Nghiên Cứu Sinh Kế Hộ Tại Xã Minh Xuân- Huyện Lục Yên- Tỉnh Yên Bái.

53 455 0
Nghiên Cứu Sinh Kế Hộ Tại Xã Minh Xuân- Huyện Lục Yên- Tỉnh Yên Bái.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG VĂN TRÁNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU SINH KẾ HỘ TẠI XÃ MINH XUÂN HUYỆN LỤC YÊN- TỈNH YÊN BÁI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến Nông Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên - 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG VĂN TRÁNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU SINH KẾ HỘ TẠI XÃ MINH XUÂN HUYỆN LỤC YÊN- TỈNH YÊN BÁI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến Nông Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : 42 - KN Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lành Ngọc Tú Thái Nguyên - 2014 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là thành quả trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của mỗi sinh viên tại giảng đường Đại học, cùng với quãng thời gian thực tập nghiên cứu tại cơ sở, đó là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giữa những gì được tiếp thu từ thầy cô, sách vở và thực tiễn tại cơ sở trong suốt quãng thời gian thực tập. Bằng cả tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy giáo Th.S Lành Ngọc Tú đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung và Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn nói riêng và UBND xã Minh Xuân đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực tập. Do thời gian có hạn cũng như năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên trong khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2014 Sinh viên Nông Văn Tráng DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Minh Xuân 16 Bảng 4.2: Diện tích các cây trồng chủ yếu của xã Minh Xuân 17 Bảng 4.3: Thống kê vật nuôi của xã Minh Xuân năm 2014 20 Bảng 4.4: Dân số và lao động của xã Minh Xuân 22 Bảng 4.5: Thành phần dân tộc ở xã Minh Xuân 23 Bảng 4.6: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2014 25 Bảng 4.7: Thông tin chung về hộ điều tra 26 Bảng 4.8: Cấu trúc dân tộc trong các hộ điều tra 27 Bảng 4.9: Cấu trúc phân loại hộ điều tra theo các thôn 27 Bảng 4.10: Bình quân diện tích canh tác theo nhóm hộ (ha/hộ) 28 Bảng 4.13: Bình quân diện tích rừng và đất rừng phân theo thôn và dân tộc 30 Bảng 4.14: Bình quân thu nhập (%) về nông nghiệp theo thôn và nhóm hộ 31 Bảng 4.15: Thu nhập (%) về phi nông nghiệp theo thôn và nhóm hộ 33 Bảng 4.16: Số tháng giành toàn bộ (%) thời gian cho nông nghiệp của các thành viên gia đình trong 12 tháng qua Error! Bookmark not defined. Bảng 4.17: Số tháng giành một phần(%) thời gian cho nông nghiệp của các thành viên gia đình trong 12 tháng qua Error! Bookmark not defined. Bảng 4.18: Số tháng giành toàn bộ (%) thời gian cho phi nông nghiệp của các thành viên gia đình trong 12 tháng qua Error! Bookmark not defined. Bảng 4.19: Số tháng giành một phần(%) thời gian cho phi nông nghiệp của thành viên gia đình trong 12 tháng qua Error! Bookmark not defined. Bảng 4.20: Thu nhập (%) về trồng trọt theo thôn và nhóm hộ 34 Bảng 4.21: Số hộ trồng và thu nhập từ các cây trồng chủ yếu tại Error! Bookmark not defined. Bảng 4.23: Số hộ chăn nuôi và thu nhập từ các vật nuôi chủ yếu tại Minh Xuân 37 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Bản đồ huyện Lục Yên và xã Minh Xuân 15 MỤC LỤC Phần 1. Mở đầu 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2.Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 1.4.2. Ý Nghĩa trong thực tiễn sản xuất 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.1.1. Sinh kế, tiếp cận sinh kế và khung sinh kế 3 2.1.2. Hộ và kinh tế hộ 6 2.2 Tình hình nghiên cứ trong và ngoài nước 9 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 11 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 11 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 11 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 11 3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 11 3.2. Nội dung nghiên cứu 11 3.3. Phương pháp nghiên cứu 12 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp 12 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu sơ cấp 12 3.3.3. Phương pháp phân tích sử lý số liệu 14 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 15 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Minh Xuân có liên quan đến sản xuất nông nghiệp 15 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 15 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 18 4.1.3. Cơ cấu cây trồng chính của xã Minh Xuân 24 4.2. Các hoạt động sinh kế và thu nhập của cộng đồng dân tộc xã Minh Xuân 26 4.2.1. Thông tin về hộ và phân loại hộ điều tra 26 4.2.2. Diện tích đất canh tác, rừng và đất rừng của các hộ điều tra 28 4.2.3. Thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp 31 4.2.4. Thu nhập về trồng trọt của các hộ điều tra 33 4.2.5. Thu nhập từ chăn nuôi của các hộ điều tra 35 4.2.6. các hoạt động sinh kế khác 38 4.3. Kết quả sinh kế của người dân 39 4.4. Các giả pháp phát triển sinh kế 41 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43 5.1. Kết luận 43 5.2. Kiến Nghị 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 1 Phần 1 Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực nông thôn có khoảng 13 triệu hộ, trong đó có khoảng hơn 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. Với trình độ dân trí và tập quán canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực. Xây dựng các hoạt động sinh kế bền vững và xóa đói giảm nghèo là những chính sách xã hội cơ bản hướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều kiện tiếp cận các nguồn lực để phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi nghèo đói, có một cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên thực tế hiện nay, người dân nghèo còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực để phát triển kinh tế. Họ ít có khả năng tiếp cận với các nguồn lực như tài chính, thông tin, cơ sở vật chất để kiếm kế sinh nhai. Để cải thiện sinh kế cho nông dân nghèo vùng cao, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số và phụ nữ cần có sự quan tâm của Nhà nước và các tổ chức xã hội, thông qua các hoạt động, thông qua hệ thống cây trồng/vật nuôi tổng hợp, phát triển sản xuất bền vững và sử dụng các cây trồng lương thực, thức ăn chăn nuôi cần được đầu tư cả về vốn, vật tư nông nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật… để phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển các hoạt động sinh kế, giúp người nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó ta thấy rằng sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Xã Minh Xuân (huyện Lục Yên ,tỉnh Yên Bái) là một xã miền núi, điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp nhiều khó khăn, dân trí của người dân còn thấp, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông khó khăn, diện tích đất canh tác ít, thiếu nước, Sinh kế của các hộ gia đình địa phương chủ yếu dựa vào trồng 2 trọt, bao gồm: trồng lúa, ngô, sắn, lạc,… Chăn nuôi bao gồm: trâu, bò, lợn, gà và một số gia cầm khác. Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như tìm hiểu tình hình thực trạng về các hoạt động sinh kế của người dân nơi đây sẽ là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân miền núi xã Minh Xuân nói riêng cũng như người dân trong địa bàn Tỉnh nói chung, làm tiền đề cho các can thiệp của dự án phát triển nông thôn, các chương trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế… để nâng cao đời sống cho người dân. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên Cứu Sinh Kế Hộ Tại Xã Minh Xuân- Huyện Lục Yên- Tỉnh Yên Bái” 1.2.Mục đích nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương có liến quan đến sản xuất nông nghiệp. - Điều tra, đánh giá các hoạt động sinh kế và thu nhập của cộng đồng các dân tộc địa phương để làm cơ sở cho các can thiệp 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. - Phân tích được thực trạng hoạt động sinh kế - Nghiên cứu được cơ cấu thu nhập - Đề xuất được giải pháp phát triển sinh kế 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Giúp sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với thực tế để có thêm kinh nghiệm, bổ sung những kiến thức còn thiếu, vận dụng những kiến thức về kỹ thuật chuyên môn cũng như nghiệp vụ khuyến nông vào trong sản xuất 1.4.2. Ý Nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Đáp ứng mục đích ứng dụng nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn của người dân miền núi - Đóng góp kiến nghị nhũng giải pháp khả thi cho cho chiến lược sinh kế của người dân miền núi xã Minh Xuân 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Sinh kế, tiếp cận sinh kế và khung sinh kế - Khái niệm sinh kế: Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế. Theo một số tác giả, sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội như: cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, nước mặt, đường xá,…) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện để kiếm sống của con người (Scoones, 1998). Sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể hiện qua hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hoạt động nông nghiệp bao gồm: (1)Trồng trọt: Lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, cây ăn quả, rau màu,…, (2) chăn nuôi: Lợn, gà, trâu, bò, cá,…, và (3) Lâm nghiệp: Trồng cây keo, bạch đàn, mỡ, rừng,… Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu bao gồm các dịch vụ, buôn bán và các ngành nghề khác. Như vậy, trong phạm vi báo cáo này, sinh kế của người dân nông thôn được hiểu là các hoạt động sản xuất nông nghiệp để nuôi sống cho chính gia đình họ. Vì vậy, xây dựng kế hoạch chiến lược cải thiện sinh kế chính là việc xây dựng các thí nghiệm trình diễn hiện trường để góp phần cải thiện sinh kế địa phương. Qua đó góp phần phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. - Tiếp cận sinh kế: Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ. Nó phản ánh bức tranh tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương thúc truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp…) Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng [...]... nghiệp và phi nông nghiệp Nghiên cứu chọn mẫu 60 hộ trong địa bàn xã và lựa chọn thực hiên tại 4 thôn: thôn 3( Loong Cha), thôn 1(Nàng Khà) , thôn 4(Kéo quạng) và thôn 5(Bản Cố), thuộc xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 3.1.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm thực hiện: Đề tài được nghiên cứu tại xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài: Từ ngày 08/01/2014... hình giáo dục y tế, tình hình kinh tế- xã hội địa phương 11 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Là các hộ gia đình nông dân cùng với các hoạt động sinh kế của của họ tại xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Các hoạt động sinh kế trong đề tài bao gồm hoạt động nông... nhiên Minh Xuân là xã miền núi nằm ở phía tây bắc của huyện Lục Yên, cách thành phố Yên Bái 93 km về phía Đông Bắc Minh Xuân có vị trí địa lí tiếp giáp với: - Phía Đông giáp xã Đồng Hương, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang; - Phía Bắc giáp xã Mường Lai; - Phía Tây giáp xa Mai Sơn; - Phía Nam giáp xã Yên Thắng Xã Minh Xuân Hình 4.1: Bản đồ huyện Lục Yên và xã Minh Xuân Với vị trí địa lý như vậy thì xã Minh. .. dung nghiên cứu Đề tài tập trung các nội dung nghiên cứu sau đây: - Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, Tỉnh Yên Bái + Điều kiện tự nhiên + Điều kiện kinh tế xã hội + Cơ cấu cây trồng chính của địa phương - Đánh giá và phân tích được thực trạng các hoạt động sinh kế của cộng đồng các dân tộc địa phương 12 + Thông tin về các hộ và phân loại hộ tại địa bàn nghiên. .. nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như 6 dư nợ và cơ hội Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi... thiện sinh kế của cộng đồng địa phương Số liệu được thu thập tại bốn thôn xác định là thôn 3 ( Loong Cha), thôn 1 (Nàng Khà) , thôn 4 (Kéo quạng) và thôn 5 (Bản Cố), thuộc xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Tổng số có 60 phiếu điều tra đã được thu thập tại 60 hộ trong 4 thôn trên Nghiên cứu chọn mẫu dựa trên phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên có điều kiện Đặc điểm tình hình chung 4 thôn nghiên cứu. .. về nghiên cứu và đào tạo phát triển nông thôn ở các trường đại học và các viện nghiên cứu ở Việt Nam Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa ngành và liên kết giữa khoa học tự nhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu hệ thống nông thôn bền vững Đồng thời, phát huy kinh nghiệm tiếp cận chính diện trong nghiên cứu như phân tích sinh kế và tư duy hệ thống phát huy liên tục trong nghiên. .. nghiên cứu đối với chính sách và thực thi chính sách phát triển nông thôn và tình hình sinh kế ở nông thôn • Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mĩ miền Trung Việt Nam của trường Đại Học Khoa Học Và Đời Sống PrahaCzech Nghiên cứu này được thực hiện ở xã Phong Mĩ huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế , đề tài này nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh. .. thế, bàn về sinh kế và sinh kế bền vững có rất nhiều ý kiến, cách tiếp cận khác nhau + Có ý kiến cho rằng sinh kế là phương tiện/ cách thức để kiếm sống Có ý kiến cho rằng sinh kế của một hộ gia đình hay của một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai, là cách thức kiếm sống Hoặc sinh kế là thu nhập ổn định có được nhờ áp dụng các phương thức/ biện pháp khác nhau Và có ý kiến cho rằng sinh kế có thể được... mẫu điều tra tại địa bàn nghiên cứu, chọn ra được tổng số 60 hộ điều tra tại 4 thôn (Lông Cha, Nà Khà, Kéo Quạng và Bản Cố), một số thông tin cơ bản về các hộ và đặc biệt là chủ hộ điều tra này được trình bày ở bảng (4.7.) Bảng 4.7: Thông tin chung về hộ điều tra Chỉ tiêu Đơn vị tính Bình quân số nhân khẩu Khẩu /hộ Bình quân tuổi của chủ hộ Nam Số chủ hộ là nam giới Hộ Số chủ hộ là nữ giới Hộ (Nguồn: . tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên Cứu Sinh Kế Hộ Tại Xã Minh Xuân- Huyện Lục Yên- Tỉnh Yên Bái 1.2.Mục đích nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. Yên, tỉnh Yên Bái. 3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm thực hiện: Đề tài được nghiên cứu tại xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài:. nghiên cứu Là các hộ gia đình nông dân cùng với các hoạt động sinh kế của của họ tại xã Minh Xuân, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Các hoạt động sinh kế trong đề tài bao

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan