Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

85 1.8K 6
Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI BÍCH PHƯƠNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI XÃ VĨNH LỢI, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG”. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến Nông Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2010 – 2014 Thái Nguyên - 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI BÍCH PHƯƠNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI XÃ VĨNH LỢI, HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG”. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến Nông Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : 42 - KN Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Đức Hải Thái Nguyên - 2014 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu và học tập tại khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”. Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới thầy giáo ThS. Vũ Đức Hải là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trông suốt quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, đồng thời cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong Trạm Khuyến nông huyện Sơn Dương, ban lãnh đạo UBND xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh tuyên Quang đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại địa phương. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, nên tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Bùi Bích Phương DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á BKH Bộ khoa học BNN Bộ nông nghiệp BVTV Bảo vệ thực vật CBKN Cán bộ khuyến nông CP Chính phủ EMINA Chế phẩm sinh học EU European Union (liên minh Châu Âu) FAO Tổ chức Lương Thực Thế Giới HTX Hợp tác xã ILO Tổ chức lao động quốc tế IPM Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp KH&CN Khoa học và công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PGS.TS Phó giáo sư tiến sỹ PTNT Phát triển nông thôn QĐ Quyết định RAT Rau an toàn RTT Rau thông thường Rtw Hệ thống thủy canh mở TCVN Tiêu chuẩn vệ sinh y tế Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi Việt Nam VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WHO Tổ chức Y tế Thế Giới WTO Tỏ chức Thương Mại Thế Giới DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Tình hình đất đai của xã Vĩnh Lợi giai đoạn 2011 – 2013 25 Bảng 4.2: Dân số và lao động xã Vĩnh Lợi năm 2011 – 2013 27 Bảng 4.3: Giá trị sản xuất qua 3 năm các ngành Kinh tế của xã 29 Bảng 4.4: Doanh thu qua 3 năm từ sản xuất, kinh doanh của xã 29 Bảng 4.5: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 32 Bảng 4.6: Đánh giá của người dân về công tác triển khai mô hình (n=60) 35 Bảng 4.7: So sánh diện tích trồng RAT và RTT năm 2011-2013 38 Bảng 4.8: Năng suất một số loại RAT và RTT (2011-2013) 39 Bảng 4.9: Mức đầu tư phân bón cho 1 sào RAT và RTT năm 2013 40 Bảng 4.10: Thực trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân trong mô hình RAT và RTT năm 2013 43 Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả điều tra về tình hình tiêu thụ RAT ở 60 hộ. 45 Bảng 4.12: Giá bán một số loại RAT, RTT và Lúa trong năm 2013 46 Bảng 4.13: Hạch toán sơ bộ chi phí sản xuất và lợi nhuận thu được cho một sào rau bắp cải 48 Bảng 4.14: Hạch toán sơ bộ chi phí sản xuất và lợi nhuận thu được cho một sào rau súp lơ xanh 49 Bảng 4.15: Hạch toán sơ bộ chi phí sản xuất và lợi nhuận cho một sào xu hào 50 Bảng 4.16: Hạch toán sơ bộ chi phí sản xuất và lợi nhuận cho một sào lúa Khang Dân 18 51 Bảng 4.17: So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình RAT, RTT với trồng lúa tại xã Vĩnh Lợi (tính cho 1 sào) 52 MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Những khái niệm liên quan đến rau an toàn 3 2.1.2. Tiêu chuẩn Rau an toàn 3 2.1.3. Sự quan trọng của cây rau 4 2.1.4. Nguyên tắc sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP 5 2.1.5. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn trong giai đoạn hiện nay. 6 2.2 Cơ sở thực tiễn đề tài 8 2.2.1. Vài nét về tình hình sản xuất rau an toàn trên Thế giới 8 2.2.2 Tình hình sản xuất rau an toàn ở Việt Nam 11 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 18 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 18 3.2. Nội dung nghiên cứu 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu 19 3.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu 19 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 19 3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu 20 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 20 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 21 3.4.1. Chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương 21 3.4.2. Chỉ tiêu về nhận thức đánh giá của người dân về mô hình RAT 21 3.4.3. Chỉ tiêu kết quả thực hiện mô hình 22 3.4.4. Chỉ tiêu đưa ra các giải pháp 22 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 23 4.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội 27 4.1.3. Cơ sở hạ tầng của xã 30 4.1.4. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 31 4.2. Nhận thức đánh giá của người dân về mô hình RAT 32 4.2.1. Thực trạng đào tạo, tập huấn kỹ thuật. 32 4.2.2. Nhận thức đánh giá của người dân về công tác triển khai dự án. . 34 4.3. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại địa phương 36 4.3.1. Các loại mô hình trồng RAT 36 4.3.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại địa phương 37 4.3.3. Hiệu quả của mô hình sản xuất rau an toàn và rau thông thường ngoài đồng ruộng. 46 4.3.4. Khả năng lan rộng của mô hình sản xuất RAT tại xã Vĩnh Lợi 57 4.4. Một số giải pháp phát triển mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi – Sơn Dương – Tuyên Quang. 59 4.4.1. Giải pháp về quy hoạch mở rộng diện tích vùng trồng rau an toàn. 59 4.4.2. Giải pháp về vốn 60 4.4.4. Giải pháp về đất đai 60 4.4.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng 60 4.4.5. Giải pháp về lao động 61 4.4.6. Giải pháp về kỹ thuật 62 4.4.7. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm 63 4.4.8. Giải pháp về Khuyến nông 64 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 5.1. Kết luận 65 5.2. Kiến nghị 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người, đó là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hết sức quan trọng, đặc biệt là Vitamin và chất khoáng. Do đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong rau xanh đang thực sự trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thâm canh tăng năng suất cây trồng để tạo ra khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế ngày một cao, tình hình VSATTP trong nông sản ở Việt Nam nói chung cũng như ở Tuyên Quang nói riêng, nhất là trong rau xanh đang là vấn đề gây nhiều lo lắng và bức xúc. Tình trạng rau bị ô nhiễm do thuốc BVTV, Nitrat(NO 3 ), kim loại nặng, vi sinh vật (VSV) gây hại đã đến mức báo động từ nhiều năm nay nhưng những mẫu rau này vẫn được bán tràn lan trên thị trường. Đó là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính cho người sử dụng. Đồng thời, cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc mãn tính đưa đến các bệnh hiểm nghèo như: Ung thư… ngày càng nhiều. Hơn nữa rau xanh có đặc thù không giống như cây lúa, cây rau được gieo trồng với nhiều chủng loại phong phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi tưới nước, bón phân cũng như phun thuốc BVTV nhiều hơn. Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như, dư lượng thuốc BVTV (do phun thuốc không đảm bảo thời gian cách ly); Đạm (do bón dư thừa vượt quá nhu cầu của cây); các loại vi trùng và ký sinh trùng (do tưới nguồn nước bẩn bị ô nhiễm vi sinh). Các vấn đề nêu trên tồn dư trong rau vượt quá mức qui định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942-1995, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người tiêu dùng. Như vậy, việc sản xuất và cung cấp rau an toàn cho thị trường đảm bảo dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng Nitrat (NO 3 ) kim loại nặng, dưới mức cho phép là nhu cầu hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, năm 2010 tỉnh Tuyên Quang đã triển khai chương trình sản xuất rau an toàn tại nhiều huyện khác nhau, từ đó đến nay vẫn được duy trì và phát triển. Huyện Sơn Dương cũng là một trong những 2 huyện được quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn. Trong đó xã Vĩnh Lợi là xã có nhiều lợi thế và tiềm năng, tháng 9 năm 2013, Dự án sản xuất và sơ chế RAT được triển khai và bắt đầu sản xuất tại xã Vĩnh Lợi theo quy trình của thành phố Tuyên Quang. Trong những năm qua mô hình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ làm cho người nông dân phấn khởi, tin tưởng vào cái mới song vẫn còn nhiều tồn tại trong vấn đề sản xuất rau an toàn: Đó là người nông dân chưa thực sự chủ động trong việc sản xuất, ruộng đất vẫn còn manh mún chưa tập trung, gặp khó khăn trong việc đầu tư thâm canh, chăm bón. Quy trình sản xuất rau an toàn đôi khi không tuân thủ triệt để nên ảnh hưởng đến chất lượng và việc tiêu thụ sản phẩm, làm người tiêu dùng giảm độ tin cậy. Từ những hạn chế đó làm cho hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi giảm đi cả về số lượng cũng như chất lượng. Từ những vấn đề trên, được sự nhất trí của ban quản lý dự án rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi và sự đồng ý của khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Nắm rõ tình hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu, phân tích chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại trong quá trình sản xuất RAT. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình sản xuất RAT tại xã Vĩnh Lợi. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn của sản xuất rau an toàn. - Đánh giá hiện trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi thực hiện mô hình. - Đề xuất một số biện pháp để sản xuất rau an toàn có hiệu quả và nhằm phát triển mô hình rau an toàn trong những năm tới. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Những khái niệm liên quan đến rau an toàn * Rau an toàn(RAT): Có nhiều khái niệm khác nhau về rau an toàn - Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn, 1998 thì “Những sản phẩm rau tươi có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hóa chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gọi tắt là rau an toàn”. - Căn cứ theo quyết định số 04/2007/QĐ – BNN, ngày 19/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành “ Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn” [5] khái niệm RAT được hiểu như sau: “Là sản phẩm rau tươi đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng Nitrat (NO 3 ), vi sinh vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) theo quy định hiện hành của nhà nước (tại quyết định số 99/2008/QĐ – BNN ngày 15/10/2008 của Bộ NN&PTNT); được sản xuất, sơ chế theo quy trình sản xuất, sơ chế RAT; tiến tới sản xuất, sơ chế theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi Việt Nam (VietGAP)”. * Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi Việt Nam gọi tắt là VietGAP (Vietnames Goo Agricultural Practices): Là những nguyên tắc trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và nguồn gốc sản phẩm. *Ngưỡng an toàn: Là mức giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất độc hại (kim loại nặng, nitrat, thuốc Bảo vệ thực vật, các chất điều hòa sinh trưởng), các vi sinh vật có hại được phép tồn tại trên rau mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo Quy định hiện hành của Bộ Y tế. 2.1.2. Tiêu chuẩn Rau an toàn Theo Quyết định số 106/2007/QĐ – BNN ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) [7] sản phẩm rau được hiểu là an toàn khi đáp ứng được các yêu cầu sau: [...]... khỏe người tiêu dùng Thời gian qua đã có nhiều vùng sản xuất rau trên điạ bàn tỉnh Tuyên Quang áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn Tỉnh đã quan tâm xây dựng đề án phát triển rau an toàn giai đoạn 2009 – 2015 và triển khai dự án mở rộng mô hình sản xuất rau theo hướng an toàn tại một số xã, phường trong tỉnh như: Xã Vĩnh Lợi, phường Tân Hà, Hưng Thành, Ỷ La và TP Tuyên Quang với quy mô mở rộng thêm... mô hình sản xuất rau an toàn với các loại rau trồng theo phương pháp truyền thống - Đánh giá ảnh hưởng của mô hình sản xuất rau an toàn về mặt xã hội và môi trường - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của người dân trong triển khai mô hình sản xuất RAT - Đánh giá khả năng lan rộng của mô hình sản xuất RAT tại xã Vĩnh Lợi - Đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng... liên doanh của Hà Lan – Indonesia 13 HATSFARM ở Đà Lạt hiện nay Đa phần các doanh nghiệp sản xuất rau an toàn không gắn được thương hiệu của doanh nghiệp vào sản phẩm Không có thương hiệu riêng cũng khiến rau an toàn Việt Nam không tạo được chỗ đứng trên thị trường [21] Hiện nay, ở Việt Nam đã có công nghệ sản xuất rau an toàn bằng công nghệ cao không dùng đất Đây là công nghệ sản xuất rau an toàn của... rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 3.1.2.1 Phạm vi về nội dung - Đề tài tập chung đi sâu nghiên cứu về thực trạng sản xuất rau an toàn của xã trong thời gian qua và đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy mô hình phát triển một cách có hiệu quả trong thời gian tới - Một số loại rau được nghiên cứu điển hình là: súp lơ, bắp cải, cà chua, xu hào, mướp đắng Tình hình sản xuất, tiêu thụ... cầu rau xanh của thành phố, trong đó RAT được trên 131.000 tấn, đáp ứng được 14%, còn lại 40% lượng rau phải nhập từ các tỉnh lân cận [23] 15 * Tỉnh Tuyên Quang cũng như các tỉnh lân cận Hiện nay nhu cầu tiêu thụ rau an toàn của tỉnh Tuyên Quang rất lớn, hàng năm số lượng rau an toàn sản xuất ra đều chưa đủ cung cấp cho toàn tỉnh và các tỉnh lân cận Tiềm năng phát triển thị trường tiêu thụ RAT tại. .. rau an toàn - Tìm hiểu và phân tích thực trạng sản xuất rau an toàn tại địa phương trong những năm gần đây + Căn cứ theo nội dung về tiêu chuẩn Rau an toàn (Chỉ tiêu về hình thái, chỉ tiêu về nội chất) + Căn cứ theo nội dung về Nguyên tắc sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP (đất, nước tưới, giống, phân bón, bảo vệ thực vật và thu hoạch, đóng gói) 19 - So sánh hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất. .. so sánh để thấy được thực trạng và phương pháp, mức độ và hiệu quả khi tiến hành mô hình trồng RAT 21 3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 3.4.1 Chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương * Chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên: - Vị trí địa lý của xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang - Đặc điểm khí hậu của xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang gồm: Nhiệt độ, lượng... hình sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả của các loại rau 3.1.2.2 Phạm vi về không gian Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang 3.1.2.3 Phạm vi về thời gian Đề tài được nghiên cứu từ ngày 16/01/2014 - 27/04/2014 3.2 Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Đặc điểm tự nhiên, điều kiện Kinh tế - Xã hội, cơ sở hạ tầng - Tìm hiểu những nhận thức... (Nguồn: Ban thống kê xã Vĩnh Lợi) Doanh thu từ sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã Vĩnh Lợi được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.4: Doanh thu qua 3 năm từ sản xuất, kinh doanh của xã Thu nhập bình quân Năm Doanh thu (tỷ đồng) đầu người ( đồng) 2011 85.946 13.450.000 2012 103.489 15.768.000 2013 112.946 16.587.000 (Nguồn: Ban thống kê xã Vĩnh Lợi) Qua bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh trên... san xuất và phân phối rau an toàn Tuy nhiên, đối với mỗi địa phương cũng có những đặc thù riêng về phát triển nghề trồng rau an toàn Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, cả nước hiện có 16 tỉnh, thành phố đã và đang xây dựng vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn với 37.825 ha, trong đó có 4.183 ha được chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất RAT Riêng 6 tỉnh phía Bắc là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, . chọn nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang . 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Nắm rõ tình hình sản xuất. hình sản xuất RAT tại xã Vĩnh Lợi. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn của sản xuất rau an toàn. - Đánh giá hiện trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi,. tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: Nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang . Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, cho phép

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan