Đề thi lý thuyết giáo viên giỏi môn hoá học THCS tham khảo (2)

5 966 25
Đề thi lý thuyết giáo viên giỏi môn hoá học THCS tham khảo (2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN QUỲ HỢP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GD &ĐT Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI LÝ THUYẾT CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THCS CHU KỲ: 2011 -2013 MÔN THI: Hóa Học Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu I: ( 5 điểm) Thầy (Cô) hãy nêu quy trình tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ. Nêu những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này. Câu II. ( 1,5 điểm) Xác định các hóa chất phù hợp để thay thế các chữ cái và viết PTHH xảy ra trong sơ đồ phản ứng sau: 1) X 1 + X 2 + X 3 → HCl + H 2 SO 4 2) A 1 + A 2 → SO 2 + H 2 O 3) B 1 + B 2 → NH 3 ↑ + Ca(NO 3 ) 2 + H 2 O 4) D 1 + D 2 + D 3 → Cl 2 ↑ + MnSO 4 + K 2 SO 4 + Na 2 SO 4 + H 2 O 5) Y 1 + Y 2 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + FeCl 3 6) Y 3 + Y 4 → Na 2 SO 4 + (NH 4 ) 2 SO 4 + H 2 O + CO 2 Thầy (Cô ) Hãy hướng dẫn HS làm các bài tập sau: Câu III : (2,5 điểm) Quặng Boxit dùng để sản xuất Nhôm chứa chủ yếu là Al 2 O 3 có lẫn các tạp chất Fe 3 O 4 và SiO 2 . Hãy làm sạch quặng (loại bỏ các tạp chất kể trên) bằng phương pháp hóa học. Câu IV : (4,0 điểm) Chỉ được dùng thêm một 1 kim loại , hãy phân biệt các dung dịch không màu sau đây đựng trong các lọ không nhãn: HCl, HNO 3 , NaOH, AgNO 3 , NaNO 3 , HgCl 2 , bằng phương pháp hóa học Câu V : (4,0 điểm) Có 200ml hỗn hợp dung dịch gồm AgNO 3 0,1M và Cu(NO 3 ) 2 0,5M. Thêm 2,24g bột Fe kim loại vào dung dịch đó khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch B. 1/ Tính số gam chất rắn A. 2/ Tính nồng độ mol/lit của các muối trong dung dịch B, biết rằng thể tích dung dịch không đổi. Câu VI : (3,0 điểm) Thầy (Cô) hãy nêu các dụng cụ, hóa chất tối thiểu cần thiết dùng để điều chế SO 2 trong phòng thí nghiệm và cách lắp đặt, tiến hành điều chế sao cho đảm bảo an toàn. (Có thể vẽ phác họa cách lắp đặt) (Cho: H=1, O=16, Ag=108, Cu=64, Fe = 56, Cl=35.5, S =32, N = 14). Hết Đề này có 01 trang UBND HUYỆN QUỲ HỢP KỲ THI CHỌN GV DẠY GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GD &ĐT NĂM HỌC 2011-2013 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm I Quy trình thực hiện Bước 1: Làm việc chung cả lớp: - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm. 0,75 Bước 2: Làm việc theo nhóm - Phân công trong nhóm - Từng cá nhân làm việc độc lập - Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm - Thống nhất kết quả của nhóm - Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. 1,25 Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả - Thảo luận chung - GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo. 0,75 * Ưu điểm - HS được học cách cộng tác trên nhiều phương diện. - HS được được trao đổi, bàn luận. - Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ. - HS tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. - Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của HS được phát triển. 0,75 * Nhược điểm: - Nếu không phân công hợp lí, chỉ có một vài HS học khá tham gia còn đa số HS khác không HĐ. - Ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thuẫn với nhau. - Thời gian có thể bị kéo dài - Với những lớp có sĩ số đông hoặc lớp học chật hẹp, bàn ghế khó di chuyến thì khó tổ chức hoạt động nhóm. - Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác. - Vấn đề tạo tình huống không có hiệu quả nếu không thực sự kích thích HS. 1,5 II Chất X 1 → X 3 : SO 2 , H 2 O , Cl 2. SO 2 + 2H 2 O + Cl 2 → 2HCl + H 2 SO 4 0,25 Chất A 1 ,A 2 : H 2 S và O 2 ( hoặc S và H 2 SO 4 đặc ) 2H 2 S + 3O 2 → 2SO 2 + 2H 2 O Hoặc S + 2H 2 SO 4 đặc → 3SO 2 + 2H 2 O 0,25 Chất B 1 , B 2 : NH 4 NO 3 và Ca(OH) 2. 2NH 4 NO 3 + Ca(OH) 2 → 2NH 3 ↑ + Ca(NO 3 ) 2 + 2H 2 O 0,25 Chất D 1 , D 2 ,D 3 : KMnO 4 , NaCl, H 2 SO 4 đặc. 2KMnO 4 +10NaCl +8H 2 SO 4 đặc → 5Cl 2 ↑+2MnSO 4 +K 2 SO 4 +5Na 2 SO 4 + 8H 2 O 0,25 Y 1 , Y 2 là FeSO 4 và Cl 2 6FeSO 4 + 3Cl 2 → 2Fe 2 (SO 4 ) 3 + 2FeCl 3 0,25 Y 3 ,Y 4 là (NH 4 ) 2 CO 3 , NaHSO 4 (NH 4 ) 2 CO 3 + 2NaHSO 4 → Na 2 SO 4 + (NH 4 ) 2 SO 4 + H 2 O + CO 2 0,25 III Gv có thể hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ sau đó tiến hành tách theo các ý cơ bản sau đây: Hòa tan quặng bằng dd HCl dư được hồn hợp dd và phần không tan Fe 3 O 4 + 8HCl → FeCl 2 +2 FeCl 3 Al 2 O 3 + 6HCl → AlCl 3 +H 2 O SiO 2 không tan lọc bỏ SiO 2 0,5 Cho dd nước lọc tác dụng với dd NaOH cho đến dư FeCl 3 + 3NaOH → Fe(OH) 3 ↓ + 3NaCl FeCl 2 + 2NaOH → Fe(OH) 2 ↓+ 2NaCl AlCl 3 + 4NaOH → NaAlO 2 + 3NaCl + 2H 2 O HCl + NaOH → H 2 O + NaCl Chất rắn tạo thành là Fe(OH) 3 v à Fe(OH) 2 Dd nước lọc mới là NaAlO 2 , NaCl và NaOH dư 1,0 Sục CO 2 vào dd nước lọc chứa NaAlO 2 cho đến khi kết tủa đạt cực đại 2NaAlO 2 + CO 2 + 3H 2 O → 2Al(OH) 3 ↓ + Na 2 CO 3 0,5 Lọc tách kết tủa, rửa sạch và nung trong không khí đến khối lượng không đổi được Al 2 O 3 hoàn toàn nguyên chất. 2Al(OH) 3 to → Al 2 O 3 + 3H 2 O 0,5 IV Trích mẫu thử : Dùng Cu kim loại sẽ nhận biết được các dd ; Có khí màu nâu bay là dd HNO 3 , dd chuyển màu xanh là AgNO 3 , HgCl 2 , (N1)Nhóm không có hiện tượng xảy ra là HCl, NaOH, NaNO 3 , (N2) 0,5 Cu + 4HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + 2NO 2 ↑ + 2H 2 O Cu + 2AgNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + 2Ag Cu + HgCl 2 → CuCl 2 + Hg 0,5 Dùng muối tan của Cu vừa tạo ra với dd AgNO 3 , HgCl 2 , cho vào các chất thuộc N2 lọ nào cho kết tủa màu xanh lơ là dd NaOH. Hai lọ còn lại không có phản ứng là HCl , NaNO 3 , (N3). 0,5 CuCl 2 + 2NaOH → Cu(OH) 2 + 2NaCl 0,5 Tiếp tục sử dụng chất rắn tạo ra khi nhận biết NaOH để nhận ra dd HCl. Cho chất rắn vừa tạo ra cho vào 2 chất ở N3 chất nào làm tan chất rắn vừa đem vào thì đó là dd HCl chất còn lại là NaNO 3 . 0,5 Cu(OH) 2 + 2HCl → CuCl 2 + 2H 2 O 0,5 Dùng dd HCl vừa nhận biết xong cho vào 2 lọ ở N1. Lọ nào tạo kết tủa với dd HCl thì đó là dd AgNO 3 lọ còn lại là HgCl 2 . 0,5 AgNO 3 + HCl → AgCl + HNO 3 0,5 V Theo đề bài số mol của các chất là: n Fe = 0,04 mol ; nAgNO 3 = 0,02 mol ; nCu(NO 3 ) 2 = 0,1 mol Phương trình hóa học của các thí nghiệm: Fe + 2AgNO 3 → Fe(NO 3 ) 2 + 2Ag ( 1 ) Fe + Cu(NO 3 ) 2 → Fe(NO 3 ) 2 + Cu ( 2 ) 0,5 Vì Ag hoạt động hoá học yếu hơn Cu nên muối của kim loại Ag sẽ tham gia phản ứng với Fe trước. 0,5 Theo pứ ( 1 ): n Fe ( pứ ) = 0,01 mol ; Vậy sau phản ứng ( 1 ) thì nFe còn dư = 0,03 mol. Theo (pứ ( 2 ): ta có n Cu(NO 3 ) 2 pứ = nFe còn dư = 0,03 mol. Vậy sau pứ ( 2 ): nCu(NO 3 ) 2 còn dư là = 0,1 – 0,03 = 0,07 mol 1 Chất rắn A gồm Ag và Cu m A = 0,02 x 108 + 0,03 x 64 = 4,08g 1 dung dịch B gồm: 0,04 mol Fe(NO 3 ) 2 và 0,07 mol Cu(NO 3 ) 2 còn dư. Thể tích dung dịch không thay đổi V = 0,2 lit Vậy nồng độ mol/lit của dung dịch sau cùng là: C M [ Cu(NO 3 ) 2 ] dư = 0,35M ; C M [ Fe (NO 3 ) 2 ] = 0,2M 1 VI Dụng cụ gồm: bình cầu, phễu chiết hình quả lê, nút cao su các loại, ống dẫn bằng thủy tinh, bình tam giác, đèn cồn, giá sắt 2 tầng kẹp, lưới Amiăng, Bông vải, cốc thủy tinh 0,5 Hóa chất gồm: Na 2 SO 3, dd H 2 SO 4 , 0,5 Nêu thêm giấy quỳ tím 0,25 Nêu thêm được dd NaOH (Hoặc nước vôi trong) 0,25 Nêu được cách tiến hành 0,5 Nêu thêm ý quan trọng: - Khi bình đầy SO 2 (thử bằng quỳ ướt để lên miệng lọ - quỳ đổi màu) thì nhúng ống dẫn vào cốc đựng dd NaOH (Hoặc nước vôi trong) 1,0 . lâp – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI LÝ THUYẾT CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THCS CHU KỲ: 2011 -2013 MÔN THI: Hóa Học Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu I: ( 5 điểm) Thầy. Ag=108, Cu=64, Fe = 56, Cl=35.5, S =32, N = 14). Hết Đề này có 01 trang UBND HUYỆN QUỲ HỢP KỲ THI CHỌN GV DẠY GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GD &ĐT NĂM HỌC 2011-2013 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm I . lượt báo cáo kết quả - Thảo luận chung - GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo. 0,75 * Ưu điểm - HS được học cách cộng tác trên nhiều phương diện. - HS được được trao

Ngày đăng: 25/07/2015, 08:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan