tổng hợp giáo án mầm non nhóm lớp lá

119 1.3K 6
tổng hợp giáo án mầm non nhóm lớp lá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Hát với chị Hằng Nga I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ hiểu ý nghĩa của ngày tết trung thu. - Lắng nghe và hát đúng giai điệu bài hát. - Cảm nhận và thể hiện tình cảm của mình thông qua các hoạt động nghệ thuật. - Phát huy khả năng chủ động, sáng tạo và biết phối hợp với các bạn trong các hoạt động. II. Chuẩn bị: - Nhạc, máy hát hoặc đàn bài: Đêm trung thu (Nhạc Trường Pháp, thơ Lãm Thắng) - Trang phục biểu diễn và nhạc cụ, đồ dùng phục vụ cho biểu diễn - Các mô hình: bánh trung thu, mặt trăng, trái cây - Tranh hoặc phim về các hoạt động trong ngày tết Trung thu III. Tiến Hành: 1. Hoạt động 1: Tết trung thu của bé Cho trẻ quan sát một số tranh (phim ảnh) về ngày tết trung thu ở Việt Nam và một số nước. Trò chuyện về ngày tết trung thu và ý nghĩa của ngày tết trung thu: Ngày tết trung thu vào thời gian nào trong năm? Tại sao lại gọi là Tết Trung thu? Nguồn gốc của Tết Trung thu. 2. Hoạt động 2: Hát với ánh trăng rằm Cùng hát và vận động theo nhạc bài hát: Đêm trung thu Thi hát: Đêm trung thu Chi lớp ra thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm chọn các trang phục và nhạc cụ phù hợp với nhóm mình để biểu diễn bài hát: Đêm trung thu 3. Hoạt động 3: Mâm cỗ đêm trăng Thi trang trí mâm cỗ. Cô phát cho mỗi nhóm một số vật dụng và trái cây, bánh trung thu (mô hình được trẻ làm từ giờ học trước). Mỗi nhóm trang trí sao cho mâm cỗ của mình thật đẹp. Vui trung thu I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Vận động minh họa nhịp nhàng với bài hát "Rước đèn dưới trăng" - Rèn kỹ năng tạo hình cơ bản: nặn, cắt xé dán trang trí - Phát triển ở trẻ khả năng tưởng tượng , sáng tạo trong vận động, khéo léo và thẩm mỹ hoạt động trong tạo hình - Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng bạn . II. CHUẨN BỊ : - Các động tác múa minh họa bài hát "Rước đèn dưới trăng" - Đàn, đĩa nhạc, một số lồng đèn cho trẻ trang trí - Một số NVL tạo hình cho trẻ: đất nặn, giấy thủ công, hồ dán, kéo III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: - Cô mở một đoạn nhạc cho trẻ đốn tên bài hát, tên nhạc sĩ sáng tác - Mở nhạc đệm cho trẻ cùng hát chung 1 lần - Cô múa minh họa cho trẻ xem, khuyến khích trẻ múa theo cô, nếu động tác nào chưa chính xác thì dừng lại sửa sai - Có thể phân tích các động tác múa một lần: . Câu 1: động tác đánh trống, chân bước chếch sang mỗi bên, vỗ mỗi bên 3 cái . Câu 2: bạn nữ cuộn tay đều lần lượt từng bên bạn nam hai tay chống hông, nhảy lò cò từng chân . Câu 3: 2 tay đưa lên cao, nghiêng người qua 2 bên . Câu 4: 2 tay đưa từ dưới lên vòng trên đầu, bàn tay ngửa, nhún nhẹ và nghiêng sang một bên ngay chữ cuối của bài hát - Tổ chức cho trẻ luyện tập theo hình thức múa đôi ( 1 hàng nam, l hàng nữ đứng đối diện ) * Hoạt động 2: - Cô trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của ngày Tết Trung thu, về những điểm đặc trưng của Tết Trung thu: + Lồng đèn: hình dạng, màu sắc, kiểu dáng + Bánh Trung thu: hình dạng, màu sắc, mùi vị, các loại bánh + Múa lân: hình ảnh đầu lân, mình lân , " Ông Địa" - Chia nhóm trẻ chuẩn bị cho ngày lễ hội: + Trang trí lồng đèn + Nặn bánh trung thu - Cô hướng dẫn trẻ thực hiện, nhắc lại kỹ năng cơ bản * Hoạt động 3: - Chọn nhóm trẻ để tập múa lân - Các nhóm còn lại tập biểu diễn văn nghệ Rước đèn dưới trăng I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Hát đúng giai điệu lời ca, thể hiện cảm xúc âm nhạc. - Rèn kỹ năng hát đúng cường độ , trường độ theo yêu cầu của bài hát. - Xác định các hướng trong không gian so với điểm chuẩn của bản thân. - Phát triển tai nghe , khả năng ghi nhớ và hứng thú cảm thụ âm nhạc. - Giáo dục trẻ về ý nghĩa của hình ảnh "rước đèn Trung thu" và "phá cỗ đêm rằm tháng tám" II. CHUẨN BỊ : - Tranh minh hoạ bài hát "Rước đèn dưới trăng". - Đàn, đĩa nhạc III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: - Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ: + Các bạn nhìn thấy những hình ảnh gì trong tranh? + Các bạn nhỏ đang làm gì vậy? + Rước đèn vào ngày gì vậy? - Cô giới thiệu bài hát " Rước đèn dưới ánh trăng " của chú Phạm Tuyên. - Cô hát cho trẻ nghe + nhạc đệm - Hỏi lại trẻ tên bài hát, tên nhạc sĩ sáng tác - Cô hát và khuyến khích trẻ hát theo cô - Đàm thoại về nội dung bài hát: + Bài hát nói về hình ảnh gì vậy? + Các bạn biết gì về hình ảnh "phá cỗ linh đình"? + Aùnh trăng trong bài hát được mô tả thế nào? - Tổ chức cho trẻ luyện tập: lần lượt từng nhóm, tổ * Hoạt động 2 : - Cô giới thiệu TCAN " Tiếng hát ở đâu " - Giải thích cách chơi: đội mũ chóp kín cho 1 trẻ, gọi một trẻ hát để trẻ kia xác định hướng của bạn mình đứng ở đâu theo vị trí của bản thân - Gọi vài trẻ khá chơi trước, chú ý cho trẻ định hướng chính xác vị trí của bạn mình theo điểm chuẩn của bản thân trẻ - Có thể gọi các trẻ làm trọng tài tham dự xác định lại theo điểm chuẩn của bạn mình, gợi ý trẻ chú ý vị trí trong không gian để nhận xét cho chính xác * Hoạt động 3 : - Cô đọc lời của bài hát và bài hát "Em đi mẫu giáo", nhạc và lời của Nhạc sĩ Dương Minh Viên. - Cô hát cho trẻ lần 1 + đàn ( nhạc đệm ) - Hỏi trẻ về nội dung bài hát - Hát cho trẻ nghe lần 2, khuyến khích trẻ hát cùng cô ( có thể mở nhạc cho trẻ hát và vận động minh họa cùng cô Trăng ơi từ đâu đến I. YÊU CẦU: - Trẻ thuộc thơ, cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên qua cái nhìn của trẻ thơ. - Nhận biết vần điệu êm dịu, nhẹ nhàng, sâu lắng qua nhịp thơ 2/3, hiểu được lối miêu tả về trăng qua nghệ thuật so sánh của tác giả. - Rèn kỹ năng vẽ hình trên giấy và cắt dán lên tranh. - Phát triển ngôn ngữ văn học, trí nhớ có chủ định, NN diễn đạt cảm xúc. - Giáo dục trẻ lòng yêu cảnh đẹp thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ: - Tranh minh họa bài thơ , bài hát "Aùnh trăng hòa bình " - Tập tạo hình vui, giấy thủ công, kéo, hồ dán cho trẻ III. TIẾN HÀNH * Hoạt động 1: - Cô hát cho trẻ nghe bài "Aùnh trăng hòa bình " kết hợp VĐ minh họa theo bài hát - Trò chuyện với trẻ: . Aùnh trăng trong bài hát thế nào? Vì sao gọi là ánh trăng hòa bình? . Các bạn có thấy trăng bao giờ chưa? Trăng đẹp nhất vào lúc nào? . Ngày trăng tròn nhất, người ta gọi là ngày gì? . Trăng rằm có màu gì? Giống như cái gì? . Đố các bạn biết trăng từ đâu đến? - Giới thiệu bài thơ: " Chú Trần Đăng Khoa ngày còn bé cũng có những liên tưởng như chúng ta bây giờ về nguồn gốc của trăng. Những liên tưởng ấy đã hòa cùng với cảøm xúc của chú để chú sáng tác ra một bài thơ rất dễ thương. Các bạn hãy cùng thưởng thức nhé!" - Cô đọc lần 1 : diễn cảm với cử chỉ nét mặt, điệu bộ phù hợp với dòng thơ * Hoạt động 2: - Cô đọc lần 2 + trích dẫn từng đoạn và đàm thoại gợi mở tư duy cho trẻ + Cô đọc 4 câu thơ đầu. Trăng còn có hình dạng gì? + Cô đọc 4 câu thơ tiếp theo Ánh trăng còn giống hình ảnh gì nữa? + Cô đọc tiếp 4 câu cuối - Cô cho trẻ cùng đọc thơ với cô: chung cả lớp, nhóm ( chú ý sửa cách phát âm, rèn cách ngắt nhịp ) - Đàm thoại với trẻ: + Các bạn thấy trăng trong bài thơ có đẹp không? + Trăng được tác giả ví như cái gì? + Các bạn có yêu trăng không? * Hoạt động 3: - Tổ chức cho trẻ tạo hình " trăng rằm trong đêm " - Cô gợi ý cho trẻ các nguyên vật liệu tạo hình: giấy thủ công , kéo, hồ dán - Hướng dẫn trẻ vẽ vòng tròn lên mặt trái của tờ giấy, sau đó cắt rời ra khỏi giấy và dán lên tranh - Gợi ý trẻ vẽ thêm các ngôi sao để trang trí cho bầu trời đêm thêm sinh động ĐỀ TÀI : SO SÁNH SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 8 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Ôn số lượng trong phạm vi 8 - Ôn đếm đến 8. - Rèn thêm bớt trong phạm vi 8. 2. Kỹ năng: - Củng cố kỹ năng xếp tương ứng 1 - 1 - Kỹ năng so sánh 2 nhóm đối tượng khác nhau. - Kỹ năng thêm bớt để tạo nhóm đối tượng. 3. Phát triển: - Kỹ năng tri giác tư duy trực quan hình ảnh, ghi nhớ có chủ định. 4. Giáo dục: - Thói quen và nề nếp họctập. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng cho giáo viên: 8 ngôi sao vàng 8 gói quà. Thẻ chữ số 8, 7, 5. Máy hát, đĩa nhạc, vòng thể dục. 2. Đồ dùng cho trẻ: Rỗ 18 cái Các thẻ bài ngôi sao Thẻ chữ số. Đồ ông già noel. III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO: Luyện tập trò chơi. IV. HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP: - Âm nhạc. - Thể dục: bật liên tục qua 3 vòng. V. TIẾN TRÌNH: 1. HOẠT ĐỘNG 1 - Tạo tình huống. - Các con có biết trong tháng này có ngày gì đặc biệt không? - Trong ngày noel chúng ta thấy ai? - Hôm nay có 1 vị khách đến thăm lớp mình. Các con có biết đó là ai không? Nào cùng đếm 1- 2 - 3. Cô cho 1 trẻ đóng vai ông già noel chạy ra. Ông già noel chào các bạn lớp lá3 Hôm nay ông già noel đến tặng cho các bạn lớp lá 3 hai món quà. Thôi bây giờ ông phải đi dây để còn kịp mang quà cho các bạn nhỏ khác nữa. Chào các bạn nhé. 2. HOẠT ĐỘNG 2 - Nhận thức: Các bạn có muốn biết ông già noel gửi quà gì cho chúng ta không? Nào chúng ta cùng mở quà ra nhé. Gói quà thứ 1: ngôi sao. Cô mời 1 bạn lên đếm giúp cô xem có bao nhiêu ngôi sao trong hộp quà nhé? Gói quà thứ 2: những gói quà nhỏ Cô muốn bạn đặt giúp cô ngôi sao đi kèm với 1 gói quà. Các con thấy số ngôi sao và số quà như thế nào so với nhau? Tại sao con biết? Muốn số ngôi sao và số quà bằng nhau và bằng 8 ta phải làm gì? Muốn số ngôi sao ít hơn số gói quà là 2 ta phải làm gì? 3. HOẠT ĐỘNG 3 - Trò chơi: ϖ Trò chơi: "Cả lớp cùng vui" ϖ Trò chơi: "Ai mà tài thế?" Cô muốn mỗi bạn lấy cho mình một cái rỗ và 1 tấm thảm và về ngồi theo đội hình chữ U. Con nhìn xem trong rỗ mình có gì nào? Bây giờ các con xếp số ngôi sao tương ứng với chữ số mà con có. ( Cô đến và trò chuyện cùng trẻ) Con hãy so sánh với bạn xem số ngôi sao của con và của bạn như thế nào so với nhau. Cô cũng có thẻ chữ số. Các con hãy xếp số ngôi sao tương ứng với chữ số của cô. Con đã làm cách nào để được số ngôi sao tương ứng với chữ số của cô. (Cô lần lượt đưa ra các thẻ chữ số ra) Các con rất giỏi cô thưởng cho các con mỗi bạn một huy chương vàng . Hãy nhìn xem trong huy chương vàng có gì ? Bấy giờ chúng ta cùng chơi trò : Về nhà đúng"ϖ Sau khi nhạc kết thúc các con hãy chạy về ngôi nhà có chữ số tương ứngvới số lượng ngôi sao có trong huy chương vàng của con. Cô mở nhạc cho trẻ chơi. Cô cho trẻ đổi thẻ và chơi 1 lần nữa. Cô mời 3 gia đình ngôi sao về 3 hàng dọc. ϖ Chơi: " Ai Nhanh Hơn" Bây giờ 3 gia đình bật qua 3 vòng và lên lấy những ngôi sao theo yêu cầu của cô. Gia đình số 6: lấy ngôi sao có chữ số lớn hơn 6. Gia đình số 7: lấy ngôi sao có chữ số lớn hơn 7. Giá đình số 8 lấy ngôi sao có chữ số nhỏ hơn 8. Đội nào lấy nhanh và đúng sẽ thắng. Cô bé bán diêm I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nghe và hiểu nội dung câu chuyện, giúp trẻ mở rộng tầm nhìn ra xã hội xung quanh trẻ. - Nhận biết những điểm đặc trưng của mùa đông và hình ảnh cây thông Noel. - Rèn kỹ năng vẽ theo nét chấm và tô màu, trang trí cây thông Noel theo sáng tạo của trẻ. - Phát triển khả năng diễn đạt của trẻ, tư duy, trí nhớ có chủ định. - GD trẻ ý thức được sống trong gia đình hạnh phúc và cảm thông với những hoàn cảnh bất hạnh. II. CHUẨN BỊ: - Câu chuyện “ Cô bé bán diêm ” - Hình cây thông phác họa trên bảng, phấn màu cho cô … - Tập TH vui và bút màu cho trẻ … III. TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: - TC băng reo “ Mùa đông” : cho trẻ cùng nói và thực hiện các động tác cùng với cô + Mùa đông tuyết rơi ( 2 tay giơ lên cao , lắc nhẹ bàn tay … ) + Mùa đông cây trụi lá ( đưa từng cánh tay giang ngang … ) + Mùa đông gió rét ( 2 tay bắt chéo lên vai, rung nhẹ … ) + Mùa đông trời lạnh lắm! … bé phải mặc ấm … + Các bạn có thích mùa đông không? - Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Cô bé bán diêm” ( hay mở máy ) - Trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện: + Vì sao cô bé phải đi bán diêm giữa trời đêm giá lạnh? + Cô bé ấy có gia đình không? … Các bạn nghĩ sao về hoàn cảnh của cô bé ấy? + Hình ảnh cô bé bán diêm giống với hình ảnh của ai mà các bạn thường gặp ngoài đường phố? + Các bạn ấy có được đi học không? … Vì sao các bạn ấy không được đi học? + Các bạn có thấy thương các bạn nhỏ ấy không? + Các bạn có cảm thấy mình hạnh phúc hơn các bạn ấy nhiều không? … Vì sao ? GD trẻ ý thức về sự đầy đủ của bản thân và cảm thông với các bạn nhỏ mồ côi, nghèo khổ, không được đi học … * Hoạt động 2: - Trò chuyện với trẻ: + Mình đang ở mùa gì ? … Vì sao các bạn biết là mùa đông? + Mùa đông có điểm gì khác biệt ? + Các bạn còn nhận thấy điều gì nữa? - Giới thiệu cây thông cho trẻ quan sát ( hình cây thông vẽ sẵn trên bảng chưa trang trí … ) + Đố các bạn đây là cây gì ? + Cây thông có hình dạng thế nào? + Làm thế nào để cây thông này thành cây Noel nhỉ? - Gợi ý cho trẻ kể về những vật thường được trang trí trên cây Noel … - Khi trẻ kể, cô vẽ thêm các hình ảnh vào cây thông ( tương tự như trong tập TH vui / trang 47 ) , chú ý các nét vẽ đơn giản nhưng rõ ràng cho trẻ dễ phân biệt hình dạng … mở nhạc cho trẻ di chuyển về bàn … * Hoạt động 3: - Sau đó cô cho trẻ thực hành trong tập TH vui / trang 47 : vẽ theo nét chấm và tô màu trang trí cây thông Noel … - Hướng dẫn trẻ chọn màu sắc cho phù hợp với các chi tiết : + màu sắc những quả châu thế nào? + những quả chuông nhỏ thường có màu gì ? + những gói quà làm sao để nổi bật ? + tô màu gì cho cái chậu? - Động viên trẻ hoàn thành sản phẩm thật đẹp … [...]... Hoạt động 1: Lớp Lá của bé! Trò chuyện về lớp lá của bé: Lớp của bé là lớp lá mấy? Lớp của bé có bao nhiêu bạn? Cô nào dạy nhóm nào? Nhóm của con có bao nhiêu bạn? Tổ của con là tổ mấy? Đếm xem trong tổ có bao nhiêu bạn Trong lớp con thường chơi với bạn nào nhiều nhất? Con có yêu quý lớp lá của mình không? Tại sao? Trò chơi: đoán xem bạn mình là ai? Cô nói đặc điểm của một bạn trong lớp, nhưng không... Cả lớp quan sát và nhận xét, có thể trẻ khác lên sửa và nói lên ý kiến của mình Cuối cùng, cô giúp các bạn đóng tập truyện lại, làm bìa truyện để vào góc thư viện 4 Kết thúc: nhận xét giờ học Chủ đề: Ngôi trường của bé Đề tài: Lớp Lá và những người bạn Nhóm lớp: Lá I Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhớ tên những người bạn trong lớp, nhớ tên các bạn trẻ chơi thân - Thuộc tên các cô và nhân viên phục vụ lớp Lá. .. cầu xếp vào ô dưới ô số 5 Yêu cầu cả lớp đếm xem có mấy thẻ hình (6 thẻ hình) Cho cả lớp so sánh giữa 5 và 6 Chọn chữ số mấy để gắn vào ô có 6 thẻ hình Các nhóm chia nhau về bàn và nhận tờ giấy của mình, nói các nhóm khối lượng công cụ lao động với chữ số tương ứng 4 Kết thúc: nhận xét giờ học Chủ điểm: Ngôi trường của bé Đề tài: Món quà của cô giáo Nhóm lớp: Lá I Mục đích yêu cầu: - Củng cố và rèn... động 2: Chọn trang phục đúng Cô chia lớp thành 3-4 nhóm, mỗi nhóm nhận một rổ: giấy màu, kéo, keo dán, bút màu và các hình ảnh trang phục được vẽ sẵn 1 tờ giấy A3 trong đó có hình vẽ cô giáo, bác cấp dưỡng và cô bảo mẫu Mỗi nhóm thảo luận về các nhân vật để nhận ra nhân vật nào trong tranh là ai và chọn trang phục cho phù hợp Cắt trang phục đó từ các tờ giấy và dán lên tranh mẫu Sau đó trẻ có thể tô... một nhân vật nào đó trong trường III Tiến Hành: 1 Hoạt động 1: Cô giáo của em Trò chuyện: Trong lớp có mấy cô giáo? Tên của cô giáo con là gì? Hàng ngày cô giáo làm những công việc gì? Ngoài cô giáo dạy con hàng ngày, trong lớp mình con còn biết ai nữa? Những người con biết làm những công việc gì? Con có nhận xét gì về trang phục của cô giáo, cô bảo mẫu và bác cấp dưỡng? Tại sao trang phục lại khác nhau?... nhân viên phù hợp với vị trí công việc - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc - Giáo dục trẻ lòng tự tin khi giao tiếp và biết kiên nhẫn lắng nghe II Chuẩn bị: - Hình ảnh về các công việc của cô giáo, cô bảo mẫu, bác cấp dưỡng trong trường mầm non - Hình ảnh về trang phục của từng người, từng công việc - Giấy A3 màu, keo dán, kéo, bút màu, trang phục được vẽ sẵn hoặc in sẵn cho trẻ tô màu, xé dán - Tranh truyện... dung câu chuyện Phát huy tính sáng tạo và kể chuyện sáng tạo ở trẻ - Tạo sự tự tin và luôn biết sáng tạo ra các tình huống - Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm Biết kết hợp cùng bạn, lắng nghe ý kiến của bạn và đưa ra ý kiến của mình - Phát triển thẩm mỹ thông qua các hoạt động tạo hình II Chuẩn bị: - Truyện tranh hoặc rối: Món quà của cô giáo - Mũ các nhân vật - Rổ đựng keo dán, giấy màu và các nguyên vật... mới Các nhóm sẽ thảo luận về tình huống mới, cách giải quyết tình huống mới để câu chuyện được sinh động Có thể kể lại vài lần và thay đổi vai của mỗi nhóm 3 Hoạt động 3: Cùng làm sách kể chuyện Cô yêu cầu mỗi nhóm lấy 1 bức tranh cô vẽ nét đen trước rồi chọn: bút màu sáp, giấy màu, keo dán, kéo, giấy báo.v.v… để trang trí tranh truyện cho đẹp Sau khi mỗi nhóm trang trí xong, cô yêu cầu mỗi nhóm một... nguyên vật liệu trang trí - Trang vẽ bằng chì câu chuyện: Món quà của cô giáo Tùy theo nhóm cô chia mà chia câu chuyện thành bao nhiêu bức tranh - Bảng nỉ có đánh số thứ tự ô tương ứng với số bức tranh III Tiến Hành: 1 Hoạt động 1: truyện kể: Món quà của cô giáo Đàm thoại: Cô giáo hưu sao đã hứa gì với các bạn? Khi xếp hàng vào lớp, điều gì đã xảy ra? Tại sao mèo khoang bị ngã? Tại sao bạn gấu xù không... gìn lớp học luôn sạch sẽ, gọn gàng - Giáo dục trẻ biết chia sẻ cùng bạn và nhường nhịn bạn - Tìm hiểu và nhận ra một số đặc điểm đặc trưng của những người bạn trong lớp, trong nhóm của trẻ II Chuẩn bị: Một số tranh ảnh về lễ hội đến trường của lớp bé Giấy A4 cho trẻ vẽ, giấy màu, kim xa, màu sáp và một số nguyên liệu cho trẻ trang trí Album cũ hoặc giấy bìa để làm sách III Tiến Hành: 1 Hoạt động 1: Lớp . Hát với ánh trăng rằm Cùng hát và vận động theo nhạc bài hát: Đêm trung thu Thi hát: Đêm trung thu Chi lớp ra thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm chọn các trang phục và nhạc cụ phù hợp với nhóm mình. đèn: hình dạng, màu sắc, kiểu dáng + Bánh Trung thu: hình dạng, màu sắc, mùi vị, các loại bánh + Múa lân: hình ảnh đầu lân, mình lân , " Ông Địa" - Chia nhóm trẻ chuẩn bị cho ngày lễ. 1 - Kỹ năng so sánh 2 nhóm đối tượng khác nhau. - Kỹ năng thêm bớt để tạo nhóm đối tượng. 3. Phát triển: - Kỹ năng tri giác tư duy trực quan hình ảnh, ghi nhớ có chủ định. 4. Giáo dục: - Thói

Ngày đăng: 26/07/2015, 13:59

Mục lục

  • - Cho trẻ chưng bày sản phẩm do chính tay mình làm lên bàn

    • Giữa vòng gió thơm

    • - Hỏi trẻ về cảm nhận đối với bài hát …

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan