Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường của việc chăn nuôi gà thả vườn tại xã Hòa Sơn - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang.

101 539 0
Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường của việc chăn nuôi gà thả vườn tại xã Hòa Sơn - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VÂN KHÁNH Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆC CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN TẠI XÃ HÒA SƠN HUYỆN HIỆP HÒA - TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VÂN KHÁNH Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆC CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN TẠI XÃ HÒA SƠN HUYỆN HIỆP HÒA - TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Lớp : 42B - KTNN Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Châu Thái Nguyên, 2014 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam, nông nghiệp được xác định là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển nền kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh nhiều ngành hàng có giá trị sản xuất cao như: lúa gạo, cà phê, cao su…thì chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ngành chăn nuôi đang từng bước vươn lên cải tiến cách thức sản xuất, nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh. Các sản phẩm từ chăn nuôi như thịt, trứng, sữa có vị trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của con người. Thịt cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin, khoáng chất, axit hữu cơ và nhiều chất bổ khác… Ngoài ra, phát triển chăn nuôi còn có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Chăn nuôi đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ có khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng chuyên môn hóa kỹ thuật cao. Trong bối cảnh đại dịch cúm đang lan rộng và gây nhiều ảnh hưởng tới nền kinh tế nhiều nới ở nước ta. Trong đó, xã Hòa Sơn là một xã của huyện Hiệp Hòa- tỉnh Bắc Giang cũng bị ảnh hưởng và chịu nhiều thiệt hại. Ngành chăn nuôi gia cầm của xã Hòa Sơn được phát triển với quy mô tương đối rộng, nhất là đối với chăn nuôi gà. Số lượng đàn gà ngày càng được tăng cao trên các thôn. Trong những năm qua, chăn nuôi gà đã có những thuận lợi, nhưng cũng không thể tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Trong đó, việc mâu thuẫn giữa việc chi phí giữa các yếu tố đầu vào thì cao tương đối so với thu nhập đem lại cho người chăn nuôi.Có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng này luôn tồn tại, song nguyên nhân có tác động không nhỏ tới vấn đề này là do thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa vững chắc. Nó không chỉ gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến ngành chăn nuôi gia cầm mà còn đem lại nhiều hậu quả không nhỏ tới các lĩnh vực liên quan. Nhận thấy được những khó khăn trước mắt của ngành chăn nuôi gà, việc nghiên cứu về những giải pháp để giữ vững nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gà là vấn đề thiết thực nhất. Chính vì vậy tôi 2 đi nghiên cứu vấn đề “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường của việc chăn nuôi gà thả vườn tại xã Hòa Sơn - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng của việc chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn xã và so sánh hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gà ta thả vườn với gà công nghiệp làm. Khẳng định hiệu quả chăn nuôi gà thả vườn rồi đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thả vườn. Bên cạnh đó, trên cơ sở nghiên cứu thị trường đầu vào đầu ra trong chăn nuôi gà thả vườn, từ đó đưa ra các giả pháp phát triển mở rộng thị trường thị trường. Góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của xã và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn toàn xã. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Điều tra được thực trạng sản xuất và tiêu thụ gà trên địa bãn xã. Hạch toán chi phí và doanh thu của chăn nuôi gà thả vườn. Đồng thời so sánh hiệu quả chăn nuôi với gà công nghiệp. Từ thực trạng và những khó khăn trên địa bàn, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường tiêu thụ của việc chăn nuôi gà thả vườn. Đồng thời phát huy những thế mạnh sẵn có của địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài thực tế. Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với thực tế công việc sau này. Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập, nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế. 3 Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vân dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và là bàn đạp cho việc xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này. 1.3.2. Ý nghĩa của thực tiễn Qua đề tài giúp cho người chăn nuôi hiểu biết thêm những hiệu quả kinh tế và những hiệu quả khác từ việc chăn nuôi gà, từ đó họ có thể mạnh dạn đầu tư chăn thả trên quy mô rộng hơn trên khắp địa bàn ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các nhà đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát triển hơn nữa quy mô chăn nuôi gà thả vườn,định hướng xây dựng thương hiệu cho địa bàn. Bên cạnh đó, còn giúp mở rộng thị trường tiêu thụ cho việc chăn nuôi gà thả vườn. Kết quả của đề tài cũng giúp cho các hộ gia đình nông dân hiểu hơn nữa hiệu quả của chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà thả vườn ở xã, để họ có thể mạnh dạn đầu tư phát triển tốt hơn thu được nhiều lợi nhận hơn. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm về hình thức chăn nuôi và nghề nuôi gà 1.1.1.1. Các hình thức chăn nuôi Đối với gà, hiện nay xã Hòa Sơn đang tồn tại 3 phương thực chăn nuôi chủ yếu đó là: Chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ (chăn nuôi quan cảnh), chăn nuôi bán công nghiệp (quy mô vừa, thả vườn), chăn nuôi công nghiệp (quy mô lớn, tập trung) a, Chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ Đây là phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ có từ lâu đời. Đặc điểm là gia cầm được nuôi thả rông, gia cầm tự ấp và nuôi con, tự tìm kiếm thức ăn là chính [7]. Do vậy môi trường chăn nuôi không đảm bảo nên gia cầm dễ mắc bệnh, dễ lây lan mỗi khi có dịch xảy ra, tỷ lệ nuôi sống thấp (chỉ đạt khoảng 55 % - 60 %) và hiệu quả chăn nuôi không cao. Tuy vậy, phương thức chăn nuôi này không đầu tư lớn, phù hợp với các giống gia cầm địa phương và chất lượng thịt ngon. b, Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệp chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến [7]. Đặc biệt của của phương thức này là quy mô đàn gia cầm từ 100 - 300 con, vừa kết hợp với chăn nuôi thả vườn, vừa bổ sung thức ăn công nghiệp, đồng thời áp dụng các quy trình phòng bệnh nên tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao hơn phương thức trên. Thời gian nuôi rút ngắn hơn so vơi chăn nuôi nhỏ lẻ. c, Phương thức chăn nuôi công nghiệp Trên địa bàn xã Hòa Sơn có 3 trại nuôi gia cầm giống, được nuôi theo hình thức công nghiệp. Nhìn chung chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp là một hình thức chăn nuôi mới lạ với người dân, xuất hiện từ vài năm trở lại đây. 1.1.1.2. Nghề nuôi gà Do đặc điểm sinh lý, sinh thái của loài gà, nghề nuôi gà ngày nay mang những nét đặc thù cơ bản sau: - Chu kỳ sinh sản ngắn, vòng quay của vốn nhanh. Do vậy nhịp điệu sản xuất là khẩn trương, mọi sai sót hầu như không có thời gian khắc phục [4]. - Quy trình công nghệ chính xác và nghiêm ngặt (đặc trưng của sản xuất công nghiệp). 5 - Sự phân hóa chuyên môn sâu. Nếu trước đây người ta nuôi gà vừa để lấy thịt vừa để lấy trứng, vừa để lấy gà giống… trong cùng một đàn thì ngày nay, gà công nghiệp đã có sự phân hoá cụ thể cho từng lứa gà, đàn gà. Thịt và trứng là hai sản phẩm từ gà, nhưng hai tính năng này hình như có sự “tương kỵ” trên cùng một cơ thể: gà thịt tốt (chóng lớn nặng cân) thì thường để kém và ngược lại. Vì vậy di truyền - giống, đã phải tạo ra những giống gà chuyên dụng để chỉ dùng vào mục đích nhất định: lấy thịt hoặc lấy trứng. Ngoài ra, để phục vụ cho tái sản xuất thì việc nuôi dưỡng, chăn sóc các đàn giống lại phải theo một cách thức riêng biệt. Vì vậy, trên đại thể, nuôi gà lúc này chia ra làm 3 hình thức chính: a,Nuôi lấy thịt: Là hình thức phổ biến nhất vì dễ làm (quy trình kỹ thuật đỡ phức tạp nhất) chu kì sản xuất ngắn thích hợp với mọi quy mô: từ vài con cho đến hàng nghìn con [3]. Khác với nếp nghĩ trước đây: “gà nào chả để ăn thịt” và gà thịt phải càng to càng quý… Hiện nay nuôi gà thịt là nuôi gà từ lúc mới nở đến khoảng 2 tháng tuổi (thường là 56 hoặc 49, thậm chí chỉ 42 ngày tuổi) gà nặng khoảng 1,5-2,0 kg. Để đáp ứng yêu cầu đó, phải có các giống gà chuyên dụng thịt (gọi tắt là gà giống thịt). Các giống này có đặc điểm chung là tầm vóc to (gà mái 2,5-3 kg, gà trống 3,5-4,0 kg) và lớn nhanh (đạt khối lượng 1.5 kg thịt trong lúc 56-45 ngày tuổi), hiệu xuất sử dụng thức ăn cao tốn 2,0-2,5 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng) nhưng năng suất trứng kém (140-170 trứng/gà mái/ năm) và để sản xuất ra 1 quả trứng gà cần đến 350 gram thức ăn bình quân. Ngày nay để nuôi lấy thịt người ta thường dùng những con giống lai theo các công thức nhất định gồm từ 3-4 máu (dòng), gọi là gà Broiler. Đây là biện pháp tiên tiến nhất được áp dụng phổ cập ở các nước có nền sản xuất gà công nghiệp phát triển và đang được phổ biến ở Việt Nam. Trong việc nuôi gà thịt, thì về mặt quản lý - việc tính toán thời điểm xuất chuồng thích hợp rất là quan trọng. Sau thời điểm này gà thường ăn rất khoẻ nhưng lớn rất chậm. Tốt nhất là phải sắp xếp làm sao để gà vừa đủ tiêu chuẩn (thể trọng) là xuất chuồng được ngay, nếu kéo dài chi phí rất lớn. b, Nuôi lấy trứng: Tương tự nuôi lấy thịt, sản phẩm của đàn gà này là trứng thực phẩm (trứng thương phẩm- khác với trứng để ấp: trứng thương phẩm là trứng không có trống. Gà nuôi ở đây là các giống - chuyên dụng trứng (gọi tắt là gà giống trứng). Đặc điểm chung của gà giống trứng là đẻ rất sai: 230-270 trứng, thậm chí 310 trứng/gà mái/1 năm. 6 Nhưng tầm vóc bé (gà mái 1,7-1,8 kg, gà trống 2,5-3,5 kg). Vì vậy gà ăn ít và hiệu xuất sử dụng thức ăn cho việc sản xuất trứng rất cao, thường chỉ tốn 170-190g có khi chỉ 150g thức ăn cho 1 quả trứng [3]. Vì mục đích chỉ để lấy trứng thực phẩm nên các đàn gà này không bao giờ có trống. Làm như thế có hai điều lợi: Một là: tiết kiệm được một khoản chi phí lớn về chuồng trại, công cụ, sức lao động và đặc biệt là thức ăn cho gà trống, và hai là: trứng của gà không trống thì bảo quản dễ hơn và thời gian bảo quản lâu hơn (so với trứng có trống, trứng được thụ tinh) Cũng như gà thịt, gà trứng cũng có thể nuôi với quy mô khác nhau: từ vài con đến vài nghìn con và hơn nữa - tuỳ theo khả năng và cơ sở vật chất (chuồng trại) và vốn ban đầu [3]. Vì sản phẩm không tập trung vào một thời điểm mà giải đều đặn, thường xuyên trong cả một thời gian dài nên việc tiêu thụ (đầu ra) không bị căng thẳng, dồn nén mà hoàn toàn có thể chủ động về kế hoạch. c, Nuôi sinh sản: Khác với “nuôi lấy thịt” và “nuôi lấy trứng”, sản phẩm của việc nuôi gà sinh sản là quả trứng giống, nghĩa là quả trứng để đưa vào ấp ra những con gà giống, có thể là giống thịt, giống gà cảnh… Do vậy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn việc nuôi gà thương phẩm (giá trứng giống thường bằng 2,5 đến 4 lần giá trứng thương phẩm) Chu kỳ sản xuất của gà sinh sản thường là 18 tháng gồm 6 tháng nuôi gà con, gà hậu bị và 12 tháng nuôi gà đẻ lấy trứng ấp giống. Khác với nuôi láy thịt và lấy trứng, quy mô đàn của “nuôi sinh sản” không thể nhớ, phải tính bằng trăm, bằng nghìn gà mái. Ngoài ra còn phải nuôi cả gà trống, yêu cầu kỹ thuật (ăn, ở, chăn sóc, phòng bệnh…) đều phải cao hơn hẳn do vậy đương nhiên là phải có một số vốn ban đầu đủ lớn (kể cả chuồng trại) so với quy mô định nuôi thì hãy tính đến chuyện nuôi sinh sản [3]. Vậy đặc điểm nổi bật của ngành chăn nuôi gà là: Gà cung cấp một số lượng lớn sản phẩm thịt, trứng giàu chất dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của con người. Phát triển chăn nuôi gà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở những lơi có điều kiện thuận lợi để phát triển Mức lợi nhuận còn phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng nếu có biện pháp chăn nuôi thích hợp (giống,thức ăn, thuốc thú y, cách và thời gian chăm sóc… thì khả năng lợi nhuận sẽ cao hơn. Gà tận dụng thức ăn sẵn có trong thiên nhiên, thực phẩm dư thừa trong sinh hoạt. 7 Ngoài mục đích sản xuất thịt và trứng có hiệu quả, người chăn nuôi còn có thể kết hợp nuôi chăn thả với việc bảo vệ mùa màng theo hệ sinh thái kết hợp. Phân gà được dùng bón cho cây trồng giúp người dân tiết kiệm được tiền đầu tư mua phân bón và bảo vệ được môi trường không bị ảnh hưởng độc hại do lạm dụng các chất hoá học trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. 1.1.1.3. Một số khái niệm cơ bản * Hiệu quả Hiệu quả là khái niệm chung để chỉ các kết quả hoạt động của các sự vật, hiện tượng bao gồm: hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường [6]. a, Hiệu quả kinh tế Một số lý luận chung về hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người để phục vụ cho lợi ích của con người [6]. Các nhà sản xuất và nhà quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyên nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn nhất. Nói cách khác là ở một mức độ khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì phải làm thế nào để chi phí sản xuất là thấp nhất. Như vậy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồn lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối liên hệ này là thể hiện tính hiệu quả trong sản xuất, với cách xem xét này, có nhiều ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế, có thể khái quát hiệu quả kinh tế như sau: Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các yếu tố nguồn lực đầu vào [6]. Mối tương quan này cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Một phương án đúng hay một giải pháp kinh tế kỹ thuật, hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối (thương số) giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó [6]. Với cách biểu hiện này đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực sản xuất 8 khác nhau. Từ đó so sánh được hiệu quả kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh gia này không thể hiện được quy mô của hiệu quả nói chung. Như vậy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản xuất xã hội, quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau sẽ không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, mục đích và yêu cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể và được đánh giá theo những góc độ khác nhau. b, Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, của bất kỳ mô hình nào thì đó chính là khả năng tạo việc làm thường xuyên, tạo cơ hội để mọi người dân trong vùng đều có việc làm và từ đó tăng nguồn thu nhập, không ngừng nâng cao mức sống cả về vật chất và tinh thần trên cơ sở đó thực hiện công bằng dân chủ, công bằng xã hội [6]. c, Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi trường sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện, phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển bền vững. Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho các thế hệ tương lai [7]. Hiệu quả môi trường còn thể hiện là mô hình không có tác động gây ô nhiễm môi trường vừa ít hoặc không sử dụng các loại thuốc kích thích cũng như các loại thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vì đây là nguyên nhân chính gây nên sự ô nhiễm đối với môi trường sống hiện nay * Khái niệm về thị trường Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hoá và được hình thành trong lĩnh vực lưu thông người có hàng hoá đem ra trao đổi gọi là bên bán, người có nhu cầu chưa được thoả mãn và có khả năng thanh toán gọi là bên mua. Trong quá trình trao đổi đã hình thành các mối quan hệ nhất định, đó là quan hệ giữa bên bán và bên mua với nhau. Vì vậy theo các nhà Marketing thì thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó [2]. [...]... nghiên cứu tại xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 2.2 Nội dung nghiên cứu - Sơ lược về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang - Nghiên cứu thị trường sản phẩm gà thả vườn trên địa bàn xã - Điều tra thực trạng và hiệu quả kinh tế của của việc chăn nuôi gà thả vườn tại địa bàn xã - So sánh hiệu quả chăn nuôi với gà công nghiệp - Đề xuất số giải pháp nhằm. .. hộ nông dân nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà thả vườn, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân - Đề xuất một số giải pháp để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gà thả vườn 23 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Chọn mẫu Điều tra chọn mẫu là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí... định và cải thiện đời sống cho các hộ nông dân nói riêng và xã hội nói chung 1.2.2 Vai trò của chăn nuôi gà trong phát triển kinh tế Ngành chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của sản xuất nông nghiệp Phát triển mạnh ngành chăn nuôi gà có ý nghĩa quan trọng: + Chăn nuôi gà cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất cần thiết cho nhu cầu của con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp... quân - Lợi nhuận(Pr) Lợi nhuận được tính bằng công thức: Pr = DT – Cp Trong đó: Pr: lợi nhuận (tính trên lứa) DT: Doanh thu Cp: Chi phí 26 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Hòa Sơn - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Hòa Sơn là một xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Hiệp Hòa, cách trung tâm huyện. .. năng xuất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước phát triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng Xu hướng chăn nuôi gắn liền với tự nhiên đang được đặt ra cho thế kỷ 21 không chăn nuôi gà công nghiệp trên lồng tầng và không chăn nuôi heo trên nền xi măng Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ năng xuất thấp,... bàn xã trải dài hơn 3 km dọc theo trục đường đê song cầu rất thuận lợi cho việc giao thông vận tải và lưu thông hàng hải của nhân dân Xã Hòa Sơn có phía bắc giáp với xã Đông Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, phía nam giáp xã Hùng Sơn, phía đông các xã Thái Sơn, phía Tây giáp xã Quang Minh của huyện Hiệp Hòa [1] Hòa Sơn có vị trí thuận lợi cho quá trình giao lưu và phát triển hàng hóa nông nghiệp... đó là: Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao Chăn nuôi trang trại bán thâm canh Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh Chăn nuôi công nghiệp thâm canh các công nghệ cao về cơ giới và tin học... thị trường, hộ nông dân đã được coi là một đơn vị kinh tế tự chủ thì vai trò của ngành chăn nuôi càng được coi trọng Một thực tế không thể chối cãi được đó là ngành chăn nuôi chiếm một vai trò quan trọng trong thu nhập của người nông dân, sản phẩm hàng hoá của nông hộ chủ yếu là sản phẩm thu được từ quá trình chăn nuôi Chăn nuôi đã gắn bó mật thiết đối với đời sống của người dân, giúp tận dụng những sản... với thị trường trong nước, đã và đang làm cho ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn Hiện nay 80% chăn nuôi gà ở nước ta là sử dụng các giống địa phương Chăn nuôi gà chăn thả với các giống truyền thống địa phương cũng không ngừng phát triển và hiệu quả ngày càng tăng bởi các giống địa phương đã được đầu tư để bảo tồn quỹ gen nhằm chọn lọc để nâng cao năng xuất [7] Nhiều giống gà thả vườn, ... liệu nghiên cứu là số liệu của 3 năm 201 1- 2013, số liệu điều tra là số liệu hộ thể hiện năm 2014 2.1.2.2 Phạm vi về không gian Địa bàn xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang 2.1.2.3 Phạm vi về đối tượng nghiên cứu Trên địa bàn xã có nhiều phương thức chăn nuôi gả thả vườn, hầu hết là gà ta Do điều kiện hạn hẹp về thời gian nên tôi xin chỉ nghiên cứu gà thả vườn thương phẩm (gà thịt) 2.1.2.4 Địa . Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường của việc chăn nuôi gà thả vườn tại xã Hòa Sơn - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của. của việc chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn xã và so sánh hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gà ta thả vườn với gà công nghiệp làm. Khẳng định hiệu quả chăn nuôi gà thả vườn rồi đưa ra một số giải. NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VÂN KHÁNH Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆC CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN TẠI XÃ HÒA SƠN

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan