Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa nội bệnh viện đa khoa huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

59 2.7K 39
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa nội bệnh viện đa khoa huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN THỊ ĐƯỜNG KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN THỊ ĐƯỜNG KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2012 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ - DƯỢC LÂM SÀNG MÃ SỐ: CK 607305 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thị Vui Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội Thời gian thực hiện: 30/6/2012 đến 30/12/2012 HÀ NỘI 2013 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm loét dạ dày tá tràng (VLDD-TT) là bệnh có tần xuất mắc cao trên thế giới, ảnh hưởng tới 5-10% dân số thế giới [10]. Ở Việt Nam tỉ lệ bệnh chiếm khoảng 3- 4% dân số, có những nơi chiếm đến 10% [1]. VLDD-TT là bệnh mạn tính, diễn biến có tính chất chu kỳ, có nhiều biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày, thủng dạ dày…Theo tổ chức y tế thế giới đây là bệnh có tỷ lệ mắc đứng hàng thứ 2 trong số các loại bệnh đư ờng tiêu hóa, bệnh thường tái diễn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân, bệnh có biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời. Hai thập kỷ trước, việc điều trị nội khoa ít đem lại hiệu quả, nhiều bệnh nhân cuối cùng đã phải giải quyết bằng ngoại khoa vì các biến chứng của bệnh. Hiện nay cùng với sự phát triển của y học, phương pháp chẩn đoán hiện đại và sự ra đời của các thuốc mới có hiệu quả cao, đặc biệt là sự phát hiện ra vai trò gây bệnh của vi khuẩn Helicobacter pylori đã xác định được hướng điều trị mới. Điều trị nội khoa là phương pháp chủ yếu, chỉ can thiệp ngoại khoa khi bệnh nhân có biến chứng hoặc đã điều trị nội khoa tích cực, đúng phương pháp mà không có hiệu quả. Bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai là bệnh viện hạng 3 tuyến huyện gồm 100 giường bệnh, đối tượng phục vụ gồm tất cả bệnh nhân trên địa bàn huyện Võ Nhai và các tỉnh giáp ranh. Tại khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai, bệnh VLDD-TT là một bệnh chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên từ trước tới nay chưa có đề tài nào khảo sát về tình hì nh sử dụng thuốc điều trị VLDD-TT tại bệnh viện.Với mục đích sử dụng thuốc trong điều trị được hợp lý, an toàn, hiệu quả đồng thời giảm thiểu các biến chứng của bệnh và phòng ngừa các phản ứng có hại của thuốc đang là vấn đề rất cấp thiết. Do đó chúng t ôi tiến hành đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai”. 1 Với 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát mô hình bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai. 2. Khảo sát việc sử dụng các thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai. Từ kết quả khảo sát đưa ra những đề xuất, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai . 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH VI ÊM LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG 1.1.1. Viêm dạ dày Viêm loét dạ dày là một nhóm bệnh lý của đường tiêu hóa gồm: viêm dạ dày, viêm tá tràng, loét dạy dày, loét tá tràng, các bệnh này thường đi kèm với nhau trong đó hai nhóm bệnh hay gặp là viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng [1]. Thuật ngữ viêm dạ dày (VDD) được dùng để chỉ tất cả những tổn thương viêm của niêm mạc dạ dày [7] Loét dạ dày tá tràng ( LDD-TT) là bệnh mạn tính, diễn biến có tính chất chu kỳ. Tổn thương là những vết loét ở niêm mạc dạ dày hay tá tràng có thể xâm lấn sâu hơn qua lớp dưới niêm mạc. 1.1.1.1. Phân loại Có một số cách phân loại VDD dựa vào các căn cứ khác nhau [6]: - Theo tiến triển của bệnh : VDD được phân loại thành VDD cấp và mạn tính - Theo hình ảnh nội soi: VDD nông. VDD teo và VDD phì đại - Theo cơ chế bệnh sinh có thể chia VDD thành 3 loại : loại A, B và C + Viêm dạ dày loại A: Viêm dạ dày tự miễn + Viêm dạ dày loại B: Viêm dạ dày do vi khuẩn H. pylori + Viêm dạ dà y loại C: Viêm dạ dày do thuốc hoặc do hồi lưu. 1.1.1.2. Nguyên nhân Nguyên nhân chủ yếu [6] - Nhiễm khuẩn: chủ yếu do vi khuẩn H. pylori, ngoài ra còn có một số trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên mắc phải. - Một số thuốc: Thuốc chống viêm không steroid. - Tuổi: Tuổi cao mắc bệnh tăng. - Bệnh do yế tố gia đình. 3 - Một số chất kích thích: Cà fe, rượu, thuốc lá, gia vị…. - Căng thẳng về thần kinh. 1.1.1.3. Triệu chứng - Triệu chứng lâm sàng : Rất đa dạng tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Đau vùng thượng vị, có thể đau âm ỉ, đau quặn trước hoặc sau ăn, chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn. - Triệu chứng cận lâm sàng: + Chụp X- quang dạ dày: Có thể phát hiện ổ loét nhưng phương pháp nà y độ tin cậy không cao. + Nội soi dạ dày : giải pháp hữu hiệu để kiểm tra xác định bệnh nhân có mức độ tổn thương dạ dày. Trong viêm dạ dày cấp có thể thấy niêm mạc đỏ, phù nề, xung huyết. Trong viêm dạ dày mạn có thể thấy mức độ tổn thương của ổ viêm, viêm loét xước, viêm phì đại và viêm teo, đánh giá kích thước và vị trí ổ loét nên có thể theo dõi tiến triển của bệnh [6 ][11] + Xét nghiệm tìm H. pylori. Test nhanh urease trong hơi thở : Cho kết quả nhanh chỉ vài phút độ nhạy đạt từ 95- 98%, độ đặc hiệu 95-98% [9] 1.1.2. Loét dạ dày tá tràng Loét dạ dày tá tràng (LDD-TT) là bệnh mạn tính, diễn biến có tính chất chu kỳ. Tổn thương là những vết loét ở niêm mạc dạ dày hay tá tràng có thể xâm lấn sâu hơn qua lớp dưới niêm mạc. Bệnh phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới và ở Việt Nam , tỷ lệ mắc bệnh chiếm từ 3- 4% dân số, có nơi chiếm đến 10%, miền Bắc Việt Nam là 5,6%: Nam giới thường mắc nhiều hơn nữ giới (1.3: 1). Loét tá tràng có thể gặp ở nam giới trẻ tuổi từ 18- 40 tuổi. [1][5] 1.1.2.1. Cơ chế bệnh sinh Bệnh loét dạ dày tá tràng đã được biết đến từ hàng nghìn năm trước song đến nay cơ chế bệnh si nh vẫn chưa được xác định rõ ràng, giả thiết được nhiều giới khoa học chấp nhận nhất do sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn 4 công (acid, pepsin) và yếu tố bảo vệ (chất nhầy, bircarbonat, prostaglandin) [1][2][5] Yếu tố tấn công Yếu tố bảo vệ - Acid hydrocloric và pepsin - Natri hydrocacbonat - Vi khuẩn H. pylori - Lớp nhầy, Prostaglandin - NSAID, glucocortycoid. - Hệ thống tưới máu niêm mạc - Cà fe, rượu, thuốc lá, gia vị… - Sự tái tạo các tế bào biểu mô  Các yếu tố gây loét - Acid hydrocloric và pepsin: Có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá thức ăn nhưng cũng là nguyên nhân tạo ra loét. HCl xúc tác để pepsinogen chuyển thành pepsin, đồng thời tạo m ôi trường thuận lợi cho pepsin hoạt động. Tác dụng tiêu protein và tính chất ăn mòn của HCl gây tổn hại các mô tạo điều kiện cho các ổ loét hình thành. - Thuốc chống viêm không steroid ức chế hoạt tính các enzymcycloxygenase COX-1 gây giảm tổng hợp Prostaglandin (là chất kích thích bài tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc) tạo điều kiện cho ổ loét phát triển. Tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc không steroid trong điều trị, biến chứng nhiều hay ít còn phụ thuộc: Sự hiểu bíêt sử dụng thuốc của bệnh nhân, tuổi n gười bệnh, sự phối hợp đồng thời nhóm thuốc không steroid và nhóm glucorticoid trong đợt điều trị. - Nhóm thuốc glucorticoid: Tăng tiết dịch vị và ức chế prostaglandin chất có vai trò quan trọng bảo vệ niêm mạc dạ dà y. - Vi k huẩn H. pylori [1][2][11] [14] Năm 1938 Doengar đã phát hiện ra trong dạ dày tá tràng của một tử thi có vi khuẩn như đến năm 1983 Marshall và Warren mới nuôi cấy thành công và chứng m inh vai trò gây bệnh của vi khuẩn sống trong dạ dày đó chính là vi khuẩn H. pylori. Vi khuẩn H. pylori, là trực khuẩn hình xoắn chủng khuẩn Gram (-) kích thước từ 0.4 x 3micron, có từ 4- 6 roi mảnh ở đầu. Nhờ có cấu trú xoắn và các roi H. pylori có khả năng di chuyển luồn sâu trong lớp màng 5 nhầy của bề mặt niêm mạc dạ dày. Khi gặp môi trường không thuận lợi, vi khuẩn có thể biến đổi thành dạng hình cầu, tạm ngừng hoạt động và ngừng tiết men urease. Khi gặp điều kiện thích hợp vi khuẩn hoạt động trở lại. Đây là những đặc tính thích nghi khá độc đáo giúp vi khuẩn tồn tại được trong môi trường acid dạ dày. H. pylori tiết ra các enzyme: Catalase, oxydase, lipase, Urease….Trong các enzyme nói trên đáng chú ý nhất là urease. Vi khuẩn H. pylori tiết ra men urease thuỷ phân ure trong dạ dày thành ammoniac gây kiềm hoá môi trường xung quanh. Sau khi bám vào thành tế bào, vi khuẩn H. pylori tiết ra các nội độc tố gây tổn thương trực tiếp các tế bào biểu mô dạ dày, gây thoái hoá, hoại tử, tạo điều kiện cho acid- pepsin thấm vào niêm mạc, tiêu huỷ lớp niêm mạc rồi tạo thành ổ loét . Hình ảnh 1.1. Vi khuẩn H. pylori - Ngoài các yếu tố trên còn có nhiều yếu tố nguy cơ [1][2] + Bệnh do yếu tố gia đình: nhóm máu o, tăng tiết acid bẩm sinh, + Một số chất kích thích: Cà fe, rượu, thuốc lá, gia vị…. + Căng thẳng về thần kinh , stress, các chấn thương tâm lý. + Người cao tuổi: giảm tưới máu của niêm mạc.  Các yếu tố bảo vệ [1][2][12] 6 - Lớp nhầy: Độ dày lớp này khoảng 1mm bao bọc biểu mô dạ dày ở dạng gel, mang tính kiềm, ngăn cản pepsin và acid dịch vị khuyếch tán sâu qua lớp niêm mạc. - Bicacbonat: kháng acid dịch vị ở bề mặt niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự khuyết tán ngược của ion H + [7] [12] - Tế bào biểu mô: Niêm mạc dạ dày được hàn gắn nhờ có sự tưới máu phong phú của các tế bào biểu mô và cầu nối liên bào tạo nên một hàng rào niêm mạc. - Prostaglandin: Có tác dụng khuyếch đại, điều chỉnh, cân bằng các yếu tố bảo vệ. 1.1.2.2. Phân loại Dựa vào nguyên nhân gây bệnh có thể chia loét dạ dày tá tràng thành: - loét tá tràng: Ở phần đầu của ruột non, đoạn nối với dạ dày trên 90% bệnh nhân loét tá tràng do nhiễm H. pyl ori, ngoài ra loét tá tràng do nguyên nhân khác: Các thuốc chống viêm không steroid, glucocortycoid. Càfe, rượu, thuốc lá, gia vị…. - Loét dạ dày: có tỷ lệ thấp hơn so với loét tá tràng nhưng có nguy cơ gây ung thư cao hơn loét tá tràng, loét dạ dày ở vùng hang vị là 60%, vùng nối hang vị và thân vị dạ dày trên bờ cong nhỏ là 25%. Bệnh nhân loét dạ dày nhiễm H. pylori là 80-85% [9][13]. 1.1.2.3. Triệu chứng  Triệu chứng lâm sàng [1][6] Triệu chứng lâm sàng rất đa dạng tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. - Thể điển hình là : đau vùng thượng vị, có thể đau âm ỉ, đau quặn trước hoặc sau ăn. Đau có tính chất chu kỳ: Đợt đau kéo dài vài tuần, vài tháng hoặc cả năm, năm sau lại xuất hiện đợt đau tương tự. Đợt đau năm sau tăng dần và dày hơn. Ngoài ra bệnh nhân thường đau trước hoặc sau bữa ăn. Khi đói ăn vào đỡ đau (loét tá tràng) hoặc khi ăn no đau (loét dạ dày). Cơn đau có cường độ đau về 7 đêm mạnh . Khi đau người bệnh có kèm theo buồn nôn, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, mệt mỏi, sút cân, tuy nhiên khoảng 20% bệnh nhân không có triệu chứng này [5]. - Thể không điển hình: Bệnh không có các triệu chứng trên, khi có các biến chứng như: Nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen, thủng ổ loét rồi mới phát hiện ra.  Triệu chứng cận lâm sàng[1][6] - Xét nghiệm dịch vị: các xét nghiệm như: dịch vị đồ Kay( kích thích bằng histamin), dịch vị đồ Hollander ( kích t hích bằng Insilin). Xét nghiện này đánh giá độ acid dịch vị, sự bất thường của dịch vị, khả năng bài tiết của dạ dày. - Chụp X- quang dạ dày: chỉ định cho bệnh nhân uống barisulfat lúc đói có thể tìm thấy ổ loét, phương pháp này có độ chính xác không cao, dễ bỏ sót các ổ loét nhỏ mới hình thành. - Nội soi : Giải pháp hữu hiệu để kiểm tra xác định bệnh nhân có mức độ tổn thương dạ dày tá tràng và lấy lấy các mẫu m ô sinh thiết từ tổn thương, niêm mạc dạ dày để xét nghiệp vi khuẩn H. pylori. Nội soi có độ chính xác cao hơn so với phương pháp chụp X quang hay siêu âm. Ngoài việc chẩn đoán bệnh, nội soi dạ dày còn được chỉ định để lấy các dị vật trong dạ dày, điều trị xuất huyết dạ dày, khi đang chảy máu dùng nước lạnh bơm trực tiếp gây co mạch, xét nghiệm vi khuẩn H. pylori, giúp lấy các mẫu mô sinh thiết từ tổn thương niêm mạc dạ dày gửi xét nghiệm khi nghi ngờ ung thư, đánh giá tổn thương trong quá trình nội soi . - Xét nghiệm tìm H. pylori. Test nhanh urease: Cho kết quả nhanh chỉ vài phút độ nhạy đạt từ 93- 97%, độ đặc hiệu 95-98% 1.2. ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 1.2.1. Điều trị viêm dạ dày - Giảm cơn đau dạ dày bằng các t huốc antacid, thuốc ức chế tiết acid (kháng thụ thể H 2 ), thuốc ức chế bơm proton. 8 [...]... và loét tá tràng, căn cứ trên kết quả nội soi của từng bệnh nhân lưu trong bệnh án, được trình bày ở bảng 3.4 và hình 3.4 27 Bảng : 3.4 Tỷ lệ bệnh nhân viêm dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng STT Loại bệnh Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 1 Viêm dạ dày 110 89.43 2 Loét dạ dày 8 6.50 3 Loét tá tràng 5 4.07 123 100 Tổng 6.50 4.07 VDD LDD LTT 89.43% Hình 3.4:Tỷ lệ bệnh nhân viêm dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng. .. được sử dụng rộng rãi trong điều trị Thuốc gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá và ức chế tổng hợp chất nhầy bảo vệ niên mạc dạ dày, theo khảo sát thống kê số bệnh nhân loét dạ dày tá tràng do thuốc chống viêm không steroid chiếm 6.50%, ngoài ra loét dạ dày tá tràng còn do nhiều nguyên nhân khác 3.1.4 Tỷ lệ bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng Phân loại bệnh nhân mắc các bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày. .. 85.71% (trong tổng số BN XHTH) Trong khi đó mặc dù VDD có tỷ lệ mắc bệnh cao nhưng xuất huyết tiêu hóa của những đối tượng này chiếm tỷ lệ thấp 14.29% 3.2 SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ 3.2.1 Các nhóm thuốc dùng trong điều trị Tại bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai các nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được trình bày ở bảng 3.7 và hình 3.5 Bảng 3.7 Các nhóm thuốc dùng trong điều. .. sơ bệnh án, bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị: viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện đa khoa huyện võ Nhai Chúng tôi đã chọn được 123 bệnh án đạt tiêu chuẩn nghiên cứu - Ghi đầy đủ thông tin của từng bệnh án vào phiếu thông tin bệnh nhân (phụ lục) 2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá quan sát  Khảo sát mô hình bệnh VLDD-TT 22 - Tỷ lệ bệnh. .. 2012  Tiêu chuẩn lựa chọn - Bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên - Bệnh nhân được chẩn đoán: viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng - Bệnh nhân có thời gian điều trị nội ≥ 5 ngày  Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân < 15 tuổi - Bệnh nhân điều trị nội trú < 5 ngày - Bệnh nhân ung thư dạ dày - Bệnh bỏ điều trị hoặc trốn viện - Bệnh nhân chuyển tuyến hoặc chuyển từ khoa khác đến 2.2 PHƯƠNG PHÁP... PPI khi phác đồ trên điều trị không đạt hiệu quả - Phác đồ bốn thuốc: gồm phác đồ ba thuốc cộng thêm Bismuth cho tỷ lệ cao diệt H pylori Sử dụng khi đã điều trị phác đồ ba thuốc tích cực mà không có hiệu quả 21 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NHIÊN CỨU Toàn bộ bệnh án bệnh nhân điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai từ tháng 01 năm... chứng Dừng điềutrị Test urease H pylori (+) KSĐ-Thay thuốc Lành ổ loét Chưa lành Dừng điều trị H Pylori (-) Thay thuốc Kiểm tra lại Tìm nguyên nhân khác Kiểm tra sau 4-6 tuần Hết triệu chứng Còn triệu chứng Ngừng điều trị Tìm nguyên nhân Hình: 1.2 Sơ đồ hướng dẫn điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng 1.2.2.2 Điều trị ngoại khoa Áp dụng khi có biến chứng (thủng ổ loét, hẹp môn vị…) đã điều trị nội khoa tích... loại bệnh, cũng như theo dõi tiến triển ổ loét và từ đó đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả hơn Vì vậy chúng tôi đã khảo sát tình hình nội soi tại khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai, kết quả trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.3 Bảng 3.3 Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán qua nội soi Chẩn đoán Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Không nội soi 44 35.77 Có nội soi 79 64.23 Tổng số 123 100 Trong 123 bệnh nhân chúng tôi khảo. .. 2012, kết quả thu được như sau: 3.1 MÔ HÌNH BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 3.1.1 Tỷ lệ bệnh nhân VLDD-TT theo giới và theo tuổi Chúng tôi tiến hành khảo sát tỷ lệ bệnh nhân bị VLDD-TT theo tuổi và giới tính nhằm mục đích tìm hiểu mô hình bệnh VLDD-TT tại khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai Thái Nguyên Kết quả được trình bày ở bảng 3.1 và hình 3.1 Bảng 3.1.Tỷ lệ bệnh nhân VLDD-TT theo tuổi và giới... nhân viêm loét dạ dày tá tràng theo độ tuổi, giới và nghề nghiệp - Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng (nội soi, xác định vi khuẩn H pylori) - Khảo sát tiền sử dùng thuốc (có yếu tố gây loét) của bệnh nhân có ghi trong hồ sơ bệnh án - Tỉ lệ bệnh nhân bị bệnh VLDD-TT - Các triệu chứng lâm sàng của bệnh - Tỷ lệ bệnh nhân biến chứng xuất huyết tiêu hóa  Khảo sát việc sử dụng thuốc trong điều trị - . 1. Khảo sát mô hình bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai. 2. Khảo sát việc sử dụng các thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa Nội bệnh. ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN THỊ ĐƯỜNG KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN. thuốc đang là vấn đề rất cấp thiết. Do đó chúng t ôi tiến hành đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại khoa Nội bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai .

Ngày đăng: 25/07/2015, 09:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.Bia

  • 2.Noidung

  • Phuluc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan