Đề và đáp án thi học sinh giỏi sinh học 9 các sở tham khảo (17)

7 1.1K 17
Đề và đáp án thi học sinh giỏi sinh học 9 các sở tham khảo (17)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS Năm học 2013 – 2014 MÔN: SINH HỌC Ngày thi: 28/03/2014 (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,5 điểm) Nêu các điểm khác nhau cơ bản giữa biến dị di truyền và biến dị không di truyền ở sinh vật. Câu 2 (2,0 điểm) Một gen chứa 2025 liên kết hiđrô. Mạch khuôn của gen đó có hiệu số X – T = 125 nuclêôtit và G – A = 175 nuclêôtit. a) Tính số nuclêôtit từng loại của gen. b) Xác định chiều dài và số chu kỳ xoắn của gen. Câu 3 (2,5 điểm) Phân biệt di truyền phân li độc lập với di truyền liên kết gen hoàn toàn về hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng. Câu 4 (3,5 điểm) a) Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc hạt do một cặp gen quy định. Khi đem gieo các hạt đậu màu vàng thu được các cây (P), cho các cây này tự thụ phấn nghiêm ngặt, thế hệ con thu được: 99% hạt màu vàng; 1% hạt màu xanh. Theo lí thuyết, các cây (P) có kiểu gen như thế nào? Tỉ lệ mỗi loại kiểu gen là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến xảy ra và sự biểu hiện tính trạng màu sắc hạt ở đậu Hà Lan không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. b) Nêu vai trò của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống. Câu 5 (2,5 điểm) Một tế bào sinh dưỡng của cây lúa có 2n = 24 NST, nguyên phân liên tiếp 6 lần. Sau 3 lần phân bào bình thường, trong số các tế bào con sinh ra do tác động của tác nhân gây đột biến có một tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra ở tất cả các cặp NST, các lần phân bào tiếp theo không có đột biến xảy ra. a) Tính tỉ lệ tế bào đột biến so với tế bào bình thường. b) Trong các lần phân bào, môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu NST đơn mới? Câu 6 (1,5 điểm) Những hoạt động nào của nhiễm sắc thể chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân? Cho biết ý nghĩa của các hoạt động đó. Câu 7 (3,0 điểm) Khi cho F 1 dị hợp tử hai cặp gen có kiểu hình thân cao, hạt tròn lai với cá thể chưa biết kiểu gen thu được F 2 phân li theo tỉ lệ 75% thân cao, hạt tròn : 25% thân cao, hạt dài. 1 ĐỀ CHÍNH THỨC Hãy biện luận và viết sơ đồ lai. Biết rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định, tương phản với tính trạng thân cao là tính trạng thân thấp và không có hiện tượng đột biến, hoán vị gen xảy ra. Câu 8 (2,0 điểm) Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật trong quần thể vật nuôi, cây trồng? Câu 9 (1,5 điểm) Trong một sinh cảnh có những quần thể thuộc các loài và nhóm loài sau đây: cây cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, mèo rừng, vi sinh vật. a) Nêu những điều kiện để các quần thể trên tạo nên một quần xã. b) Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã. HẾT Họ và tên thí sinh : Số báo danh Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1: Họ và tên, chữ ký: Giám thị 2: SỞ GD&ĐT BẮC NINH HDC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS 2 Năm học 2013 – 2014 MÔN: SINH HỌC (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Câu 1 (1,5 điểm) Nêu các điểm khác nhau cơ bản giữa biến dị di truyền và biến dị không di truyền ở sinh vật. Câu Nội dung Điểm (1,5 đ ) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (2,0 điểm). Một gen chứa 2025 liên kết hiđrô. Mạch khuôn của gen đó có hiệu số X –T = 125 nuclêôtit và G – A = 175 nuclêôtit. a) Tính số nuclêôtit từng loại của gen. b) Xác định chiều dài và số chu kỳ xoắn của gen. Câu Nội dung Điểm (2,0 đ ) a/ Mạch khuôn (giả sử là mạch 1) của gen đó có hiệu số X 1 – T 1 = 125 và G 1 – A 1 = 175. (X 1 – T 1 ) + (G 1 – A 1 ) = 125 + 175  (X 1 + G 1 ) – (T 1 + A 1 ) = 300  Trong cả gen: G – A = 300 (1) Theo đề ra: 2A + 3G = 2025 (2) Từ (1) và (2) tính được: A = T = 225 (nu) G = X = 525 (nu) b/ - L gen = (225 + 525) x 3,4 = 2550 Å - C = 2550/34 = 75 (chu kỳ) 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3 (2,5 điểm) Phân biệt di truyền phân li độc lập với di truyền liên kết gen hoàn toàn về hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng. 3 Biến dị di không truyền Biến dị di truyền - Biến dị không di truyền chính là thường biến. Đó là những biến đổi về kiểu hình của một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường - Gồm biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. Đó là sự biến đổi về một kiểu hình nào đó - Kiểu gen (Vật chất di truyền) không thay đổi nên không di truyền - Vật chất di truyền là ADN, NST bị biến đổi hoặc sắp xếp lại nên có khả năng di truyền cho thế hệ sau - Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường - Xuất hiện một cách đột ngột, ngẫu nhiên, riêng lẻ và không theo một hướng xác định - Chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống - Chịu ảnh hưởng giáp tiếp của điều kiện môi trường sống thông qua quá trình sinh sản - Thường có lợi, giúp sinh vật thích nghi với môi trường - Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính - Không phải là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống - Là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống Câu Nội dung Điểm (2,5 đ ) Di truyền phân li độc lập Di truyền liên kết gen hoàn toàn - Hai cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau → sự di truyền của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau - Hai cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST tương đồng → sự di truyền của các cặp tính trạng phụ thuộc vào nhau - Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử có sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng, dẫn đến sự phân li độc lập của các cặp gen. - Các gen nằm trên cùng một NST, phân li và tổ hợp cùng nhau về một giao tử - Nếu P thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản thì F 1 sẽ có số loại giao tử là 2 2 - Đến F 2 sẽ có: + Số kiểu (loại) tổ hợp giao tử là: 2 2 x2 2 = 4 2 + Số loại kiểu gen là 3 2 + Tỷ lệ kiểu gen là (1 : 2 : 1) 2 + Số loại kiểu hình là 2 2 và TLKH là (3 : 1) 2 (trội hoàn toàn) - Nếu P thuần chủng khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản thì F 1 sẽ có số kiểu (loại) giao tử là 2 - Đến F 2 sẽ có: + Số kiểu (loại) tổ hợp giao tử là: 2x 2 = 4 + Số loại kiểu gen là: 3 + Tỷ lệ kiểu gen là: 1 : 2 : 1 + Số loại kiểu hình là: 2 và TLKH là 3 : 1 (trội hoàn toàn) - Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu phong phú cho tiến hoá và chọn giống - Làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng, nên trong trong chọn giống ta có thể chọn được các giống có các tính trạng tốt luôn đi liền với nhau. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 4 (3,5 điểm) a) Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc hạt do một cặp gen quy định. Khi đem gieo các hạt đậu màu vàng thu được các cây (P), cho các cây này tự thụ phấn nghiêm ngặt, thế hệ con thu được: 99% hạt màu vàng; 1% hạt màu xanh. Theo lí thuyết, các cây (P) có kiểu gen như thế nào? Tỉ lệ mỗi loại kiểu gen là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến xảy ra và sự biểu hiện tính trạng màu sắc hạt ở đậu Hà Lan không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. b) Nêu vai trò của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống. Câu Nội dung Điểm (3,5 đ) a) - Vì khi đem gieo các hạt đậu màu vàng thu được các cây (P), cho các cây này tự thụ phấn nghiêm ngặt, thế hệ con thu được hạt màu xanh -> Tính trạng hạt màu vàng là trội hoàn toàn so với tính trạng hạt màu xanh. Quy ước: gen A hạt màu vàng, gen a hạt màu xanh. - Các cây (P) tự thụ phấn thu được F 1 : 99% hạt vàng : 1% hạt xanh -> các cây (P) có kiểu gen AA và Aa. - Các hạt màu xanh (aa) thu được ở F 1 là do những cây (P) có kiểu gen Aa tự thụ phấn. P Aa x Aa → 3 4 A - : 1 4 aa - Gọi tỉ lệ cây có kiểu gen Aa là x. Theo bài ra ta có: 1/4.x = 0,01 -> x = 0,04 -> 0,5 0,75 0,75 4 Tỉ lệ kiểu gen AA = 0,96; tỉ lệ kiểu gen Aa =0,04. b) Vai trò của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống: + Duy trì và củng cố một số tính trạng mong muốn. + Tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp), thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể. 1,0 0,25 0,25 Câu 5 (2,5 điểm) Một tế bào sinh dưỡng của cây lúa có 2n = 24 NST, nguyên phân liên tiếp 6 lần. Sau 3 lần phân bào bình thường, trong số các tế bào con sinh ra do tác động của tác nhân gây đột biến có một tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra ở tất cả các cặp NST, các lần phân bào tiếp theo không có đột biến xảy ra. a) Tính tỉ lệ tế bào đột biến so với tế bào bình thường. b) Trong các lần phân bào, môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu NST đơn mới? Câu Nội dung Điểm (2,5 đ ) a/ Số tbào con được hình thành sau 3 lần nguyên phân: 2 3 = 8. + 7 tế bào con nguyên phân bình thường 3 lần (lần thứ 4, 5 và 6) sinh ra: 7.2 3 = 56 tế bào (2n). + 1 tế bào bị rối loạn trong nguyên phân sinh ra: - Ở lần thứ 4: 1 tế bào (2n) tạo ra 1 tbào (4n). Tế bào 4n nguyên phân 2 lần (lần 5 và 6) sinh ra: 2 2 = 4 tế bào (4n). - Tỉ lệ tbào đột biến (4n) so với tbào bình thường (2n) là: 4/56 = 1/14. b/ ∑ Tổng NST cần cung cấp = ∑ tổng NST trong các tbào con – số nst đơn của tbào mẹ (2n) = 56.2n + 4.4n – 2n = 56.24 + 4.48 – 24 = 1512 NST. 0,5 0,5 0,5 1,0 Câu 6 (1,5 điểm). Những hoạt động nào của nhiễm sắc thể chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân? Cho biết ý nghĩa của các hoạt động đó. Câu Nội dung Điểm (1,5 đ ) - Ở kì đầu giảm phân I: + Các crômatit tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi chéo dẫn tới hoán vị gen. + Ý nghĩa: hình thành các NST có sự tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen - Ở kì giữa giảm phân I: + Các NST kép tập hợp và sắp xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. + Ý nghĩa: tạo điều kiện cho các NST kép phân li độc lập và tổ hợp tự do ở kì sau và kì cuối. - Ở kì sau giảm phân I: + NST trong cặp tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào + Ý nghĩa: dẫn đến sự tổ hợp khác nhau của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ cơ sở hình thành nhiều biến dị tổ hợp, tạo sự đa dạng phong phú của những loài sinh sản hữu tính. 0,5 0,5 0,5 Câu 7 (3,0 điểm). Khi cho F 1 dị hợp tử hai cặp gen có kiểu hình thân cao, hạt tròn lai với cá thể chưa biết kiểu gen thu được F 2 phân li theo tỉ lệ 75% thân cao, hạt tròn : 25% thân cao, hạt dài. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai. Biết rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định, tương phản với tính trạng thân cao là tính trạng thân thấp và không có hiện tượng đột biến, hoán vị gen xảy ra. Câu Nội dung Điểm 5 (3,0 đ ) - F 1 dị hợp hai cặp gen, biểu hiện KH cao, tròn → tính trạng cao, tròn là trội Quy ước: Gen A: cao B: tròn a: thấp b: dài - Xét sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng + 100% cao là kết quả của phép lai AA x AA loại vì F 1 dị hợp hai cặp gen AA x aa AA x Aa + Tròn : dài = 3: 1 → là kết quả của phép lai Bb x Bb - Xét sự di truyền đồng thời cả hai cặp tính trạng * TH1: Nếu hai cặp gen trên phân li độc lập - F 1 có KG AaBb, cơ thể lai với F 1 có KG AABb - Sơ đồ lai: F 1 AaBb x AABb * TH2: Nếu hai cặp gen trên liên kết với nhau - Nếu A liên kết với B + F 1 có KG AB ab , cơ thể lai với F 1 có KG AB Ab + Sơ đồ lai: F 1 AB ab x AB Ab - Nếu A liên kết với b + F 1 có KG Ab aB , cơ thể lai với F 1 có KG AB Ab + Sơ đồ lai: F 1 Ab aB x AB Ab 0,25 0,25 0,25 0,75 0,75 0,75 Câu 8 (2,0 điểm). Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật trong quần thể vật nuôi, cây trồng? Câu Nội dung Điểm (2,0 đ ) * Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài. * Trong thực tiễn sản xuất để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật trong quần thể thì cần: - Trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí. - Áp dụng các kĩ thuật tự tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết. - Cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 9 (1,5 điểm). Trong một sinh cảnh có những quần thể thuộc các loài và nhóm loài sau đây: cây cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, mèo rừng, vi sinh vật. a) Nêu những điều kiện để các quần thể trên tạo nên một quần xã. b) Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã. Câu Nội dung Điểm 6 2 (1,5 đ ) a. Những điều kiện để các quần thể tạo nên một quần xã: - Các quần thể sinh vật trên phải cùng sống trong một không gian xác định. - Được hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài. - Có mối quan hệ tương hỗ, gắn bó với nhau như một thể thống nhất. b. Lưới thức ăn: Sâu Chim ăn sâu Cây cỏ Thỏ Mèo rừng Vi sinh vật Dê Hổ 0,25 0,25 0,25 0,75 HẾT 7 . TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS Năm học 2013 – 2014 MÔN: SINH HỌC Ngày thi: 28/03/2014 (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,5. SỞ GD&ĐT BẮC NINH HDC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS 2 Năm học 2013 – 2014 MÔN: SINH HỌC (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Câu 1 (1,5 điểm) Nêu các điểm khác nhau cơ bản giữa biến dị di truyền và. định. Khi đem gieo các hạt đậu màu vàng thu được các cây (P), cho các cây này tự thụ phấn nghiêm ngặt, thế hệ con thu được: 99 % hạt màu vàng; 1% hạt màu xanh. Theo lí thuyết, các cây (P) có kiểu

Ngày đăng: 24/07/2015, 14:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan