ĐỀ THI (ĐỀ XUẤT) HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2015 MÔN SINH HỌC 10 TRƯỜNG CHUYÊN NINH BÌNH

7 2.8K 30
ĐỀ THI (ĐỀ XUẤT) HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ  NĂM 2015 MÔN SINH HỌC 10  TRƯỜNG CHUYÊN NINH BÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GDĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY ĐỀ ĐỀ NGHỊ THI CHỌN HSG KHU VỰC ĐBBB NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN : SINH HỌC 10 PHẦN I: TẾ BÀO HỌC Câu 1. Giới thiệu chung về thế giới sống, phân loại, nguồn gốc sinh vật (2 điểm) Cho các sinh vật sau: dương xỉ; vi khuẩn lam; san hô; nấm men; trùng roi; mộc nhĩ ; tảo silic; tảo đỏ. Hãy sắp xếp các sinh vật trên vào các giới theo hệ thống phân loại của H. Whittaker và L. Margulis và nêu đặc điểm chung của mỗi giới . Các tiêu chí chủ yếu nào cần áp dụng khi để phân loại sinh giới theo hệ thống này? Hướng dẫn chấm Điể m - Hệ thống 5 giới của R. H. Whittaker và L. Margulis. • + Monera (Giới Sinh vật tiền nhân): vi khuẩn lam • Gồm tất cả các sinh vật nhân sơ • + Protista (Giới Nguyên sinh vật): Nấm men; ; trùng roi; tảo silic • Giới này gồm những sinh vật có nhân chuẩn, đơn bào hoặc có cấu tạo đa bào đơn giản. • + Plantae (Giới Thực vật): Tảo đỏ, dương xỉ • Là các cơ thể đa bào và tự dưỡng, có lục lạp chứa chất diệp lục a và b và các sắc tố quang hợp khác. Chúng khác biệt với Protista quang hợp khác bởi chu trình sống có giai đoạn phôi lưỡng bội. • + Fungi (Giới Nấm): Mộc nhĩ • Là những sinh vật có nhân thực, chúng sinh sản bằng cách hình thành các bào tử không có lông và roi trong mọi giai đoạn của chu trình sống. Cơ thể của nấm gồm những sợi mảnh được gọi là hệ sợi, trong đó không có sự phân thành vách tế bào. • + Animalia (Giới Động vật): San hô • Là những sinh vật có nhân, đa bào, dị dưỡng. Nhân trong tế bào cơ thể của chúng là lưỡng bội và chúng sinh sản bằng các giao tử đực nhỏ chuyển động (tinh trùng) và các giao tử cái lớn không chuyển động (trứng) - Các tiêu chí chủ yếu để phân loại sinh giới theo hệ thống này: + Loại tế bào: Nhân sơ hay nhân thực + Mức độ tổ chức cơ thể: Đơn bào hay đa bào. + Kiểu dinh dưỡng: Tự dưỡng hay dị dưỡng 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 2. Thành phần hóa học tế bào(2 điểm) a)Vai trò của liên kết hidro trong cấu trúc ADN và Protein b) Có nhận định rằng: " Chỉ cần phân tích thành phần hóa hoạc của màng sinh chất cũng có thể nhận biết đó là tế bào động vật hay tế bào thực vật ". Theo em, nhận định đó là đúng hay sai? Hãy giải thích. 1 Hướng dẫn chấm Điể m a) - Vai trò của liên kết hidro trong cấu trúc ADN: + Liên kết hidro hình thành giữa các nu trên hai mạch đơn của ADN. + Liên kết hidro tuy yếu nhưng có số lượng nhiều giúp duy trì ổn định cấu trúc không gian của ADN đồng thời dễ dạng bị bẻ gãy để ADN thực hiện các chức năng di truyền. - Vai trò của liên kết hidro trong cấu trúc Protein: + Liên kết hidro hình thành giữa các axit amin của cùng một chuỗi hay giữa các chuỗi polipeptit của phân tử Pr hình thành nên các bậc cấu trúc 2, 3, 4 của Pr. + Sự linh động của liên kết hidro giúp protein thực hiện các chức năng sinh học như thay đổi hình dạng khi vần chuyển chất, tương tác với cơ chất của enzim Sự phá vỡ nhiều liên kết hidro có thể làm biến tính và mất chức năng của protein. b) - Nhận định đó là đúng. - Gt: + Màng sinh chất của tế bào động vật: Có chứa Cholesterol, axit béo no (bão hòa) + Màng sinh chất của tế bào thực vật: Không chứa Cholesterol, có axit béo chưa no (chưa bão hòa) 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 Câu 3. Cấu trúc tế bào (2 điểm) a) Ở động vật, những tổ chức dưới tế bào chứa cả ADN và ARN? Giải thích. b) Khi sản xuất các túi tải để phát triển màng sinh chất, bộ máy Gôngi tạo ra các túi có màng bất đối xứng. Giải thích mối liên quan về tính bất đối xứng giữa cấu trúc màng túi và cấu trúc màng sinh chất. Đặc tính bất đối xứng có liên quan đến chức năng nào của màng sinh chất? Hướng dẫn chấm Điể m a) - Tổ chức dưới tế bào chứa axit nucleic: Ti thể và nhân - Gt: + Ti thể là bào quan chứa bộ máy di truyền riêng, có ADN mạch kép, vòng, trần mang một số gen qui định protein của ti thể, có phiên mã tạo mARN và có các tARN thực hiện dịch mã trong ti thể, có rARN cấu trúc riboxom 70S của ti thể. + Nhân: Chứa ADN/NST, chứa các loại ARN là sản phẩm phiên mã trong nhân b) - Giải thích mối liên quan về tính bất đối xứng giữa cấu trúc màng túi và cấu trúc màng sinh chất: + Tính bất đối xứng của màng sinh chất: Do trong các phức hợp phân tử glicoprotein cấu trúc nên màng sinh chất, các chuỗi cacbohidrat chỉ phân bố ở 0.25 0.25 0.25 0.25 2 mặt ngoài của màng. + Khi tổng hợp các phức hợp phân tử glicoprotein để phát triển màng sinh chất, phức hệ gôngi đã sản sinh ra các bóng tải có cấu trúc bất đối xứng nhưng ngược với tính bất đối xứng của màng sinh chất, các chuỗi cacbohidrat hướng vào mặt trong của túi + Khi túi tải được vận chuyển tới dung hợp với màng sinh chất, mặt trong túi trở thành mặt ngoài của màng. - Đặc tính này có liên quan đến chức năng của màng sinh chất: + Thụ thể thu nhận thông tin và trao đổi chất từ môi trường của tế bào. + Dấu chuẩn các tế bào nhận biết nhau. 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 4. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa) (2 điểm) a) Vì sao các nhóm thực vật không thực hiện các phản ứng tối vào ban đêm cho dù quá trình này không sử dụng năng lượng ánh sáng? b) Giả sử màng trong ti thể có cấu trúc như hệ thống grana của lục lạp và ngược lại lục lạp lại có cấu trúc màng trong giống ti thể thay cho hệ grana thì có những ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động chức năng của hai bào quan này? Hướng dẫn chấm Điể m a) - Quá trình quang hợp gồm nhiều phản ứng lí hóa phức tạp được chia thành hai chuỗi phản ứng sáng và tối (pha sáng và pha tối), hoạt động hai pha sáng và tối phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. - Chuỗi phản ứng sáng thực hiện tại hệ grana, tạo ra các sản phẩm ATP và NADPH cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2 trong pha tối. - Chuỗi phản ứng tối xảy ra tại chất nền stroma, vừa sử dụng nguyên liệu của pha sáng vừa cung cấp nguyên liệu NADP+ ; ADP và Pi cho pha sáng. - Chuỗi phản ứng sáng chỉ xảy ra khi có ánh sáng (ban ngày), nếu phản ứng tối xảy ra ban đêm, các nguyên liệu và sản phẩm không được sử dụng tuần hoàn, hiệu quả sẽ rất thấp b) - Chức năng: + Màng trong ti thể: Vận chuyển electron, tạo điện thế màng, tổng hợp ATP nhờ nguồn năng lượng từ các chất khử NADH và FADH2 do quá trình đường phân và chu trình Creb cung cấp + Hệ grana: Thực hiện chuỗi phản ứng sáng của quang hợp, hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng tích lũy trong các phân tử ATP và NADPH. - Khi cấu chúc thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của các bào quan: + Màng trong ti thể có cấu trúc như hệ thống grana của lục lạp: Diện tích màng bị hạn chế hơn, đặc biệt khả năng tiếp xúc với chất nền để tiếp nhận các chất khử NADH và FADH2 không hiệu quả như cấu trúc răng lược vì vậy hiệu quả tổng hợp ATP không cao. + Lục lạp lại có cấu trúc màng trong giống ti thể thay cho hệ grana thì các tấm mào răng lược che khuất nhau làm cho giảm khả năng thu nhận năng lượng 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 3 ánh sáng của quang hệ, hiệu quả quang hợp giảm sút. Câu 5. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa) (2 điểm) a) Giả thích vì sao khi ăn quá nhiều các chât không phải là lipit như các chất đường bột thì cơ thể có hiện tượng tích lũy nhiều mỡ gây thừa cân béo phì? b) Khi có đủ ATP thỏa mãn nhu cầu thì hô hấp tế bào chậm lại và ngược lại khi nhu cầu ATP tăng cao thì hô hấp được tăng tốc. Giải thích cơ chế mà tế bào tinh chỉnh hoạt động hô hấp ở mức phù hợp? Hướng dẫn chấm Điể m a) - Chất đường bột được cơ thể sử dụng chủ yếu làm giá thể hô hấp tạo năng lượng cho hoạt động sống. - Khi ăn quá nhiều chất đường bột, vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể: + Quá trình phân giải đường trong đường phân tạo sản phẩm trung gian là glyxerol + Oxy hóa pyruvat trong ti thể tao ra axetyl - CoA → tổng hợp axit béo + Hai thành phần này dư được huy động tổng hợp thành mỡ (1phân tử mỡ = 1 glyxerol + 3 phân tử axit béo) tích lũy gây thừa cân, béo phì. b) Điều hòa hô hấp: - Tế bào điều hòa hô hấp chủ yếu bằng cơ chế liên hệ ngược,thông qua điều hòa hoạt tính enzim dị lập thể photphofructokinaza ( enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa Fructozo-6P thành Fructozo-1,6BP) - Khi nhu cầu năng lượng của cơ thể thỏa mãn, nồng độ ATP sản phẩm hô hấp có xu hướng tăng cao sẽ ức chế liên hệ ngược enzim đường phân photphofructokinaza, làm quá trình hô hấp chậm lại. - Khi nhu cầu năng lượng tăng cao, nồng độ AMP trong tế bào tăng, AMP vòng sản sinh liên kết với photphofructokinaza, hoạt hóa enzim này, hô hấp tăng cường. - Khi nhu cầu năng lương dư thừa, xitrat trong ti thể cũng khuyếch tán ra gây ức chế photphofructokinaza, làm giảm hô hấp. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 6. Truyền tin tế bào (2 điểm) Môi trường đưa các phân tử tín hiệu như nhau đến các tế bào khác nhau trong cơ thể, tuy vậy mỗi tế bào sẽ có khả năng tiếp nhận tín hiệu một cách chọn lọc và cho dù tiếp nhận cùng một tín hiệu đi chăng nữa thì chúng cũng có thể đáp ứng tín hiệu theo cách riêng của mình. Hãy giải thích cơ sở của vấn đề nêu trên. Hướng dẫn chấm Điể m a) - Các tế bào tiếp nhận phân tử tín hiệu một cách chọn lọc do: + Thụ thể tiếp nhận tin khác nhau: Tế bào có các thụ thể nhân tin trên màng sinh chất hoặc trong tế bào. Các thụ 0.5 4 thể có tính đặc trưng đối với từng loại tín hiệu. Có thể có sự phối hợp các thụ thể dạng phức hợp tạo khả năng chọn lọc tin chính xác. + Tiếp nhận tín hiệu thực chất là phản ứng gắn kết đặc hiệu của thụ thể và phân tử tín hiệu. Do vậy các tế bào khác nhau có các thụ thể nhận tin khác nhau nên việc tiếp nhận tín hiệu một cách chọn lọc. - Đáp ứng khác nhau với cụng một tín hiệu: + Đáp ứng của tế bào đối với một tín hiệu phụ thuộc vào tập hợp đặc thù của các protein thụ thể, các protein truyền tin và protein đáp ứng. + Các tế bào đáp ứng khác nhau với cùng một tín hiệu là do có sự khác nhau ở một số loại protein nói trên. 0.5 0.5 0.5 Câu 7. Phân bào. (2 điểm) a) Muốn xác định độ dài thời gian pha S trong chu kỳ tế bào, người ta sử dụng một chất được đánh dấu bằng, đó là một loại nucleotit. Hãy cho biết đó là loại nucleotit nào? Trình bày nguyên lý của phương pháp này? b) Quan sát một tế bào đang thực hiện phân bào người ta thấy các nhiễm săc thể xếp thành một hàng tại mặt phẳng xính đạo của thoi phân bào. Trình bày các căn cứ để xác định tế bào đó đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân? Hướng dẫn chấm Điể m a) - Chất đó là timin - Nguyên lý của phương pháp đó + Cơ sở: Ở pha G1 và G2 (trước và sau pha S của gian kỳ, tế bào sinh trưởng mạnh, ADN thực hiện phiên mã thường xuyên, A,U,G,X được sử dụng nhiều nhưng không dùng đến T. Pha S là giai đoạn ADN tự nhân đôi cần A,T,G,X, nucleotit loại T chỉ được dùng ở pha này. + Phương pháp đo: Nuôi tế bào trong môi trường có đầy đủ chất dinh dưỡng trong đó Timin được đánh dấu phóng xạ. Xác định khoảng thời gian tế bào hấp thụ Timin để xác định được độ dài Pha S. b) - Căn cứ vào loại tế bào: + Tế bào soma, tế bào sinh dục sơ khai thực hiện nguyên phân + Tế bào sinh dục chín thực hiện giảm phân. - Bộ nhiễm sắc thể của loài: + Tế bào mang 2n NST kép xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo đang thực hiện nguyên phân + Tế bào mang n NST kép xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo đang thực hiện giảm phân II 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 PHẦN II: VI SINH VẬT Câu 8. Chuyển hóa vật chất, sinh trưởng, sinh sản của VSV (2 điểm) Giải thích vì sao một số vi khuẩn lại có các phương thức trao đổi chất đa dạng như hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men đồng thời có thể thay đổi các phương thức trao đổi chất đó một cách rất linh hoạt cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường? 5 Hướng dẫn chấm Điể m - Hô hấp hiếu khí: xảy ra khi có O2 (hiếu khí), vi khuẩn hô hấp hiếu khí phải có chuỗi hô hấp trên màng. -Hô hấp kị khí: + Xảy ra trong điều kiện kị khí, vi khuẩn hô hấp kị khí thực chất là các vi khuẩn hiếu khí. + Trong điều kiện kị khí chúng sử dụng chất nhận e thay thế (oxy dạng hợp chất như NO 3 - , SO 4 - - ). + Vì có chuỗi hô hấp phân nhánh nên có thể thay đổi chất nhận e cuối cùng của chuỗi hô hấp tùy điều kiện môi trường. + Các vi khuẩn hô hấp kị khí có enzim xúc tác cho phản ứng tách oxy khỏi hợp chất để nhận e trong chuỗi hô hấp (vd: nitrat reductaza dị hóa trong hô hấp nitrat). Hiệu quả năng lượng của hô hấp kị khí không cao như hô hấp kị khí nhưng cao hơn lên men nhiều. - Lêm men: + Xảy ra trong điểu kiện kị khí, không có chất nhận e thay thế. + Do enzim xúc tác phản ứng lên men có hoạt tính mạnh nên tái sinh liên tục chất nhận e NAD + giúp duy trì tốc độ đường phân mạnh nên tạo đủ ATP, vi khuẩn vẫn có thể duy trì hoạt động sống bình thường (điều này không có ở sinh vật hiếu khí bắt buộc). 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.5 Câu 9. Virut (2 điểm) Một thí nghiệm cho thấy khi nhiễm virut cúm vào phôi gà đang phát triển mà trước đó đã nhiễm virut cúm bị làm bất hoạt bởi nhiệt thì virut mới không nhân lên được. Cho rằng hiện tượng này có liên quan đến một protein gọi là interferon (IFN). Nêu cơ chế hình thành và vai trò của interferon trong thí nghiệm nêu trên ? Hãy giải thích tại sao kháng thể chống virut mang tính đặc hiệu cao trong khi ITF không mang đặc tính này. Hướng dẫn chấm Điể m - Cơ chế hình thành: + IFN có bản chất là protein. + Gen qui định cấu trúc của IFN nằm trong hệ gen của tế bào chủ ( tế bào sán sinh IFN ngay cả khi tác động của một số yếu tố khác không phải virut). + Khi bị nhiễm virut (bị bất hoạt) gen IFN được hoạt hóa, IFN được tổng hợp, kích thích tế bào phôi sản sinh protein kháng virut + Nếu gấy nhiễm virut mới và phôi thì phôi đã có protein kháng virut nên virut không nhân lên được, phôi phát triển bình thường. - Tác dụng: IFN kích thích tế bào nhiễm virut và các tế bào lân cận cùng sản sinh protein ức chế sự nhân lên của virut. - IFN không mang tính đặc hiệu vì: Chúng không tác động trực tiếp lên virut như kháng thể mà chúng kích thích tế bào chủ sản sinh các chất ức chế sự nhân lên của các virut khác nhau. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 6 Câu 10. Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch (2 điểm) a) Hãy giải thích các cơ chế hình thành khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh? b) Sự lan truyền vi khuẩn kháng thuốc trong cộng đồng là mối nguy hại của con người. Hãy nêu nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa hiện tượng này? Hướng dẫn chấm Điể m Ở những chủng vi khuẩn khác nhau, sự đề kháng với một lọai kháng sinh có thể do một hoặc nhiều cơ chế khác nhau. -Tăng sự phá hủy thuốc do enzyme. Ví dụ các vi khuẩn sản xuất enzyme penicillinase thì đề kháng với các penicillin - Sự biến đổi receptor (thụ thể)của thuốc Sự biên đổi protein đặc hiệu với thuốc ở ribosome làm vi khuẩn trở nên đề kháng đối với thuốc kháng sinh - Giảm tính thấm ở màng Tính chất này do sự mất hoặc thay đổi hệ thống vận chuyển ở - Tăng sự tạo thành một enzyme Cơ chế này có thể liên quan đến sự sản xuất gia tăng số lượng enzyme ức chế như đã được thấy ở một số vi khuẩn mang plasmid kháng thuốc - Vi khẩn kháng thuốc rất phổ biến do: + Thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng kháng sinh thường xuyên không theo chỉ định của bác sĩ. + Dùng kháng sinh không đúng cách, ngừng sử dụng thuốc khi bệnh mới đỡ chưa khỏi tạo môi trường chọn lọc cho vi khuẩn kháng thuốc phát triến - Biện pháp: + Giữ vệ sinh, nâng cao sức đề kháng + Sử dụng thuốc khi có chỉ định và đúng phác đồ. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Hết Người ra đề: Phạm Thị Việt Hoa ĐT: 0913518185 7 . SỞ GDĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY ĐỀ ĐỀ NGHỊ THI CHỌN HSG KHU VỰC ĐBBB NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN : SINH HỌC 10 PHẦN I: TẾ BÀO HỌC Câu 1. Giới thi u chung về thế giới. San hô • Là những sinh vật có nhân, đa bào, dị dưỡng. Nhân trong tế bào cơ thể của chúng là lưỡng bội và chúng sinh sản bằng các giao tử đực nhỏ chuyển động (tinh trùng) và các giao tử cái lớn. trình sống có giai đoạn phôi lưỡng bội. • + Fungi (Giới Nấm): Mộc nhĩ • Là những sinh vật có nhân thực, chúng sinh sản bằng cách hình thành các bào tử không có lông và roi trong mọi giai đoạn của

Ngày đăng: 26/07/2015, 21:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan