Thể tài chân dung văn học trên báo văn nghệ (2006 - 2010)

141 404 0
Thể tài chân dung văn học trên báo văn nghệ (2006 - 2010)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRÊN BÁO VĂN NGHỆ (2006 - 2010) Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện HÀ NỘI, 2012 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy, cô giáo, người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Chính vì thế, khi hoàn tất luận văn thạc sĩ Lý luận văn học này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới những người thân đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn. Và đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn, sự kính trọng sâu sắc đối với PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Trong quá trình làm việc, thầy đã mở ra cho tôi những vấn đề khoa học rất lý thú, hướng tôi vào nghiên cứu lĩnh vực khoa học hết sức thiết thực và vô cùng bổ ích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi đã học hỏi được rất nhiều ở thầy từ phong cách làm việc đến phương pháp nghiên cứu khoa học. Thầy khiến chúng tôi phải luôn nghiêm khắc với chính mình trong công việc. Hà Nội, tháng 6 năm 2012 Học viên Nguyễn Thị Bích Thủy 3 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 6 năm 2012 Học viên Nguyễn Thị Bích Thủy 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của luận văn 5 7. Bố cục luận văn 5 NỘI DUNG 6 Chương 1. Khái quát chung về thể tài chân dung văn học ở Việt Nam 6 1.1. Khái niệm về thể tài chân dung văn học 6 1.2. Nguồn gốc và sự ra đời của thể tài chân dung văn học ở Việt Nam 8 1.2.1. Nguồn gốc thể tài của chân dung văn học ở Việt Nam 8 1.2.2. Sự ra đời của thể tài chân dung văn học ở Việt Nam 12 1.3. Đặc trưng của thể tài chân dung văn học 16 1.3.1. Chân dung văn học là một thể tài thuộc loại bút kí - sáng tác văn chương 16 1.3.2. Chân dung văn học là một thể tài bộc lộ rõ góc nhìn chủ quan của người viết 19 1.3.3. Chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học 21 Chương 2. Diện mạo của thể tài chân dung văn học trên báo Văn nghệ (2006 - 2010) 23 2.1. Đôi nét khái quát về báo Văn nghệ và thể tài chân dung văn học trên báo Văn nghệ từ 1978 đến nay 23 2.2. Các cây bút viết chân dung văn học trên báo Văn nghệ 28 2.2.1. Bảng kê những cây bút viết chân dung văn học 28 2.2.2. Các cây bút viết chân dung văn học 34 2.3. Các kiểu chân dung tác giả được khắc họa 49 2.3.1. Bảng kê những chân dung tác giả văn học được khắc họa 49 2.3.2. Các kiểu chân dung tác giả được khắc họa 57 2.4. Mối quan hệ giữa cây bút viết chân dung văn học và chân dung được khắc 5 họa 67 2.5. Nội dung viết (các cách viết chân dung văn học) 71 2.5.1. Những chân dung văn học được viết chủ yếu từ sự tường minh về cuộc đời nhà văn 73 2.5.2. Những chân dung văn học được viết chủ yếu từ sự am hiểu về nội dung tác phẩm của nhà văn 76 2.5.3. Những chân dung tổng hợp 79 Chương 3. Nghệ thuật khắc họa chân dung văn học và một số vấn đề đặt ra đối với việc viết chân dung văn học trên báo Văn nghệ (2006-2010) 83 3.1. Nghệ thuật khắc họa chân dung văn học trên báo Văn nghệ 83 3.1.1. Dùng đối thoại, phỏng vấn để khắc họa chân dung 84 3.1.2. Qua hồi tưởng để khắc họa chân dung 89 3.1.3. Kết hợp đan xen giữa tả, kể, đối thoại và bình luận văn chương để làm nổi bật chân dung văn học 91 3.2. Mấy vấn đề đặt ra đối với việc viết chân dung văn học và một số đề xuất, kiến nghị 95 3.2.1. Những đóng góp và những hạn chế của việc viết chân dung văn học trên báo Văn nghệ giai đoạn (2006 - 2010) 95 3.2.2. Yêu cầu đặt ra đối với việc viết chân dung văn học và một số đề xuất, kiến nghị 99 KẾT LUẬN 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Số phận của văn chương thực chất là số phận của thể tài. Muốn nghiên cứu văn chương phải nghiên cứu thể tài. Hiện nay, một số thể tài đã có bề dày nghiên cứu, còn một số khác lại ít được các nhà nghiên cứu quan tâm một cách thích đáng. Một trong những thể tài đó là chân dung văn học. Chân dung văn học là một thể văn hiện đại. Nó ra đời khi trong giới cầm bút đã có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân. Mỗi nhà văn đều muốn có tiếng nói riêng, có gương mặt riêng không chịu lẫn với ai. Và người đọc cũng thế, thích thú được tiếp xúc với những tài năng có cá tính độc đáo. Đó là chỗ hấp dẫn riêng của chân dung văn học. Tuy nhiên, đây là thể văn khó viết, Xuân Diệu cũng từng thú nhận như vậy. Thể chân dung văn học được manh nha từ lâu, bắt đầu xuất hiện vào những năm 1930 trở đi. Và thực tế cho thấy, thể tài này gần đây phát triển khá sôi nổi, ngày càng có ý nghĩa trong đời sống văn học nói chung và sự phát triển của phê bình văn học nói riêng. Chúng ta thấy nó xuất hiện nhiều trên những tạp chí, tờ báo, được in trong nhiều cuốn sách và đặc biệt nó xuất hiện hàng tuần trên các số báo Văn nghệ (tờ báo do Hội Nhà văn chủ quản). Tuy nhiên, việc nghiên cứu lý luận về thể chân dung văn học và đặc biệt là thể chân dung văn học trên báo Văn nghệ cho đến nay còn như một khoảng trống. Mặc dù trong khuôn khổ một vài trường Đại học, công việc này đã được thực hiện ở một số luận văn trên Đại học nhưng thành quả của nó thì nhiều nhà nghiên cứu và bạn đọc chưa được tiếp cận. Như vậy, thể tài này đáng coi là một thể tài cần nghiên cứu. Qua sự nghiên cứu này có thể là chất liệu lý tưởng để chúng ta khái quát lý thuyết về thể tài chân dung văn học. Không chỉ có vậy, nghiên cứu về thể tài này chúng ta còn được gặp gỡ nhiều gương mặt các nhà văn nổi tiếng thuộc nhiều dòng khác nhau trước 7 cách mạng và cả những nhà văn tên tuổi sau cách mạng. Những bức chân dung về họ được đặt trong bối cảnh lịch sử và không khí văn học thời đại càng giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn con người và những sáng tác của người nghệ sĩ. Điều này cũng rất có ý nghĩa đối với người giáo viên phổ thông. Trên cơ sở đó, luận văn chọn đề tài Thể tài chân dung văn học trên báo Văn nghệ (2006 - 2010). Nếu đề tài được giải quyết thấu đáo, luận văn sẽ là một tiếng nói góp phần lấp bớt chỗ trống này của Lí luận văn học. Việc khai thác và khám phá về thể tài này không phải là dễ. Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu, hệ thống, đánh giá một cách công phu, toàn diện đối với thể chân dung văn học nói chung và trên báo Văn nghệ nói riêng. Điều đó cần phải có thời gian. Tuy nhiên, việc khắc hoạ chân dung văn học các nhà văn, nhà thơ vài chục năm gần đây cũng được nhiều người thực hiện, số lượng nhiều, lúc thì rộ lên trên báo chí và truyền ngôn, có người thì in thành tập, thành quyển Kèm theo hiện tượng khắc hoạ chân dung các nhà văn với ý thức dựng chân dung văn học như vậy, đó đây (trong một vài tiểu luận và lời giới thiệu các tuyển tập trong các cuộc toạ đàm, hội thảo ) khái niệm chân dung văn học đã bắt đầu được định nghĩa tuy còn rất sơ lược. Người đầu tiên phải kể đến là nhà phê bình văn học Thiếu Sơn. Năm 1933, ông xuất bản sách Phê bình và Cảo luận. Trong tập phê bình văn học đầu tiên này, ông đã đưa ra khái niệm phê bình nhân vật. Nhân vật ở đây, theo ông, không phải là những danh nhân lịch sử dân tộc, những anh hùng liệt nữ, mà là những nhà văn như: Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Tản Đà, Phan Khôi, Tương Phố, Trần Trọng Kim, Trần Tuấn Khải Ông đã nhiệt thành biểu dương, ca ngợi những đóng góp của họ với tư cách là những nhà văn, những người đã tạo ra sự nghiệp văn chương để lại cho đời. Bước đầu, chúng tôi cho rằng trong số các bài viết ấy, có một số bài có thể gọi là chân dung văn học. Từ bấy đến nay, nhiều bài viết về các nhà văn đã xuất hiện. Nổi lên trong hàng trăm bài này là những bài viết tài hoa của Thế Lữ về Xuân Diệu, 8 của Xuân Diệu về Huy Cận, của Nguyễn Tuân về Tản Đà và Vũ Trọng Phụng, của Hoài Thanh về một số nhà thơ mới trên văn đàn cuối những năm 30, đầu những năm 40 của thế kỉ trước. Sau cách mạng tháng Tám/1945 và trong những năm kháng chiến chống Pháp, các bài chân dung văn học cũng xuất hiện, song không nhiều. Rồi vào cuối những năm 50 đến nửa đầu những năm 60, số lượng các bài viết về nhà văn có tăng lên. Trong đó một số bài viết của Nguyễn Tuân về Đôtxôiépxki, Tú Xương về Nguyễn Huy Tưởng ; của Nguyễn Đức Bính về Hồ Xuân Hương; của Tô Hoài về Nam Cao; của Xuân Diệu về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương có thể coi là những chân dung văn học đặc sắc. Đặc biệt từ cuối những năm 70, và nhất là từ năm 1986 lại đây, việc viết chân dung văn học đã sôi nổi hẳn lên: số lượng tăng nhanh, cách viết cũng đa dạng. Những cây bút viết chân dung văn học đã bắt đầu có ý thức về thể tài các bài viết của mình. Tô Hoài đặt tên cho các bài viết ấy của ông về Nguyên Hồng, Nam Cao, Như Phong, Nguyễn Huy Tưởng là Những gương mặt và không quên ghi thêm ở bìa sách mấy chữ: Chân dung văn học. Nguyễn Huệ Chi có tập Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam - thời kì cổ - cận đại (1983), rồi Thiếu Mai thì có Thơ, những gương mặt (1983) và gần đây hơn, Phong Lê có các tập: Một số gương mặt văn chương và văn học nghệ thuật Việt nam (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - những chân dung tiêu biểu (2001). Tuy nhiên, có lẽ đáng chú ý hơn cả là Vương Trí Nhàn với một loạt sách như: Những kiếp hoa dại (1994), Cánh bướm và đoá hướng dương (1999, 2006), Chuyện cũ văn chương (2001) và một số bài mới đăng trên báo chí vài năm nay. Nguyễn Đăng Mạnh với Nhà văn, tư tưởng và phong cách (1979), Nhà văn hiện đại, chân dung và phong cách (2000), Hoài Anh với Chân dung văn học (2001) Trần Đăng Khoa với Chân dung và đối thoại (1998). Nguyên An, trong thể văn này ông viết khá nhiều: Một thoáng văn 9 nhân (2004), Phiên bản văn nhân (2010), và đặc biệt là cuốn Chân dung văn học (2010) đã giúp cho người nghiên cứu nhiều gợi ý về lý thuyết của thể chân dung văn học và thực tiễn dựng chân dung văn học. Nhìn chung các tác giả trên đều thống nhất ở việc khắc hoạ lên các gương mặt, các chân dung mà họ cho là tiêu biểu. Tuy vậy, họ vẫn chưa đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu lý thuyết khoa học, chưa nhằm khám phá phát hiện ra diện mạo hay đặc trưng thể tài chân dung. Xuất phát từ thực tiễn đó, Luận văn đặt ra nhiệm vụ khảo sát, nghiên cứu thể tài chân dung văn học trên báo Văn nghệ (2006 - 2010) một cách tập trung và toàn diện để thoả mãn với nhiệm vụ đặt ra và ý nghĩa khoa học của vấn đề. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thể tài chân dung văn học trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam từ (2006 - 2010) là một việc làm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn: - Sưu tầm và phân loại những bài viết chân dung văn học trên báo Văn nghệ từ (2006 - 2010) nhằm: + Cung cấp thư mục tư liệu gốc + Mô tả diện mạo và nghệ thuật viết chân dung văn học - Luận văn không chỉ tìm hiểu, nghiên cứu về thể tài chân dung văn học trên báo Văn nghệ giai đoạn (2006 - 2010) mà còn mang đến những định hướng và đóng góp quan trọng, có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thể tài chân dung văn học hiện nay nói chung, trên báo chí nói riêng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trên cơ sở thống kê, phân loại nhằm phát hiện và khái quát diện mạo, nghệ thuật khắc họa chân dung văn học của thể tài chân dung văn học trên báo Văn nghệ (2006 - 2010), từ đó thấy được đặc trưng riêng của thể tài này trên báo chí. - Đưa ra một số yêu cầu đối với việc viết chân dung văn học. 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các bài viết về chân dung văn học Việt Nam: Nhà thơ, nhà văn, nhà nghên cứu văn học, nhà dịch thuật trên báo Văn nghệ (2006 - 2010). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tất cả những bài viết về thể tài chân dung trên báo Văn nghệ (2006 - 2010). 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp phân tích - tổng hợp. - Phương pháp hệ thống. 6. Đóng góp của luận văn - Nhận diện tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học với các cây bút tiêu biểu trên báo Văn nghệ (2006 - 2010). - Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của thể tài chân dung văn học nhằm thúc đẩy sự phát triển của thể tài. - Tư liệu: Tập hợp đầy đủ các bài viết về chân dung văn học trên báo Văn nghệ (2006 - 2010) làm tư liệu tham khảo khi nghiên cứu về thể tài này. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về thể tài chân dung văn học ở Việt Nam Chương 2: Diện mạo của thể tài chân dung văn học trên báo văn nghệ (2006 - 2010) Chương 3: Nghệ thuật khắc họa chân dung văn học và một số vấn đề đặt ra đối với việc viết chân dung văn học trên báo văn nghệ (2006-2010) Sau cùng là Tài liệu tham khảo và Phụ lục [...]... đời sống văn học nước nhà một luồng sinh khí tràn trề, khỏe khoắn Trong rất nhiều thể tài, chuyên mục phong phú của báo Văn nghệ, thể tài chân dung văn học là một miền đất hứa, là dải phù sa màu mỡ khiến bạn đọc không thể không khám phá 30 2.1.2 Khái quát thể tài chân dung văn học trên báo Văn nghệ Thể tài chân dung văn học thuộc chuyên mục nhỏ trên báo Văn nghệ Khi mới ra đời có tên “Chuyện văn chuyện... nhà văn, thường thể hiện ở chiều sâu của thế giới nghệ thuật của ông ta 28 Chương 2 DIỆN MẠO CỦA THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TRÊN BÁO VĂN NGHỆ (2006 - 2010) 2.1 Đôi nét khái quát về báo Văn nghệ và thể tài chân dung văn học trên báo Văn nghệ từ 1978 đến nay 2.1.1 Đôi nét khái quát về báo Văn nghệ Từ khi thành lập cho đến nay, gần 80 năm qua Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn luôn quan tâm đến công tác báo. .. nhà văn 2.2 Các cây bút viết chân dung văn học trên báo Văn nghệ Qua quá trình nghiên cứu, thống kê chúng tôi nhận thấy các cây bút viết chân dung văn học trên báo Văn nghệ khá đa dạng, phong phú Giúp bạn đọc có cái nhìn tổng thể về toàn bộ các cây bút viết chân dung văn học trong 5 năm (2006 - 2010), chúng tôi xin đưa ra bảng thống kê chi tiết sau đây: 2.2.1 Bảng kê những cây bút viết chân dung văn học. .. của thể chân dung văn học ở Việt Nam 1.3 Đặc trưng của thể tài chân dung văn học Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát, thống kê thực tế trên các cuốn sách, các bài báo viết về chân dung văn học; cộng thêm sự tham khảo từ các nhà nghiên cứu, đặc biệt là nhà nghiên cứu Nguyên An, chúng tôi nhận thấy thể tài chân dung văn học có các đặc trưng sau, xin được trình bày lần lượt từng đặc trưng: 1.3.1 Chân dung. .. học chẳng những biểu hiện được cá tính, phong cách nhà văn - đối tượng dựng chân dung văn học, mà còn biểu hiện cả cá tính, phong cách nhà văn - tác giả bức chân dung văn học 1.3.3 Chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học Tác giả Nguyên An cho rằng Chân dung văn học là một thể văn có nguồn gốc sâu xa từ các bản liệt truyện trong văn chương trung cổ và cũng có quan hệ họ hàng với các... nhất, chân dung văn học là một thể văn thuộc loại bút ký sáng tác văn chương Thứ hai, chân dung văn học là một thể văn bộc lộ trực tiếp, rõ nét chất chủ quan của người viết Thứ ba, chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học Ông cho rằng ba đặc trưng trên có vị trí bình đẳng và song hành với nhau, có giá trị tương hỗ nhau Không chỉ có vậy, ông cũng cho rằng chân 13 dung văn học là “một thể. .. nguồn gốc của một thể văn nào đó có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân xã hội - văn hóa - văn học khác nhau Khi tìm nguồn gốc của thể chân dung văn học ở Việt Nam, tác giả Nguyên An liên hệ đến những thể văn mà ông cho rằng quan hệ trực tiếp với nó Và xét về mặt thể loại, ông nhận định chân dung văn học là một thể văn 14 “thuộc loại bút ký văn học , nên có nguồn gốc trực tiếp từ những loại văn thơ viết... thống văn chương dân tộc Nguồn gốc thể chân dung văn học ở Việt Nam như thế là rất có căn cốt không chỉ về lý thuyết mà cả phương diện thực tiễn 1.2.2 Sự ra đời của thể tài chân dung văn học ở Việt Nam Cùng với quá trình đi tìm nguồn gốc của thể chân dung văn học, tác giả Nguyên An cũng tìm ra sự ra đời của thể chân dung văn học ở Việt Nam Theo ông thể chân dung văn học được ra đời từ sự cộng hưởng ba... ta thấy chân dung văn học, nếu như trước đây bạn đọc ngầm hiểu chân dung văn học thường là những văn nghệ sĩ, thì nay không chỉ dừng lại ở đó mà chúng ta còn biết tới chân dung văn học còn có thêm các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng… Còn trong cuốn Chân dung văn học Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn, năm 2010, trang 38, tác giả Nguyên An cho rằng để làm nên khái niệm, định nghĩa về thể chân dung văn học là nhờ... (Chân dung văn học Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn, 2010) Từ lời kể của nhà văn Chu Văn chúng ta cần thấy rằng: Viết chân dung văn học không nên hư cấu, tưởng tượng những chi tiết không có thật đến quá mức để xảy những sự việc như trên Các tác giả viết chân dung văn học trên báo Văn nghệ cũng đã hiểu rõ nguyên tắc đó Cho nên khi viết về một chân dung nào đó họ thường phải cung cấp cho bạn đọc: Một ảnh chân . của luận văn - Nhận diện tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học với các cây bút tiêu biểu trên báo Văn nghệ (2006 - 2010). - Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của thể tài chân dung văn học nhằm. nghệ và thể tài chân dung văn học trên báo Văn nghệ từ 1978 đến nay 23 2.2. Các cây bút viết chân dung văn học trên báo Văn nghệ 28 2.2.1. Bảng kê những cây bút viết chân dung văn học 28. họa chân dung văn học và một số vấn đề đặt ra đối với việc viết chân dung văn học trên báo Văn nghệ (200 6- 2010) 83 3.1. Nghệ thuật khắc họa chân dung văn học trên báo Văn nghệ 83 3.1.1.

Ngày đăng: 23/07/2015, 23:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan