Đề thi đề nghị KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn: Lịch sử - lớp 10 Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (2.5 điểm) Trình bày những đặc trưng về kinh tế, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây. Thế nào là chế độ chiếm nô ? Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ chiếm nô. Câu 2 (3.0 điểm) Những thành tựu khoa học kỹ thuật của Trung Quốc thời phong kiến? Nhân dân Việt Nam đã tiếp thu nền văn hóa Trung Quốc thời kì này như thế nào? Câu 3 (3.0 điểm) Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến Tây Âu thời hậu kỳ trung đại là sự kiện nào? Em hãy nêu hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của sự kiện đó? Câu 4 (2.5 điểm) Cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Vị trí và đặc điểm của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam. Câu 5 (3.0 điểm) Phân tích đặc điểm cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077). Câu 6 (3.0 điểm) Trình bày sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta trong các thế kỉ X – XV. Tại sao Phật giáo phát triển mạnh dưới thời Lý – Trần? Câu 7 (3.0 điểm) Nêu đặc điểm nổi bật về sự thành lập vương triều nhà Nguyễn vào đầu thế kỉ XIX. …………………………Hết………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 Trình bày những đặc trưng về kinh tế, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây. Thế nào là chế độ chiếm nô ? Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ chiếm nô. 2.5 a. Đặc trưng kinh tế- xã hội: * Kinh tế: - Nông nghiệp: do đất canh tác ít và xấu nên không thể trồng cây lương thực, chỉ thuận lợi cho trồng các cây lâu năm: chanh, nho, ô liu, cam, táo,… còn lương thực phải nhập từ bên ngoài. 0,25 - Thủ công nghiệp: rất phát đạt. Sản xuất thủ công nghiệp chia thành nhiều ngành nghề khác nhau…. Xuất hiện nhiều xưởng thủ công có quy mô khá lớn, chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao… 0,25 - Thương nghiệp: quan hệ thương mại được mở rộng; sản phẩm đem bán là rượu nho, dầu ô liu…mua về là lúa mì, tơ lụa, hương liệu…Hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ. Các thị quốc đều có tiền riêng của mình… 0,25 => Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp biển là chính 0,25 * Xã hội - Nô lệ: chiếm đa số, có vai trò chủ yếu trong sản xuất, không có chút quyền nào kể cả quyền được coi là con người 0,25 - Bình dân: là những người dân tự do, ít tài sản, tự sống bằng lao động của bản thân… 0,25 - Chủ nô: là các chủ xưởng, chủ lò giàu có, có thế lực cả về kinh tế và chính trị 0,25 b. Chế độ chiếm nô là một chế độ kinh tế - xã hội dựa chủ yếu trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ, một hình thức phát triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng là hình thức bóc lột đầu tiên và thô bạo nhất của xã hội có giai cấp. 0,25 c. Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ chiếm nô - Nô lệ bị bóc lột nặng nề, bị khinh rẻ và đối xử bất công… họ không ngừng đấu tranh chống lại chế độ chiếm nô, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Xpactacut lãnh đạo… 0,25 - Từ thế kỷ III, cuộc đấu tranh của nô lệ chuyển sang hướng mới, họ tìm cách trốn việc, đập phá công cụ, phá hoại sản phẩm…sản xuất bị giảm sút, chế độ chiếm nô bị khủng hoảng và sụp đổ năm 476. 0,25 2 Những thành tựu khoa học kỹ thuật của Trung Quốc thời phong kiến? Nhân dân Việt Nam đã tiếp thu nền văn hóa TrungQuốc thời kỳ này như thế nào? 3,0 a.Thành tựu khoa học kĩ thuật của Trung Quốc: - Thiên văn: từ thời cổ đại người Trung Quốc đã biết quan sát thiên văn: 800 tinh tú, ghi chép hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, chế tạo dụng cụ đo bóng Mặt trời, làm được dụng cụ đo động đất là địa động nghi. 0,25 - Lịch pháp: từ thời Tần – Hán đã phát minh nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết -> căn cứ vào đó để tính thời vụ sản xuất. 0,25 - Toán học: Thời Hán soạn được quyển Cửu chương toán thuật, nêu lên các phương pháp tính ruộng đất theo các hình, Tổ Xung Chi tính được Pi = 3,14. 0,25 - Y dược học: chữa nhiều bệnh, có nhiều bộ sách y thuật nổi tiếng, các danh y: Hoa Đà, Lý Thời Trân… 0,25 - Điêu khắc, kiến trúc: cung điện thành quách: Vạn Lý Trường Thành, Cung A Phòng, Tử Cấm Thành… 0,25 - Kĩ thuật có 4 phát minh lớn: thuốc súng, la bàn, làm giấy, nghề in 0,25 b. Trải qua 1000 năm bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ nhân dân Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa Trung Quốc: - Tư tưởng: tiếp thu Nho giáo, đạo Phật, đạo Lão 0,5 - Chữ viết: nhân dân ta đã hấp thụ ảnh hưởng của Hán ngữ một cách độc đáo, sáng tạo, đã Việt hóa tạo thành từ ngữ Hán Việt, trên cơ sở đó sáng tạo ra chữ nôm 0,5 - Ngoài ra nhân dân ta còn tiếp thu văn học, nghệ thuật, binh pháp,phong tục tập quán ,… của người Trung Quốc góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc. 0,5 3 Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến Tây Âu thời hậu kỳ trung đại là sự kiện nào? Nêu hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của sự kiện đó? 3,0 a. Xác định sự kiện: phong trào văn hoá Phục hưng 0,5 b. Hoàn cảnh - Bước vào thời hậu kỳ trung đại, Tây Âu có nhiều phát minh khoa học quan trọng, cùng với các cuộc phát kiến địa lý mang lại sự giàu có cho Châu Âu, thị trường được mở rộng, KHKT phát triển, quan hệ sản xuất TBCN hình thành… 0,25 - Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế không có địa vị chính trị. 0,25 - Quan điểm lỗi thời của chế độ phong kiến cản trở giai cấp tư sản phát triển 0,25 - > Giai cấp tư sản nhìn thấy tinh hoa của nền văn hóa cổ đại Hy Lạp, Rôma có nhiều phù hợp với mình nên đã khôi phục tinh hoa văn hóa cổ đại gọi là phong trào văn hoá phục hưng 0,25 c. Nội dung - Khôi phục tinh hoa văn hoá cổ đại Hy Lạp, Rôma, xây dựng nền văn hoá mới của giai cấp tư sản. 0,25 - Đề cao giá trị chân chính của con người, xây dựng thế giới quan tiến bộ. 0,25 - Coi trọng khoa học kĩ thuật. 0,25 - Lên án giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự phong kiến . 0,25 d. ý nghĩa: - Là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng. Đánh bại tư tưởng lỗi thời của phong kiến và xã hội, góp phần quan trọng giải phóng tư tưởng tình cảm của con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của nhà thờ Thiên chúa giáo… 0,25 - Cổ vũ và mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển cao hơn. 0,25 4 Cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. Vị trí và đặc điểm của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam. 2,5 a. Cơ sở hình thành * Những chuyển biến trong đời sống kinh tế 0,25 - Nhờ những tiến bộ về kĩ thuật luyện kim, từ đầu TNK I TCN cư dân văn hoá Đông Sơn đã sử dụng CCLĐ bằng đồng thau phổ biến và bắt đầu biết sử dụng đồ sắt. 0,25 - Nhờ sử dụng CCLĐ bằng đồng thau mà công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng địa bàn sinh sống đến vùng châu thổ sông Hồng, song Mã, sông Cả để có cuộc sống định cư lâu dài + NN: Trồng lúa nước, dùng cày phổ biến kết hợp với sử dụng sức kéo của trâu bò thay thế cho nông nghiệp dùng cuốc đá trước đó. Ngoài ra họ còn chăn nuôi, săn bắt, đánh cá. + TCN: Làm đồ gốm, đúc đồng rất phát triển. - > Có sự phân công lao động giữa NN và TCN. Đời sống KT - VC tiến bộ và ở trình độ cao hơn. 0,5 * Những chuyển biến xã hội: Kinh tế phát triển dẫn đến những chuyển biến xã hội: 0,25 - Từ thời Phùng Nguyên đã có sự phân hóa giàu nghèo, đến thời Đông Sơn sự phân hóa càng rõ rệt và trở lên phổ biến hơn. Hình thành giai cấp và nhà nước. 0,25 - Sự phân hoá giàu nghèo được phản ánh qua các hiện vật chôn theo trong các khu mộ táng. 0,25 b. Vị trí, đặc điểm: - Đây là nền văn minh đầu tiên của người việt cổ là nền văn minh có cội nguồn lâu đời của cư dân Việt cổ nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước mang tính banr địa đậm nét, kết tinh trong đó bản lĩnh, lối sống, cốt cách của người Việt cổ đó là chung lưng đấu cật trong lao động và đấu tranh, tình làng nghĩa nước mặn nồng, tôn trọng người già và phụ nữ, biết ơn tổ tiên anh hùng nghĩa sĩ. 0,25 - Nền văn minh Văn Lang –Âu Lạc trải qua một quá trình hình thành phát triển lâu dài đã trở thành cội nguồn của các nền văn minh tiếp theo của DT đã khắc họa định hình bản sắc dân tộc, là cội nguồn sức mạnh tinh thần để nhân dân vượt qua mọi thử thách to lớn trong hơn 1000 năm Bắc Thuộc. 0,25 - Sự ra đời của nước Văn Lang – Âu Lạc đã mở ra thời đại dựng nước 0,25 và giữ nước đầu tiên của dân tộc. Nền Văn minh sông Hồng đã ra đời đánh dấu thành tựu lớn của cư dân Văn Lang với việc việc hình thành bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Việt. 5 Phân tích đặc điểm cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077) 3,0 - Từ 1075 – 1077, nhà Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và giành thắng lợi trọn vẹn, cuộc kháng chiến này có đặc điểm sau: 0,25 - Nhà Lý đã chủ động chuẩn bị mọi mặt: Nghe tin quân Tống chuẩn bị sang xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã cho chuẩn bị lực lương, chiến thuật (mời tướng tài họp bàn, cho quân luyện tập võ nghệ, bố phòng ở những nơi hiểm yếu ) 0,25 - Nhà Lý thực hiện nghệ thuật “ Tiên phát chế nhân”: Chủ động tấn công sang đất Tống để đánh vào sự chuẩn bị về lực lượng, hậu cần của đối phương, để cô lập kẻ thù, sau đó nhanh chóng (chủ động) rút về nước. Đây là hành động tự vệ chính đáng của Nhà Lý nhằm bẻ gãy thế chủ động của chúng (táo bạo, sáng suốt) làm cho chúng rơi vào thế bị động dẫn đến manh động và thất bại… 0,5 - Chủ động rút quân về nước, gấp rút xây dựng hệ thống phòng ngự trên sông Như Nguyệt, đó là khúc sông có vị trí rất quan trọng, án ngữ mọi con đường từ phía Bắc chạy về Thăng Long, nhằm chặn bước tiến của quân Tống (sáng tạo trong lựa chọn và xây dựng phòng tuyến) khiêu khích tính hiếu chiến của chúng 0,5 - Lý Thường Kiệt đã dùng thuật Tâm công (đánh vào lòng người): Khi đánh sang đất Tống, ra “thảo phạt” để nhân dân Tống hiểu được mục đích của cuộc tấn công mà quân Đại Việt tiến hành. Khi quân Tống đóng ở bờ Bắc Sông Như nguyệt, không quen khí hậu, đói, khát tinh thần hoang mang. Đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người đọc bài thơ “Thần” ở đền Trương Hống, Trương Hát nhằm khích lệ tinh thần quân sĩ, làm lung lay tinh thần của địch 0,5 - Chủ động phản công và phản công quyết liệt khi thời cơ đến: Khi quân giặc hoang mang cực điểm, vào một đêm cuối xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho quân lặng lẽ vượt sông, bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại địch, tiêu diệt phần lớn quân địch. Quân Tống bị động, thua to, lâm vào khó khăn tuyệt vọng, chỉ qua một đêm tình thế xoay chuyển hoàn toàn: Quách Quỳ, Triệu Tiết vội vã ra lệnh rút quân. 0,5 - Mặc dù thắng lớn nhưng ta vẫn chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa, tạo điều kiện cho chúng rút quân về nước, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo một nền hòa bình lâu dài, vững bền cho Tổ quốc. Đó là tính nhân đạo của dân tộc ta. 0,25 - Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc sau này 0,25 6 Trình bày sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước 3,0 ta trong các thế kỉ X – XV. Tại sao Phật giáo phát triển mạnh dưới thời Lý – Trần? a. Sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta trong các thế kỉ X – XV. - Nho giáo, phật giáo, đạo giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Sang thời độc lập Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển. 0,25 * Nho giáo - Thời Lý - Trần: Nho giáo và chữ Hán đã dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục. 0,5 - Từ TK X đến TK XIV, ảnh hưởng trong nhân dân còn ít. Dưới thời Lê sơ nho giáo đã chiếm vị trí độc tôn. * Phật giáo - Từ thế kỷ X – XIV Phật giáo giữ vị trí quan trọng và phổ biến, ngày càng thấm sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân: 0,75 + Từ Vua đến quan và dân đều sùng đạo phật. Một số vị Vua thời Lý, Trần đã tìm đến đạo phật (Vua Trần Nhân Tông khi lên làm Thái Thượng Hoàng đã xuất gia và lập ra thiền phái Trúc Lâm). + Các nhà sư được triều đình coi trọng. Nhiều nhà sư thức thời như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh đã tham gia tích cực vào công việc của đất nước. + Chùa chiền mọc lên khắp nơi. Một số công trình kiến trúc phật giáo tiêu biểu: Chùa một cột, tháp báo thiên, tháp Phổ Minh, chuông Quy Điền… -> Thời Lý – Trần đạo Phật là quốc giáo. - Thời Lê sơ đạo phật bị hạn chế và đi vào đời sống nhân dân. * Đạo giáo: Hoà lẫn với các tín ngưỡng dân gian, Một số đạo quán được xây dựng. Từ cuối TK XIV bị suy giảm 0,25 * Tín ngưỡng dân gian: Được duy trì: thờ cúng tổ tiên, thờ những người anh hùng có công với làng nước. 0,25 b. Phật giáo phát triển mạnh dưới thời Lý – Trần vì : - Phật giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc, có nội dung phù hợp với phong tục tập quán và tâm lí của người Việt nên được nhân dân ta tiếp thu và phát triển. 1,0 - Chế độ phong kiến đang còn trong giai đoạn đầu, nho giáo chưa có điều kiện trở thành tư tưởng thống trị xã hội, vì vậy phật giáo có điều kiện phát triển. - Trên con đường phong kiến hóa, giai cấp thống trị đã tiếp nhận Nho giáo, xem nó là hệ tư tưởng chính của mình. Tuy nhiên để vượt khỏi sự ràng buộc của các ảnh hưởng từ phương Bắc, Phật giáo đã được đề cao, được giai cấp thống trị và nhân dân tôn trọng. 7 Nêu đặc điểm nổi bật về sự thành lập vương triều nhà Nguyễn đầu thế kỉ XIX. 3.0 a. Thế giới: Thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản phương Tây có bước phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy các nước này đẩy mạnh quá trình xâm chiếm thuộc địa, giành giật thị trường. Điều này đặt các quốc gia phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đứng trước nguy cơ bị xâm lược. 1.0 b. Trong nước: - Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế với niên hiệu là Gia Long, vương triều nhà Nguyễn được thành lập từ 1802 đến năm 1945. 0,5 - Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam những dòng họ thành lập vương triều mới thường là sau khi lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị của ngoại bang (triều Lê) hoặc thay thế vương triều đã thoái hóa (triều Lý, Trần) nhưng triều Nguyễn được dựng lên lại là kết quả của cuộc đấu tranh giữa các thế lực phong kiến suy đồi, được tư bản Pháp giúp sức, lật đổ phong trào nông dân Tây Sơn – một phong trào nông dân tiến bộ đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp và dân tộc. Bởi vậy ngay từ khi ra đời triều Nguyễn đã có sự đối lập sâu sắc với nhân dân. 0,25 - Khác với sự thành lập triều Lý (thế kỉ XI), triều Trần (thế kỉ XII), triều Lê (thế kỉ XV). Triều Nguyễn được thành lập trong bối cảnh chế độ phong kiến đã trở nên lỗi thời, lạc hậu (trên thế giới các cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra rộng khắp, CNTB được thiết lập, cách mạng công nghiệp đã nổ ra). Hơn thế nữa lúc này chế độ phong kiến Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng và toàn diện, những cơ sở tồn tại của chế độ phong kiến về kinh tế, xã hội đều suy yếu nghiêm trọng. 0,5 + Cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến: ruộng đất công bị địa chủ tăng cường xâm chiếm, cướp đoạt,… 0,25 + Cơ sở xã hội: giai cấp địa chủ chiếm đoạt ruộng đất của nông dân… 0,25 => Bối cảnh thế giới và trong nước cùng đặc điểm ra đời trên đã đặt nhà Nguyễn đứng trước nhiều thách thức, bên cạnh đó cũng giúp chúng ta có những đánh giá đúng đắn về triều Nguyễn trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam. 0,25 . SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊNLÊ QUÝ ĐÔN Đề thi đề nghị KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn: Lịch sử - lớp 10 Thời gian: 180. những tiến bộ về kĩ thuật luyện kim, từ đầu TNK I TCN cư dân văn hoá Đông Sơn đã sử dụng CCLĐ bằng đồng thau phổ biến và bắt đầu biết sử dụng đồ sắt. 0,25 - Nhờ sử dụng CCLĐ bằng đồng thau mà. đất là địa động nghi. 0,25 - Lịch pháp: từ thời Tần – Hán đã phát minh nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết -> căn cứ vào đó để tính thời vụ sản xuất. 0,25 - Toán học: Thời Hán soạn được quyển

Ngày đăng: 26/07/2015, 22:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan