Tuyển tập đề kiểm tra Ngữ văn 6

105 1.1K 0
Tuyển tập đề kiểm tra Ngữ văn 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1. Nhận xét nào sau đây đúng với đoạn trích "Sông nước Cà Mau" A. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng cực nam Nam Bộ. B. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Trung Bộ. C. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng Đông Nam Bộ. D. Văn bản miêu tả cảnh quan ở vùng rừng miền Tây Nam Bộ. Câu 2. Khi làm bài văn miêu tả, người ta không cần phải có những kỹ năng nào ? A. Quan sát, nhìn nhận. B. Nhận xét, đánh giá. C. Liên tưởng , tưởng tượng. D. Xây dựng cốt truyện. Câu 3. Trong câu sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa ? "Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân thiết với nhau mỗi người mỗi việc, không ai tị ai cả". A. 5 danh từ . B. 6 danh từ. C. 7 danh từ. D. 8 danh từ. Câu 4. Trong truyện "Bức tranh của em gái tôi" tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả. B. Tự sự . C. Biểu cảm. D. Miêu tả và biểu cảm. Câu 5. Hình ảnh "Mặt trời" trong câu thơ nào được dùng theo lối ẩn dụ ? A. Mặt trời mọc ở đồng bằng. B. Thấy anh như thấy mặt trời . Chói chang khó ngó, trao lời khó trao. C. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ . Mặt trời chân lý chói qua tim. D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh. Câu 6. Trong câu sau: "Rồi tre lớn lên, cứng cáp dẻo dai, vững chắc". Câu văn trên có phải là câu trần thuật đơn không ? A. Có. B. Không. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Đề bài : Em hãy tả hình dáng và tính nết tốt của một bạn học sinh được nhiều người quý mến. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 6 . Năm học 2012-2013 I. Phần trắc nghiệm : 3đ. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 1-D 2-D 3-A 4-B 5-C 6-A II. Phần tự luận : 7 đ *.Yêu cầu chung. 1. Về nội dung: Xác định được đối tượng được tả. 2. Về hình thức. + Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, trình bày kết quả theo một thứ tự. +Bài viết cần rõ ràng, đúng ngữ pháp, không dùng sai từ, ngữ. * Yêu cầu cụ thể. 1. Mở bài: - Giới thiệu người được tả. ( Một bạn học sinh được nhiều người quý mến ) - Nêu ấn tượng chung về bạn học sinh 2. Thân bài Miêu tả chi tiết.( hình dáng ,tính nết, hành động lời nói…) 3. Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bạn hs được nhiều người yêu mến). *. Biểu điểm. 1. Hình thức (2.đ) - Chữ viết và trình bày (1. đ) -Sử dụng đúng phương pháp văn miêu tả (1.đ) 2. Nội dung (5.đ ) - Mở bài 0.5 đ, thân bài : 4 đ, kết bài 0.5đ . TRƯỜNG THCS BẠCH NGỌC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao, nhận đề thi) Câu 1: (2,0 điểm) Cho đoạn trích sau đây: “Một hôm, Mã Lương vẽ con cò trắng không mắt. Vì một chút sơ ý, em đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh. Giọt mực rơi đúng chỗ mắt cò. Thế là cò mở mắt, xòe cánh, bay đi. Chuyện làm chấn động cả thị trấn. Mấy kẻ mách lẻo đến tố giác với nhà vua. Vua phái triều thần đến đón Mã Lương về kinh đô. Mã Lương không muốn đi, nhưng họ tìm đủ cách dụ dỗ, dọa nạt để bắt em về hoàng cung.” (Cây bút thần) a. Tìm các cụm danh từ có trong đoạn trích. b. Điền các cụm danh từ đã tìm được vào mô hình cụm danh từ. Câu 2: (2,0 điểm) Cách miêu tả sau đây của nhà văn Tô Hoài có gì đặc sắc? “…Cái anh chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.” (Trích: “Dế mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài) Câu 3: (6,0 điểm) Sau đây là các nhân vật chính, những chi tiết cơ bản, tình huống của một câu chuyện: Một cô bé đi xe đạp vào chợ mua rau. Cô dừng trước hàng rau và hỏi mua. Bà cụ bán rau khen cô bé xinh. Cô bé tỏ thái độ khó chịu và trả tiền. Bà cụ đưa lại tiền thừa, cô bé này ngúng nguẩy nguýt dài rồi đạp xe đi. Em hãy căn cứ vào các yếu tố trên để kể thành một câu chuyện hoàn chỉnh (theo ngôi kể thứ nhất). Từ câu chuyện trên em rút ra bài học gì? HẾT ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HSG TRƯỜNG NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn: Ngữ văn 6 Câu 1: (2,0 điểm) Các cụm danh từ tìm được và điền vào mô hình cụm danh từ: Phần trước Phần trung tâm Phần sau Một một một cả mấy hôm con cò chút giọt mực thị trấn kẻ trắng không mắt sơ ý mách lẻo Câu 2: (2,0 điểm) Đoạn văn thể hiện tài năng quan sát, so sánh, nhận xét, liên tưởng trong miêu tả nhân vật của Tô Hoài: Tái hiện hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của Dế Choắt qua cái nhìn của Dế Mèn (0,5 điểm) Nét đặc sắc thể hiện ở các chi tiết sau: + So sánh “người gầy gò và dài lêu nghêu” với dáng "gã nghiện thuốc phiện” làm nổi bật dáng hình xiêu vẹo, lờ đờ, bệ rạc của Dế Choắt (0,5 điểm) + Hình ảnh “đôi cánh ngắn củn” được so sánh như “người cởi trần mặc áo gilê”: Đã gầy gò, liêu xiêu, lại cởi trần mặc áo gilê (áo chỉ dùng khoác bên ngoài áo dài) thì đủ để tạo thành một bức tranh biếm họa rất khôi hài: Thân hình trơ xương, thảm hại. (1,0 điểm). Câu 3: (6,0 điểm) Đây là kiểu bài tự sự sáng tạo: Học sinh dựa vào các dữ kiện đã cho để xây dựng thành một câu chuyện hợp lí. Các yếu tố đã cho khá đầy đủ về nhân vật, tình tiết. Các em phải tưởng tượng: miêu tả, bổ sung chi tiết, liên kết các sự kiện lại để tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Học sinh có thể có các cách kể khác nhau nhưng phải làm nổi bật được nội dung theo hướng: Nhân vật “tôi” - người kể - chứng kiến, ghi lại câu chuyện xảy ra giữa bà cụ bán rau và cô gái đi xe đạp. Ở đây muốn phê phán thái độ khinh người, thiếu lễ độ của cô gái. Từ câu chuyện này các em rút ra cho mình bài học về ứng xử trong giao tiếp: Phê phán thói vô lễ, lạnh lùng, coi thường người khác; biết thông cảm với hoàn cảnh và tôn trọng người trên; phải lịch sự trong giao tiếp. Dựa vào kĩ năng và nội dung đạt được của học sinh mà GV chiết điểm cho hợp lí. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài 90 phút Họ và tên: Lớp: Trường Điểm Bằng số: Bằng chữ: Lời phê của giáo viên Chữ ký của giáo viên ĐỀ BÀI Câu 1(1 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. ( Trích Ngữ văn 6, tập 2) a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b) Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn là gì? Câu 2(3 điểm): Xác định kiểu nhân hóa và sự vật được nhân hóa trong mỗi trường hợp sau: a) Em hỏi cây kơ-nia Gió mày thổi về đâu Về phương mặt trời mọc. (Ngọc Anh, Bóng cây kơ-nia) b) Vì sương nên núi bạc đầu Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa. (Ca dao) c) Bác Giun đào đất suốt ngày Hôm nay chết dưới gốc cây sau nhà. (Trần Đăng Khoa, Đám ma bác Giun) Câu 3(6 điểm): Quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN 6 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 a) Văn bản Vượt thác, tác giả Võ Quảng b) Miêu tả 0,5 0,5 Câu 2 a) - Kiểu nhân hóa trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. - Sự vật được nhân hóa là cây kơ-nia và gió. b) - Kiểu nhân hóa dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật. - Sự vật được nhân hóa là núi và hoa. c) - Kiểu nhân hóa dùng từ vốn gọi người để gọi vật. - Sự vật được nhân hóa là giun. 1 1 1 Câu 3 * Yêu cầu về hình thức : Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, diễn đạt lưu loát, không sai chính tả, đúng thể loại. * Yêu cầu về nội dung: 1- Mở bài: Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi 0,5 2- Thân bài. Quang cảnh chung - Tả cảnh quan sân trường: màu sắc trang phục của học sinh, cây cối, các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi. - Âm thanh trong giờ ra chơi (khác gì với âm thanh trong giờ học) Tả chi tiết - Miêu tả hoạt động múa hát hoặc tập thể dục giữa giờ: hiệu lệch trống, học sinh tập hợp theo hàng, múa (tập các động tác) theo nhạc (hiệu lệnh trống), giờ tập kết thúc học sinh tản ra bắt đầu các trò chơi. - Miêu tả từng trò chơi tiêu biểu (nhảy dây, đá cầu, kéo co, mèo đuổi chuột, ) với cách chơi, nét mặt, tư thế, thái độ của người chơi, âm thanh từ những trò chơi - Miêu tả một số hoạt động khác: Nhóm bạn tìm chỗ khuất trao đổi bài khó hoặc tâm sự; Nhóm bạn chú ý đọc bản tin thi đua Đoàn, Đội Hết giờ ra chơi - Trống tập hợp, học sinh vào lớp với tâm thế thoải mái, khuôn mặt mọi người đọng niềm vui thư giãn. - Quang cảnh sân trường dần yên tĩnh, vắng vẻ. 1 1 1 1 1 3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của giờ ra chơi: đem lại niềm vui, sảng khoái sau mỗi tiết học, ghi dấu ấn tuổi học trò khó quên. 0,5 *Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào yêu cầu của đề, thực tế bài làm của học sinh để cho điểm cho phù hợp, động viên những bài viết sáng tạo, trong sáng giàu cảm xúc. UBND HUYỆN NÔNG SƠN KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2.5 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh – Mẹ) Câu 2: (2.5 điểm) ĐỀ CHÍNH THỨC Viết một đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) tả cánh đồng quê em vào một buổi chiều hè nắng đẹp, trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh và nhân hóa. Câu 3: (5.0 điểm) Vào một buổi trưa hè, có một con trâu đang nằm nghỉ ngơi dưới mái nhà của một khóm tre và con trâu đó cùng khóm tre đã nói chuyện với nhau về cuộc sống của họ luôn gắn bó với con người và đất nước Việt Nam. Em hãy tưởng tượng mình là một khóm tre và kể lại câu chuyện đó. HẾT UBND HUYỆN NÔNG SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KHẢO SÁT HSG MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC 2011 – 2012 Câu 1: (2.5đ) *Yêu cầu: Học sinh xác định được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn: - Phép tu từ có trong đoạn thơ: So sánh (0.5đ) + Những ngôi sao thức - mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm cũng không bằng mẹ thức cả một đời lo lắng , mẹ thầm lặng hi sinh cho con. (0.5đ) + Mẹ - ngọn gió: Mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con. (0.5đ) Phép tu từ so sánh trong đoạn thơ đã thể hiện được tấm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. (1.0đ) HS chỉ được ghi điểm tối đa khi có ý thức trình bày bài làm của mình thành một đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc, tự nhiên; không sai lỗi chính tả. Các mức điểm còn lại, GK căn cứ vào mức độ làm bài của HS mà cho điểm phù hợp. GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25 điểm Câu 2: (2.5đ) * Yêu cầu: - Về kĩ năng: - HS nắm được kĩ năng làm văn miêu tả cảnh vật: Xác định đúng đối tượng miêu tả; quan sát , lựa chon được những hình ảnh tiêu biểu; trình bày theo một trình tự hợp lí. - HS có kĩ năng vận dụng các phép tu từ so sánh, nhân hóa trong miêu tả một cảnh vật để tăng sức gợi hình, gợi cảm, thể hiện được tình cảm của con người trước cảnh vật . - Về kiến thức: HS tập trung miêu tả một cảnh vật cụ thể: cảnh một chiều hè trên cánh đồng ở quê em. với những quan sát và cảm nhận riêng của bản thân. HS chỉ được ghi điểm tối đa khi có ý thức trình bày bài làm của mình thành một đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các yêu cầu trên; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc; không sai lỗi chính tả. Các mức điểm còn lại, GK căn cứ vào mức độ làm bài của HS mà cho điểm phù hợp. GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25 điểm Câu 3: (5.0đ) * Yêu cầu: - Yêu cầu về kĩ năng: -HS xác định được đây là bài văn kể chuyện tưởng tượng; HS phải thể hiện được sự sáng tạo của mình trong khi kể qua việc chọn ngôi kể, sắp xếp các tình tiết, ngôn ngữ đối thoại tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh, hấp dẫn. -Trong lời kể, khóm tre phải nói được mình và anh bạn trâu đã gắn bó với con người và đất nước Việt Nam ở những lĩnh vực nào. -Bài văn tự sự có bố cục chặt chẽ, rõ ràng; lời văn trôi chảy, mạch lạc, các sự việc diễn ra theo đúng trình tự; không sai sót về lỗi chính tả và lỗi diễn đạt - Yêu cầu về kiến thức: HS có thể kể theo trình tự các ý cơ bản sau: a- Mở bài: (0.5 điểm) Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa anh bạn trâu và khóm tre b- Thân bài: (3.0 điểm) - Khóm tre tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Sinh ra trên đất nước Việt Nam; ở đâu tre cũng có mặt; gắn bó với con người từ lúc lọt lòng cho đến lúc mất; thủy chung với con người lúc hoạn nạn, khó khăn cũng như lúc thanh bình, nhàn hạ; tre có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và là hình ảnh của con người Việt Nam (1,5 điểm) - Con trâu tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Trâu có mặt trên khắp đất nước Việt Nam; là người bạn thân thiết của người nông dân; có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và giúp đỡ nhiều cho người nông dân trong công việc đồng áng (1.5 điểm) * Lưu ý: Trong quá trình kể, để cho bài văn sinh động hấp dẫn, tránh sự đơn điệu nên dùng hình thức đối thoại. Khi kể, không nên để từng nhân vật.nói về mình. c- Kết bài: (0.5 điểm) - Cảm nghĩ chung của khóm tre và anh bạn trâu về con người và quê hương Việt Nam. (thân thiện , nghĩa tình ); tự hào là biểu tượng của con người và đất nước Việt Nam. - Nguyện sống một cuộc đời thủy chung, cống hiến hết mình cho con người và xứ sở yêu quý này. Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý. GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25 điểm. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 6 I/ Trắc nghiệm (3 điểm ) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng : 1/ Các phó từ sau ( đã , sẽ , đang , đương , sắp) là phó từ : a/Chỉ quan hệ thời gian b/ Chỉ sự tiếp diễn tương tự c/ Chỉ kết quả và hướng c/ Chỉ mức độ 2/ Phó từ là những từ thường đi kèm với : a/ Danh từ , động từ b/ Danh từ, tính từ c/Tính từ , đại từ d/ Động từ , tính từ 3/ Có mấy loại phó từ chính : a/ Hai loại b/ Ba loại c/ Bốn loại d/ Năm loại 4/ Vế A trong phép so sánh là : a/ Sự vật được so sánh b/ Sự vật dùng để so sánh c/ Phương diện so sánh c/ Không có ý nào đúng cả 5/ Trong ví dụ sau tác giả đã sử dụng kiểu nhân hoá nào ?ọ Núi cao chi lắm núi ơi Núi che mặt trời chẳng thấy người thương ! a/Dùng từ vốn gọi người để gọi vật b/ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật c/ Trò chuyện , xưng hô với vật như với người d/ Tất cả đều đúng 6/ Trong câu thơ sau nhà thơ đã sử dụng kiểu ẩn dụ nào ? Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ a/Ẩn dụ hình thức b/ Ản dụ cách thức c/ Ẩn dụ phẩm chất d/ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 7/Hoán dụ là : a/ Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó b/ Gọi tên sự vật , hiện tượng , khái niệm .này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó . / Đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng d/ Tất cả đều đúng 8/ thành phần chính của câu là : a/ Chủ ngữ b/ Trạng ngữ c/ Vị ngữ d/ Cả a và c 9/Vị ngữ trong câu sau có cấu tạo là : Ngoài sân trường , học sinh đang trồng cây xanh . a/ Động từ b/ Cụm động từ c/ Cụm danh từ d/ Cụm tính từ 10/ Trong những ví dụ sau , trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn ? a/ Hoa cúc nở vàng vào mùa thu b/ Chim én về theo mùa gặt c/ Tôi đi học còn bé em đi nhà trẻ d/ Những dòng sông đỏ nặng phù sa 11/Trong bài ca dao sau có sử dụng biện pháp tu từ nào ? Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ Bắp chân , đầu gối vẫn còn săn a/so sánh b/ Ẩn dụ c/Hoán dụ d/nhân hoá 12/Trong các từ sau từ nào không phải là từ Hán Việt ? a/Ẩn dụ b/Nhân hoá c/Hoán dụ d/Nói quá II/ Phần tự luận (7 điểm ) 1/ ( 3 điểm)Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong bài ca dao sau : Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con . 2/( 2 điểm)So sánh để thấy được điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ ? Lấy ví dụ minh hoạ ? 3 /( 2điểm ) Hãy đặt một câu trần thuật đơn có từ là với nội dung khen ngợi về một người bạn của em ? I/ Phần trắc nghiệm : (hs trả lời đúng mỗi câu 0,25 điểm ) Đáp án Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 a d a a c c b d b c c d II/ Phần tự luận ( 7 Điểm ) Câu 1: Học sinh phân tích được tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong bài ca dao . nhân dân ta đã so sánh công cha với “núi Thái sơn” đó là một ngon núi rất cao . Và so sánh nghĩa mẹ với “nước trong nguồn chảy ra” ,mà nước trong nguồn thì không bao giờ có thể cạn được . Để từ đó cho ta thấy được công cha mẹ vô cùng to lớn .Vì vây chúng ta phải biết sống tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ . Câu 2:so sánh ẩn dụ và hoán dụ Ẩn dụ Hoán dụ [...]... hoạt cho điểm thích hợp 2 Sau khi cộng điểm tồn bài nếu mắc từ 6 đến 10 lỗi câu, chính tả trừ 0,5 điểm Nếu mắc từ 11 lỗi trở lên trừ 1 điểm 3 Chỉ để điểm lẻ phần thập phân ở cả bài thi ở mức 0,5 điểm ĐỀ 4 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012 Mơn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài 90 phút (Khơng kể thời gian phát đề) Mơn Ngữ Văn lớp 6 PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Khoanh tròn vào... 1-2: Khơng đạt như 3-4 ĐỀ 6 Đề kiểm tra chất lượng học kì II Mơn Ngữ văn lớp 6 Phần I Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu dòng với mỗi câu trả lời đúng nhất Câu 1: C©u: “ Däc s«ng, nh÷ng chßm cỉ thơ d¸ng m·nh liƯt ®øng trÇm ng©m lỈng nh×n xng níc” sư dơng biƯn ph¸p tu tõ nµo? A Èn dơ B Nh©n ho¸ C Ho¸n dơ Câu 2: C¶nh mỈt trêi mäc trªn biĨn đảo Cơ Tơ lµ mét bøc tranh nh thÕ nµo? A... Kết bài : (0,5 điểm) * u cầu: Nêu ấn tượng, cảm nghĩ của em về bạn * Cho điểm: - 0,5 điểm: Đạt như u cầu - 0 điểm: Thiếu hoặc sai hồn tồn Đề 3 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011 – 2012 Mơn: Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (khơng kể thời gian giao đề) Phần I- Trắc nghiệm (2,0 điểm) Trả lời bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1 Câu thơ “ Ngày Huế đổ máu” sử dụng... hồn tồn Lưu ý chung: - Giáo viên vận dụng linh hoạt để cho điểm từng phần bài làm của học sinh - Tổng điểm tồn bài chỉ để lẻ tới 0,5 điểm ĐỀ 9 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011- 2012 MƠN : NGỮ VĂN 6 ( Thời gian làm bài : 90 phút, khơng kể thời gian giao đề) Phần I : Trắc nghiệm(2 điểm) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu các câu trả lời đúng nhất ? Câu 1... Mơn: Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (khơng kể thời gian giao đề) Phần I- Trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 1 2 3 Đáp án B D C 4 B 5 A 6 C 7 D 8 A Phần II- Tự luận (8,0 điểm) Câu 1(1,0điểm) : - Đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là + Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành Ngồi ra, tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ) … cũng có thể làm vị ngữ. .. bài, nếu mắc từ 6 – 10 lỗi câu, từ, chính tả thì trừ 0,5 điểm, nếu mắc từ 11 lỗi câu, từ, chính tả trở lên thì trừ 1,0 điểm 3 Chỉ để điểm lẻ phần thập phân của cả bài thi ở mức 0,5 ĐỀ 5 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Mơn: Ngữ Văn 6 (Thời gian làm bài: 90 phút) Năm học: 2011-2012 I/ Trắc nghiệm:(2 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: 1 Bài “Cây tre Việt Nam” thuộc phương thức biểu đạt nào? A Miêu... tay là chỉ sức lao động của con người ( Bàn tay và con người có mối quan hệ gần gũi , qua hệ giữa bộ phận và tồn thể ) Câu 3/ Tuỳ theo bài làm của hs để cho điểm KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯNG HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 6 Năm học: 2011-2012 I Phần Văn- Tiếng việt.(5đ) Câu 1: (2đ) a) Thế nào là truyện cổ tích? b) Trong truyện “Em bé thông minh” , em bé đã trải qua những lần thử thách nào? Theo em việc sử dụng... Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người Câu 6 Hình ảnh Lượm được tập trung miêu tả ở đặc điểm nào? A Trang phục, hành động B Ăn mặc, cử chỉ, hành động C Dáng vẻ, trang phục, cử chỉ D Lời nói, cử chỉ Câu 7 Khi viết văn miêu tả cần chú trọng rèn luyện thao tác nào nhất? A Hư cấu B Xây dựng nhân vật C Xây dựng cốt truyện D Quan sát, tưởng tượng, so sánh Câu 8 Trong văn tả người, chi tiết nào được coi là phần... th¬ §ªm nay B¸c kh«ng ngđ- Minh H ) C©u 3 ( 4,5 ®iĨm) Mïa hÌ ®Õn víi rùc rì hoa phỵng, r©m ran tiÕng ve Em h·y t¶ l¹i c¶nh ®ã Đáp án và biểu điểm chấm kiểm tra học kỳ II Mơn: Ngữ văn 6 Năm học 2011 – 2012 I Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu Đáp án 1 2 3 4 5 6 7 8 B D C C C A B D • u cầu: Khoanh đúng các chữ cái ở mỗi câu như trên • Cho điểm: Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm Khoanh sai hoặc khoanh 2 chữ... khơng ngủ - Minh Huệ) Câu 3: (4,5 điểm) Tả cảnh q hương trong một buổi sáng mùa xn đẹp trời? BÀI LÀM HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011 – 2012 MƠN: NGỮ VĂN 6 Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm) * u cầu: Khoanh đúng các chữ cái trong các câu như sau: Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A A B B C A D * Cho điểm: Mỗi câu khoanh đúng cho 0,25 điểm, khoanh sai hoặc khoanh thừa cho 0 điểm Phần . điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn Đề 3 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I- Trắc nghiệm (2,0 điểm) Trả. ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. ( Trích Ngữ văn 6, tập 2) a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b) Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn là gì? Câu 2(3 điểm): Xác định kiểu. tạo. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài 90 phút Họ và tên: Lớp: Trường Điểm Bằng số: Bằng chữ: Lời phê của giáo viên Chữ ký của giáo viên ĐỀ BÀI Câu

Ngày đăng: 26/07/2015, 16:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan