Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gà (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên.

61 506 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gà (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM    NGUYỄN VĂN LINH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC SORAMIN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ (MÍA × LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI TẠI XÃ QUYẾT THẮNG - TP THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM    NGUYỄN VĂN LINH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC SORAMIN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ (MÍA × LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI TẠI XÃ QUYẾT THẮNG - TP THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm - Thái Nguyên em đã nhận được sự dạy bảo và giúp đỡ ân cần của các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y, cũng như các thầy cô giáo trong trường đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, tạo cho em có được lòng tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, BCN khoa và các thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy bảo tận tình chúng em trong toàn khóa học. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS-TS Trần Thanh Vân và cô giáo T.S Nguyễn Thị Thúy Mỵ cùng toàn thể gia đình đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Quyết Thắng - Thành Phố Thái Nguyên cùng nhân dân địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tận tình giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Văn Linh LỜI NÓI ĐẦU Trong chương trình đào tạo của nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành một người cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y, trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gà (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên”. Do thời gian và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ QUYẾT THẮNG 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.1.3. Điều kiện đất đai 3 1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã Quyết Thắng 3 1.1.2.1. Tình hình xã hội 3 1.1.2.2. Tình hình kinh tế 4 1.1.3. Tình hình phát triển sản xuất 4 1.1.3.1. Về chăn nuôi 5 1.1.3.2. Về trồng trọt 7 1.1.4. Nhận định chung 7 1.1.4.1. Thuận lợi 7 1.1.4.2. Khó khăn 8 1.2. CÔNG TÁC PHỤC VỤ VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT 8 1.2.1. Phương hướng 8 1.2.2. Kết quả thực hiện 9 1.2.3. Công tác chăn nuôi 9 1.2.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm 10 1.2.5. Kết luận 13 PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 14 2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 14 2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 14 2.1.2. Mục tiêu của đề tài 15 2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 15 2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 15 2.2.1.1. Khái niệm về công nghệ sinh học 15 2.2.1.2. Ý nghĩa, vai trò, phạm vi và ứng dụng của công nghệ vi sinh vật 16 2.2.1.3. Vai trò của vi sinh vật đối với việc phát triển ngành nông nghiệp 17 2.2.1.4. Một số ứng dụng của công nghệ vi sinh vật 18 *. Sản xuất sinh khối vi sinh vật 18 2.2.1.5. Vi sinh vật với việc tổng hợp kháng sinh dùng trong chăn nuôi 21 2.2.1.6. Sử dụng vi sinh vật cung cấp vitamin 22 2.2.1.7. Sử dụng vi sinh vật để sản xuất ra sinh khối nấm men 23 2.2.1.7. Công nghệ sinh học phân tử và vắc xin tái tổ hợp gen 26 2.2.2. Tình hình nghiêm cứu trong và ngoài nước 27 2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 27 2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 28 2.2.3. Những hiểu biết về chế phẩm SORAMIN. 29 2.2.4. Nguồn gốc, đặc điểm gà thí nghiệm 30 2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.3.1. Đối tương, địa điểm và thời gian nghiên cứu 31 2.3.2. Nội dung nghiên cứu 31 2.3.3 Phương pháp nghiên cứu 31 2.3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 31 2.3.3.2. Các chỉ tiêu phương pháp theo dõi 32 2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 2.4.1. Kết quả và tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 35 2.4.2. Khả năng sinh trưởng 36 2.4.2.1. Sinh trưởng tích lũy 36 2.4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà thí nghiệm 38 2.4.3. Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm 42 2.4.3.1. Tiêu thụ thức ăn của gà qua các tuần tuổi 42 2.4.3.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng 43 2.4.3.3. Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME), protein thô (CP) cho 1kg tăng khối lượng 44 2.4.4. Chỉ số sản xuất (PI) 46 2.4.5. Chi phí trực tiếp cho 1kg gà thịt 47 2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 48 2.5.1. Kết luận 48 2.5.2. Tồn tại 49 2.5.3. Đề nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 50 II. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 52 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Một số thông số về thời tiết khí hậu trong năm của xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên 2 Bảng 1.2: Lịch dùng vắc xin cho đàn gà 10 Bảng 1.3. Tóm tắt kết quả công tác phục vụ sản xuất 12 Bảng 2.1. Thành phần của chế phẩm sinh học SORAMIN 29 Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 31 Bảng 2.3: Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm 32 Bảng 2.4: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 36 Bảng 2.5: Khối lượng của gà qua các tuần tuổi (gam/con) 37 Bảng 2.6: Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 39 Bảng 2.7: Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm 42 Bảng 2.8: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) 43 Bảng 2.9: Tiêu tốn năng lượng trao đổi /kg tăng khối lượng (Kcal) 45 Bảng 2.10: Tiêu tốn Protein/kg tăng khối lượng (g) 46 Bảng 2.11 Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm 47 Bảng 2.12: Sơ bộ hạch toán thu - chi cho 1kg khối lượng gà xuất bán (đ/kg) 48 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 37 Hình 2.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 39 Hình 2.3: Biểu đồ thị sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 41 1 PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ QUYẾT THẮNG 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Quyết Thắng là xã miền Tây trực thuộc thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km. - Phía tây nam giáp với xã Phúc Trìu. - Phía tây giáp với xã Phúc Xuân. - Phía bắc giáp với xã Phúc Hà. - Phía đông giáp với phường Thịnh Đán - thành phố Thái Nguyên 1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên Xã Quyết Thắng nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, dao động nhiệt độ trong năm tương đối cao thể hiện qua 2 mùa rõ rệt đó là mùa hè và mùa đông. Về mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, mưa lớn vào tháng 4 đến tháng 8. Mùa đông do chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt độ nhiều khi xuống dưới 10 0 C. Mỗi khi có đợt gió mùa về thường kèm theo mưa nhỏ. Do độ ẩm bình quân trên năm tương đối cao (cao nhất vào tháng 3, tháng 4), quỹ đất rộng nên có nhiều thuận lợi cho cây trồng phát triển, đặc biệt là cây ăn quả và cây lâm nghiệp. + Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, mưa lớn vào tháng 4 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình từ 21 0 C - 29 0 C, độ ẩm từ 81 - 86%, lượng mưa trung bình biến động từ 120,6 - 283,9 mm/tháng. Nhìn chung khí hậu vào mùa mưa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (cây lúa và cây hoa màu), nhưng ngành chăn nuôi thì gặp nhiều khó khăn vì đây là thời điểm xuất hiện nhiều dịch bệnh. Do vậy người chăn nuôi cần phải chú ý đến công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. + Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian nay khí hậu thường lạnh và khô. Độ ẩm bình quân thường thấp, lượng mưa giảm. Nhiệt độ trung bình dao động từ 13,7 0 C - 24,8 0 C. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ nhiều khi xuống dưới 10 0 C, mỗi đợt gió mùa về thường kèm [...]... chăn nuôi gà Được sự đồng ý của Nhà trường và Khoa Chăn nuôi thú y, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gà (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên” 2.1.2 Mục tiêu của đề tài - Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gà giai đoạn 1-7 0 ngày tuổi - Khảo... khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gà (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên” 9 1.2.2 Kết quả thực hiện Trong suốt quá trình thực tập tại xã Quyết thắng, được sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo, của UBND xã Quyết Thắng cùng sự nỗ lực của bản thân tôi đã đạt được kết quả cụ thể như sau: 1.2.3 Công tác chăn nuôi. .. phục vụ cho công việc, cho nghề nghiệp sau này 14 PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên chuyên đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gà (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên” 2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam hiện nay là một nước nông nghiệp, trong đó chăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống của người dân... tuổi - Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN vào nước uống tới môi trường nuôi - Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN vào nước uống tới tình hình mắc một số bệnh của gà giai đoạn 1-7 0 ngày tuổi - Bản thân tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học 2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1.1 Khái niệm về công nghệ sinh học Theo Đái... hạn chế sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, hooc môn sinh trưởng trong chăn nuôi đó là sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có nhiều ưu điểm vượt trội, nâng cao hiệu quả kinh tế, không ảnh hưởng tới sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng ô nhiễm môi trường sinh thái Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sinh học của nhiều nước, nhiều hãng sản xuất Chúng có tác dụng kích thích vật nuôi. .. tăng trưởng và phát triển của vi sinh vật rất nhanh, quá trình sinh học và tổng hợp các chất xảy ra mạnh 2.2.1.4 Một số ứng dụng của công nghệ vi sinh vật * Sản xuất sinh khối vi sinh vật Ngày nay việc sử dụng nhóm vi sinh vật có lợi trong công tác sản xuất chế phẩm sinh học và chế biến thức ăn đã trở nên phổ biến và rất đa dạng, mà sản xuất sinh khối vi sinh vật là một nhóm điển hình, vì vậy ngoài việc. .. nuôi sinh trưởng tốt, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật đường ruột gây thối rữa, có tác dụng phòng ngừa một số bệnh đường ruột, cho gia súc, gia cầm, giảm thiểu chất độc trong sản phẩm thải ra ở vật nuôi Ở nước ta các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra thị trường một số chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi, để khẳng định những 15 lợi thế ưu việt của chế phẩm sinh học mang lại trong chăn nuôi. .. và nuôi dưỡng gia súc Các sản phẩm này có thể là sản phẩm của quá trình trao đổi chất của vi sinh vật hoặc là chính bản thân chúng Việc sử dụng vi sinh vật để thu nhận chế phẩm sinh học dựa vào các đặc tính của chúng, bao gồm: * Số lượng, chủng loại vi sinh vật trong tự nhiên rất lớn, tính chất đa dạng, giá trị dinh dưỡng cao * Tốc độ tăng trưởng và phát triển của vi sinh vật rất nhanh, quá trình sinh. .. sương muối kéo dài gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sức chống đỡ của cây trồng, vật nuôi Theo tài liệu của Trạm khí tượng thủy văn thành phố thì tiểu khí hậu của xã Quyết Thắng có những diễn biến về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm được trình bày ở bảng 1.1 Bảng 1.1: Một số thông số về thời tiết khí hậu trong năm của xã Quyết Thắng - Thành phố Thái Nguyên Yếu tố khí... chăn nuôi gà, kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gà công nghiệp và đem lại hiệu quả rõ rệt Hiện nay hầu như chất kháng sinh có mặt thường xuyên trong thức ăn hỗn hợp nuôi gà Nguyễn Khắc Tuấn, 1996 [19] cho thấy Penicillin có tác dụng cho tăng trọng ở gà trống cao hơn gà mái (18 % so với 8 %), gà hướng trứng và kiêm dụng tăng trọng cao hơn so với gà thịt (13 - 23 % so với 6 - 8 %) khi sử dụng . thực hiện đề tài : Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gà (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng - TP Thái Nguyên . Do thời gian. khoa học. Tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học SORAMIN đến khả năng sinh trưởng của gà (Mía × Lương Phượng) nuôi tại xã Quyết Thắng. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM    NGUYỄN VĂN LINH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC SORAMIN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ (MÍA × LƯƠNG PHƯỢNG)

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan