Thế giới nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi

109 654 1
Thế giới nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Đình Thi (1924-2002), là một nghệ sĩ đa tài và có một vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam. Ông là một trong những người hoạt động văn nghệ chủ chốt từ những ngày đầu cách mạng tháng Tám đến nay, đồng thời có những đóng góp tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật như: thơ, âm nhạc, văn xuôi, lí luận phê bình, kịch… Nguyễn Đình Thi là một mẫu hình của thế hệ nhà văn trưởng thành trong cách mạng. Nhà văn tài hoa này đến với cuộc đời mới với nhiều tham vọng khai thác trên nhiều bình diện lớp sâu của hiện thực qua tiểu thuyết, những xung đột giàu kịch tính và chất thơ của cuộc đời. Nguyễn Đình Thi bắt đầu bằng chính sự bắt đầu – ông ít chịu ảnh hưởng của văn chương thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Tỉnh táo, thông minh, giàu tưởng tượng và liên tưởng, Nguyễn Đình Thi đã đem đến văn chương niềm vui và sự trong sáng của lí tưởng và cuộc đời mới. Trong khoảng thời gian hơn 60 năm cầm bút với những đóng góp tìm tòi của mình. Nguyễn Đình Thi ngày càng thu hút được sự chú ý tìm hiểu, lí giải, đánh giá không chỉ của giới văn học nghệ thuật mà còn của nhiều công chúng, của giới thuyền thông. Đến nay những gì mà chúng ta đã biết, đã đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp của ông chắc chắn mới chỉ là những bước đầu, tuy rất quan trọng, nhưng còn cần được tiếp tục tìm hiểu, suy ngẫm, khám phá. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Thi, khẳng định những thành công của ông trong sự nghiệp sáng tác và nghiên cứu phê bình nghệ thuật. Tuy nhiên, trong đó việc nghiên cứu nghệ thuật sáng tạo về kịch của ông còn chưa nhiều. Các ý kiến mới chủ yếu đề cập đến các vở kịch cụ thể và đời sống của chúng trên sàn diễn. Trong đó chỉ có ở hai công trình nghiên cứu của Lê Thị Chính và 2 Bùi Thị Thanh Nhàn chúng tôi mới thấy kịch của Nguyễn Đình Thi bước đầu được nghiên cứu một cách có hệ thống. Tuy nhiên, trong đó các vấn đề mới chỉ được phân tích một cách khái quát chưa đi sâu vào một vấn đề cụ thể. Đặc biệt về vấn đề nhân vật mới chỉ được bàn một cách chung chung, hoặc được nhắc đến như một yếu tố làm rõ hơn cho những luận điểm đang được chứng minh mà chưa có nghiên cứu sâu. Từ những lý do trên, chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài “Thế giới nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi” với mong muốn góp thêm một chút công sức vào việc tìm hiểu và khẳng định những đóng góp của kịch Nguyễn Đình Thi đặc biệt là về nhân vật. Đó cũng là tiếng nói tri ân dành cho một tài năng lớn. 2. Lịch sử vấn đề Hoạt động trên nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa nghệ thuật, Nguyễn Đình Thi trở thành đề tài, đối tượng của hàng trăm bài viết cũng như các công trình nghiên cứu lớn nhỏ. Những thành tựu và đóng góp quan trọng của tác giả trên các lĩnh vực thơ, văn xuôi, âm nhạc, lí luận phê bình…đã được khẳng định bởi nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi như Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá, Chu Văn Sơn. Bên cạnh điểm chung khẳng định tài năng phong cách tác giả còn có những tư tưởng không đồng nhất. Trong khi Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định sở trường, đóng góp của tác giả ở lĩnh vực thơ ca thì Chu Nga lại cho rằng thành công lớn nhất của ông là ở văn xuôi. Không chỉ vậy, cũng có người nhấn mạnh cống hiến của tác giả ở mảng lí luận phê bình, cho rằng đây mới là những tác phẩm được “chờ đón, đề cao” [Nguyễn Khoa Điềm]. Kịch là mảng sáng tác còn khá xa lạ với độc giả mặc dù Nguyễn Đình Thi dành phần lớn thời gian khi tuổi đã cao cho kịch “Ở tuổi năm mươi Nguyễn Đình Thi mới sáng tạo được những vở kịch giàu tính trải nghiệm đến như thế, Kịch Nguyễn Đình Thi như mang ý nghĩa đúc kết về hai bình diện, 3 những suy nghĩ của người viết qua nhiều chặng đường và bình diện đúc kết những điển hình không trải ra ở bề rộng mà lắng đọng ở chiều sâu, ở những xung đột bi kịch của nhiều số phận, nhiều cảnh đời qua nhiều thời kì lịch sử, xưa cũng như nay: Kịch là phần đóng góp nổi bật của Nguyễn Đình Thi” [Hà Minh Đức]. So với những mảng sáng tác khác, kịch Nguyễn Đình Thi đã từng chịu số phận long đong, thậm chí còn oan ức. Dù không sớm được đề cao, khẳng định nhưng cho đến nay những kịch phẩm của ông cũng đã giành được sự quan tâm đích đáng. Trong số đó, có không ít bài viết thực sự tâm huyết của các tác giả như Huy Cận, Hà Minh Đức, Tất Thắng, Tuệ Minh, Phan Trọng Thưởng. Qua những bài nghiên cứu của các tác giả này, nhiều phương diện đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của kịch Nguyễn Đình Thi đã được chỉ ra như: tính triết lí, màu sắc bi kịch, nội dung nhân bản hay khuynh hướng tượng trưng, sự đan xen giữa hiện thực và huyền ảo. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Khi nghiên cứu về hai vở kịch ngắn “Người đàn bà hóa đá” và “Cái bóng trên tường”, tác giả Huy Cận có đưa ra cách nhìn nhận xác đáng:“Hai vở kịch ngắn đều nói tới định mệnh nghiệt ngã, tàn khốc đối với nhân vật để rồi cuối cùng một vở để lại cái bâng khuâng, xa xót nghìn đời, cái xa xót sừng sững giữa trời đất, và cuối vở sau để lại nỗi ân hận, hối hận chẳng bao giờ nguôi được”. Đồng thời tính chất mới mẻ, sáng tạo của hai tác phẩm này còn được khẳng định, đó là “chuyện xưa nhưng hồn truyện vẫn trẻ” [inter.]. Cùng nghiên cứu về đặc điểm kịch của Nguyễn Đình Thi, Trần Khánh Thành và Bùi Thị Hợi viết: “Kịch của Nguyễn Đình Thi giàu chất triết lí, hình tượng nghệ thuật đa nghĩa, nhiều ẩn dụ, không dễ hiểu với tầng lớp bình dân. Thế giới nghệ thuật kịch của Nguyễn Đình Thi là một thế giới văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, nơi mà dấu vết văn hóa cổ kim, đông tây, dân gian, bác học được hội tụ và tỏa sáng. Dù đa dạng về sắc thái tính chất nhưng tất cả 4 đều thể hiện tình yêu tha thiết của một nghệ sĩ tài năng tâm huyết với đất nước, với dân tộc, với nhân dân, thể hiện xót xa về số phận con người và những khát vọng sáng tạo nghệ thuật” [37, inter]. Tác giả Trần Hữu Tá cho rằng: “Kịch Nguyễn Đình Thi giàu chất suy tưởng và thiên về tính trữ tình, triết lí”. Tương tự, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn còn khẳng định thêm: “Phần lớn các vở kịch của Nguyễn đình Thi đều ít nhiều mang màu sắc bi kịch, tỏ rõ khuynh hướng tượng trưng và đậm chất triết lí” [38, tr. 544]. Hà Minh Đức bổ sung thêm: “Kịch Nguyễn Đình Thi là một thế giới mang màu sắc văn hóa, nơi mà dấu vết văn hóa được quy tụ trong một nội dung nhân bản”. Trong bài viết Nguyễn Đình Thi - nghệ sĩ và cách mạng, tác giả Tôn Phương Lan lại hướng tới một đặc điểm khác: “Kịch của ông giàu chất thơ, gửi gắm những tình cảm, những suy ngẫm về đạo đức, về thời cuộc”. Và trong bài viết về vở Giấc Mơ và tác giả, học giả nước ngoài M.B. Khrapchenko cũng nhận ra: “Bầu trời các vở kịch của Nguyễn Đình Thi rất phong phú về màu sắc và rất nhiều chất thơ… Dù là kịch lịch sử hay những biểu tượng thần tiên, Nguyễn Đình Thi đã biết kết hợp cái nhìn thực tế với khái niệm thần thoại, quan hệ thời gian như một loại hình cơ đông và vĩnh viễn với ý thức lạ lùng về những mối ràng buộc con người với nhau, trong một nhân loại không thể chia cắt được” [28, tr. 382]. Nghiên cứu về Thế giới kịch của Nguyễn Đình Thi, nhà nghiên cứu Tất Thắng cho rằng: “Thế giới kịch của Nguyễn Đình Thi là một thế giới như hư, như thật, nó kì ảo như một Giấc mơ nhưng lại sờ sờ ra đấy như Hòn Cuội, và trong cái thế giới ấy, Nguyễn Đình Thi như làm hiện lên trước mắt ta, trong sự tiếp nhận của ta, những con người, những cảnh đời vừa quen vừa lạ, vừa thấy đấy như một dòng sông, một bến nước, một người vợ đêm đêm chờ chồng…mà thoắt cái đã trở thành cái bóng oan nghiệt, đã biến đi xa vời vợi 5 như mặt trăng tròn ở tít chân trời cao…”. Và ông còn nhấn mạnh thêm: “Các vở kịch của anh trừ Hoa và Ngần xem có vẻ thật một trăm phần trăm còn tất cả đều thấm nhuần không khí hư ảo và đông đặc tính chất huyền thoại” [47, tr. 357]. Và cũng chính ông là người đã đưa ra một nhận xét khá xác đáng về vấn đề xung đột trong kịch của Nguyễn Đình Thi: “Hình thái xung đột quán xuyến các vở kịch của Nguyễn Đình Thi là sự diễn tả cuộc sống như ta thấy và như ta tưởng, như ta chứng kiến và như ta ao ước, như ta trải nghiệm và như ta khát khao” [16, tr. 369]. Hà Minh Đức nhận định: “Có thể nói tới một thế giới kịch của Nguyễn Đình Thi. Ở đây cuộc đời có quá khứ, hiện tại và tương lai, chủ yếu là những vấn đề chung của lịch sử ở một thời điểm và cũng là muôn đời. Ở đây có những gương mặt hiền lành cụ thể của người con gái, bà mẹ, người chiến binh như mới từ cuộc đời đi vào trang sách và cũng sâu xa hơn họ lại đến với thế giới có màu sắc huyền thoại” [11, tr. 27]. Cũng chính ông còn phát hiện: “Điểm mạnh của ngòi bút kịch Nguyễn Đình Thi là những đột phá vào thế giới bên trong của nhân vật” [11, tr. 25-26]. Năm 1999, nhân sự kiện vở Rừng Trúc được dàn dựng và đạt huy chương vàng tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp cuối cùng của thế kỉ XX, Phan Trọng Thưởng phân tích khá sâu về vở kịch với những phát hiện quan trọng về tư tưởng nghệ thuật cũng như tính cách các nhân vật và nghệ thuật tổ chức xung đột, từ đó nêu lên một số vấn đề lí luận sáng tác về đề tài lịch sử. Tác giả bài viết cho rằng: “ Rừng trúc cho thấy khả năng khai thác vào các sự kiện lịch sử tưởng như đã cũ để tìm ra trong đó những bài học”. Trong một bài nghiên cứu khác (Về một số nhân vật lịch sử trong vở kịch “Rừng trúc” của Nguyễn Đình Thi), tác giả Lê Thị Chính cũng đã khẳng định thêm rằng: “Khai thác đề tài lịch sử, ngòi bút Nguyễn Đình Thi muốn tìm trong lịch sử những gì gần gũi, mượn lịch sử để gửi gắm, chiêm nghiệm tư tưởng của mình”. Tác phẩm vừa dựng lên những sự kiện lịch sử đầy bạo động, vừa khái 6 quát được những vấn đề sâu sắc về thế sự, nhân sinh. Mặc dù là vở kịch “giàu chất văn học và rất khó sân khấu hóa” nhưng khi đã dược hóa thân trên sàn diễn nó thực sự có thể tạo nên một hiệu quả chinh phục lớn lao. Có thể nói, sau 21 năm sống trong im lặng, rừng trúc có nhiều ưu điểm vượt trội và hiện hình thực sự trên sân khấu, sống cuộc sống đầy đủ của một kịch bản sân khấu. Sau này, có thêm nhiều ý kiến bộc lộ sự quan tâm tâm tới mảng sáng tác kịch của ông. Tô Hoài “đặc biệt chú trọng khu vực sáng tác kịch bản sân khấu của Nguyễn Đình Thi và thấy ở mỗi vở kịch đều mang triết lí của nhân vật lịch sử, một truyền thuyết hay huyền thoại”[15, tr. 79]. Lê Thiếu Sơn phát hiện: “Những nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi đa diện và mở ra nhiều hướng tiếp cận”[15, tr. 231]. Nguyễn Văn Thành cho rằng: “Các kịch bản của Nguyễn Đình Thi được viết với một bút pháp tân kì, táo bạo, thật sự là nỗ lực cách tân cung cách biên kịch nhằm mở rộng dung lượng, sức chứa, cũng như tăng cường chất văn học, nâng cao tầm khái quát và chiều sâu triết lí của kịch”[15, tr. 237]. Mai Quốc Liên và Nghĩa An nhấn mạnh thêm: “Kịch Nguyễn Đình Thi lay động người ta bởi những ý tưởng văn chương sâu sắc”[15, tr. 176] và “mang đậm những suy tư triết học về con người”[15, tr. 110]. Trong luận án tiến sĩ của Lê Thị Chính, Đại học Sư phạm Hà Nội – “Nguyễn Đình Thi với thơ và kịch”. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu các kiểu xung đột nổi bật trong những kịch phẩm của tác giả như: xung đột thật – giả, xung đột giữa vận nước và số phận con người, xung đột giữa quyền lực và quyền sống tự do của mỗi cá nhân. Đồng thời luận án còn có sự luận giải khá chính xác về một số loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt, về đặc điểm ngôn ngữ kịch. Cũng theo hướng nghiên cứu đó, luận văn thạc sĩ của Doãn Thị Thanh Hương (Đặc điểm kịch Nguyễn Đình Thi) khai thác xung đột nội tâm cũng như chỉ ra các cấp độ xung đột trong những vở kịch của tác giả. Luận văn cũng khám phá thành công một số đặc điểm của nhân vật trong kịch 7 Nguyễn Đình Thi: đó là những con người sống có lí tưởng và đấu tranh cho lí tưởng, luôn bảo vệ phẩm giá và ý chí sắt đá, trong đó có nhiều nhân vật là nhân vật vô danh hoặc nhân vật huyền thoại. Do khuôn khổ hạn chế nên các công trình này cũng mới chỉ đề cập đến một trong những khía cạnh về nội dung cũng như nghệ thuật của kịch Nguyễn Đình Thi và còn bỏ trống nhiều khía cạnh chưa có điều kiện khai thác. Chính vì vậy, để góp phần khẳng định tài năng cũng như cá tính sáng tạo của Nguyễn Đình Thi trong kịch, chúng tôi chọn đề tài “Thế giới nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi”. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn đem tiếng nói của mình góp thêm vào những ý kiến, bài viết, những công trình nghiên cứu đã có để hướng tới khẳng định, đánh giá một cách hoàn chỉnh về những đặc điểm, giá trị của hệ thống kịch bản mà tác giả dành nhiều tâm huyết tạo dựng, vun đắp trong suốt khoảng thời gian gần 30 năm của mình Đồng thời góp thêm một tiếng nói, một cái nhìn mới về viêc nghiên cứu và giảng dạy kịch ở các cấp học. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tập hợp, khảo sát, phân tích trọn bộ 10 tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi, luận văn hướng tới làm nổi bật nét đặc sắc về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi. Đồng thời, quá trình tìm hiểu, nghiên cứu cũng khẳng định tài năng sáng tạo và vị trí, sự đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với sự phát triển của thể loại kịch trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu Thế giới nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi * Phạm vi nghiên cứu: 8 Những tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi(gồm 10 tác phẩm) 1. Con nai đen (1961) 2. Hoa và Ngần (1974) 3. Giấc mơ (1977) 4. Rừng trúc (1978) 5. Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979) 6. Tiếng sóng (1980) 7. Người đàn bà hóa đá (1980) 8. Cái bóng trên tường (1982) 9. Trương Chi (1983) 10. Hòn cuội (1986) Ngoài ra để thấy được những đặc sắc về nhân vật kịch của Nguyễn Đình Thi, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của một số nhà viết kịch khác như Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang Vũ. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phối hợp và linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Phương pháp loại hình: Vận dụng những kiến thức lý luận về thể loại kịch làm tiền đề cho việc đi vào nghiên cứu các vấn đề cụ thể về thế giới nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi. Phương pháp hệ thống: Cho phép luận văn đặt vấn đề nhân vật vào trong hệ thống thi pháp kịch Nguyễn Đình Thi, chỉ ra sự phong phú cũng như những đặc trưng của thế giới nhân vật kịch. Phương pháp phân tích tổng hợp: Vận dụng phương pháp này chúng tôi sẽ thuận lợi hơn trong việc phân tích, lý giải các khía cạnh về nhân vật kịch Nguyễn Đình Thi, từ đó tổng hợp lại, rút ra những kết luận cần thiết theo yêu cầu của luận văn. 9 Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thông qua sự so sánh, đối chiếu, làm rõ đặc trưng của các kiểu loại nhân vật cũng như sự đa dạng của thế giới nhân vật kịch Nguyễn Đình Thi. Phương pháp thống kê: Có ý nghĩa cung cấp dữ liệu và những số liệu chính xác, tạo cơ sở tin cậy cho những kết luận của luận văn. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tư liệu tham khảo,phần nội dung chính của luận văn gồm ba chương Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về nhân vật kịch và hành trình sáng tác kịch của Nguyễn Đình Thi Chương II: Các kiểu nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi 10 NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN VẬT KỊCH VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC KỊCH CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI 1.1. Những vấn đề lý luận về nhân vật kịch 1.1.1. Nhân vật Nhân vật là một khái niệm quan trọng trong lý luận và nghiên cứu văn học. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân vật văn học nhưng đều gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, đó là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học khác nhau. Thứ hai, đó là con người hoặc con vật, đồ vật, sự vật hiện tượng mang linh hồn, đặc điểm của con người, là hình ảnh ẩn dụ của con người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực, bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Nhân vật văn học chính là đối tượng được miêu tả có sức sống riêng nào đó bên trong tùy thuộc vào nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả trao cho nó. Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là hạt nhân, là đặc điểm quan trọng nhất, là “nội dung của mọi nhân vật văn học” [9, tr. 64]. Trong nghiên cứu văn học, theo nghĩa rộng nhất của nó, khái niệm “nhân vật” mới chỉ là hình ảnh về con người, khái niệm “tính cách điển hình” chính là điển hình về con người. Như vậy, dùng khái niệm “nhân vật” là chỉ đối tượng được nói đến, còn dùng “tính cách” và “tính cách điển hình” là đã bao hàm cả sự đánh giá về chất lượng tư tưởng nghệ thuật của đối tượng đó” [31, tr. 162 – 163]. Nhân vật và tính cách là những yếu tố thuộc nội dung nhưng các biện pháp thể hiện chúng sao cho sinh động, hấp dẫn là thuộc về [...]... 24 Trong thế giới hư thực đó, để hiểu về thế giới nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi chúng tôi sẽ chia thành 2 kiểu nhân vật chính: nhân vật từ hiện thực cuộc sống và những nhân vật biểu tượng Sau đó, luận văn sẽ tiến hành đi sâu vào phân tích một số nhân vật tiêu biểu, thể hiện những đặc trưng cơ bản trong sáng tạo kịch Nguyễn Đình Thi 2.1 Nhân vật từ hiện thực đời sống Đây là loại hình nhân vật. .. KIỂU NHÂN VẬT TRONG KỊCH NGUYỄN ĐÌNH THI Nhân vật là một thành công lớn trong kịch Nguyễn Đình Thi Khảo sát các tác phẩm kịch của ông, chúng tôi nhận thấy tuy chỉ với một số lượng tác phẩm có thể nói khá là khiêm tốn nhưng tác giả đã tạo dựng nên cho mình một thế giới nhân vật phong phú về số lượng và đa dạng về kiểu loại Bất chấp những hạn chế về thời gian, không gian của kịch trên sân khấu, Nguyễn Đình. .. tiết trong việc miêu tả ngoại hình và hành động nhân vật như tự sự; việc khắc họa tính cách, nhân vật kịch tập trung vào hành động và ngôn ngữ của nhân vật Nhờ đó mà với nghệ thuật trình diễn, nhân vật kịch mới có thể hiện lên một cách chân thực, thuyết phục được công chúng Việc phân chia các loại hình nhân vật cũng rất đa dạng Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật chính, nhân. .. số lượng nhân vật bị hạn chế, không xuất hiện nhân vật người kể chuyện Trong nhân vật kịch, yếu tố quan trọng nhất là hành động kịch Mối quan hệ giữa hành động và nhân vật trong mỗi tác phẩm luôn là tiền đề, là trục chính để xác định tính cách nhân vật kịch Hành động được đặt trong tương quan và bộc lộ qua xung đột Nhân vật lại là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng trong tác... Đình Thi đã nỗ lực không ngừng để tìm ra những hình thức mới để cho mỗi vở kịch của mình có thể là sự kết hợp tự nhiên của nhiều nhân vật, thuộc nhiều kiểu, loại, mang nhiều đặc điểm và tính cách khác nhau Trong kịch Nguyễn Đình Thi, từ hình tượng thi n nhiên đến hình tượng con người, tất cả hòa hợp trong một không khí như mơ như thực Đọc kịch Nguyễn Đình Thi, người đọc như đang đi trong một thế giới. .. đều nằm trong ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ nhân vật chiếm vai trò quan trọng trong việc thể hiện nhân vật Ngôn ngữ nhân vật là hình thức tồn tại hầu như duy nhất của ngôn ngữ kịch (không tính đến những lời chú thích, minh họa về mặt sân khấu, trang phục, sự xuất hiện của diễn viên khi diễn xuất trên sân khấu…) Nhân vật trong kịch bản là con người được khắc họa bằng đối thoại và độc thoại Nhân vật kịch phải... trò nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lý tưởng của nhà văn, có thể nói tới nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Các kiểu cấu trúc nhân vật cũng rất đa dạng: có kiểu nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng Điều này càng cho thấy tính đa dạng và phong phú đồng... về nhân vật trong một vở kịch hay tìm hiểu về thế giới nhân vật trong các sáng tác của một kịch tác gia văn học là một việc bao quát và toàn diện cho thấy quan niệm, tư tưởng, tài năng nghệ thuật của tác giả cũng như toàn bộ tác phẩm, đặc biệt khi nó được trình diễn trên sân khấu Đó sẽ luôn là một con đường hiệu quả nhất để tiếp cận với kịch 1.2 Hành trình sáng tác kịch của Nguyễn Đình Thi Nguyễn Đình. .. ôm hôn tác giả… Nhưng sau 8 buổi diễn, vở kịch có lệnh cấm” Giới sân khấu lúc đó có giai thoại vui “nếu kịch bản mang tên Nguyễn Đình Thi, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi thì khâu duyệt vở sẽ là Nguyễn Đình …Chỉ” Chính Nguyễn Đình Thi cho biết với vở kịch này ông còn gặp rất nhiều phiền phức rắc rối Điều đáng nói dù không được diễn, hoặc không được in, Nguyễn Đình Thi vẫn cứ viết Số phận của Rừng trúc còn... b) Nhân vật Lý Chiêu Hoàng Có lẽ, đây là nhân vật được Nguyễn Đình Thi dành nhiều tâm huyết hơn cả Cũng có thể nói, đây là nhân vật lý tưởng – nhân vật mang tầm tư tưởng lớn nhất, kết tinh những suy tư chiêm nghiệm, cả những trăn trở tha thi t của người nghệ sĩ trong suốt một đời hoạt động sáng tác nghệ thuật Chọn một nhân vật có thật trong lịch sử làm chất liệu nghệ thuật, quyền năng sáng tạo của Nguyễn . về nhân vật kịch và hành trình sáng tác kịch của Nguyễn Đình Thi Chương II: Các kiểu nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi. nhau, trong một nhân loại không thể chia cắt được” [28, tr. 382]. Nghiên cứu về Thế giới kịch của Nguyễn Đình Thi, nhà nghiên cứu Tất Thắng cho rằng: Thế giới kịch của Nguyễn Đình Thi là một thế. tài Thế giới nhân vật trong kịch Nguyễn Đình Thi với mong muốn góp thêm một chút công sức vào việc tìm hiểu và khẳng định những đóng góp của kịch Nguyễn Đình Thi đặc biệt là về nhân vật.

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan