8 đề ôn thi đại học môn văn 2015

42 1.9K 0
8 đề ôn thi đại học môn văn 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B ĐỀ THI THỬ KỲ THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 (Thời gian 180’ không kể giao đề) Câu I: (3 điểm) Đọc hiểu văn bản sau: Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm! Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc, Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn, Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc. Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn: Trái cây rơi vào áo người ngắm quả, Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn, Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ, Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời, Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ Văn Chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi! (Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? – Chế Lan Viên) 1 Chế Lan Viên từng là nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới 1930- 1945? Đúng Sai 2 Bài thơ “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng” ra đời trong những năm K/C chống Mỹ Đúng Sai 3 Đoạn thơ trên viết theo thể thơ tự do? Đúng Sai 4 Gieo vần liên tiếp? Đúng Sai 5- Hãy chỉ ra câu hỏi tu từ trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của câu hỏi tu từ đó? 6- Những danh nhân nào được nhắc tới trong đoạn thơ? Điều đó có ý nghĩa gì? 7- Tác giả đã khẳng định điều gì qua đoạn thơ? 8- Hãy cho biết tác giả muốn nói điều gì qua đoạn thơ: Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời, Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ Văn Chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi! Câu II. (3,0 điểm) Facebook và cuộc sống thật của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Câu III: (4 điểm) Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, có bao nhiêu lần Kim Lân miêu tả những giọt nước mắt của người mẹ (Bà cụ Tứ) khi chứng kiến anh con trai “nhặt được vợ”? Dụng ý của nhà văn phía sau những biểu hiện nghệ thuật đó là gì? Anh (Chị) hãy trình bày ý kiến của mình. SỞ GD&ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA 2014-2015 MÔN NGỮ VĂN Câu I: ( 3 điểm) 1- Đúng (0,25đ) 2- Đúng (0,25đ) 3- Đúng (0,25đ) 4- Sai (0,25đ) 5- Câu hỏi tu từ là: Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? Tác dụng: câu hỏi tu từ có tính chất khẳng định chưa bao giờ Tổ Quốc lại đẹp như thế này, đồng thời thể hiện niềm tự hào về Tổ Quốc của tác giả. (0,5đ) 6- Những danh nhân được nhắc tới trong đoạn thơ là: Nguyễn Trãi, Nguyễ Du, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hóa và chống giặc ngoại xâm của dân tộc. (0,5đ) 7- Tổ Quốc ta trải qua 4000 năm Văn Hiến từ nỗi đau, từ truyền thống văn hóa chống ngoại xâm của cha ông thủa trước để đến hôm nay Tổ Quốc chưa bao giờ đẹp như thế. (0,5đ) 8- Nỗi đau, sự bế tắc của cha ông trong quá khứ vì đói nghèo, và sự khủng hoảng suy đồi của chế độ Phong Kiến. (0,5đ). Câu II: (3 điểm) Facebook và cuộc sống thật của một bộ phận giới trẻ hiện nay. MB: Giới thiệu vấn đề (0,25đ) TB: - Thực trang: Facebook là một mạng xã hội chứa đựng những thông tin cá nhân… Với tuổi trẻ, face không còn là chốn riêng tư mà đã trở thành một không gian mở rất thú vị và đầy màu sắc: nơi để họ quan tâm, chia sẻ, động viên và khích lệ lẫn nhau, khiến cho cuộc sống vì thế mà trở nên ý nghĩa… Bên cạnh những trang lành mạnh, nhiều bạn trẻ lại có cách nói, cách viết khá phóng khoáng nên Facebook trở thành một diễn đàn của những ngôn từ “không sạch sẽ”; những lối nghĩ cực đoan theo “hiệu ứng đám đông”… Từ đây, mức độ lan truyền cũng rất chóng mặt khiến nhiều người không đủ bản lĩnh để “đề kháng” lại với những lối nghĩ, cách nói chuyện kiểu “chợ búa” như vậy. (0,5) - Nguyên nhân của những biểu hiện đáng tiếc: Do thói quen theo kiểu hùa vào, “đám đông” mà không cần nhận thức đúng sai; do sự thiếu quan tâm, định hướng của người lớn đối với nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc cho giới trẻ… (0,5) - Hậu quả: Nghiện Face book làm mất quá nhiều thời gian cho học tập và lao động. Những luồng dư luận không tốt được đăng tải trên facebook có thể ảnh hưởng tới nhân cách của từng cá nhân những người trẻ chưa đủ bản lĩnh. (0,5) - Giải pháp: Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể hoàn toàn đổ lỗi cho giới trẻ khi những hiện tượng tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều. Ứng xử của những người xung quanh được xem là giải pháp quan trọng để thanh lọc và giúp bạn trẻ giữ vững phẩm chất đạo đức giữa những guồng quay khắc nghiệt, giữa vô vàn trào lưu tốt xấu đang tác động xung quanh. “Ngay cả với thế giới ảo mà nhiều học sinh, sinh viên đang bị lôi cuốn thì thay vì những ác cảm bởi tiêu cực nảy sinh, gia đình, nhà trường cần dạy học trò cách ứng xử có văn hoá, biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình. Các em cần được trang bị những kỹ năng sống cần thiết, dù là chỉ trên thế giới ảo ” - một chuyên gia về tâm lý giáo dục đã nhấn mạnh như vậy. (0,75) KB: - Khái quát nội dung bài làm (0,25) - Liên hệ bản thân (0,25) Câu III: (4 điểm) Các ý cần đạt Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, có bao nhiêu lần Kim Lân miêu tả những giọt nước mắt của người mẹ (Bà cụ Tứ) khi chứng kiến anh con trai “nhặt được vợ”? Dụng ý của nhà văn phía sau những biểu hiện nghệ thuật đó là gì? Trong thiên truyện, bà cụ Tứ luôn cố dấu những dòng nước mắt xót thương vì sợ phiền cho chính những người mà mình thương xót. Nhưng tình cảm yêu thương thấm thía và lòng trắc ẩn đã không thể nào dấu hết… => Kim Lân đã 3 lần miêu tả những giọt nước mắt của người mẹ nhân từ: + “Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường của con mình thế kia? Bà lão hấp háy cặp mắt… vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải”. Đây là giọt nước mắt xúc động khi thấy người con trai xấu xí ngờ nghệch của mình có vợ. Giọt nước mắt mừng vui của một người mẹ khi thấy con hạnh phúc. + “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con… Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…”. Đây là giọt nước mắt tủi thân, tủi phận của một người mẹ nghèo khi nghĩ đến trách nhiệm của người làm mẹ đối với đứa cong trai xấu số. Giọt nước mặt bất lực của một người đàn bà nghèo muốn lo cho con bằng người mà không lo nổi. + “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá… Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Đây là giọt nước mắt đồng cảm với người con dâu, thương cho con giai phải đến lúc đói kém mới có thể có vợ. Đó cũng là giọt nước mắt của một người lương thiện sẵn sàng dành tình yêu thương của mình cho người khác dù người ấy là người không quen biết. Đó là tình cảm trắc ẩn, xót xa cho hoàn cảnh trớ trêu của gia đình mình/ cho thân phận của đứa con dâu tội nghiệp. Là giọt nước mắt hạnh phúc của tình mẫu tử thiêng liêng trước niềm niềm vui bất ngờ với đứa con trai. (Học sinh tự viết mở bài và kết bài). Cách cho điểm: Điểm 4: Bài viết bám sát yêu cầu của đề, điễn đạt lưu loát, có sức thuyết phuc. Điểm 3: Bám sát đề, có thể diễn đạt còn 1 số lỗi nhỏ, có thể thiếu 1 ý Điểm 2: Bám sát đề, thiếu 2 ý, mắc lỗi diễn đạt và 1 số lỗi chính tả không nghiêm trọng. Điểm 1: Bài viết dang dở, thiếu ý và mắc nhiều lỗi Điểm 0: Lạc đề, hoặc để giấy trắng. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG Trường THPT Hưng Đạo ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có 03 câu, 02 trang. Câu 1 (2 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “ Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa hiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức … và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa… Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…” (Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn) a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? b. Nội dung khái quát của văn bản trên? c. Yếu tố nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng? Câu 2 (3 điểm): Nhà văn Pháp nổi tiếng Đi-đơ-rô có nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.” Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên của Đi-đơ-rô. Câu nói đã gợi cho anh (chị) điều gì về quan niệm sống của bản thân hiện nay. Câu 3 (5 điểm): Về đoạn thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12, tập 1 – Trang 88) Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt. Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa. Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên. Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn THPT Trần Hưng Đạo năm 2015 Câu Ý ĐÁP ÁN Điểm 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “ Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức … và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa… Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…” (Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn) a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? b. Nội dung khái quát của văn bản trên? c. Yếu tố nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản? Tác dụng? 2.0 đ a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. 0,5đ b. Đoạn văn bản đề cập đến những tác hại của mạng xã hội Facebook: - Facebook chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật gây nguy hại đến nhiều mặt đời sống của quốc gia, tập thể hoặc cá nhân. - Gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt. 0,5đ c. - Nghệ thuật: liệt kê các tác hại của mạng xã hội Facebook đến nhiều mặt đời sống của quốc gia, tập thể hoặc cá nhân và ngôn 0,5đ 0,5đ ngữ dân tộc. - Tác dụng: + Nhấn mạnh đến tác hại khó lường của mạng xã hội Facebook. + Mạnh mẽ cảnh tỉnh, nhắc nhở với những người đang tham gia trang mạng này để tránh gây ra tác hại tương tự. 2. Nhà văn Pháp nổi tiếng Đi-đơ-rô có nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.” Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên của Đi-đơ-rô. Câu nói đã gợi cho anh (chị) điều gì về quan niệm sống của bản thân hiện nay. 3.0 đ Yêu cầu chung - Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng hợp lí, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được các ý sau: - Giới thiệu vấn đề bàn luận: mục đích trong cuộc sống của con người. - Trích dẫn nhận định. 0,25đ 2. Giải thích - Mục đích: là yêu cầu cần đặt ra trước khi thực hiện một công việc; là cái ta cần phấn đấu để đạt được trong quá trình thực hiện công việc. - Mục đích tầm thường: yêu cầu cần đạt được ở mức độ thấp, có thể chỉ phục vụ cho lợi ích ở phạm vi hẹp với bản thân. - Cái vĩ đại: cái lớn lao, cao cả, có ý nghĩa với nhiều người, với tập thể. - Câu nói: Đi-đơ-rô đề cập đến tính mục đích trong mọi công 0,5đ việc, hoạt động của con người và mỗi người cần xác định cho mình một mục đích sống cao đẹp. 3. Bàn luận: - Vai trò của mục đích sống với con người: + Hành động có mục đích là hành động của con người có trí tuệ soi sáng, khác hẳn với hành động bản năng tự nhiên của loài thú. + Mục đích mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hành động của con người, giúp hành động của con người đạt kết quả. + Sống không có mục đích, con người sẽ trở nên vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa. - Khẳng định tính chất đúng đắn của câu nói: + Mục đích cao thượng, tốt đẹp là động lực thúc đẩy con người không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Và khi cần, sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình để thực hiện mục đích cao thượng. + Sống có mục đích cao thượng, con người sẽ trở nên hữu ích cho gia đình, xã hội. Có mục đích, lí tưởng tốt đẹp, con người sẽ giàu ý chí, nghị lực, sẽ đạt được những ước mơ cao đẹp. - HS lấy dẫn chứng trong lịch sử và thực tế để chứng minh. 0,5đ 0,5đ 0,25đ 4. Phê phán những kẻ sống không có mục đích hoặc mục đích sống tầm thường. Bởi nó khiến con người ta trở nên thụ động, bạc nhược, vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa. 0,25đ 5. Suy nghĩ về quan niệm sống của bản thân: - Ngay từ tuổi học sinh, chúng ta phải xác định cho mình một mục đích, lí tưởng sống cao đẹp: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. - Trước mắt, xác định động cơ, mục đích học tập đúng đắn: học để nắm được kiến thức vững vàng; làm chủ khoa học, kĩ thuật, làm chủ cuộc đời mình; đóng góp được nhiều hơn, tốt hơn cho đất nước, dân tộc. 0,5đ 6. Khẳng định lại ý nghĩa, tác dụng của câu nói với bản thân và với mọi người. 0,25đ 3. Về đoạn thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12, tập 1 – Trang 88) Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt. Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa. Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên. 7.0đ Yêu cầu chung - Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về bài thơ (đoạn thơ), biết vận dụng linh hoạt các thao tác. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi trong diễn đạt. - Về kiến thức: Trên cơ sở kiến thức về nhà văn, về tác phẩm, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản nêu được các ý sau: 1. - Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm. - Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và ý kiến nhận định. 0,25đ 2. Nhận định thứ nhất: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt: - Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng: + Các hình ảnh sương mờ bao phủ cả vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa về trong đêm hơi, những ngôi nhà bồng bềnh trong biển sương mờ, + Không gian núi rừng bao la cứ trải ra mênh mông, vô tận trước 2,0đ [...]... ảnh, 0,5 ngôn từ mới mẻ giàu sức gợi, đậm chất tượng trưng siêu thực Thể thơ tự do, không dấu câu, không viết hoa đầu dòng… - Đánh giá chung 0,5 Hết TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 Đề thi gồm có 01 trang Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1 (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một... căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục 4 Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng 5 Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả - SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THI N Năm học 2014 - 2015 Môn: Ngữ Văn ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) ... vợ nhặt, nhà văn 0.5 đã đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo; diễn biến tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính cách nhân vật Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, kịch tính… 6 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN III NĂM HỌC: 2014 - 2015 Môn thi: Ngữ văn (Đề thi có 02 trang) Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề Phần I Đọc... sự học - Học làm người: Là cách đối nhân, xử thế phù hợp với chuẩn mực đạo đức =>Nghĩa cả câu: Học làm người là khởi đầu và cũng là đích đến cho mọi bài học (Học làm người là quan trọng nhất) c Bàn luận:……………………………………………………………… 3.0 - Học tập là điều cần thi t nhưng học làm người là bài học đầu tiên và quan trọng nhất Theo quan niệm truyền thống”Tiên học lễ, hậu học văn - Những biểu hiện của bài học. .. những tri thức chân chính - Không nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc học làm người thì con người sẽ dẫn đến có những suy nghĩ, việc làm sai trái d Bài học: ………………………………………………………………… 1.0 - Việc học và học làm người là bài học suốt đời để hoàn thi n nhân cách, góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn Vì vậy học làm người có ý nghĩa to lớn - Ở bất kì thời đại nào bài học làm người cũng đóng vai... hoặc không trả lời Câu 7 Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Phải làm sao nhà nhà đều có “tủ sách” để tự hào và gieo hạt, chứ không phải là “tủ rượu” để khoe mẽ vật chất và phô trương cái tư duy trọc phú - Điểm 0,5: Ghi lại đúng câu văn trên - Điểm 0: Ghi câu khác hoặc không trả lời Câu 8 Nêu ít nhất 02 giải pháp để phát triển văn hóa đọc” của người Việt theo quan điểm riêng của bản thân, không... cổ điển được phác thảo theo lối tạo hình phương đông (so sánh với bút pháp miêu tả người lính trong các sáng tác khác) 5 Khái quát lại vấn đề và đánh giá về thành công của tác giả, tác phẩm trong VHVN giai đoạn 1945 – 1954 0,25đ TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KHẢO SÁT LỚP 12 LẦN THỨ NHẤT Môn: VĂN Thời gian: 150 phút không kể thời gian phát đề I PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm):... viết một bài văn với chủ đề: nghị lực trong cuộc sống Câu 3 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh / chị về vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân HẾT Lưu ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh……………………………….Số báo danh……………… 2 HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN Câu 1 a Thể... giá trị nhân đạo có nét mới mẽ so với các tác phẩm văn học hiện thực trước Cách mạng & Lưu ý: HS đạt điểm tối đa trong mỗi phần khi đảm bảo đủ 2 yêu cầu nội dung và hình thức – chữ viết, trình bày rõ ràng, diễn đạt trôi chảy; phân tích sâu sắc, thuyết phục, văn có cảm xúc 0,5 MA TRẬN ĐỀ THI THỬ- MÔN NGỮ VĂN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Thấp Chủ đề 1 Đọc hiểu Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 2 Nghị luận... trò quan trọng đầu tiên Xã hội càng phát triển bài học làm người càng cần thi t III (8 điểm) - Không chỉ học làm người mà chúng ta còn phải biết tiếp thu những tri thức khoa học, những hiểu biết trên các lĩnh vực khác để hoàn thi n mình hơn 1 Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học - Vận dụng tốt các thao tác lập luận - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp - Khuyến khích . NỘI TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B ĐỀ THI THỬ KỲ THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 -2015 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 (Thời gian 180 ’ không kể giao đề) Câu I: (3 điểm) Đọc hiểu văn bản sau: Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn. đề, hoặc để giấy trắng. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG Trường THPT Hưng Đạo ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2014 -2015 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề. 01 trang ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : Thôn Đoài ngồi

Ngày đăng: 25/07/2015, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan