TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

17 7.6K 63
TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG  VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN  CỦA SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ----------------------- TIỂU LUẬN PHẦN: CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN Đề tài: TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HÀ NỘI, 3 - 2005 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên công nghệ thông tin kinh tế tri thức. Khoa học công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội, mà nền tảng của sự phát triển này là giáo dục - đào tạo. Vì vậy, tất cả các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò vị trí hàng đầu của giáo dục. Trong khi hoạch định phát triển kinh tế, nhiều nước đặt giáo dục vào vị trí trung tâm, coi giáo dục là điều kiện phát triển kinh tế. Chính vì thế, các nước này đã có những bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế - xã hội. Đảng ta cũng đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, trong đường lối quan điểm của Đảng ta về giáo dục - đào tạo đã có những bước tiến mới. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 7-1996) đã xác định: Giáo dục đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu". Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4-2001) Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững". Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX), Tổng Bí thư cũng đã chỉ rõ: Trong các nguồn lực để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả, bền vững, đúng định hướng thì nguồn lực con người là yếu tố cơ bản. Muốn vậy xây dựng nguồn lực con người, phải đẩy mạnh đồng bộ giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc . Quan điểm không 2 đúng về đầu tư cho giáo dục trước đây được uốn nắn lại: Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, đường lối phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng có tầm quan trọng như là một đường lối chiến lược nhằm chấn hưng nước nhà. Xuất phát từ vai trò quan trọng của giáo dục - đào tạo, tôi chọn vấn đề: "Tìm hiểu quan điểm đổi mới của Đảng về giáo dục - đào tạo tình hình phát triển của sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" làm vấn đề nghiên cứu trong tiểu luận này. II. NỘI DUNG 1. Những yêu cầu cấp bách của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, nhận thức lại về thời kỳ quá độ tổng kết, khảo nghiệm thực tiễn, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã có sự chuyển mình thực sự. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6- 1996) đã kết luận: nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đã hoàn thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, đó là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa. Xuất phát từ những thành quả của 10 năm đổi mới, từ những tiền đề đã được tạo ra, Đảng ta nhận định rằng nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Yếu tố công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu, "công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước 3 chung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền định hướng phát triển XHCN" (1) . Đồng thời, Đảng ta cũng khẳng định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tính cách là một cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc triệt để trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để "xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" (1) . Nước ta bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi lớn với các hướng chủ yếu như: hợp tác phát triển ngày càng trở thành xu thế chính; phát triển công nghệ chuyển sang nền kinh tế tri thức; toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế phát triển nhanh chóng. Chính vì thế nước ta tiến hành công nghiệp hóa theo truyền thống, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa công nghiệp hóa kiểu mới, trong đó sử dụng ít năng lượng, ít vật lực nhưng nhiều hàm lượng trí tuệ. Quy mô nội dung thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất rộng, bao gồm các ngành, các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội ở tầm vĩ mô cũng như vi mô. Địa bàn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất rộng phức tạp với nhiều trình độ phát triển khác nhau; được tiến hành trong nền kinh tế thị trường. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đi tắt, đi nhanh, kết hợp tuần tự nhảy vọt theo định hướng XHCN. Yếu tố có tính quyết định là trí tuệ năng lực của con người. Do đó, Đảng ta đã chỉ ra giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là động lực, là nền tảng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khúa VII, tr.27. (1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chớnh trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.80. 4 Như vậy, muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa vào con người, nguồn lực con người. Đây là nhân tố quyết định thắng lợi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Do đó, ngành giáo dục - đào tạo có nhiệm vụ rất lớn là phải mạnh dạn tìm ra những cách đi hoàn toàn mới để tạo ra được nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 2. Những quan điểm cơ bản của Đảng ta về giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới a. Những quan điểm đổi mới của Đảng về giáo dục - đào tạo Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (tháng 12-1986) Đảng ta đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó mục tiêu của giáo dục - đào tạo đã được Đảng ta xác định: "Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành phát triển toàn diện nhân cách XHCN của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội. Sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục đại học chuyên nghiệp, trực tiếp góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý kinh tế xã hội" (1) . Cùng với quá trình đổi mới, Đảng ta cũng đã từng bước thể hiện sự đổi mới tư duy giáo dục. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) Đảng ta tiếp tục xác định cụ thể hơn: "Mục tiêu giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức có tay nghề, có năng lực thực hành, tinh thần yêu nước, yêu CNXH. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện, có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế nhiều thành phần". (1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, tr.89. 5 Đại hội VII của Đảng đã từng bước xác định cụ thể hơn về mục tiêu giáo dục - đào tạo. Để cụ thể hóa đường lối của Đại hội VII, Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa VII (1993) đã có Nghị quyết về "tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo" với nội dung cụ thể sau: - Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo đã được Đại hội VII coi là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng bảo vệ đất nước. - Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. - Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. - Đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Ngoài ra Hội nghị Trung ương lần thứ 4 còn đề ra 12 chủ trương, chính sách biện pháp lớn nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo. b. Quan điểm của Đảng về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VII Nghị quyết Trung ương lần thứ 4 (khóa VII) sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã có nhiều mặt phát triển tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó giáo dục vẫn chưa ra khỏi tình trạng yếu kém cả về chất lượng hiệu quả. Về cơ sở vật chất, về đội ngũ cán bộ quản giáo viên . còn nhiều bất cập. Để khắc phục những hạn chế đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6-1996) của Đảng đã nêu ra quan điểm phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo với những nội dung sau: - Giáo dục đào tạo, cùng với khoa học công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Phải coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho 6 phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội. Huy động toàn xã hội làm giáo dục dưới sự quản của nhà nước. - Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo kỷ luật, giàu lòng nhân ái yêu nước, yêu CNXH. Phải mở rộng quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, gắn học với hành, tài với đức. - Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. - Đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Bằng nhiều hình thức đa dạng bảo đảm cho mọi người được đến trường, nhất là người nghèo con em các gia đình chính sách. - Cải tiến chất lượng dạy học, khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong ngành giáo dục để hoàn thành tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục nhân văn, lịch sử dân tộc bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. - Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. - Củng cố phát triển ngành giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số những vùng khó khăn. - Tổng kết cải cách giáo dục, xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có quyết định về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những tư tưởng chỉ đạo sau: 7 - Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo, trong các chính sách, nhất là chính sách công bằng xã hội. - Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu. - Giáo dục - đào tạosự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước toàn dân. - Phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - hội, những tiến bộ khoa học công nghệ củng cố quốc phòng, an ninh. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng phát huy hiệu quả. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo. - Giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục - đào tạo. Từ việc định ra những quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết Trung ương lần hai (khóa VIII) đã đề ra 4 mục tiêu cần đạt đến năm 2020 như sau: - Xây dựng hoàn chỉnh phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi. - Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học. Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 trung học phổ thông vào năm 2020. Phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số các vùng khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thổ. - Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề, bảo đảm có được nhiều nhân tài cho đất nước trong thế kỷ XXI. - Nâng cao chất lượng đảm bảo đủ số lượng giáo viên cho toàn bộ hệ thống giáo dục. Tiêu chuẩn hóa hiện đại hóa các điều kiện dạy học. Phấn đấu sớm có một số cơ sở đại học trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế. 8 Để thực hiện 4 mục tiêu trên Nghị quyết Trung ương lần thứ hai đã xây dựng 4 giải pháp lớn, đó là: - Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục - đào tạo: Đầu tư cho giáo dục - đào tạo lấy từ nguồn chi thường xuyên nguồn chi phát triển trong ngân sách nhà nước. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, cho phép các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học các Viện nghiên cứu lập cơ sở sản xuất dịch vụ khoa học đúng với ngành nghề đào tạo. Xây dựng công bố công khai quy định về học phí các khoản đóng góp theo nguyên tắc không thu bình quân, miễn giảm cho người nghèo người thuộc diện chính sách. Có chính sách ưu tiên ưu đãi đối với việc xuất bản sách giáo khoa, tài liệu dạy học, nhập khẩu trang thiết bị dạy học trong nước chưa sản xuất được. Các ngân hàng lập quỹ tín dụng đào tạo cho con em các gia đình có thu nhập thấp, cho vay với lãi suất ưu đãi để có điều kiện học tập ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp dạy nghề. Nhà nước quy định cơ chế cho các doanh nghiệp đầu tư vào công tác đào tạo đào tạo lại. Dành ngân sách nhà nước thỏa đáng để cử những người giỏi, có phẩm chất tốt để đi đào tạo nước ngoài. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài có khả năng về nước tham gia giáo dục - đào tạo. Sử dụng một phần vốn vay viện trợ của nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tích cực góp sức phát triển giáo dục - đào tạo. - Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy người học: Phải củng cố tập trung đầu tư nâng cấp các trường phạm. Không thu học phí thực hiện chế độ học bổng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên ngành phạm; có chính sách thu hút học sinh tốt, khá, giỏi vào ngành phạm. Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn 9 hóa, nâng cao phẩm chất năng lực cho đội ngũ giáo viên. Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp có thêm chế độ phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng do Chính phủ quy định. Có chính sách sử dụng đãi ngộ đúng giá trị nguồn nhân lực được đào tạo. - Tiếp thu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo tăng cường cơ sở vật chất các trường học: Phải rà soát đổi mới một bước sách giáo khoa, bảo đảm sự ổn định tương đối về nội dung, chương trình, sách giáo khoa ở các cấp học cho đến năm 2000. Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng - đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi với từng bậc học. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học. Chấm dứt tình trạng lớp học ba ca; bảo đảm diện tích đất đai sân chơi, bãi tập cho các trường theo đúng quy định của Nhà nước. Tất cả các trường phổ thông đều có đủ sách, thư viện các trang bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chương trình. Thay thế, bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị cho các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp đại học. Tổ chức các hội đồng bộ môn gồm các nhà giáo dục khoa học đầu ngành có uy tín nhằm nghiên cứu, biên soạn, thử nghiệm nội dung, chương trình, sách giáo khoa, tài liệu, phương pháp giảng dạy cùng danh mục thiết bị đồ dùng dạy học các môn học. - Đổi mới công tác quảngiáo dục: Phải tăng cường công tác dự báo kế hoạch hóa sự phát triển giáo dục. Quy định lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quảngiáo dục - đào tạo theo hướng tập trung làm tốt chức năng quản lý nhà nước; xây dựng, hoàn thiện các chính sách, cơ chế về giáo dục - đào tạo, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chương trình chất lượng. 10 [...]... nghiệp giáo dục - đào tạo 2 Những quan điểm cơ bản của Đảng ta về giáo dục - đào tạo 1 trong thời kỳ đổi mới a Những quan điểm mới của Đảng về giáo dục - đào tạo b Quan điểm của Đảng về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - 4 4 đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 Đánh giá chung về tình hình giáo dục - đào tạo trong thời kỳ 5 đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa những... hướng phát triển đó tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tiếp theo 3 Đánh giá chung về tình hình phát triển của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa những giải pháp để tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo a Đánh giá chung về giáo dục - đào tạo Trong kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) đã... quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục - đào tạo Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) đã nêu bật những quan điểm sau: Phát triển giáo dục toàn diện; xây dựng nền giáo dục theo hướng "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa" ; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao... dục, gia đình người học đối với giáo dục để tiếp tục đưa sự nghiệp giáo dục - đào tạo có những bước phát triển đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 14 III KẾT LUẬN Hiện nay tình hình quốc tế trong nước vừa có những thời cơ lớn, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nước ta Sự đổi mới phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục. .. trên, Đảng ta đã ra Chỉ thịo 40CT/ TW trong đó đã xác định phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo từ năm 2004 đến năm 2010 là: đổi mới một cách căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo Đồng thời đổi mới tư duy giáo dục, cách tiếp cận về cơ chế phát triển giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới thích ứng với cơ chế thị trường định hướng XHCN Thay đổi một cách cơ bản vai trò nhà nước, xã hội, cơ sở giáo. .. quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu định hướng phát triển giáo dục - đào tạo khoa học công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII) đề ra, được bổ sung, hoàn thiện tại Đại hội IX của Đảng đã được Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) khẳng định là hoàn toàn đúng đắn giữ nguyên giá trị Sang thế kỷ XXI; những quan điểm, định hướng phát. .. quản lý nhà nước về giáo dục Hai là: Xây dựng triển khai chương trình "Xây dựng đội ngũ nhà giáo cán bộ quản giáo dục một cách toàn diện" Ba là: Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân sắp xếp, củng cố, phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục Bốn là: Tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo Năm là: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, coi giáo dục sự nghiệp của toàn dân Cùng... ương, Giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới chủ trương, thực hiện, đánh giá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VIII, IX 6 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII 16 MỤC LỤC I Đặt vấn đề II Nội dung 1 Những yêu cầu cấp bách của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối Trang 1 1 với sự nghiệp. .. hóa trường học, lớp học - Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà mũi nhọn, trên cơ sở bảo đảm chất lượng điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo với sử dụng Phải phát triển mạnh cả đào tạo nghề dài hạn ngắn hạn thích hợp với từng vùng Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng cơ bản cho những lĩnh vực đào tạo nghề quan trọng những nơi khó khăn,... mô nguồn lực còn hạn chế, giữa yêu cầu phát triển nhanh quy mô đòi hỏi gấp rút nâng cao chất lượng; giữ yêu cầu vừa tạo được chuyển biến cơ bản, toàn diện vừa giữ được sự ổn định tương đối của hệ thống giáo dục Trên thực tế sự chuyển đổi cơ chế phát triển kinh tế đòi hỏi giáo dục - đào tạo phải tiếp cận thích nghi với cơ chế mới, phải luôn phát triển đi trước một bước đón đầu sự phát triển . MINH -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - TIỂU LUẬN PHẦN: CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN Đề tài: TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN. phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. b. Quan điểm của Đảng về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

Ngày đăng: 12/04/2013, 15:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan