Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn.

79 548 2
Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LIỄU THỊ GIANG Tên đề tài: ''VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ TÂN ĐOÀN - VĂN QUAN - LẠNG SƠN'' KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chinh quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn Khóa học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng Thái Nguyên - 2014 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, giúp sinh viên bước đầu làm quen với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức mình đã học ở trường để trở thành những cán bộ khoa học kỹ thuật được trang bị đầy đủ cả kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của công việc. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa KT&PTNT, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng em đã thực hiện đề tài: ''Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn''. Qua thời gian thực tập tại địa bàn xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn đến nay đề tài đã được hoàn thành. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình, chu đáo trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành đề tài này. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa KT&PTNT, các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm đã giúp đỡ em trong những năm tháng học tại trường. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ UBND xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình và cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin để em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người đã quan tâm, động viên, khích lệ và giúp đỡ em trong suốt bốn năm học vừa qua. Do thời gian thực tập ngắn, khối lượng công việc nhiều và năng lực còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và tất cả các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên,tháng 5 năm 2014 Sinh Viên Liễu Thị Giang DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ĐVT : Đơn vị tính KHKT : Khoa học kỹ thuật KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình UBND : Ủy ban nhân dân TC-CĐ-ĐH : Trung cấp- Cao đẳng- Đại học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1 Kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra 19 Bảng 4.1. Cơ cấu đất đai của xã Tân Đoàn năm 2013 23 Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động giai đoạn năm 2011-2013 25 Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã năm 2011-2013 26 Bảng 4.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã tân Đoàn giai đoạn 2011-2013 28 Bảng 4.5: Số trường, lớp, học sinh đến trường năm 2013 29 Bảng 4.6. Nữ trong các nhóm tuổi từ năm 2011-2013 32 Bảng 4.7 Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2013 32 Bảng 4.8 Phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể tại xã Tân Đoàn năm 2013 34 Bảng 4.9 Hiện trạng về các yếu tố sản xuất của hộ………………………….39 Bảng 4.10. Sự phân công lao động của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp 39 Bảng 4.11. Người ra quyết định và thực hiện trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ 41 Bảng 4.12. So sánh thu nhập của vợ tạo ra so với chồng trong hộ gia đình ở các nhóm hộ điều tra ở xã năm 2013 43 Bảng 4.13. Thực trạng phụ nữ trong các nhóm hộ tham gia các cuộc hội họp ở địa phương 45 Bảng 4.14. Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ 46 Bảng 4.15. Tỷ lệ tiếp cận kiến thức của phụ nữ và nam giới ở các điểm nghiên cứu 47 Bảng 4.16. Tình hình quản lý tài chính của hộ tại vùng nghiên cứu 48 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1.Biểu đồ cơ cấu phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2013 33 Hình 4.2: Biểu đồ phụ nữ trong cơ cấu các ngành nghề của xã Tân Đoàn năm 2013 35 Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ người ốm trong các hộ được chăm sóc, chữa trị tại nhà ở các vùng nghiên cứu 49 Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ các hộ sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình 50 MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 1.4 Ý nghĩa của đề tài 3 1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Cơ sở khoa học 4 2.1.1 Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình 4 2.1.2 Chức năng của hộ 4 2.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hộ nông dân 4 2.1.4 Một số lý luận chung về giới và giới tính 5 2.1.5Vị trí và vai trò của phụ nữ trong phát tiển kinh tế nông thôn 8 2.1.6 Các chỉ tiêu đánh gía vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình 13 2.1.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình 13 2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 15 2.2.1 Tình hình thay đổi của phụ nữ trên thế giới 15 2.2.2 Phụ nữ việt Nam và vai trò của họ trong phát triển kinh tế gia đình và trong hoạt động xã hội 16 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘ I DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18 3.2 Nội dung nghiên cứu 18 3.3 Phương pháp nghiên cứu 18 3.3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 18 3.3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: 18 3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 19 3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 20 3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 21 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 22 4.1.2 Một số đặc điểm chung về kinh tế xã hội và nhân văn của xã Tân Đoàn 25 4.2 Thực trạng vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và xã hội ở xã Tân Đoàn 32 4.2.1 Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn xã. 32 4.2.2 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong các nhóm hộ điều tra ở xã Tân Đoàn 35 4.3 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triẻn kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn- Văn Quan -Lạng Sơn 50 4.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn 55 4.3.1 Căn cứ để đề xuất giải pháp 55 4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã tân đoàn- văn quan- lạng sơn 56 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 5.1. Kết luận 60 5.2. Kiến nghị 61 5.2.1 Đối với nhà nước 61 5.2.2 Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương 61 5.2.3 Đối với người nông dân 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ lao động đông đảo trong xã hội. Bằng những lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trong đời sống xã hội, cụ thể trong lĩnh vực hoạt động vật chất phụ nữ là một lực lượng trực triếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra con người để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hóa nhân loại. Nền văn hóa dân gian bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ. Ở Việt Nam phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số cả nước, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và càng ngày càng thể hiện vị trí vai trò của mình trong xã hội. Trong suốt chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước, xây dựng đất nước, lịch sử Việt Nam đã nghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ. Trong công cuộc đổi mới đất nước của Đảng, họ luôn giữ và phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết và lao động sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong học tập, lao động, phấn đấu đạt những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực. Trong gia đình, mỗi phụ nữ vừa là con dâu, người vợ, người mẹ, người thầy của các con, người thầy thuốc của gia đình. Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Ở khu vực nông thôn cùng với việc tham gia tích cực vào phát triển kinh tế gia đình, mỗi phụ nữ tham gia nhiều hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh quốc phòng địa phương làm thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam. Tân Đoàn là một xã thuộc địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn với hơn 50% dân số là phụ nữ. Lực lượng này đã và đang đóng góp to lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội của toàn xã. Tuy nhiên sự đóng góp của phụ nữ lại chưa được ghi nhận một cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia 2 đình. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, người phụ nữ phải ''nặng gánh hai vai'', vừa làm tốt vai trò xã hội, vừa đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm mẹ trong khi quỹ thời gian của họ cũng chỉ như mọi người, sức khỏe lại hạn chế. Để cố gắng làm tốt họ phải nỗ lực và hi sinh những quyền lợi về mọi mặt. Nhiều câu hỏi được đặt ra cho bản thân, cho các cấp hội phụ nữ và chúng ta: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay như thế nào? giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực cho phụ nữ?. Vì vậy, nghiên cứu về vai trò của phụ nữ nông thôn xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn trong việc phát triển kinh tế được đặt ra như một yêu cầu cấp bách để từ đó đề ra giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng này, qua đó thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo xu hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra. Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, được sự phân công của nhà trường và sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: ''Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn'', với mong muốn có cái nhìn tổng thể về tầm quan trọng của phụ nữ nông thôn ở xã Tân Đoàn trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó có các giải pháp để phụ nữ ngày càng có cơ hội hội nhập vào cộng đồng và có tiếng nói trong gia đình cũng như ngoài xã hội, nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng tiếp cận của phụ nữ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng về vai trò của người phụ nữ nông thôn Tân Đoàn trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề giới và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng. - Phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn tại địa bàn xã. 3 - Nghiên cứu thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương và tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ và khả năng đóng góp của phụ nữ tại xã trong phát triển kinh tế hộ gia đình thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ trong các hộ gia đình trên địa bàn xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn. - Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại một số cơ quan, tổ chức kinh tế chính trị - xã hội, một số nhóm hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, dịch vụ trong nông nghiệp trên địa bàn xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn. - Thời gian nghiên cứu: Tổng quan về vai trò của phụ nữ được phân tích thông qua số liệu của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức kinh tế xã hội trong thời gian gần đây, chủ yếu từ năm 2011- 2013. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân sinh viên. + Là tài liệu tham khảo những người quan tâm và các sinh viên khóa tiếp theo. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiựn - Những nghiên cữu và kữt luữn cữa đữ tài là cữ sữ khoa hữc cho các tữ chữc cữa nhà nữữc, các tữ chữc xã hữi và ngữữi dân tham khữo trong viữc phát triữn kinh tữ hữ gia đình nói riêng cũng nhữ phát triữn kinh tữ xã hữi nói chung. - Thữy đữữc tữm quan trững cữa phữ nữ và những mữt hữn chữ cữa phữ nữ khi tham gia vào xã hữi đữ có giữi pháp khữc phữc. [...]... đổi vai trò một cách rõ rệt 13 2.1.6 Các chỉ tiêu đánh gía vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình - Dựa vào mức độ tham gia của phụ nữ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh: Mức độ tham gia của phụ nữ trong hoạt động sản xuất kinh doanh càng nhiều thì vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và cả sự phát triển kinh tế xã hội càng cao - Dựa vào thu nhập do phụ nữ. .. 2014 - Thời gian thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp 201 1- 2013 3.2 Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và nhân văn của xã Tân Đoàn Văn Quan - Lạng Sơn - Tìm hiểu thực trạng vai trò của phụ nữ trong các nhóm hộ trên địa bàn xã - Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tham gia của phụ nữ vào phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã - Nhận xét đánh giá chung về vai trò của phụ nữ trong. .. khẳng định mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội 18 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Phụ nữ, vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình - Sự tham gia của phụ nữ vào các công việc gia đình, xã hội 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn - Thời gian thực tập:... chung của cộng đồng 2.1.5 Vị trí và vai trò của phụ nữ trong phát tiển kinh tế nông thôn Vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội * Vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội Trên toàn Thế giới, phụ nữ đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng sản xuất và tái sản xuất Họ chiếm trên 50% trong tổng số lao động, số giờ lao động của họ chiếm 2/3 tổng giờ lao động của xã hội và sản xuất ra 1/2 trong. .. mẹ của phụ nữ được thực hiện tốt là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước Ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, chính trị và xã hội Điều đó cho thấy phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong các lĩnh vực của xã hội * Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn Phụ nữ luôn là người đóng vai trò. .. mang lại thu nhập cho gia đình Ngày nay người phụ nữ có quyền tham gia vào các quyết định của gia đình, các công việc kinh doanh buôn bán Mặt khác phần trăm phụ nữ tham gia các hoạt động sản xuất và gia đình thể hiện vai trò của họ trong việc nâng cao mức sống cho gia đình và toàn xã hội 2.1.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình Quan niệm về giới, những... lớn cho sự phát triển kinh t - xã hội của xã Hiện nay, lao động trong độ tuổi của toàn xã có 1287 người chiếm 42.6% dân số Trong đó lao động nữ có 684 người chiếm 53,2%, tình hình lao động của xã tương đối ổn định tăng tương đối đều qua các năm Tình hình phát triển kinh tế của xã Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã giai đoạn 201 0-2 015, kinh tế của xã đã có... giá chung về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong thời gian tới của xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Tiếp cận nghiên cứu xã hội học (giới): Nhằm nghiên cứu đặc tính của giới, sự khác nhau và các yếu tố ảnh... chăm sóc gia đình, con cái là công việc của người phụ nữ, như vậy vô hình chung họ công nhận cái định kiến xã hội, tự trói buộc mình để rồi công việc gia đình đè lên đôi vai của họ, họ không còn thời gian cho việc tham gia các hoạt động xã hội Họ tự đánh mất vai trò và vị trí của mình trong gia đình và xã hội Ta có thể khẳng định rằng, phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nhân... thực tế cuộc sống và những gì phụ nữ làm đã khẳng định vai trò và vị trí của họ trong gia đình, trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh t - xã hội, trong bước tiến của nhân loại Phụ nữ cùng lúc phải thực hiện nhiều vai trò, cho nên họ cần được chia sẻ, thông cảm cả về hành động lẫn tinh thần, gia đình và xã hội cũng cần có những trợ giúp để họ thực hiện tốt hơn vai trò của mình 10 * Vai trò của người phụ . '&apos ;Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn& apos;'. Qua thời gian thực tập tại địa bàn xã Tân Đoàn - Văn Quan - Lạng Sơn đến. tế hộ gia đình tại xã Tân Đoàn- Văn Quan -Lạng Sơn 50 4.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Tân Đoàn - Văn Quan -. về kinh tế xã hội và nhân văn của xã Tân Đoàn 25 4.2 Thực trạng vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và xã hội ở xã Tân Đoàn 32 4.2.1 Khái quát về thực trạng vai trò của phụ

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan