Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới tỉnh quảng bình

127 1.5K 19
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện hữu nghị việt nam   cu ba đồng hới tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC HÀ NỘI 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG MÃ SỐ: 60720405 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thúy Vân HÀ NỘI 2014 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Phạm Thị Thúy Vân – Bộ môn Dược lâm sàng Trường Đại học Dược Hà Nội, là cô giáo đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn Ths. Nguyễn Tứ Sơn, Ths. Trịnh Trung Hiếu đã cho tôi những lời khuyên bổ ích để thực hiện đề tài này. Tôi xin cảm ơn Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, cụ thể là các Khoa hệ Nội và Phòng Kế hoạch – Tổng hợp và Phòng Lưu trữ bệnh án bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ba mẹ và bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Hà nội, ngày 12 tháng 10 năm 2014 Học viên Nguyễn Ngọc Đoan Trang MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN 2 1.1. Dịch tễ học người cao tuổi 2 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc trên người cao tuổi 2 1.2.1. Các yếu tố liên quan đến dược động học 2 1.2.2. Các yếu tố liên quan đến dược lực học 6 1.3. Phản ứng bất lợi/biến cố bất lợi của thuốc trên người cao tuổi 10 1.3.1. Tương tác thuốc 11 1.3.2. Đa dược học 12 1.3.3. Tuân thủ điều trị 13 1.4. Công cụ đánh giá sử dụng thuốc trên người cao tuổi 14 1.4.1. Tiêu chuẩn Beers 16 1.4.2. Tiêu chuẩn STOPP/START 19 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu 23 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23 2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu 23 2.2.3. Các phương pháp và tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu 24 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 26 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đặc điểm sử dụng thuốc trên bệnh nhân nghiên cứu 27 3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới tính, cân nặng và thời gian nằm viện của bệnh nhân 27 3.1.2. Đặc điểm về chức năng thận của bệnh nhân 28 3.1.3. Đặc điểm về xét nghiệm enzyme gan của bệnh nhân 29 3.1.4. Đặc điểm về bệnh lý của bệnh nhân 30 3.1.5. Tiền sử dùng thuốc 35 3.1.6. Số lượng thuốc sử dụng trên một bệnh nhân 36 3.1.7. Các thuốc sử dụng trên bệnh nhân nghiên cứu 38 3.1.8. Ghi nhận các ADE, ADR 39 3.1.9. Tương tác thuốc 39 3.2. Đánh giá sử dụng thuốc theo tiêu chuẩn Beers 2012 và tiêu chuẩn STOPP/START 2008 42 3.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân gặp PIM và các PIM theo tiêu chuẩn Beers 2012 43 3.2.2. Tỷ lệ bệnh nhân gặp PIM và các PIM theo tiêu chuẩn STOPP 45 3.2.3. Tỷ lệ bệnh nhân gặp PPO và các PPO theo tiêu chuẩn START 2008 46 3.2.4. Sự đồng thuận khi đánh giá theo 2 tiêu chuẩn Beers 2012 và STOPP 2008 48 3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gặp PIM, PPO theo tiêu chuẩn Beers 2012 và STOPP/START 2008 49 Chương 4. BÀN LUẬN 50 4.1. Đặc điểm sử dụng thuốc trên bệnh nhân nghiên cứu 50 4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 50 4.1.2. Đặc điểm sử dụng thuốc 51 4.2. Đánh giá sử dụng thuốc trên bệnh nhân nghiên cứu theo tiêu chuẩn Beers 2012 và STOPP/START 2008 53 4.2.1. Đánh giá sử dụng thuốc theo tiêu chuẩn Beers 2012 và STOPP 2008 53 4.2.2. Đánh giá sử dụng thuốc theo tiêu chuẩn START 2008 57 4.2.3. Hạn chế của nghiên cứu 59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH NHÂN BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM CU BA ĐỒNG HỚI Phụ lục 2: TIÊU CHUẨN BEERS 2012 Phụ lục 3: TIÊU CHUẨN STOPP/START 2008 Phụ lục 4: CÁC TIÊU CHUẨN PHỤ TRONG NGHIÊN CỨU Phụ lục 5: DANH SÁCH CÁC BỆNH NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU Phụ lục 6: LIỀU DÙNG, ĐƯỜNG DÙNG, CHẾ ĐỘ LIỀU, THỜI GIAN DÙNG CỦA CÁC THUỐC BỆNH NHÂN SỬ DỤNG Phụ lục 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP ĐẾN KHẢ NĂNG GẶP PIM THEO TIÊU CHUẨN BEERS 2012 VÀ STOPP/START 2008 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACE: Men chuyển angiotensin (Angiotensin Converting Enzyme) ADE: Biến cố bất lợi của thuốc (Adverse Drug Event) ADR: Phản ứng bất lợi của thuốc (Adverse Drug Interaction) ARB: Ức chế thụ thể angiotensin (Angiotensin Receptor Blockers) CCB: Chẹn kênh calci (Calci Chanel Blocker) COPD: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) CYP: Cytocrom P450 GABA: Gamma aminobutyric acid NSAID: Chống viêm không steroid (Non – Steroidal Anti – Inflammatory Drugs) MDRD: Modification of Diet in Renal Disease MMSE: Test tâm thần tối thiểu (Mini Mental State Examination) PIM: Thuốc có khả năng không phù hợp (potentially inappropriate medication) PPO: Thiếu sót tiềm tàng trong kê đơn (potentially prescribing omission) STOPP: Công cụ sàng lọc các kê đơn trên người cao tuổi (Screening Tool of Older Persons’ Prescriptions) START: công cụ sàng lọc cảnh báo bác sĩ để điều trị đúng (Screening Tool to Alert doctors to Right Treatment) THA: Tăng huyết áp WHO: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Số lượng bệnh nhân tại các khoa hệ Nội năm 2013 22 Bảng 3.1: Thời gian nghiên cứu tại các khoa và phân bố bệnh nhân theo khoa 27 Bảng 3.2: Đặc điểm về tuổi, giới tính, cân nặng và thời gian điều trị tại khoa nghiên cứu của bệnh nhân 28 Bảng 3.3: Đánh giá chức năng thận của bệnh nhân theo Clcr 29 Bảng 3.4: Đặc điểm về enzyme gan của bệnh nhân 30 Bảng 3.5: Tiền sử bệnh lý của bệnh nhân 31 Bảng 3.6: Phân bố bệnh nhân theo số bệnh lý được chẩn đoán 32 Bảng 3.7: Các bệnh lý được chẩn đoán của bệnh nhân 33 Bảng 3.8: Phân bố bệnh nhân theo tình trạng sa sút trí tuệ 34 Bảng 3.9: Phân bố bệnh nhân theo chỉ số bệnh mắc kèm Charlson 34 Bảng 3.10: Tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân nghiên cứu 35 Bảng 3.11: Số lượng thuốc sử dụng trên bệnh nhân trong cả đợt điều trị tại khoa nghiên cứu 36 Bảng 3.12: Số lượng thuốc sử dụng trong một đơn thuốc 37 Bảng 3.13: Các nhóm thuốc sử dụng trên bệnh nhân nghiên cứu 38 Bảng 3.14: Các ADE gặp phải trên bệnh nhân 39 Bảng 3.15: Số lượng tương tác thuốc trên bệnh nhân 40 Bảng 3.16: Các loại tương tác trên bệnh nhân nghiên cứu 41 Bảng 3.17: Số mục có thể áp dụng để đánh giá sử dụng thuốc tại bệnh viện 42 Bảng 3.18: Phân bố bệnh nhân theo khả năng gặp PIM theo tiêu chuẩn Beers 2012 43 Bảng 3.19: Các loại PIM theo tiêu chuẩn Beers 2012 trên bệnh nhân 44 Bảng 3.20: Phân bố bệnh nhân theo khả năng gặp PIM theo tiêu chuẩn STOPP 2008 45 Bảng 3.21: Các loại PIM theo tiêu chuẩn STOPP 2008 trên bệnh nhân 46 Bảng 3.22: Phân bố bệnh nhân theo khả năng gặp PPO theo tiêu chuẩn START 2008 47 Bảng 3.23: Các PPO theo tiêu chuẩn START 2008 trên bệnh nhân 47 Bảng 3.24: Sự đồng thuận khi đánh giá theo tiêu chuẩn Beers 2012 và STOPP 2008 48 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 23 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhờ vào những thành tựu trong y học và sự cải thiện đáng kể về mức sống, tỷ lệ người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam ngày càng tăng. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề tăng tuổi thọ là song song với tuổi nhiều bệnh cấp hoặc mạn tính cũng xuất hiện, đặc biệt một người cao tuổi có thể cùng lúc gặp nhiều bệnh khác nhau. Tình trạng đa bệnh lý, đa dược học (polypharmacy) cùng những biến đổi về dược động học, dược lực học của thuốc trên người cao tuổi làm tăng nguy cơ gặp các tai biến khi dùng thuốc [6]. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số nhóm thuốc có khả năng không phù hợp cũng làm gia tăng nguy có tai biến ở người cao tuổi. Trên thế giới, có nhiều tiêu chuẩn đánh giá sử dụng thuốc trên người cao tuổi, trong đó tiêu chuẩn Beers và tiêu chuẩn STOPP/START đang ngày càng được sử dụng rộng rãi và cho thấy hiệu quả phát hiện các thuốc có khả năng không phù hợp (PIM - Potentially Inappropriate Medication) trên người cao tuổi. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc chính thức để đánh giá sử dụng thuốc trên người cao tuổi. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới tỉnh Quảng Bình là bệnh viện có sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh Quảng Bình. Theo thống kê năm 2013, bệnh viện đã điều trị cho 6410 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên chiếm 19,8 % tổng số bệnh nhân toàn viện, qua đó cho thấy đối tượng bệnh nhân cao tuổi chiếm tỷ lệ không nhỏ. Vì thế sử dụng thuốc trên bệnh nhân cao tuổi như thế nào tại bệnh viện là một mối quan tâm lớn. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.” Với các mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc trên bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới. 2. Đánh giá sử dụng thuốc trên bệnh nhân cao tuổi theo tiêu chuẩn Beers 2012 và tiêu chuẩn STOPP/START 2008 tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới. [...]... bệnh nhân  Các thuốc sử dụng trên bệnh nhân  Số thuốc sử dụng hàng ngày trên một bệnh nhân, số đơn thuốc được chỉ định trên một bệnh nhân trong quá trình điều trị  Liều dùng, chế độ liều, đường dùng, thời gian dùng thuốc  Các ADE, ADR trên bệnh nhân  Tương tác thuốc  Đánh giá sử dụng thuốc theo tiêu chuẩn Beers 2012 và tiêu chuẩn STOPP/START 2008  Danh mục các thuốc thuộc khoa Dược bệnh viện. .. tiêu chí sau: số lượng, loại bệnh, chỉ số bệnh mắc kèm Charlson [13] (phụ lục 4)  Tiền sử dùng thuốc: bao gồm thông tin các thuốc bệnh nhân sử dụng ngay trước khi nhập viện  Các thuốc sử dụng trên bệnh nhân (chỉ thu thập thông tin các thuốc sử dụng bệnh nhân sử dụng trong thời gian điều trị tại khoa nghiên cứu Thông tin thuốc được phân loại theo mã ATC): Phân loại thuốc theo thuốc cần hiệu chỉnh theo... lý của bệnh nhân: các bệnh lý trên bệnh nhân được phân loại theo mã ICD 10: - Tiền sử bệnh lý của bệnh nhân: khai thác thông qua phỏng vấn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân Bao gồm các chỉ tiêu: các bệnh và số lượng bệnh nhân mắc phải trước khi nhập viện (trước thời điểm nghiên cứu) - Các bệnh lý được chẩn đoán: bao gồm chẩn đoán của bác sĩ trong bệnh án cùng với thông tin về tiền sử bệnh lý (bệnh mạn... các bệnh nhân nội trú từ 60 tuổi trở lên (tính theo năm) nhập viện vào mỗi khoa hệ Nội bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới tỉnh Quảng Bình trong thời gian 2 tuần nghiên cứu tại mỗi khoa, tổng thời gian nghiên cứu là từ 03/03/2014 đến 31/05/2014 thỏa mãn điều kiện: - Điều trị tại khoa nghiên cứu ít nhất 24 giờ - Có sử dụng ít nhất 1 thuốc Cỡ mẫu và cách lấy mẫu Cỡ mẫu là toàn bộ bệnh nhân thuốc. .. có thể xảy ra là tương tác thuốc – bệnh, thuốc – thức ăn, thuốc – thảo dược, thuốc – tình trạng dinh dưỡng [34] Việc sử dụng các sản phẩm thảo dược và dinh dưỡng hoặc thực phẩm bổ sung” phổ biến ở người cao tuổi Số lượng các thực phẩm và thảo dược sử dụng càng nhiều thì nguy cơ tương tác thuốc, ADE và sự phức tạp khi sử dụng thuốc trên 11 người cao tuổi càng tăng Tương tác thuốc – thức ăn xảy ra có... đến bệnh nhân (tuổi, tình trạng nhận thức và kinh tế xã hội, khả năng đọc viết, các hạn chế về giác quan, khuyết tật, có thể ngăn cản bệnh nhân sử dụng một số thuốc) , hệ thống chăm sóc sức khỏe (chi phí, hạn chế trong tiếp cận với thuốc và chuyên gia sức khỏe) và các yếu tố thuộc về nhân viên y tế (người phát thuốc/ kê đơn, giáo dục thích hợp bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân ví dụ: những bệnh nhân cao. .. xét: các bệnh nhân trong nghiên cứu điều trị nhiều nhất tại khoa Nội tổng hợp – lão khoa (24,8%), ít nhất tại khoa Truyền nhiễm (3,7%) Nghiên cứu 109 bệnh nhân trên thu được kết quả như sau: 3.3 Đặc điểm sử dụng thuốc trên bệnh nhân nghiên cứu 3.3.1 Đặc điểm về tuổi, giới tính, cân nặng và thời gian nằm viện của bệnh nhân Nghiên cứu tiến hành khảo sát một số đặc điểm chung của bệnh nhân bao gồm tuổi, ... các bệnh nhân và sự phức tạp trong quản lý tương tác thuốc ở người cao tuổi [34] Về mặt lí thuyết, nguy cơ tương tác thuốc – thuốc tăng lên theo cấp số nhân với số lượng thuốc [35] Ở người cao tuổi, tương tác thuốc – thuốc là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các ADR có thể ngăn chặn và nhập viện liên quan đến độc tính của thuốc [34] Các tương tác thuốc – thuốc thường gặp là: thuốc ức chế men chuyển và thuốc. .. chưa sáng tỏ Bác sĩ nên theo dõi chặt chẽ bệnh nhân cao tuổi điều trị CCB, đặc biệt là trong giai đoạn đầu điều trị Khuyến cáo hiệu chỉnh liều CCB trên bệnh nhân cao tuổi cao huyết áp khi sử dụng đồng thời thuốc hạ huyết áp khác để tránh hạ huyết áp thế đứng và nguy cơ ngã [74] Thuốc chống đông: Để đạt được chỉ số bình thường hóa quốc tế người cao tuổi cần liều thuốc chống đông thấp hơn [45] Có bằng chứng... của hệ thống y tế, chính sách thuốc và cơ cấu tài chính của thuốc Do đó, không có một danh sách thuốc và tiêu chuẩn toàn cầu để đánh giá sử dụng thuốc trên người cao tuổi [60], mỗi quốc gia nên sửa đổi và sử dụng công cụ sàng lọc có thể chấp nhận nhất Các công cụ sàng lọc được thiết kế để làm giảm các biến cố bất lợi của thuốc và cải thiện việc điều trị của bệnh nhân cao tuổi [63] Tuy nhiên, không có . Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. ” Với. tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc trên bệnh nhân cao tuổi tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới. 2. Đánh giá sử dụng thuốc trên bệnh nhân cao tuổi theo tiêu chuẩn Beers 2012. ơn Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, cụ thể là các Khoa hệ Nội và Phòng Kế hoạch – Tổng hợp và Phòng Lưu trữ bệnh án bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới tỉnh

Ngày đăng: 25/07/2015, 20:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan