Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại

105 2.7K 8
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn ===**=== Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Lý Hoài Thu - người đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, các thầy cô khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Công đoàn, tổ Văn - Sử - GDCD và đồng nghiệp trường Phổ thông dân tộc nội trú - Trung học phổ thông Miền Tây đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của cha mẹ, anh chị em và bạn bè. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này. Người viết luận văn Nguyễn Thị Thảo LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Người viết luận văn Nguyễn Thị Thảo MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 10 4. Đối tượng nghiên cứu 10 5. Phạm vi nghiên cứu 10 6. Phương pháp nghiên cứu 11 7. Cấu trúc của luận văn 11 8. Dự kiến đóng góp 11 PHẦN NỘI DUNG 12 Chương 1: CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT 12 1.1. Cốt truyện 12 1.1.1. Khái niệm cốt truyện 12 1.1.2. Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 14 1.2. Nhân vật 26 1.2.1. Khái niệm nhân vật 26 1.2.2. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 28 Chương 2: KẾT CẤU VÀ KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 41 2.1. Kết cấu 41 2.1.1. Kết cấu trong tác phẩm văn học 41 2.1.2. Kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 42 2.2. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 47 2.2.1. Nghệ thuật tổ chức không gian 47 2.2.2. Nghệ thuật tổ chức thời gian 58 Chương 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 69 3.1. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 69 3.1.1. Quan niệm về ngôn ngữ 69 3.1.2. Những từ chỉ địa danh, địa hình, sản vật Nam Bộ 70 3.1.3. Những từ chỉ trạng thái, hành động theo kiểu Nam Bộ 75 3.2 Giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 76 3.2.1. Quan niệm về giọng điệu 76 3.2.2. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh 78 3.2.3. Giọng điệu tâm tình, chia sẻ 82 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn trẻ được biết đến nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay. Trong suốt quá trình làm việc, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã viết rất nhiều các tạp văn, tạp bút, và truyện ngắn, không ít trong số đó được các hội văn học đánh giá cao và trao giải. Là một nhà văn trẻ nhưng chị là chủ nhân của nhiều giải thưởng có uy tín, tiêu biểu là: Giải Nhất cuộc vận động sáng tác "Văn học tuổi 20 lần thứ II" do Nhà xuất bản Trẻ, Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ tổ chức năm 2000 với tập truyện Ngọn đèn không tắt; Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam các năm 2001; 2004; 2006; Giải Ba cuộc thi sáng tác truyện ngắn 2003-2004 của báo Văn Nghệ với truyện ngắn Đau gì như thể…; Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Uỷ ban Toàn quốc liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tập Ngọn đèn không tắt. Truyện ngắn Cánh đồng bất tận là một trong mười truyện ngắn hay nhất năm 2005 do báo Văn nghệ bình chọn. Chị là một trong "Mười gương mặt tiêu biểu năm 2003” do TW Đoàn trao tặng và là một trong những Hội viên trẻ tuổi nhất của Hội nhà văn Việt Nam. Truyện Nguyễn Ngọc Tư được Nhà xuất bản Trẻ mua giữ bản quyền. Các tác phẩm của chị liên tục được tái bản và được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Tập truyện Ngọn đèn không tắt đã được tái bản đến trên mười lần. Đặc biệt, tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận: số lần tái bản đã lên tới mười sáu lượt, số lượng phát hành lên tới 25.000 bản (số ấn bản cao nhất cho sách văn học Việt Nam năm 2005; 5000 bản in đầu tiên đã bán hết chỉ trong một tuần lễ). Truyện Cánh đồng bất tận đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất của sách văn học Việt Nam năm 2006. Cánh đồng bất tận được hãng phim truyện Việt Nam mua bản quyền để chuyển thể thành phim. Năm 2007, Cánh đồng bất 2 tận được dịch và xuất bản ở Hàn Quốc. Với tập truyện ngắn này, tại Hội nghị ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam lần thứ 6, khóa VI (13-10-2006) đã quyết định trao tặng giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 cho truyện Cánh đồng bất tận. Năm 2008 chị được trao tặng giải thưởng văn học ASEAN. Đây cũng là năm đầu tiên Hội nhà văn đề cử trao giải cho một tác giả dưới bốn mươi tuổi. Đó là niềm vinh dự lớn đối với Nguyễn Ngọc Tư. Các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước đón đọc nhiệt tình. Do đó, vì lòng yêu mến của bản thân đối với các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như với văn học Nam Bộ, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn là "Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại". Việc tìm hiểu "Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại" của một tác giả trẻ như Nguyễn Ngọc Tư là một công việc đòi hỏi người viết một thái độ đánh giá khoa học. Chúng tôi mạnh dạn căn cứ vào một số tập truyện ngắn đã xuất bản trong thời gian qua của Nguyễn Ngọc Tư để nghiên cứu, xem như bước đầu khảo sát thể loại truyện ngắn của cây bút trẻ này qua một chặng đường sáng tác. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Ngọc Tư có một sự khởi nghiệp vất vả, nhọc nhằn và đặc biệt hơn các nhà văn khác. Chị phải bỏ dở học hành vì ông ngoại già yếu. Chị chỉ học hết lớp 9 phổ thông, cấp ba bổ túc, sống giản dị cùng người chồng thợ bạc chẳng bao giờ đọc truyện vợ viết nhưng chị thực sự là một tài năng rực sáng ở vùng cực Nam của Tổ quốc. Chị cầm bút viết văn từ chính hiện thực quê nghèo với kênh rạch chằng chịt, con người đi lại đều trên mặt nước, một bước cũng phải ghe xuồng. 2.1. Ý kiến đánh giá về Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm Thành công của Nguyễn Ngọc Tư là tác phẩm Ngọn đèn không tắt. 3 Tác phẩm đầu tay đoạt giải 3 báo chí trong năm 1997 đã chính thức đưa Nguyễn Ngọc Tư vào nghề văn với những thành công tốt đẹp tiếp theo. Mặc dù không gây xôn xao dư luận nhưng Ngọn đèn không tắt dành được nhiều cảm tình của dư luận và các nhà chuyên môn. Khi nhắc đến những bài viết về Nguyễn Ngọc Tư trước hết phải kể đến bài Nguyễn Ngọc Tư như thế nào? của nhà văn Dạ Ngân đăng trên báo Văn nghệ. Nhà văn từng bộc bạch: "Tôi đã viết bài Nguyễn Ngọc Tư như thế nào? bằng tâm trạng thú vị khi nhớ đến lời khen mà người ta dành cho Solokhov: "Trên bầu trời văn học Nga, một con đại bàng non vừa cất lên đôi cánh mênh mông từ sông Đông" [16;1]. Nhà văn rất vui mừng: "Khi tập truyện Ngọn đèn không tắt vào giải Nhất cuộc thi "Văn học tuổi 20 lần thứ 2" năm 2000, ban Văn (của báo Văn nghệ) chúng tôi mới thú vị nhận ra chính Văn nghệ đã in cho tác giả ngôi sao này một truyện rất Nam Bộ (…). Nhiều tiếng khen, nhiều bài báo trong Nam ngoài Bắc phát hiện về Nguyễn Ngọc Tư, một hiệu ứng đọc ít thấy từ lâu" [16;1]. Nhà văn cũng từng tâm sự: “Tôi nhớ mãi cảm giác của người trong nghề, lại là dân biên tập, tôi nghĩ hình như mình đang tiếp cận một ngôi sao không biết nó sẽ tỏa sáng đến đâu”[16;1]. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng – Tổng thư ký Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, trưởng ban chung khảo cuộc thi sáng tác văn học tuổi 20 lần thứ II năm 2000 đã nhận xét về tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt như sau: “Tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư có truyện Ngọn đèn không tắt là truyện ngắn nổi bật nhất. Với giọng văn mộc mạc, bình dị, với ngôn ngữ đời thường đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng Tổ quốc – mũi Cà Mau của những con người mà cha ông là người tứ xứ về mũi đất của rừng, của sông nước, của biển cả đã dày công khai phá, đã đứng lên khởi nghĩa. Qua ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ, giàu bộc trực ấy chứa bên 4 trong cả một tâm hồn vừa nhân hậu, vừa tinh tế qua cách đối nhân xử thế…Ngọn đèn không tắt là tập truyện ngắn vừa hấp dẫn, vừa thuyết phục, xứng đáng đạt giải nhất trong cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần thứ II này”[25;1]. Sau thành công ban đầu với tác phẩm Ngọn đèn không tắt, các tác phẩm của chị được đăng liên tục trên các báo. Nguyễn Ngọc Tư cho ra đời liên tiếp các tập truyện ngắn: Ông ngoại (2001); Biển người mênh mông (2003); Giao thừa (2003); Nước chảy mây trôi (2004); Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005); Cánh đồng bất tận (2005); Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008); Khói trời lộng lẫy (2010). Nói về Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận định "Mấy năm nay chúng ta đều rất thích Nguyễn Ngọc Tư. Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc lên giữa rừng tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học một luồng gió mát rượi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc biệt "Nam Bộ " một cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ đi trước"[18;1]. Nhà văn Chu Lai phát biểu: "Tôi là người đã bỏ phiếu bầu Nguyễn Ngọc Tư vào Hội Nhà văn, bỏ phiếu ủng hộ cô ấy trong nhiều giải thưởng. Nguyễn Ngọc Tư là một cây viết đặc biệt của miền Tây Nam bộ, một tài năng văn học hiếm có hiện nay của Việt Nam"[13;1]. Một Việt kiều ở Mỹ, Giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng vì quá mê “đặc sản miền Nam” Nguyễn Ngọc Tư nên đã lập một thư viện điện tử "Tủ sách Nguyễn Ngọc Tư" trên website Văn hóa giáo dục của mình. Giáo sư tự bạch: "Tôi tự lập trang web với mục đích, trước hết, cho tôi thu thập vào một nơi những bài của (và về) Nguyễn Ngọc Tư rải rác trên web, và sau đó chia sẻ với những bạn thích văn Nguyễn Ngọc Tư như tôi" [22;1]. Nguyễn Ngọc Tư được ông đánh giá là một "đặc sản miền Nam". 5 Tháng 8 năm 2005, truyện ngắn Cánh đồng bất tận ra mắt bạn đọc, lúc này những nhận định trái chiều về Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu xuất hiện kéo theo đó là nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét khác nhau được đăng tải rộng rãi trên các báo, tạo thành một "hiện tượng văn học" đáng chú ý năm 2005. Ngay lúc này, nhà văn Phạm Xuân Nguyên đã tuyên bố: “Tôi muốn nói Cánh đồng bất tận đã chia giai đoạn sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thành những truyện trước và sau nó”[20;1]. Ở một bài báo khác Phạm Xuân Nguyên lại cho rằng " Cánh đồng bất tận là một truyện hay, nó chứng tỏ bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đào sâu vào thể hiện cuộc sống và khơi sâu vào thân phận con người. Viết được một truyện như thế chứng tỏ Tư có tài năng văn chương và có lòng thương người. Đúng vậy, thương người bằng những nỗi đau của con người, bằng cái cách nhìn thẳng vào những vùng sáng tối chồng chéo trên những khuôn mặt người và trong những cõi lòng người”[21;1]. Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng: Trước Cánh đồng bất tận, cái hay của Nguyễn Ngọc Tư là cái hay "xinh xẻo mong manh", còn Cánh đồng bất tận đã có đột phá về bút pháp, về dung lượng cuộc sống trong tác phẩm. Ông nhấn mạnh: "Đây là một tác phẩm văn chương chứ không phải bút kí hay phóng sự. Tác giả hoàn toàn có quyền hư cấu, sáng tạo nhằm chuyển tải tốt nhất thông điệp nghệ thuật đến người đọc. Đảng và Nhà nước hoàn toàn tôn trọng quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. Đây chỉ là vấn đề khó xử với một tác phẩm văn chương ( ). Nguyễn Ngọc Tư là người tha thiết yêu quê hương, không lí gì cô lại có ý xúc phạm đến quê hương và những người dân xung quanh mình"[33]. Nhà lí luận phê bình Nguyễn Đăng Điệp trong bài tham luận ở "Hội nghị lí luận, phê bình văn học" lần thứ II đã khẳng định: “Cánh đồng bất tận không chỉ là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Ngọc Tư mà thực sự là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam đương đại (Đừng lo 6 Nguyễn Ngọc Tư còn quá trẻ mà ngại xếp loại, vì khi truyện ngắn này xuất hiện trên báo Văn nghệ, tác giả đã tròn ba mươi, so với Vũ Trọng Phụng khi viết Giông tố, Số đỏ…thì đã bắt đầu "già"!)" [7]. Tuy nhiên, bên cạnh những bài báo hết lời ca ngợi Nguyễn Ngọc Tư và Cánh đồng bất tận thì cũng có không ít bạn đọc tỏ ra bất ngờ, tiếc nuối vì Nguyễn Ngọc Tư đã "là một cơn gió mát rượi của đất phương Nam, bỗng trở thành cơn lốc, xoáy lên, chướng lên trên cánh đồng bất tận. Hay Cánh đồng bất tận đã mở ra trước mắt người đọc một thế giới khốc liệt và tàn khốc" [17]. Sau khi Cánh đồng bất tận ra đời được 5 tháng, hàng loạt sự kiện gây xôn xao dư luận. Đầu tiên là việc ban Tuyên giáo tỉnh uỷ tỉnh Cà Mau yêu cầu Hội VHNT tỉnh kiểm điểm nghiêm khắc nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Báo cáo số 35 ngày 27/3 đề nghị Hội VHNT kiểm điểm phê phán nghiêm khắc nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả truyện ngắn Cánh đồng bất tận. Tiếp theo, ông Nguyễn Hữu Thành, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tiếp tục kí báo cáo số 41 ngày 12/4/2006 về việc "Đại biểu HĐND và truyện ngắn Cánh đồng bất tận với câu chữ khá nặng nề: "Với tư cách là cán bộ, viên chức Nhà nước, đại biểu HĐND mà trả lời thiếu trách nhiệm, coi thường cơ quan quyền lực ở địa phương, làm mất uy tín HĐND, làm giảm sút niềm tin của cử tri đối với đại biểu HĐND và xem thường nông dân Việt Nam". Theo đó, báo cáo đề nghị Đảng, Đoàn nơi Nguyễn Ngọc Tư sinh hoạt giáo dục, kiểm điểm nghiêm khắc về việc phát ngôn thiếu trách nhiệm, đề nghị Hội VHNT Tỉnh thường xuyên có định hướng chính trị cho hội viên (trong đó có Nguyễn Ngọc Tư) được học tập lí luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao ý thức trách nhiệm của người cầm bút cách mạng. Về việc Nguyễn Ngọc Tư bị kiểm điểm, báo Tuổi trẻ đã tổ chức một diễn đàn về Cánh đồng bất tận. Các ý kiến trao đổi, phản hồi liên tục được cập nhật vào Tuoitreonline. Sau năm ngày mở ra diễn đàn, đã có 868 bạn đọc tham gia góp ý kiến, viết bài. [...]... của thể loại truyện ngắn: cốt truyện, nghệ thuật, nhân vật, đồng thời qua đó cho thấy nét riêng, độc đáo của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư 5 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thể loại truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư qua những tập truyện mang tính dấu mốc, cụ thể là các tập truyện ngắn sau: - Ngọn đèn không tắt Nhà xuất bản Trẻ, 2001 - Giao thừa, Nhà xuất bản Trẻ, 2003 - Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB... trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ đó khẳng định những đóng góp không nhỏ của Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt trong thể truyện ngắn 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài Nghiên cứu những phương diện cơ bản về thể loại truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư 4 Đối tư ng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các khía cạnh nổi bật của thể. .. truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư qua bốn tập truyện, chúng tôi nhân thấy một số ít truyện được viết theo truyện có cốt truyện, còn đa số là truyện không có cốt truyện 1.1.2.1 Truyện có cốt truyện Về phương diện kết cấu và quy mô về nội dung, cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư thường là cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được kể đơn giản về số lượng... pháp thống kê - phân loại 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, phần Nội dung được chia làm ba chương: Chương 1: Cốt truyện và nhân vật Chương 2: Kết cấu và không gian, thời gian nghệ thuật Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 8 Dự kiến đóng góp Luận văn tập trung tìm hiểu "Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại" nhằm mục đích:... đặc điểm phong cách và những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư đối với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại ở phương diện thể loại Thực hiện luận văn này chúng tôi mong đóng góp một chút công sức cho công tác nghiên cứu – phê bình văn học Việt Nam hiện đại và đương đại về nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư Hơn nữa, việc khảo sát và nghiên cứu thể loại truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chưa nhiều và chưa có hệ thống Do đó, chúng... mô hình cốt truyện nổi bật: truyện có cốt truyện và truyện không có cốt truyện Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có tính chất tư ng đối, bởi thực tế sáng tác văn chương rất đa dạng, phong phú, các tiểu loại này có thể đan xen và giao hòa lẫn nhau Cách nhìn nhận, đánh giá của chúng tôi chỉ mang tính chất phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này 1.1.2 Cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Thông qua... hiểu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư in trên các báo Chúng tôi xin được điểm qua một số bài viết và những lời nhận xét tiêu biểu Sớm nhất và tiêu biểu nhất có thể kể đến bài viết Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam của nhà nghiên cứu Trần Hữu Dũng Ông đã xem xét tư ng tận và thấu đáo về truyện ngắn của chị trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật: “Trong cách chọn lựa tình tiết, cốt truyện, Nguyễn Ngọc. .. chúng tôi vẫn nhận thấy một Nguyễn Ngọc Tư của nông thôn Nam Bộ hiền lành, chân chất nhưng ngày càng sâu sắc và ám ảnh hơn với nỗi đau, nỗi buồn man mác trước số phận những con người bé nhỏ, thiệt thòi, những mối tình lỡ dở, cùng với giọng văn bình dân, đậm chất Nam Bộ 2.2 Những bài nghiên cứu phê bình có liên quan đến vấn đề thể loại truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn gây được nhiều... ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư, Phan Quý Bích nhận định: “Cho nên, nhiều người viết truyện ngắn thường cố tìm ra những cốt truyện li kỳ, những sự kiện mà người ta hay gọi là đắt giá Không phải trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư không có những chân dung lạ, những sự kiện ít gặp trong cuộc sống của chúng ta vì hình như bức tranh không có chút gì đặc biệt thì nó khó thành bức tranh của truyện ngắn Những truyện như... đây mới là điều đáng nói” [3;1] Phan Quý Bích cũng nhận thấy: Nguyễn Ngọc Tư thường kể cho ta nghe những chuyện buồn, rất buồn Những cảnh đời éo le, những thân phận đau đớn…” [3;2] Trần Phỏng Diều có những nhận xét rất tinh tế về nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư: “Mặc dù phần lớn người nông dân Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đều nghèo, đều có số phận long đong, vất vả nhưng trên hết . Ngọc Tư cũng như với văn học Nam Bộ, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn là " ;Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn thể loại& quot;. Việc tìm hiểu " ;Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thể loại truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư qua những tập truyện mang tính dấu mốc, cụ thể là các tập truyện ngắn sau: -. phương diện cơ bản về thể loại truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. 4. Đối tư ng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các khía cạnh nổi bật của thể loại truyện ngắn: cốt truyện, nghệ thuật,

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • Trang phụ bìa

  • Lời cảm ơn

  • Lời cam đoan

  • Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử vấn đề

  • 2.1. Ý kiến đánh giá về Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm

  • 2.2. Những bài nghiên cứu phê bình có liên quan đến vấn đề thể loại truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

  • 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

  • 3.1. Mục đích nghiên cứu

  • 4. Đối tượng nghiên cứu

  • 5. Phạm vi nghiên cứu

  • 6. Phương pháp nghiên cứu

  • 7. Cấu trúc của luận văn

  • 8. Dự kiến đóng góp

  • PHẦN NỘI DUNG

  • Chương 1

  • CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan