Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn thịt giai đoạn 60 đến 152 ngày tuổi và đánh giá tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn từ 21 đến 60 ngày tuổi nuôi tại trại lợn CP – Hà Nội.

62 1.3K 7
Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn thịt giai đoạn 60 đến 152 ngày tuổi và đánh giá tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn từ 21 đến 60 ngày tuổi nuôi tại trại lợn CP – Hà Nội.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM NGỌC CẢNH Tên đề tài: "THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN THỊT GIAI ĐOẠN 60 ĐẾN 152 NGÀY TUỔI VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH LỢN CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG GIAI ĐOẠN TỪ 21 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI NUÔI TẠI TRẠI LỢN CP - HÀ NỘI " KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM NGỌC CẢNH Tên đề tài: "THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN THỊT GIAI ĐOẠN 60 ĐẾN 152 NGÀY TUỔI VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH LỢN CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG GIAI ĐOẠN TỪ 21 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI NUÔI TẠI TRẠI LỢN CP - HÀ NỘI " KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Lớp : 42 Chăn nuôi thú y Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Quyên Bộ môn cơ sở - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của Trường Đại học Nông Lâm, Khoa Chăn nuôi thú y và trang trại chăn nuôi lợn gia công của công ty Cổ Phần Charoen Pokphand Việt Nam. Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thu Quyên đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện thành công khóa luận này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Công ty Cổ phần chăn nuôi Charoen Pokphand Việt Nam, chủ trang trại cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trang trại của gia đình ông Nguyễn Sỹ Bình về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Tôi xin cảm ơn tất cả! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014 Sinh viên Phạm Ngọc Cảnh DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Lịch sát trùng trại lợn nái 12 Bảng 1.2. Lịch phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại 13 Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 16 Bảng 2.1. Sơ đồ theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn 34 Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng thức ăn của lợn theo dõi 34 Bảng 2.3. Phác đồ điều trị bệnh 35 Bảng 2.4. Khối lượng của lợn qua các kỳ cân 38 Bảng 2.5. Bảng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn theo dõi 39 Bảng 2.6. Tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng 40 Bảng 2.7. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng theo đàn và theo cá thể 41 Bảng 2.8. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi 42 Bảng 2.9. Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng qua các tháng 43 Bảng 2.10. Kết quả số lợn chết do bệnh phân trắng theo tuổi 45 Bảng 2.11. Kết quả điều trị 46 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối 39 Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tương đối 39 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CP : Charoen Pokphand Cs : Cộng sự TN : Thí nghiệm TT : Thể trọng Du : Duroc Lr : Landrace Yr : Yorkshire NCKH : Nghiên cứu khoa học TTTA : Tiêu tốn thức ăn LMLM : Lở mồm long móng MỤC LỤC Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. Điều tra cơ bản về trại lợn giống Charoen Pokphand 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội và sản xuất nông nghiệp 2 1.1.3. Quá trình thành lập và phát triển của trang trạiông Nguyễn Sỹ Bình (trại lợn giống gia công của công ty Charoen Pokphand) 3 1.1.4. Thuận lợi và khó khăn 6 1.2. Nội dung và phương pháp thực hiện công tác phục vụ sản xuất 7 1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất 7 1.2.2. Biện pháp thực hiện 7 1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 8 1.3. Kết luận 16 1.3.1. Kết kuận 16 1.3.2. Đề nghị 17 Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 18 2.1 Đặt vấn đề 18 2.2. Tổng quan tài liệu 19 2.2.1. Cơ sở khoa học 19 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 29 2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 33 2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33 2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 33 2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 33 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 34 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 37 2.4. Kết quả và thảo luận 37 2.4.1. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thịt 37 2.4.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo đàn và theo cá thể 41 2.4.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi 42 2.4.4. Kết quả xác định tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng trong năm 2014 43 2.4.5. Kết quả xác định số lợn con chết do mắc bệnh phân trắng theo tuổi 45 2.4.6. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con theo phác đồ điều trị 46 2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 47 2.5.1. Kết luận 47 2.5.2. Tồn tại 47 2.5.3. Đề nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 1 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra cơ bản về trại lợn giống Charoen Pokphand 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Sỹ Bình thuộc công ty Cổ Phần Phát Triển Bình Minh là một đơn vị chăn nuôi gia công của công ty cổ phần chăn nuôi Charoen Pokphand Việt Nam. Trang trại nằm trên địa bàn hành chính xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, cách thị trấn Vân Đình 12 km về phía Nam. Phù Lưu Tế là xã trung du nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mỹ Đức, phía Tây giáp xã Hợp Tiến, phía Nam giáp xã Hợp Thanh, phía Bắc giáp thôn Nghĩa, phía Đông giáp xã Hòa Xá của huyện Ứng Hòa. 1.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai Phù Lưu Tế là xã trung du có địa hình tương đối bằng phẳng. Đất đai ở đây chủ yếu được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp thuận lợi cho việc canh tác của nhân dân, mặt khác cơ cấu đất đa dạng nên rất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau. Trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Sỹ Bình nằm ở khu vực cánh đồng rộng lớn thuộc thôn Trung của xã Phù Lưu Tế có địa hình khá bằng phẳng với diện tích là 10,2 ha, trong đó: - Đất trồng cây ăn quả: 2,3 ha - Đất xây dựng: 2,5 ha - Đất trồng lúa: 2,4 ha - Ao, hồ chứa nước và nuôi cá: 3,0 ha 1.1.1.3. Điều kiện khí hậu Về điều kiện tự nhiên và các yếu tố khí hậu của xã Phù Lưu Tế có thể khái quát như sau: - Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2,157 mm, thấp nhất là 1,060 mm, trung bình là 1,567 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 7 trong năm. 2 - Khí hậu: Là xã nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, lạnh về mùa đông, nóng ẩm về mùa hè. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82 %, độ ẩm cao nhất là 88 %, thấp nhất là 67 %. - Nhiệt độ trung bình trong năm là 21 o C - 23 o C, mùa nóng tập trung vào tháng 6 đến tháng 7. Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam nên có sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các mùa. - Về chế độ gió: Gió mùa đông nam thổi từ tháng 3 đến tháng 10, gió mùa đông bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 2. 1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội và sản xuất nông nghiệp 1.1.2.1. Tình hình dân cư Qua số liệu thống kê cho thấy toàn xã có diện tích tự nhiên là 6,71 km 2 , gần 2100 hộ và gần 8000 dân sinh sống ở 8 thôn, trong số đó hầu hết là các hộ nông nghiệp. Tỷ lệ phát triển dân số của xã 1,5 % đến 1,6 %/năm. Mật độ dân số của xã Phù Lưu Tế được thống kê là >1070 người/km 2 . Nguồn lực lao động trẻ của xã ở độ tuổi thanh niên khá nhiều. Nhân dân xã Phù Lưu Tế cần cù lao động, nhạy bén trong kinh doanh và sản xuất nông nghiệp. 1.1.2.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt Xã Phù Lưu Tế có diện tích đất canh tác nông nghiệp là 318,366 ha. Người dân địa phương ngày càng quan tâm tới việc áp dụng khoa học vào ngành trồng trọt để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cây lúa là cây lượng thực chính của bà con trong xã. Diện tích trồng lúa của bà con giảm theo hàng năm do diện tích đất trồng được quy hoạch vào làm đường hoặc bà con chuyển mục đích sử dụng khác. Nhưng năng suất của các giống lúa ngày càng tăng cao, do được đầu tư giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới. Một số cây trồng khác cũng được nhân dân trong xã phát triển: Ngô, đậu tương, rau mầu đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, cũng như nhu cầu của thị trường. 1.1.2.3. Tình hình sản xuất ngành Chăn nuôi - Thú y Song song với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng phát triển không ngừng. Trong những năm gần đây, người dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Từ các hộ sản xuất manh mún, quy mô [...]... con mắc bệnh phân trắng giai đoạn từ 21 đến 60 ngày tuổi nuôi tại trại lợn CP – Hà Nội 19 * Mục tiêu đề tài - Đánh giá khả năng sinh trưởng và khả năng tiêu thụ thức ăn của lợn thịt giai đoạn từ 60 – 152 ngày tuổi - Đánh giá tình hình vệ sinh thú y và tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con giai đoạn từ 21 – 60 ngày tuổi tại trại lợn CP – Hà Nội - Xác định hiệu lực điều trị bệnh lợn con phân trắng bằng 2... NGHIÊN CỨU Tên đề tài: "Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn thịt giai đoạn 60 đến 152 ngày tuổi và đánh giá tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn từ 21 đến 60 ngày tuổi nuôi tại trại lợn CP – Hà Nội" 2.1 Đặt vấn đề Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ Song song với sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau thì ngành chăn nuôi giữ một vị trí rất... lợn con gây ảnh hưởng xấu đến đàn lợn con làm đàn lợn con bị còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng đến chất lượng con giống Do đó cần phải có biện pháp phòng trị phù hợp để làm giảm tối thiểu sự ảnh hưởng của bệnh đến hiệu quả kinh tế Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn thịt giai đoạn 60 đến 152 ngày tuổi và đánh giá tình hình lợn con mắc bệnh. .. kg /con /ngày + Quy trình chăm sóc đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa: Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh - Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được cắt số tai, cắt đuôi và tiêm sắt, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy 10 Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức... trang trại * Ngành chăn nuôi Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,5 lứa/năm Số con sơ sinh là 11,23 con/ đàn, số con cai sữa: 9,86 con/ đàn Trại hoạt động vào mức khá theo đánh giá của công ty chăn nuôi CP Việt Nam Tại trại lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày. .. non và ruột già Biểu hiện: Sự phát triển nhanh biểu hiện rõ qua sự phát triển của cơ quan tiêu hóa theo từng giai đoạn phát triển của lợn con Dung tích dạ dày của của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít) Dung tích ruột non của lợn lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi. .. bào biểu bì của màng niêm mạc Dịch tễ của bệnh Động vật cảm nhiễm: Thường chỉ thấy lợn con theo mẹ từ sơ sinh đến khi cai sữa, cơ năng tiêu hóa của lợn kém, dễ bị bệnh khi có sự tác dụng của vi khuẩn E.coli gây bệnh Thành phần dinh dưỡng và phẩm chất của sữa lợn mẹ kém cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của lợn con nên lợn con dễ bị bệnh Điều kiện chăn nuôi: Bệnh thường xảy ra ở những nơi vệ sinh chăm sóc... nghiệm và thực tế sản xuất người ta thấy rằng lợn con trong giai đoạn này có tốc độ sinh trưởng phát dục rất nhanh Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [13]: So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 2 lần lúc sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày gấp 7- 8 lần, lúc 50 ngày tuổi gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 12- 14 lần * Lợn con phát... nái nuôi con, lợn con theo mẹ, lợn đực Nắm vững đặc điểm của các giống lợn có ở trại Tham gia công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn Tham gia đỡ đẻ cho lợn nái, cắt tai, cắt đuôi cho lợn con, làm ổ úm cho lợn con Tham gia công tác phát hiện lợn động dục và phụ giúp phối giống cho lợn nái động dục Tham gia điều tra sổ sách của trại và lập sổ sách theo dõi từng cá thể, ghi chép các chỉ tiêu sinh. .. nhanh thao tuổi từ khi mới đẻ đến 3 tuần tuổi Hàm lượng protein cũng tăng nhanh theo tuổi nhưng với hàm lượng không nhất định Hàm lượng khoáng có biến đổi liên quan đến quá trình tạo xương Từ lúc mới đẻ đến 3 tuần tuổi có hàm lượng khoáng giảm đáng kể và ở giai đoạn 21- 56 ngày tuổi giảm không đáng kể * Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát . " ;THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN THỊT GIAI ĐOẠN 60 ĐẾN 152 NGÀY TUỔI VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH LỢN CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG GIAI ĐOẠN TỪ 21 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI NUÔI TẠI TRẠI LỢN CP - HÀ NỘI. " ;THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN THỊT GIAI ĐOẠN 60 ĐẾN 152 NGÀY TUỔI VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH LỢN CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG GIAI ĐOẠN TỪ 21 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI NUÔI TẠI TRẠI LỢN CP - HÀ NỘI ". sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thịt 37 2.4.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo đàn và theo cá thể 41 2.4.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan