CHẤT TRÀO LỘNG TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI SAU 1975

102 735 3
CHẤT TRÀO LỘNG TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI SAU 1975

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương I: Những vấn đề chung 1.1. Nhận thức các khái niệm cơ bản 1.2. Trào lộng trong văn học Việt Nam sau 1975 1.3. Trào lộng trong hành trình sáng tác của Tô Hoài 1.3.1.Từ những sáng tác thời kỳ đầu 1.3.2.Đến những sáng tác thời kỳ 1945 1975 1.3.3. Và những sáng tác sau 1975 Chương II: Nội dung trào lộng trong truyện ngắn Tô Hoài sau 1975 2.1.Phát hiện cái hài trong bản chất đời sống. 2.2. Nhận diện những yếu tố phản nhân văn trong đời sống cộng đồng 2.3. Cảnh báo tình trạng hao khuyết các giá trị văn hóa. Chương III: Một số thủ pháp nghệ thuật 3.1. Dựng chân dung nhân vật bằng bút pháp hí họa 3.2. Tạo dựng tình huống tương phản 3.3. Ngôn ngữ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HỒNG HUỆ CHẤT TRÀO LỘNG TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI SAU 1975 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Hạnh Mai HÀ NỘI-2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ, bên cạnh nỗ lực của bản thân, tôi đã luôn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và các bạn. Với lòng kính trọng cùng sự biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời tri ân chân thành nhất tới TS.Trần Hạnh Mai đã hết lòng giúp đỡ về mặt chuyên môn cũng như động viên tôi về mặt tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện viết luận văn. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tận tình truyền đạt kiến thức, khơi gợi ý thức nghiên cứu khoa học, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tiếp thu tri thức và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, nhà trường nơi tôi đang công tác và những người bạn thân thiết đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 07 năm 2014 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Hồng Huệ MỤC LỤC HÀ NỘI-2014 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Tô Hoài là một trong số các nhà văn lớn của Việt Nam nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu. Ông là cây bút có sức viết bền bỉ, dẻo dai. Trên hành trình sáng tác nghệ thuật hơn 60 năm không ngừng nghỉ, ông đã để lại một gia tài đồ sộ với nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài, hồi kí, kịch, kịch bản phim và dù viết ở thể loại nào “ngón nghề của ông cũng thật là thiện nghệ”. Tô Hoài có một vị trí vững chắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam: “Nói đến Tô Hoài là nói đến một nhà văn có nghề nghiệp vững vàng với một công phu rèn luyện dẻo dai, bền bỉ” (Trần Hữu Tá). Và nói đến Tô Hoài là nói đến một nhà văn lớn - một nhà văn “Vừa vào nghề sớm lại vừa kéo dài tuổi nghề - một sự kéo dài đàng hoàng chứ không lê lết trong tẻ nhạt” [37]. Trước cách mạng, truyện của Tô Hoài in đậm cảm quan nghệ thuật và giọng điệu riêng - một cây bút sung sức, đứng bên Nam Cao làm nên dấu ấn đặc trưng cho trào lưu văn học hiện thực những năm tiền cách mạng. Sau cách mạng, sáng tác của Tô Hoài quan tâm đến nhiều đề tài quan trọng của văn học Việt Nam hiện đại: cách mạng và đời thường, hoà bình và chiến tranh, miền núi và miền xuôi, nông thôn và thành thị Qua sự trải nghiệm ở nhiều thể loại văn xuôi, dường như ngòi bút Tô Hoài đã dành tình cảm ưu ái đặc biệt cho thể loại truyện ngắn. Với ông, nó không chỉ là “một thể loại có tính chiến đấu mạnh” mà còn là “một thể văn tập cho người viết nhiều nết quý” để nhà văn “biết tận dụng từng chữ, lo săn sóc từng chữ”, “rèn luyện đến việc dùng từng dấu phẩy” và “thử tìm phong cách cho mình”. Có thể nói, sức hấp dẫn trong truyện ngắn của ông bắt nguồn từ tài quan sát và miêu tả, lời kể chuyện hóm hỉnh, cách thể hiện nhân vật sống động với “một lối văn dí dỏm, tinh quái đầy phong vị và màu sắc thôn quê”(Vũ Ngọc Phan). Thâm nhập tác phẩm của Tô Hoài, người đọc bao giờ 1 cũng có một cảm giác thích thú trước những chi tiết, sự kiện, nhân vật được nhà văn miêu tả rất ngộ nghĩnh, hài hước. Tiếp nối mạch nguồn ấy, truyện ngắn Tô Hoài sau 1975 vẫn đậm chất trào lộng. Có thể nói, đây là một thực tế chứng minh cho nét đặc trưng nhất trong phong cách của ông. Đi sâu nghiên cứu đề tài: Chất trào lộng trong truyện ngắn Tô Hoài sau 1975, chúng tôi mong muốn tiếp tục khám phá, khẳng định vai trò, vị trí và những đóng góp của nhà văn này trong nền văn xuôi Việt Nam nói riêng và văn học đương đại nói chung. Tô Hoài là một trong những tác giả quan trọng trong chương trình giáo dục và học tập ở nhà trường. Sáng tác của ông được đưa vào giảng dạy từ tiểu học cho đến bậc đại học và sau đại học, từ chú Dế mèn tinh nghịch, phóng khoáng trong “Dế mèn phiêu lưu kí” đến cô Mị với sức sống tiềm tàng trong “Vợ chồng APhủ”…luôn hấp dẫn với học sinh ở các độ tuổi khác nhau và ông cũng là một trong số hơn 30 tác giả được lựa chọn trong bộ sách đồ sộ của nhà xuất bản giáo dục. Vì vậy, tìm hiểu về tác phẩm của ông là một điều bổ ích và thiết thực với chúng tôi - những người đang trực tiếp giảng dạy bậc THPT. 2. Lịch sử vấn đề Tô Hoài bước vào con đường văn học khá sớm và đã được giới phê bình văn học chú ý ngay từ những ngày đầu cầm bút, thế nên khối lượng những công trình nghiên cứu về ông cũng đồ sộ, phong phú tương ứng với sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Nhiều ý kiến đã khẳng định Tô Hoài là cây bút có phong cách nghệ thuật riêng. Chất hài hước là một trong những yếu tố làm nên văn phong đặc biệt của ông. Người đầu tiên nhận ra giọng điệu hài hước trong sáng tác của Tô Hoài là nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Theo ông, ngay từ những tác phẩm đầu tay, Tô Hoài đã bộc lộ chất giọng độc đáo: “Tập O chuột là tập truyện ngắn đầu tiên của Tô Hoài và cũng là tiêu biểu cho lối 2 văn đặc biệt của ông, một lối văn dí dỏm, tinh quái nhưng đầy phong vị và màu sắc thôn quê”. Đọc Tô Hoài, GS.Nguyễn Đăng Mạnh ấn tượng bởi “một cái tôi khôn ngoan, tinh quái, thóc mách, lọc lõi, rất mực hiểu mình, hiểu người và có đá chút khinh bạc”[35]. Vũ Quần Phương cho rằng: “Tôi có cảm tưởng chuyện gì ông cũng biết… Trí nhớ tuyệt vời, quan sát tinh vi, lại có lối diễn đạt mộc, sắc, hóm. Tô Hoài như một cuốn từ điển sống về nhiều sự kiện văn học và xã hội”. GS. Hà Minh Đức trong “Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài” cũng khẳng định chất hài hước thể hiện ở giọng văn châm biếm, dí dỏm “Ông bày tỏ thái độ một cách kín đáo, khi thì là một niềm vui hoà điệu với cảnh ngộ, khi là một giọng văn châm biếm, dí dỏm”. Trong bài viết “Tô Hoài – văn và đời”, Nguyễn Văn Long cùng chung quan điểm: “Tô Hoài có biệt tài miêu tả sinh hoạt và phong cảnh miền xuôi cũng như miền núi và có một lối kể chuyện tự nhiên, dí dỏm và tinh quái”. Đồng tình với ý kiến trên, Phan Cự Đệ trong bài viết “Tô Hoài, nhà văn Việt Nam hiện đại ”(1979) một lần nữa khẳng định: “Tô Hoài có khả năng quan sát đặc biệt thông minh, hóm hỉnh và tinh tế”. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều chỉ ra nét nổi bật trong tác phẩm Tô Hoài là tài quan sát sắc sảo, một lối kể chuyện dí dỏm, hóm hỉnh có phần tinh nghịch với giọng điệu “hơi đá giọng trào lộng và khinh bạc”. Đúc kết lại đặc sắc truyện ngắn Tô Hoài, chúng tôi xin mượn lời của giáo sư Phong Lê: “Tô Hoài có cái nhìn tinh tế, sắc sảo, hóm hỉnh, lắm lúc như bông đùa, nghịch ngợm…không lên giọng, không nhấn mạnh, thậm chí không có bất cứ sự can thiệp nào của ý chí chủ quan, truyện của Tô Hoài cứ tự nhiên mà thủ thỉ cái tiếng nói hồn nhiên của sự sống”[30] Sau 1975, Tô Hoài tiếp tục sáng tác với bút lực dồi dào. Từ 1986, với sự chuyển mình của văn xuôi ở cả lĩnh vực nội dung và hình thức nghệ thuật 3 thì “hình như ngòi bút Tô Hoài không có tuổi già”, ông vẫn tiếp tục đem đến cho độc giả những sáng tác có giá trị. Sự trở lại của chất trào lộng trong sáng tác của Tô Hoài giai đoạn này là một thực tế chứng minh cho một nét đặc trưng, nhất quán trong phong cách của ông. Trong đà vận động chung của thể loại, ông vẫn giữ cho mình phong độ nhất định khi viết truyện ngắn. Các tập truyện: Tình buồn, Cái áo tế, Người một mình là sự tiếp nối hành trình sáng tạo miệt mài, bền bỉ của nhà văn “hóm lẹm bậc nhất văn đàn Việt”. Sự nghiệp văn học của Tô Hoài luôn là mảnh đất đầy tiềm năng để các thế hệ sau tiếp tục tìm tòi, khám phá. Kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu đi trước về ông, trong quá trình khảo sát ở tư liệu khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội, chúng tôi nhận thấy vấn đề trào lộng trong truyện ngắn Tô Hoài được đề cập đến nhiều lần. .Trong khoá luận tốt nghiệp Chất hài hước trong tập truyện ngắn Người một mình, tác giả Nguyễn Tuyết Mai đã tìm hiểu những phương thức tổ chức, các phương tiện nghệ thuật để tạo nên hiệu quả hài hước. Theo tác giả, ở phương diện xây dựng chi tiết hài hước, Tô Hoài đã đưa vô vàn những cái tạp nham của cuộc sống đời thường vào trang văn của mình. Những chi tiết đó tạo nên một đặc điểm riêng của cốt truyện trong truyện ngắn Tô Hoài là cốt truyện giống như dòng chảy tự nhiên của cuộc sống đời thường. Khi chỉ ra nghệ thuật xây dựng nhân vật hài hước, tác giả nhấn mạnh: Tô Hoài xây dựng được một hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng. Đó là thế giới của con người bình thường, những con người với những cá tính, thói tật nhưng cũng lại rất hồn nhiên tinh nghịch từ trong bản chất, từ điệu bộ đến suy nghĩ, lời nói đến hành động. Ở khía cạnh nghệ thuật trần thuật hài hước, người viết phát hiện: Dù là người trần thuật khách quan hay chủ quan, người kể chuyện trong truyện ngắn Tô Hoài đều đem đến cho bạn đọc những tiếng cười thú vị thông qua những lời bình luận gián tiếp hoặc trực tiếp hoặc xen vào ý thức nhân vật để tạo nên mâu thuẫn hài hước. 4 . Năm 2013, với khóa luận Chất trào lộng trong tập truyện ngắn Tình buồn, Cung Thị Kim Thành cho rằng: “Đọc Tình buồn, ta bắt gặp rất nhiều tính cách “quen mà lạ”. Quen bởi dẫu có phần nhem nhọ và đời thường muốn che đậy thì nó vẫn là thường gặp, còn lạ là ở cái giọng kể, giọng tả điềm nhiên tinh quái đã biến nó thành câu chuyện hài hước, dí dỏm” [48,15] Sự khám phá của các tác giả trong những khoá luận này đã góp một tiếng nói trong việc khẳng định nét nhất quán trong phong cách nhà văn này. Mặc dù thống kê của chúng tôi về những nhận xét, những ý kiến đánh giá xung quanh truyện ngắn Tô Hoài sau năm 1975 là chưa đầy đủ nhưng có thể nhận thấy, các bài viết đều đề cập đến ngôn ngữ, giọng văn, cách nhìn con người, cuộc đời, cách xây dựng chân dung nhân vật … trong truyện ngắn của ông đậm chất trào lộng. Tuy nhiên, các bài viết chủ yếu mới chỉ dừng lại ở những cảm nhận, những nhận xét mang tính riêng lẻ mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, nhất là ở phương diện chất trào lộng và sự chi phối của nó đến các phương tiện nghệ thuật thể hiện. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn xem những ý kiến ở các công trình ấy là những tiền đề, những gợi ý cần thiết giúp chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu đề tài này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng là truyện ngắn của Tô Hoài sau 1975. Trong đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu chất trào lộng qua ba tập truyện ngắn: Tình buồn, Cái áo tế và Người một mình. 4. Mục đích nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tập trung lý giải mối liên hệ giữa nội dung trào lộng và thủ pháp nghệ thuật trào lộng trong truyện ngắn Tô Hoài sau 1975, từ đó một lần nữa khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo cũng như thêm một lần nữa khẳng định sự đóng góp của nhà văn “hóm lẹm” này đối với văn học hiện đại Việt Nam. 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp hệ thống 5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp 5.3. Phương pháp so sánh 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung Chương II: Nội dung trào lộng trong truyện ngắn Tô Hoài sau 1975 Chương III: Một số thủ pháp nghệ thuật . 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Nhận thức các khái niệm cơ bản Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì: “Trào” là cười, cười nhạo. “Lộng” tiếng Hán là ngắm nghía, chơi. Trào lộng là cười có tính chất chế giễu để đùa cợt. Henri Bénac đã diễn giải một cách cụ thể, rõ ràng: Theo tác giả, trào lộng bắt nguồn từ tiếng Latinh “Burla = đùa bỡn” chỉ một hình thức đặc biệt của lối diễn đạt có trong tất cả các nghệ thuật xuất hiện ngay từ thời Cổ đại trong văn học “Trào lộng về cơ bản là nói bằng những lời lẽ thô tục và cổ lỗ về những chuyện nghiêm túc”[4,10]. Vì thế, từ này cũng có thể dùng để chỉ thể loại trái ngược với thể loại nói bằng những lời đẹp đẽ, trau chuốt về những sự vật thô thiển, tầm thường. Cũng theo tác giả, trong khi hài hước giữ sự tiếp xúc với con người thì trào lộng linh hoạt hơn. Mục đích của trào lộng không chỉ để mua vui, chế nhạo bằng nhại tiếng mà còn châm biếm xã hội và làm con người thay đổi bản chất bằng cách thức nhẹ nhàng nhất. Trên cơ sở của những tiền đề giới thuyết nêu trên chúng tôi nhận thức về khái niệm này với ý nghĩa: trào lộng là một yếu tố, một phương diện quan trọng của bản thân nội dung tác phẩm nghệ thuật. Trào lộng chính là tiếng cười, đồng nghĩa với cái hài. Cái hài – một phạm trù mĩ học “phản ánh hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống có khả năng tạo ra tiếng cười ở những cung bậc và sắc thái khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện xã hội”[11]. Cái hài trong quan hệ thẩm mỹ chính là cái xấu giả danh cái đẹp và khi bị phát hiện thì tạo ra tiếng cười mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, tiếng cười của sự chiến thắng cái xấu. Bản chất của cái hài chính là tiếng cười với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: cười thiện cảm, cười khinh bỉ, cười chua chát, chán nản, cười 7 [...]... LNG TRONG TRUYN NGN Tễ HOI SAU 1975 2.1.Phỏt hin cỏi hi trong bn cht i sng ó cú nhng thi k vn hc nh vn luụn nhỡn con ngi t gúc lch s, quan nim v con ngi vỡ vy y cht lý tng Nhõn vt trong tỏc phm vn hc u l nhng con ngi cao c, v i, kt tinh v p ca dõn tc, ca thi i H c tm gi sch s v c bao bc trong bu khụng khớ vụ trựng (Niculin) Nhng con ngi ú luụn trựng khớt vi b ỏo xó hi ca nú L mt nh vn trng thnh trong. .. trự ny nh: Ma Vn Khỏng, on Lờ, Nguyn Th Thu Hu, Nguyn Quang Thõn, Chớnh iu ú gúp phn to nờn din mo mi y thỳ v v n tng ca vn xuụi Vit Nam sau 1975 Thụng qua ting ci, truyn ngn sau 1975 ó th hin s phong phỳ trong quan nim v con ngi v t tng v hin thc Cm hng anh hựng trong vn hc dn nhng ch cho cm hng phờ phỏn v cm hng nhõn vn Hỡnh nh con ngi n tr, mt chiu, ho hựng, v i, bỏch chin bỏch thng dn nhng 13 ch... k khụng ch b ngoi nhch nhỏc, thm hi m bờn trong li cũn hi nhng thúi xu ca con ngi Tuy nhiờn, nhỡn trờn tng th thỡ cht tro lng, giu ct, khụi hi trong sỏng tỏc ca Tụ Hoi giai on ny cú phn chỡm khut i rt nhiu so vi giai on trc cỏch mng u ú cng l c im chung ca mt thi i mang tớnh c thự khi vn hc phi gỏnh vỏc nhng nhim v quỏ nng n 1.3.3 V nhng sỏng tỏc sau 1975 Sau mt thi gian quỏ di cỏc nh vn Vit Nam ớt... thi, c ỏc trong xó hi, ngha l nú mang tớnh cụng kớch bỳt chin mt cỏch mnh m nhng khim khuyt, nhng thúi h tt xu thỡ tro lng uyn chuyn, mm mi v linh hot hn trong mc v mc tiờu s dng ting ci Tro lng cng gn ngha vi khỏi nim chõm bim v giu nhi Chỳng ch khỏc nhau mc , tớnh cht phờ phỏn v cỏc phng thc biu hin Vi ý ngha ú, lun vn ca chỳng tụi tp trung tỡm hiu cht tro lng trong truyn ngn Tụ Hoi sau 1975 theo... chớnh l nhng k khoỏc lỏc Loi nhõn vt mt tc lờn gii trong sỏng tỏc Tụ Hoi sau 1975 khỏ nhiu ễng cho nhõn vt núi nh ỳng ri v nhng iu m h cha tng tri qua ễng Thỏi trong Hoa bỡm bin cha h vo Nam ln no, cha c tn mt trụng thy cỏi mỏy bay, v gi sut ngy ngi lự rự cnh cỏi ca s tng bn nhng ụng c lm nh mỡnh ó tng i nhiu, bit nhiu, õu v chuyn gỡ ụng cng tng trong Nam, ngi ta thoỏng lm, mỏy bay tu ha thỡ n nhm... nhu cu i mi, t ci trúi ca vn hc v gúp phn lm 10 cho din mo ca vn hc Vit Nam sau 1975 cú nhng chuyn bin mnh m nht l s hỡnh thnh loi hỡnh vn xuụi tro lng m cũn l im ta, l iu kin cn thit thc tnh ý thc cỏ nhõn, cỏ tớnh sỏng to ca ngi cm bỳt, giỳp h cú bn lnh, cú dng khớ hn trong cỏch nhỡn nhn, miờu t, ỏnh giỏ s vt, hin tng, con ngi trong i sng xó hi t ú m cỏc giỏ tr ca i sng c nhn thc li, ỏnh giỏ li theo... thỏn phc trc s lỏu lnh, thụng minh, nhanh nhy ca nh vn trong vic phỏt hin nhng vn bt thng n ng sau cỏi dung d, bỡnh thng thm chớ phi thng ca i tng ựa tu, tro lng Cỏt bi chõn ai (1992) c vit theo quan nim tin b v nh vn ú l nhng vn nhõn nhng h cng l nhng thng nhõn vi nhng bun vui trn tr ca cuc i v c nhng gỡ nhem nh, tp 24 nham trong sinh hot, trong tớnh cỏch mi ngi bi di gm tri ny khụng ai l thỏnh... trong truyn ngn Tụ Hoi sau 1975 theo hng nhn din, khỏm phỏ ting ci vi nhng biu hin phong phỳ, a dng trong sỏng tỏc ca ụng giai on ny, coi ú l mt yu t gúp phn khng nh phong cỏch c ỏo ca nh vn cú mt hnh trỡnh sỏng tỏc y do dai v sung sc bc nht ca vn hc Vit Nam hin i 8 1.2 Tro lng trong vn hc Vit Nam sau 1975 Dũng chy ca vn hc Vit Nam cha bao gi thiu vng ting ci Tuy nhiờn, tựy tng giai on, tng thi k lch... Tụ Hoi ó sm khng nh c v trớ ca mỡnh trong i ng nh vn thi kỡ ny bng mt lot tỏc phm c ỏo, c sc nh : D mốn phiờu lu kớ (1941), Quờ ngi (1941), O chut (1942), Ging th (1943), Nh nghốo (1944 )T cỏc tỏc phm ny, ngi c d nhn thy sc sung món di do trong lao ng ngh thut ca ụng Sau ny, Tụ Hoi ó bc bch chõn thnh qua T truyn v vic ụng n vi ngh vn, ụng vit : Tụi vo ngh vn cú trong ngoi ba nm trc Cỏch mng thỏng Tỏm,... ci hi hc Vi quan nim con ngi l con ngi, ch l con ngi th thụi nờn nhõn vt trong sỏng tỏc Tụ Hoi phn nhiu mang nhng khim khuyt, nhng 31 nhem nh ca i thng Cỏc nhõn vt ca ụng gn nh u sng ỳng bn tớnh t nhiờn ca con ngi trong ú cú bn nng tớnh dc Bn nng tớnh dc c xem l cn tớnhtrong bn nng t nhiờn ca con ngi bi ó l ngi thỡ ai cng dõm Trong sỏng tỏc ca mỡnh, Tụ Hoi ó mnh dn núi n bn tớnh ny ca con ngi vi cỏi . Văn học Việt Nam hiện đại Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Hạnh Mai HÀ NỘI-2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. nhà văn “hóm lẹm” này đối với văn học hiện đại Việt Nam. 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp hệ thống 5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp 5.3. Phương pháp so sánh 6. Cấu trúc luận văn. độc đáo của nhà văn có một hành trình sáng tác đầy dẻo dai và sung sức bậc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. 8 1.2. Trào lộng trong văn học Việt Nam sau 1975 Dòng chảy của văn học Việt Nam

Ngày đăng: 24/07/2015, 17:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • HÀ NỘI-2014

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan