đỀ THI thử tốt nghiệp số 2 môn ngữ văn

3 8.5K 15
đỀ THI thử tốt nghiệp số 2 môn ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD và ĐT Bình Định ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Trường THPT Hoài Ân MÔN: NGỮ VĂN GV: Trần Thị Thu Hiền Thời gian: 120’ ĐỀ SỐ II I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn ngữ văn 12 và các tác phẩm văn học ngoài chương trình. 2. Kháo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm trong chương trình ngữ văn 12 và các tác phẩm văn học ngoài chương trình với hai nội dung cơ bản: Đọc - hiểu và Làm văn. Mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức tự luận. Cụ thể đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: - Đọc và hiểu được kiến thức cơ bản về những tác phẩm trong chương trình và ngoài chương trình. - Vặn dụng kiến thức văn học và hiểu biết xã hội để giải quyết một vấn đề văn học và xã hội. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA. - Tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Chọn nội dung cần đánh giá. - Thực hiện các bước thiết lập ma trận. - Xác định khung ma trận. Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Thấp Cao Đọc –hiểu ( 2 câu) Thông tin về văn bản, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. Hiểu hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết, hình ảnh… Vận dụng kiến thức và phương pháp cảm thụ văn học đề cảm nhận một hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm văn học ngoài chương trình. 2 câu ( 4đ) 40% Làm văn NLXH (1 câu) Vận dụng những hiểu biết về cuộc sống, xã hội, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận xã hội bàn điều kì diệu ở mỗi con người trong cuộc sống. 1 câu ( 6 điểm) 60% NLVH (1 câu) Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận văn học, phân tích nhân vật người mẹ trong tác phẩm “Vợ nhặt” và “Chiếc thuyền ngoài xa”. 1 câu ( 6đ) 60% Tổng số điểm (TS câu) 2 câu: (4 điểm) (40%) 1 câu: 6 điểm (60%) 3 câu (10 điểm) 100% 1 IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: PHẦN ĐỌC – HIỂU: (4đ) Câu 1:((2đ) Cho đoạn văn sau: “ Mị vùng bước đi nhưng chân tay đau không cựa quậy được. Mị không nghe…nữa. Chỉ còn nghe … đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa” a. Điền vào chỗ trống của đoạn văn trên hai âm thanh mà Mị nghe được? b. Ý nghĩa tượng trưng của hai âm thanh đó? c. Hai âm thanh đó có tác dụng khắc họa điều gì trong nhân vật Mị? d. Đoạn văn trên thuộc phong cách nghệ thuật gì? Hãy đặt tên cho đoạn văn? Câu 2: (2đ) Trong bài “ Quê hương”, nhà thơ Giang Nam viết: Cô bé nhà bên ( có ai ngờ!) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) a. Nghệ thuật được sử dụng ở hai cụm từ trong ngoặc đơn và ý nghĩa? b. So sánh hai cách diễn đạt sau: “Thương quá đi thôi!” và “Thương thương quá đi thôi!”? c. Điều gì ở cô gái khiến em ấn tượng nhất? Vì sao? PHẦN LÀM VĂN: (6đ) HS chọn một trong hai câu sau: Câu 1: Hình ảnh người mẹ trong hai tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Câu 2: Anh /chị suy nghĩ gì về phát biểu của Nick Vujicic: “Tôi là một điều kì diệu. Bạn cũng là một điều kì diệu?” ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Phần Câu Nội dung Điểm 1 1 -Hai âm thanh mà Mị nghe được: tiếng sáo và tiếng chân ngựa. - Tiếng sáo là biểu tượng của ước mơ, khát vọng; tiếng chân ngựa là hiện thực phũ phàng. 1,0 - Hai âm thanh đối lập khép mở hai tâm trạng của Mị: sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân và sự cay đắng, tủi nhục. Hai âm thanh đó góp phần tô đậm số phận bi thảm và sức sống tiềm tàng trong Mị. 1,0 - Đoạn văn thuộc phong cách nghệ thuật. - Có thể đặt tên cho đoạn văn: “Uớc mơ và hiện thực phũ phàng” hoặc“ Hai âm thanh- hai tâm trạng” 1,0 2 - Nghệ thuật được sử dụng ở phần ngoặc đơn: phép chêm xen. - Ý nghĩa: thể hiện thái độ ngạc nhiên cùng tình cảm yêu mến tự hào đối với cô gái láng giềng bé nhỏ mà dũng cảm: tham gia du kích đề bảo vệ quê hương - Từ “ thương” diễn tả tình thương mến song “ thương thương” da diết hơn, trong sáng hơn và giàu chất thơ hơn. - Ghi lại điều ấn tượng nhất về cô gái: nụ cười hoặc đôi mắt. 0,5 0,5 0,5 0,5 2 1 * Về kĩ năng: HS biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kết hợp linh hoạt các thao tác lập luận, bố cục chặt chẽ, kết cấu mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, không mắc các loại lỗi thông thường. * Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách, song cần tập trung làm rõ ý cơ bản sau: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhân vật. - Hình ảnh người mẹ trong hai tác phẩm: + Là những người nghèo khổ: 0,5 2 . Bà cụ Tứ: xuất hiện trong bóng chiều chạng vạng, dáng lọng khọng, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán. Vì nghèo nên không lo được hạnh phúc cho con. Con “nhặt” vợ về mà cũng không có năm, ba mâm mời họ hàng. . Người đàn bà hàng chài: nghèo khó, cơ cực; mệt mỏi, tái ngắt; đông con, cả gia đình sống trên chiếc thuyền chật; có khi biển động cả tháng trời ăn xương rồng chấm muối. + Là những người mẹ giàu tình thương và đức hi sinh: . Bà cụ Tứ: lo cho con không biết có nuôi nổi nhau qua thì đói khát? Mừng lòng trước hạnh phúc của con, cháo cám đắng chát thành ngọt bùi; bà bàn chuyện làm ăn, nói toàn chuyện vui, chuyện tương lai tươi sáng; . Người đàn bà hàng chài: hạnh phúc lớn nhất là khi nhìn đàn con được ăn no; chấp nhận mọi đau khổ cả thể xác và tinh thần vì các con, vì gia đình; xin được đánh trên bờ vì không muốn các con bị tổn thương. + Là những người sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời; giàu lòng tự trọng… - Đánh giá: +Họ tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ VN. + Suy nghĩ của bản thân về người mẹ. + Tài năng của tác giả. 2,0 2,0 1,0 0,5 2 * Về kĩ năng: HS biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, kết hợp linh hoạt các thao tác lập luận, bố cục chặt chẽ, kết cấu mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, không mắc các loại lỗi thông thường. * Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách, song cần tập trung làm rõ ý cơ bản sau: - Giới thiệu vấn đề. - Giải thích câu nói: “ Điều kì diệu” là những điều lạ trong cuộc sống, Nó thường đem đến sự ngạc nhiên thán phục của mọi người; Câu nói khẳng định mỗi người đều có thể làm nên những điều lạ thường trong cuộc sống. - Bình luận: + Điều kì diệu thường do tạo hóa làm ra: vẻ đẹp của thiên nhiên hay tài năng đặc biệt ở con người. + Điều kì diệu nằm ngay trong bản thân con người: nếu mỗi cá nhân nỗ lực vượt lên những nghịch cảnh, những nghiệt ngã của số phận thì đó đã là điều kì diệu. + Điều kì diệu giúp mỗi người có niềm tin, ước mơ, khát vọng. - Chứng minh: Bản thân Nuck Vujicic là điều kì diệu bởi: khuyết tật tứ chi nhưng anh hòa nhập, tin yêu cuộc sống; Nguyễn Ngọc Ký bị liệt hai tay nhưng anh luôn sống đẹp, sống có ích… - Mở rộng, bàn bạc: rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân. 0,5 2,0 2,0 1,0 0,5 3 . Sở GD và ĐT Bình Định ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Trường THPT Hoài Ân MÔN: NGỮ VĂN GV: Trần Thị Thu Hiền Thời gian: 120 ’ ĐỀ SỐ II I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Thu thập thông tin. chương trình môn ngữ văn 12 và các tác phẩm văn học ngoài chương trình. 2. Kháo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm trong chương trình ngữ văn 12 và các tác phẩm văn học. thức văn học và hiểu biết xã hội để giải quyết một vấn đề văn học và xã hội. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA. - Tự luận. III. THI T LẬP MA TRẬN: - Chọn nội dung cần đánh giá. - Thực hiện các bước thi t

Ngày đăng: 25/07/2015, 21:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan