ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 môn sinh NĂM 2015-thpt liên sơn mã đề-209

6 399 0
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 môn sinh NĂM 2015-thpt liên sơn mã đề-209

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN (Đề thi có 6 trang) ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 NĂM 2015 Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 209 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: SBD: Câu 1: Cà độc dược có 2n = 24 NST. Có một thể đột biến trong đó ở cặp NST số 2 có 1 chiếc bị mất đoạn, Ở một chiếc của cặp NST số 4 bị đảo đoạn và một chiếc ở cặp NST số 6 bị lặp đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến có tỉ lệ A. 12,5%. B. 25%. C. 87,5%. D. 75%. Câu 2: Các bước trong phương pháp phân tích cơ thể lai của Menden gồm: 1. Đưa ra giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết. 2. Lai các dòng khác nhau về một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả ở F 1 , F 2 , F 3 . 3. Tạo các dòng thuần chủng. 4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. Trình tự Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là: A. 3, 2, 4, 1. B. 2, 3, 4, 1. C. 2, 1, 3, 4. D. 3, 2, 1, 4. Câu 3: Trong sự hình thành hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất không có sự tham gia của những nguồn năng lượng nào sau đây ? A. Tia tử ngoại, bức xạ nhiệt của mặt trời. B. Tia tử ngoại, năng lượng sinh học. C. Sự phóng điện trong khí quyển, bức xạ mặt trời. D. Hoạt động của núi lửa, sự phân rã nguyên tố phóng xạ. Câu 4: Khi gen ngoài nhân của tế bào mẹ bị đột biến thì A. tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến nhưng không biểu hiện ra kiểu hình. B. đột biến gen phân bố không đều cho các tế bào con và tạo nên trạng thái khảm ở cơ thể mang đột biến. C. gen đột biến phân bố không đều cho các tế bào con và biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp D. tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến và biểu hiện ra kiểu hình giống tế bào mẹ. Câu 5: Các biện pháp xét nghiệm trước sinh như chọc dò dịch ối hay sinh thiết tua nhau thai, có thể chẩn đoán sớm được các bệnh di truyền, kĩ thuật này đặc biệt hữu ích với một số bệnh A. di truyền phân tử làm rối loạn cơ chế chuyển hóa trong cơ thể. B. bệnh do đột biến số lượng NST làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. C. bệnh do đột biến số lượng hoặc cấu trúc NST làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. D. bệnh do đột biến cấu trúc NST làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với quần thể ngẫu phối? A. Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể. B. Có rất nhiều loại kiểu gen và kiểu hình. C. Giao phối có chọn lựa là hình thức phổ biến. D. sinh sản nhờ cơ chế giảm phân phát sinh giao tử và thụ tinh. Câu 7: Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Tỉ lệ kiểu gen tạo ra từ phép lai: Aaaa x Aa là A. 11Aaa : 1Aa B. 1AAA : 8Aaa : 18Aaa : 8Aaa : 1aaa. C. 1/4AAA : 2/4Aaa : 1/4aaa. D. 1/4AAa : 2/4Aaa : 1/4aaa. Trang 1/6 - Mã đề thi 209 Câu 8: Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó tính trạng lông màu nâu do alen lặn b nhỏ quy định được tìm thấy ở 40% con đực (trong tổng số con đực) và 16% con cái (trong tổng số con cái). Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen b so với tổng số cá thể của quần thể là A. 24%. B. 48%. C. 32%. D. 16%. Câu 9: Một tế bào trứng của một loài đơn tính giao phối được thụ tinh trong ống nghiệm. Khi hợp tử nguyên phân đến giai đoạn 8 phôi bào, người ta tách rời các phôi bào và nuôi trong các ống nghiệm khác nhau rồi kích thích để các phôi bào này phát triển thành cá thể. Các cá thể được tạo ra nói trên A. có thể giao phối được với nhau tạo ra con lai bất thụ. B. có thể giao phối được với nhau tạo ra con lai hữu thụ. C. tùy loài mà có thể giao phối được với nhau hoặc không. D. không thể giao phối được với nhau. Câu 10: Khi cho cơ thể dị hợp hai cặp gen lai với một cơ thể khác cùng loài thu được tỉ lệ kiểu hình là 3:3:1:1. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Tỉ lệ này có thể phù hợp với quy luật phân li độc lập của Menđen. B. Tỉ lệ này có thể phù hợp với quy luật tương tác gen. C. Tỉ lệ này không phù hợp với quy luật tương tác gen. D. Tỉ lệ này có thể phù hợp với quy luật hoán vị gen. Câu 11: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được cho thế hệ sau qua giao phối. B. Trong cơ thể người các gen tiền ung thư đều là những gen có hại. C. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen hoặc đột biến NST. D. Sự tăng sinh của tế bào sinh dưỡng sẽ dẫn tới hình thành khối u. Câu 12: Hiện tượng động vật từ nước di cư lên cạn hàng loạt, xảy ra ở thời kì nào? A. Kỉ Silua của đại Cổ sinh. B. Kỉ Đêvôn của đại Cổ sinh. C. Kỉ Pecmi của đại Cổ sinh. D. Kỉ Cambri của dại Cổ sinh. Câu 13: Chọn lọc tự nhiên tác động lên sinh vật theo cách nào ? A. Tác động trực tiếp vào các alen. B. Tác động trực tiếp vào các kiểu gen. C. Tác động nhanh với alen lặn và chậm với alen trội. D. Tác động trực tiếp vào kiểu hình. Câu 14: Yếu tố không phải đặc trưng của quần thể là A. mật độ cá thể. B. tỉ lệ nhóm tuổi. C. mức độ đa dạng. D. tỉ lệ giới tính. Câu 15: Đặc điểm không phải là của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là A. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân. B. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó. C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục. D. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh sản bằng phương pháp tự nhiên. Câu 16: Tác nhân hóa học là chất đồng đẳng của Timin có thể gây ra dạng đột biến nào sau đây khi nó thấm vào trong tế bào ở giai đoạn AND đang tiến hành tự nhân đôi? A. Đột biến thay thế cặp G - X bằng cặp A - T. B. Đột biến thêm cặp A - T. C. Đột biến thay thế cặp A - T bằng cặp G - X. D. Đột biến hai phân tử Timin trên cùng đoạn mạch AND gắn nối với nhau. Câu 17: Người ta có thể tạo ra giống cà chua để vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà ít bị hỏng. Đây là thành tựu của Trang 2/6 - Mã đề thi 209 A. lai hữu tính. B. gây đột biến nhân tạo. C. công nghệ gen. D. công nghệ tế bào( lai tế bào sinh dưỡng hoặc dung hợp tế bào trần). Câu 18: Ở giới cái một loài động vật (2n = 24), trong đó bốn cặp NST đồng dạng có cấu trúc giống nhau, giảm phân có trao đổi chéo đơn xảy ra ở hai cặp NST, số loại giao tử tối đa là A. 16384. B. 1024. C. 16. Một D. 4096. Câu 19: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opero Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có và không có lactozơ? A. Một số phân tử lactozơ liên kết với protein ức chế. B. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã. C. Các gen Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. D. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế. Câu 20: Ở một loài thực vật, bộ NST 2n = 18. Có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế bào của thể ba đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là A. 54. B. 37. C. 19. D. 38. Câu 21: Nội dung mô tả đúng về diễn thế sinh thái thứ sinh là A. Quần xã được hình thành trên môi trường chưa có sinh vật. B. Quần xã được hình thành trên xác một cây gỗ lớn trong rừng. C. Quần xã được hình thành trên môi trường trước đây đã tồn tại một quần xã sinh vật nhưng đã bị hủy diệt bởi hoạt động của núi lửa. D. Quần xã được hình thành trên môi trường đã có quần xã tồn tại trước đây nhưng đã bị con người chặt phá, khai thác. Câu 22: Điều nào sau đây không đúng? A. Mức phản ứng của kiểu gen là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau B. Mức độ mềm dẻo kiểu hình không do kiểu gen quy định. C. Mềm dẻo kiểu hình là hiện tượng một cơ thể có thể thay đổi kiểu hình của mình trước các điều kiện môi trường khác nhau. D. Có rất nhiều yếu tố của môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen. Câu 23: Một cá thể động vật có sự rối loạn phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân của tế bào sinh tinh (2n), cá thể này A. luôn sinh ra đời con mắc đột biến dị bội. B. không thể cho giao tử n + 1. C. có thể sinh ra một tỉ lệ con bình thường. D. chỉ tạo ra các giao tử không có sức sống Câu 24: Trong một quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì A. quần xã có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài khác làm thức ăn. B. quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì thức ăn trong môi trường cạn kiệt dần. C. quần xã có cấu trúc ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến mất dần. D. quần xã dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi nhanh. Câu 25: Một phân tử ARN nhân tạo có 3 loại nucleotit với tỉ lệ 5 : 3 : 2. Tỉ lệ bộ ba luôn chứa hai trong ba loại nucleotit nói trên là A. 81%. B. 29,6%. C. 66%. D. 78%. Trang 3/6 - Mã đề thi 209 Câu 26: Cho các phát biểu sau: 1. CLTN là cơ chế duy nhất liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi. 2. CLTN lâu dài có thể chủ động tạo nên những sinh vật thích nghi hoàn hảo. 3. CLTN dẫn đến sự phân hóa trong thành đạt sinh sản dẫn đến một số alen nhất định được truyền lại cho thế hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỉ lệ của các alen khác. 4. Sự trao đổi di truyền giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần thể theo thời gian. 5. Hiện tượng phiêu bạt di truyền về lâu dài có thể làm giảm biến dị di truyền. Tổ hợp câu đúng là A. 1, 3, 4, 5. B. 1, 2, 3, 5. C. 1, 2, 3, 4. D. 2, 3, 4, 5. Câu 27: Thành phần nào của nucleotit có thể tách ra khỏi chuỗi polinucleotit mà không làm đứt mạch? A. Bazơnitơ và nhóm photphat. B. Bazơnitơ. C. Nhóm photphat D. Đường. Câu 28: Mục tiêu nào sau đây không phải của bài thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời? A. Quan sát được vật chất di truyền ở cấp độ tế bào dưới kính hiển vi. B. Xác định được một số dạng đột biến phân tử. C. Xác định được một số dạng đột biến NST trên tiêu bản cố định. D. Rèn kĩ năng làm tiêu bản NST và xác định số lượng NST dưới kính hiển vi. Câu 29: Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là A. H.habilis. B. H.neanderthalensis. C. H.erectus. D. H.sapiens. Câu 30: Xét cặp NST giới tính XY, một tế bào sinh tinh có sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này trong lần phân bào 2 ở một trong hai tế bào con sẽ hình thành các loại giao tử mang NST giới tính A. X, Y. B. XX, YY, O. C. XX, YY, X, Y, O. D. XX, Y, O hoặc X, YY, O. Câu 31: Có 2 giống lúa, một giống mang gen kháng bệnh A, một giống mang gen kháng bệnh B, hai gen này nằm trên hai NST tương đồng khác nhau. Phương pháp hiệu quả nhất để tạo ra giống lúa có cả hai đặc tính trên luôn di truyền cùng nhau là A. cho lai rồi gây đột biến chuyển đoạn. B. cho lai rồi gây đột biến đảo đoạn. C. cho lai rồi gây đột biến gen. D. dung hợp tế bào trần của hai giống lúa trên Câu 32: Một gen có 2 alen là A và a, người ta thấy trong quần thể có 5 kiểu gen bình thường khác nhau chứa hai alen nói trên. Tính trạng do gen này quy định tuân theo quy luật A. di truyền đồng trội. B. phân li của Menđen. C. di truyền qua tế bào chất. D. di truyền liên kết với giới tính. Câu 33: Ở người, hệ nhóm máu ABO do 1 gen có 3 alen quy định là I A , I B và I O . Trong đó, kiểu gen I A I A và I A I O quy định nhóm máu A; I B I B và I B I O quy định nhóm máu B; I O I O quy định nhóm máu O; kiểu gen I A I B quy định nhóm máu AB. Trong một quần thể người cân bằng về di truyền, cứ 1000 người thì có 240 người nhóm máu A và 10 người nhóm máu O. số người có nhóm máu B là A. 750. B. 850 . C. 1/500. D. 350. Câu 34: Nguyên nhân chủ yếu của cạnh tranh cùng loài là A. do chúng cùng sử dụng một loại thức ăn Trang 4/6 - Mã đề thi 209 B. do các cá thể có cùng nhu cầu sống. C. do mật độ cá thể của quần thể quá cao. D. do điều kiện sống thay đổi. Câu 35: Nhận định nào sau đây không đúng ? A. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. B. Cách đây khoảng 250 triệu năm, toàn bộ lục địa được liên kết với nhau thành một siêu lục địa duy nhất. C. Sau mỗi lần tuyệt chủng hàng loạt, những sinh vật sống sót bước vào giai đoạn bùng nổ sự phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống. D. Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai và sau đó là hình thành nên các tế bào sống đầu tiên. Câu 36: Một quần thể có cấu trúc di truyền 7AA : 1aa tự thụ phấn qua hai thể hệ sau đó chuyển sang ngẫu phối. Tỉ lệ các kiểu gen của quần thể sau ngẫu phối một thế hệ là A. 49AA : 14Aa : 1aa. B. 1AA : 2Aa : 1aa. C. 100% Aa. D. 7AA : 1aa. Câu 37: Loài phân bố càng rộng, tốc độ tiến hóa diễn ra càng nhanh vì A. loài đó càng có cơ hội hình thành nhiều quần thể cách li về măt địa lí dẫn đến cách li sinh sản. B. loài đó tích lũy nhiều đột biến hơn các loài có vùng phân bố hẹp. C. loài có cơ hội giao phối với nhiều loài có họ hàng gần gũi, quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh hơn. D. các quần thể của loài dễ phân hóa về mặt tập tính, đặc biệt là tập tính sinh sản dẫn đến cách li sinh sản. Câu 38: Nhận định nào dưới đây không đúng? A. Để tiết kiệm nguồn sống giúp cho sự tồn tại của quần thể, một số cá đực Edriolychnus schmidti kí sinh trên con cái. Có thể coi đây là hiện tượng “cạnh tranh” giữa các cá thể trong quần thể. B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống của sinh vật. C. Cạnh tranh cùng loài làm cho loài phát triển ngày một hưng thịnh hơn. D. Ổ sinh thái là giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Câu 39: Đột biến là A. nhân tố tiến hóa làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số alen. B. nhân tố tiến hóa làm tăng tần số alen có lợi và giảm tần số alen có hại. C. nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo một hướng nhất định, một alen dù có lợi cũng có thể bị mất khỏi quần thể, một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể D. nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen nhưng rất ít. Câu 40: Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên A. tăng cường đánh bắt vì quần thể đang ổn định. B. dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt. C. tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ. D. hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái. Câu 41: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi nhiều nhất trật tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi polipeptit(trong trường hợp gen không có đoạn intron) A. Mất 3 cặp nucleotit ở phía trước bộ ba kết thúc. B. Thay thế 1 cặp nucleotit ở bộ ba sau mã mở đầu C. Mất 1 cặp nucleotit ở ngay sau bộ ba mở đầu D. Mất 3 cặp nucleotit ở phía sau bộ ba mở đầu Trang 5/6 - Mã đề thi 209 Câu 42: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có tỉ lệ A:T:G:X = 1:1:2:3. Số nuclêôtit loại A của gen là A. 448. B. 224. C. 336. D. 112. Câu 43: Bản đồ di truyền là A. Sơ đồ các gen trên NST của tế bào 1 loài. B. Sơ đồ vị trí tương đối các locut trên NST. C. hình vẽ mô tả khoảng cách vật lí của các gen trên NST. D. hình vẽ mô tả cấu trúc của NST. Câu 44: Chó chăn cừu Đức và chó xù có thể giao phối và sinh ra con có khả năng sinh sản, chúng trông kì quặc, không giống bố hay mẹ. Vậy chó chăn cừu Đức và chó xù phải : A. thuộc hai loài khác nhau. B. thuộc cùng một loài. C. thuộc hai loài tương tự nhau. D. là hai loài có chung tổ tiên gần. Câu 45: Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh? A. Làm cỏ tập đoàn giữa nhạn và cò biển. B. Dây tơ hồng bám trên thân cây cúc tần. C. Sâu bọ sống trong các tổ mối. D. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối. Câu 46: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là A. sức tăng trưởng của cá thể. B. mức tử vong. C. nguồn thức ăn từ môi trường. D. mức sinh sản. Câu 47: Một quần thể có gen A bị đột biến thành alen a, B bị đột biến thành alen b, D bị đột biến thành alen d. Các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Số loại kiểu gen có thể được tạo ra tối đa của các thể đột biến là A. 19. B. 9. C. 1. D. 27. Câu 48: Ở một loài thực vật gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F 1 phân li theo tỉ lệ: 3 cây thân cao, hoa trắng : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên là: A. Ab/aB x ab/ab. B. AaBB x aabb C. AB/ab x ab/ab D. AaBb x aabb. Câu 49: Tại vùng chín của một cơ thể có kiểu gen AB ab CcDdEe tiến hành giảm phân hình thành giao tử. Biết quá trình giảm phân xảy ra bình thường và có 1/3 số tế bào xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết số lượng tế bào sinh dục chín tối thiểu tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa mang các gen trên là A. 32. B. 8. C. 12. D. 16. Câu 50: Nhiều loài chim di cư theo mùa từ các nước phương Bắc tới việt Nam, nguyên nhân chính gây nên sự di cư này là A. sự biến đổi của nhiệt độ. B. nơi cư trú bị thu hẹp. C. thay đổi nguồn thức ăn. D. để tránh kẻ thù. HẾT Trang 6/6 - Mã đề thi 209 . TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN (Đề thi có 6 trang) ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 5 NĂM 20 15 Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 209 (Thí sinh không được. tế bào sinh tinh (2n), cá thể này A. luôn sinh ra đời con mắc đột biến dị bội. B. không thể cho giao tử n + 1. C. có thể sinh ra một tỉ lệ con bình thường. D. chỉ tạo ra các giao tử không có. có nhóm máu B là A. 750 . B. 850 . C. 1 /50 0. D. 350 . Câu 34: Nguyên nhân chủ yếu của cạnh tranh cùng loài là A. do chúng cùng sử dụng một loại thức ăn Trang 4/6 - Mã đề thi 209 B. do các cá thể

Ngày đăng: 25/07/2015, 08:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan