Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của mô hình khoai tây tại xã Bản Ngoại - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

62 553 2
Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của mô hình khoai tây tại xã Bản Ngoại - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ HẰNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH KHOAI TÂY TẠI XÃ BẢN NGOẠI - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên – 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ HẰNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH KHOAI TÂY TẠI XÃ BẢN NGOẠI - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Mạnh Thắng Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên – 2014 LỜI CẢM ƠN Với phương châm "Học đi đôi với hành", "Lý thuyết gắn liền với thực tiễn", quá trình thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tiễn sản xuất, được áp dụng lý thuyết vào trong thực tiễn sản xuất để củng cố, và hệ thống lại những kiến thức đã được học trong nhà trường, nâng cao trình độ chuyên môn. Trong khoảng thời gian từ ngày 20/1/2014 - 15/4/2014 được sự cho phép của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & Phát Triển Nông Thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của mô hình khoai tây tại xã Bản Ngoại - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên” và đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và rèn luyện trong suốt những năm học tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn Mạnh Thắng đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cám ơn đến ban lãnh đạo cùng toàn thể các bác, các cô chú, các anh chị công tác tại UBND xã Bản Ngoại đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình tôi thực tập để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cám ơn ! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Hằng DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới trong 3 năm 2010 - 2012 13 Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của Việt Nam 15 Bảng 4.1. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất đến 31/12/2013 23 Bảng 4.2. Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của địa phương giai đoạn 2011 - 2013 24 Bảng 4.3. Ý kiến của các hộ về tác động của các yếu tố đến quá trình thực hiện mô hình 32 Bảng 4.4. Khó khăn ảnh hưởng đến các hộ khi tham gia mô hình 33 Bảng 4.5. Chi phí sản xuất cho 1 sào khoai tây Marabel so với 1 sào lúa Syn6 trong 1 vụ 35 Bảng 4.6. Ý kiến nhận xét của các hộ về năng suất của cây khoai tây Marabel trong năm 2013 38 Bảng 4.7. So sánh hiệu quả khoai tây Marabel so với lúa Syn6 (tính cho 1 sào gieo trồng) 39 Bảng 4.8. Phân loại nông hộ tham gia mô hình khoai tây Marabel năm 2013 41 Bảng 4.9. Tình hình sâu bệnh và sử dụng thuốc BVTV của các hộ trồng khoai tây 46 Bảng 4.10. Đánh giá của các hộ tham gia mô hình năm 2013 về hiệu quả của mô hình 48 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung BVTV : Bảo vệ thực vật CLĐ : Công lao động ĐVT : Đơn vị tính FAO : Tổ chức nông lương thế giới GO : Giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian TC : Tổng chi phí UBND : Ủy ban nhân dân VA : Giá trị gia tăng MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 5 2.1.1. Một số khái niệm về đánh giá, hiệu quả, mô hình trình diễn, tính bền vững 5 2.1.2. Một số đặc điểm về cây khoai tây Marabel 11 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 12 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên thế giới 12 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây tại Việt Nam 13 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 17 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 17 3.3. Nội dung nghiên cứu 17 3.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến việc thực hiện mô khoai tây ở Xã Bản Ngoại 17 3.3.2. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ, sử dụng khoai tây tại Xã Bản Ngoại 17 3.3.3. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của mô hình 17 3.3.4. Giải pháp để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của mô hình 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu 18 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 18 3.4.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp 18 3.4.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp 19 3.4.2. Phương pháp so sánh 19 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 19 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20 4.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến việc thực hiện mô hình khoai tây Marabel ở Bản Ngoại 20 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 20 4.1.2. Kinh tế - xã hội 21 4.1.3. Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản các công trình hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất 22 4.2. Đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ, sử dụng khoai tây tại xã Bản Ngoại - Đại Từ - Thái Nguyên 26 4.2.1. Thực trạng sản xuất khoai tây Marabel tại địa phương 26 4.2.2. Thực trạng tiêu thụ, sử dụng khoai tây Marabel 27 4.2.2.1. Thực trạng tiêu thụ 27 4.2.2.2. Thị trường, giá cả 29 4.2.2.3. Thực trạng sử dụng 30 4.2.3. Công tác khuyến nông 31 4.2.4. Thuận lợi và khó khăn của người dân khi tham gia mô hình 32 4.2.4.1. Thuận lợi 32 4.2.4.2. Khó khăn 33 4.3. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của mô hình 34 4.3.1. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của mô hình về mặt kinh tế 34 4.3.1.1. So sánh chi phí sản xuất đầu vào của khoai tây Marabel với lúa Syn6 34 4.3.1.2. So sánh hiệu quả kinh tế khoai tây Marabel với lúa 38 4.3.1.3. Đánh giá tính bền vững về kinh tế 40 4.3.2. Đánh giá tác động và tính bền vững về mặt xã hội 41 4.3.2.1. Tác động của mô hình đến vấn đề xã hội 41 4.3.2.2. Tính bền vững về mặt xã hội 45 4.3.3. Đánh giá tác động và tính bền vững về mặt môi trường 45 4.3.3.1. Tác động của việc thực mô hình đến môi trường 45 4.3.3.2. Tính bền vững về môi trường 47 4.3.4. Đánh giá chung của các hộ về hiệu quả và tính bền vững của mô hình khoai tây vụ đông năm 2013 tại xã Bản Ngoại. 48 4.3.4.1. Đánh giá chung của các hộ về hiệu quả của mô hình mang lại trong năm 2013 48 4.3.4.2. Đánh giá chung về tính bền vững của mô hình 49 4.4. Đề xuất và giải pháp phát triển trồng cây khoai tây 49 4.4.1. Giải pháp chung 49 4.4.2. Giải pháp cụ thể 50 4.4.2.1. Giải pháp về đảm bảo quy trình kỹ thuật 50 4.4.2.2. Giải pháp về vốn 50 4.4.2.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ và cơ sở hạ tầng 51 4.4.2.4. Giải pháp cụ thể với từng hộ trồng khoai tây 51 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Kiến nghị 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 I. Tài liệu tiếng Việt 53 II. Tài liệu từ Internet 53 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Khoai tây là cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày, có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng trồng trọt được ở nhiều vùng tại Việt Nam. Trong những năm gần đây khoai tây đã được đưa vào trồng khá phổ biến tại các vùng trung du và miền núi phía Bắc nhằm tận dụng ưu thế về đất đai, khí hậu, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho bà con nông dân, đa dạng hóa cây trồng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho miền núi. Tuy nhiên, việc phát triển diện tích trồng khoai tây ở miền núi nói chung còn nhiều hạn chế về giống, kỹ thuật trồng trọt… chính vì vậy mà trong những năm qua việc phát triển sản xuất khoai tây còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, năng suất và sản lượng còn thấp. Đại Từ là huyện trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên với trên 80% dân số sống vào nghề sản xuất nông lâm nghiệp. Trong những năm qua huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và định hướng cho nông dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vụ đông để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt góp phần cải thiện đời sống. Mặc dù vậy, việc chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng chủ yếu vẫn tập trung vào một số giống cây trồng chính ngô, khoai lang, chè… một số cây lương thực ngắn ngày khác chưa được quan tâm đầu tư đúng mức như cây khoai tây chủ yếu trồng manh mún nên cho hiệu quả kinh tế không cao. Xã Bản Ngoại là một xã nằm ở phía Bắc huyện Đại Từ cách trung tâm huyện 5km. Trong những năm qua kinh tế xã Bản Ngoại đã đạt những kết quả đáng khích lệ, kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có những bước phát triển. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội; chất lượng giáo dục; công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; quốc phòng an ninh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều mặt hạn chế tồn tại đó là: Chưa khai thác và phát huy hết tiềm năng lợi thế của xã; đời sống vật chất tình thần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún nhỏ lẻ chưa 2 hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; công tác quy hoạch chưa được quan tâm. Với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp bao quanh và các dãy núi có độ dốc trung bình và nhỏ, bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông suối và khe rạch. Độ dốc không lớn và xen kẽ là những cánh đồng tương đối bằng phẳng, đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng phát triển trong đó có cây khoai tây đặc biệt là giống khoai tây Marabel vụ đông, đã có nhiều điển hình đạt năng suất 25 - 30 tấn/ha. Sản phẩm thu hoạch dễ tiêu thụ và dễ thương mại hóa. Mặt khác rất phù hợp với công thức luân canh truyền thống với 2 vụ lúa xuân và vụ lúa mùa. Cây khoai tây nếu được đầu tư sẽ mang lại lượng hàng hóa lớn, có giá trị xuất khẩu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Xã Bản Ngoại huyện Đại Từ là một trong những địa phương còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống nhân dân xã Bản Ngoại vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ đông nhằm đưa các loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất năm 2011 Đảng ủy, UBND xã Bản Ngoại đã phối hợp với Phòng nông nghiệp huyện Đại Từ triển khai mô hình trồng khoai tây vụ đông nhằm tăng thu nhập cho nông dân góp phần xóa đói giảm nghèo. Bước đầu triển khai mô hình do khoai tây là có thời gian sinh trưởng ngắn (90 ngày), ưu thế về mùa vụ, ít cạnh tranh với các cây trồng khác trong vụ đông, dễ trồng, dễ chăm sóc, tốn ít công lao động mà lại cho hiệu quả kinh tế cao nên được đông đảo các hộ dân trong xã đăng ký tham gia. Mô hình đã có tác động mạnh tới nhận thức của người nông dân trong xã về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi phương thức sản xuất cũ ở địa phương tư tưởng sản xuất manh mún nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, có quy hoạch, sản phẩm trở thành hàng hóa đem lại thu nhập cải thiện đời sống cho người dân đồng thời khi tham gia mô hình người dân trong xã đã từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói chung và kỹ thuật trồng khoai tây vụ đông nói riêng nhằm tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích cho hộ gia đình và tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo tại địa phương. [...]... lợi và khó khăn của người dân khi tham gia mô hình 3.3.3 Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của mô hình - Đánh giá hiệu quả và tính bền vững về mặt kinh tế - Đánh giá hiệu quả và tính bền vững về mặt xã hội - Đánh giá tác động và tính bền vững của mô hình về mặt môi trường - Đánh giá chung về hiệu quả và tính bền vững của mô hình 18 3.3.4 Giải pháp để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của mô hình. .. Mô hình có bền vững không? Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả và tính bền vững cho mô hình tại địa phương trong thời gian tới? Xuất phát từ yêu cầu đó và từ thực tế của địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của mô hình khoai tây tại xã Bản Ngoại - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên” 1.2 Mục tiêu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung - Đánh giá được hiệu quả và. .. quả và tính bền vững của mô hình khoai tây Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả và tính bền vững cho mô hình trên 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến việc thực hiện mô hình - Đánh giá được thực trạng sản xuất, tiêu thụ, sử dụng khoai tây Marabel tại địa phương - Đánh giá được hiệu quả và tính bền vững của mô hình - Đánh giá. .. NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Mô hình khoai tây Marabel xã Bản Ngoại - Đại Từ - Thái Nguyên 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên phạm vi xã Bản Ngoại - Đại Từ - Thái Nguyên 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm nghiên cứu Xã Bản Ngoại - Đại Từ - Thái Nguyên 3.2.2 Thời gian nghiên cứu - Từ ngày 14/10/2013 - 3/5/2014 3.3 Nội dung nghiên... tin sơ cấp - Thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi chuẩn bị trước đối với các hộ dân tham gia mô hình khoai tây tại xã Bản Ngoại - Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 50 hộ, bao gồm tất cả các hộ tham gia mô hình khoai tây Marabel năm 2011, 2012 và 2013 tại xã Bản Ngoại - Đại Từ - Thái Nguyên trên cơ sở danh sách các hộ trồng khoai tây do UBND xã Bản Ngoại cung cấp - Năm 2011... để đánh giá hiệu quả, khả năng mở rộng diện tích cũng như giải pháp để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của loại cây trồng mới này trên địa bàn huyện Đại Từ Câu hỏi được đặt ra là: Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Bản Ngoại đến việc thực hiện mô hình như thế nào? Thực trạng sản xuất, tiêu thụ, sử dụng khoai tây Marabel tại địa phương ra sao? Hiệu quả mà mô hình đem lại là gì? Mô. .. quả sản xuất khoai tây 20 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến việc thực hiện mô hình khoai tây Marabel ở Bản Ngoại 4.1.1 Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Bản Ngoại là xã nằm ở phía Bắc huyện Đại Từ cách trung tâm huyện 5 km, xã có địa giới hành chính tiếp giáp với các xã trong huyện + Phía Đông giáp xã Tiên Hội, Tân Linh; + Phía Tây giáp... khuyến nông huyện Đại Từ, Đảng ủy, UBND xã Bản Ngoại trong việc xây dựng kế hoạch cho sự phát triển, nhân rộng mô hình tại địa phương trong thời gian tới và cung cấp tài liệu cho người dân đang và sẽ trồng khoai tây trong thời gian tới 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1 Một số khái niệm về đánh giá, hiệu quả, mô hình trình diễn, tính bền vững * Khái niệm đánh giá Đánh giá dự... cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền vững Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay 8 - Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế: + Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải và dịch... chủ lực và cây lương thực chính của vùng Hiện nay, trên địa bàn xã Bản Ngoại có các giống khoai tây chủ yếu như khoai tây Nâu, Atlantic, Marabel Trong đó, các giống khoai tây Nâu, Atlantic do không phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nên không mang lại hiệu quả kinh tế cho vùng Khoai tây Marabel được người dân xã Bản Ngoại trồng theo mô hình của phòng nông nghiệp huyện Đại Từ vào năm 2011 - Thời . tính bền vững của mô hình khoai tây tại xã Bản Ngoại - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên . 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung - Đánh giá được hiệu quả và tính bền vững của mô hình khoai. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ HẰNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH KHOAI TÂY TẠI XÃ BẢN NGOẠI - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ HẰNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH KHOAI TÂY TẠI XÃ BẢN NGOẠI - HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan