Đề thi học kỳ I lớp 10 THPT chuyên Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Địa lý (Có đáp án) _ nâng cao

4 2.9K 6
Đề thi học kỳ I lớp 10 THPT chuyên Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Địa lý (Có đáp án) _ nâng cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN KỲ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 Môn thi: Địa lý- Lớp 10-Chương trình Nâng cao Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ THI CHÍNH THỨC Câu 1 (4 điểm): Cho bảng số liệu về nhiệt độ và biên độ nhiệt ở bán cầu Bắc Đơn vị : 0 C Vĩ độ Nhiệt độ trung bình năm Biên độ nhiệt 0 24,5 1,8 20 25,0 7,4 30 20,4 13,3 40 14,0 17,7 50 5,4 23,8 60 -0,6 29,0 70 -10,4 32,2 80 -17,2 35,2 90 -19,0 36,0 a. Nhận xét sự phân bố nhiệt độ và biên độ nhiệt theo vĩ độ. b. Giải thích tại sao? Câu 2 (3 điểm): So sánh gió mùa và gió Bri (gió đất, gió biển). Câu 3 (3 điểm): a. Trình bày sự phân hóa của độ mặn nước biển theo vĩ độ. Tại sao độ mặn nước biển có sự thay đổi theo độ vĩ? b. Phân tích vai trò của con người đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. ………………hết…………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:………………………. Chữ ký của giám thị……………………… TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN KỲ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 Môn thi: Địa lý- Lớp 10-Chương trình Nâng cao ĐÁP ÁN Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: 4 điểm CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂ M Câu 1 (4 điểm) a Nhận xét sự phân bố nhiệt độ và biên độ nhiệt theo vĩ độ. Nhận xét: 2,0 - Nhiệt độ trung bình năm có sự khác nhau theo vĩ độ và có xu hướng giảm dần từ Xích đạo về cực (dẫn chứng). - Nhiệt độ cao nhất tại 20 0 B (dẫn chứng). - Nhiệt độ thấp nhất tại cực (dẫn chứng. - Biên độ nhiệt tăng dần từ Xích đạo về cực (dẫn chứng). 0,5 0,5 0,5 0,5 b Giải thích: 2,0 - Nhiệt độ giảm dần từ XĐ về cực là do góc nhập xạ giảm dần. - Nhiệt độ cao nhất tại 20 0 B là do có 2 lần MT lên thiên đỉnh trong năm, góc nhập quanh năm cao. Diện tích lục địa rộng lớn và khối khí chí tuyến thống trị… - Nhiệt độ thấp nhất tại cực là do góc nhập xạ quanh năm nhỏ. Có đêm địa cực. - Biên độ nhiệt tăng dần là do sự chênh lệch về góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng giữa 2 mùa ngày càng lớn từ XĐ về cực. 0,5 0,5 0,5 0.5 Câu 2 (3 điểm) So sánh gió mùa và gió Bri( gió đất, gió biển) Đặc điểm giống nhau: 1,0 - Cả hai loại gió đều thổi đều đặn theo chu kỳ, có hướng trái ngược nhau. - Nguyên nhân đều do sự chênh lệch về nhiệt độ dẫn đến sự chênh lệch về khí áp. 0,5 0,5 Đặc điểm khác nhau: 2,0 - Về chu kỳ: Gió mùa có chu kỳ dài hơn - theo mùa. Gió Bri chu kỳ ngắn hơn theo ngày đêm. - Về đặc điểm hoạt động: gió mùa đổi tính chất rõ rệt theo mùa và có ảnh hưởng lớn đến thời tiết khí hậu của khu vực. 0,5 0,5 Gió Bri tính chất ít thay đổi, ít ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu của khu vực. - Về phạm vi hoạt động: Gió mùa có phạm vi hoạt động rộng lớn ven các lục địa có biển và đại dương bao bọc như Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á…. Gió Bri có phạm vi hoạt động hẹp hơn ven biển và hồ lớn. - Nguyên nhân: nguyên nhân hình thành gió mùa phức tạp, chủ yếu là do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương dẫn đến sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa. Nguyên nhân hình thành gió Bri do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa mặt đất và mặt nước dẫn đến sự chênh lệch về khí áp theo ngày đêm giữa mặt đất và mặt nước. 0,5 0,5 Câu 3 (3 điểm) a Trình bày sự phân hóa của độ mặn nước biển. Tại sao độ mặn nước biển có sự thay đổi theo độ vĩ? 2,0 Trình bày sự phân hóa của độ mặn nước biển: 1,0 - Độ mặn nước biển trung bình là 35‰ - Độ mặn nước biển thay đổi theo độ vĩ: + Xích đạo: 34,5‰ + Vùng chí tuyến: 36,8‰ + Vùng gần cực: 34‰ 0,25 0,25 0,25 0,25 Tại sao độ mặn nước biển có sự thay đổi theo độ vĩ? 1,0 - Độ mặn của nước biển phụ thuộc vào tương quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông đổ từ các lục địa ra biển. - Vùng Xích đạo lượng mưa lớn nên độ mặn giảm hơn so với mức trung bình. - Vùng chí tuyến: khí hậu nóng độ bốc hơi lớn, lượng mưa ít nên độ mặn cao. - Vùng gần cực: nhiệt độ lạnh, độ bốc hơi kém, đồng thời có băng tan nên độ mặn giảm thấp thất. 0,25 0,25 0,25 0,25 b Phân tích vai trò của con người đến sự phát triển và phân 1,0 bố của sinh vật. - Vai trò tích cực: Tăng số lượng và mở rộng phạm vi phân bố của các sinh vật (dẫn chứng). 0,5 - Tiêu cực: con người thu hẹp phạm vi phân bố và làm tuyệt chủng một số loài sinh vật (dẫn chứng). 0,5 . TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN KỲ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 201 2- 2013 Môn thi: Địa l - Lớp 1 0- Chương trình Nâng cao Th i gian làm b i: 45 phút ĐỀ THI CHÍNH THỨC Câu 1 (4 i m): Cho bảng số liệu về. t i liệu. Giám thị không gi i thích gì thêm Họ và tên thí sinh:………………………. Chữ ký của giám thị……………………… TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN KỲ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 201 2- 2013 Môn thi: Địa l - Lớp 1 0- Chương. cực. 0,5 0,5 0,5 0.5 Câu 2 (3 i m) So sánh gió mùa và gió Bri( gió đất, gió biển) Đặc i m giống nhau: 1,0 - Cả hai lo i gió đều th i đều đặn theo chu kỳ, có hướng tr i ngược nhau. - Nguyên nhân đều do sự chênh

Ngày đăng: 24/07/2015, 14:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan