Sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm theo hướng tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học một số kiến thức Vật lý 12

88 596 0
Sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm theo hướng tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học một số kiến thức Vật lý 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 Nguyễn Tiến Đính SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÔ PHỎNG THÍ NGHIỆM THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC VẬT LÝ 12 Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn vật lí Mã số : 60 14 01 11 Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Hà Nội, tháng 12/2012 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ………………………………………………………………. 1 1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………. 1 2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………… 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………… 4 4. Giả thuyết khoa học ………………………………………………… 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………. 4 6. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………… 5 Chương 1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lý… 7 1.1. Cơ sở lý luận của việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý……………………………………………… 7 1.1.1. Khái niệm tích cực, tính tích cực nhận thức, tích cực hoá quá trình nhân thức …………………………… ………………………………… 7 1.1.2. Biểu hiện và mức độ tính tích cực nhận thức…………………… 12 1.1.3. Đặc điểm tính tích cực nhận thức của học sinh…………………… 15 1.1.4. Các biện pháp tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học………………………………………………… 17 1.2. Những vấn đề chung về việc sử dụng PMDH trong dạy học vật lý 18 1.2.1. Khái niệm phần mềm dạy học……………………………………. 18 1.2.2. Phân loại phần mềm dạy học…………………………………… 19 1.2.3. Vai trò và tác dụng của phần mềm dạy học trong dạy học vật lý theo hướng tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh ……… …… 21 1.3. Sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm theo hướng tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý………………… 25 1.3.1. Đặc điểm của các thí nghiệm mô phỏng ….……………………… 25 1.3.2. Ưu điểm của việc sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm trong quá trình dạy học vật lý …………………………………………………. 25 1.3.3. Tác dụng khi sử dụng PMMP thí nghiệm trong quá trình dạy học . 27 1.3.4. Nguyễn tắc sử dụng PMMP thí nghiệm vào tiết dạy trên lớp ……. 27 1.3.5. Cách thức sử dụng PMMP thí nghiệm vào quá trình dạy học vật lý theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh…………… 29 Kết luận chương 1………………………………………………………. 39 Chương 2: Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức vật lý 12 ban cơ bản với sự hỗ trợ của phần mềm mô phỏng thí nghiệm theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh……………………………… 40 2.1. Thực trạng của việc sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông…………………………… 40 3 2.1.1. Khái quát về điều tra khảo sát thực tế…………………………… 40 2.1.2. Kết quả điều tra, khảo sát…………………………………………. 41 2.2. Phân tích nội dung một số kiến thức vật lý 12 ban cơ bản…………. 44 2.2.1. Mức độ nội dung kiến thức học sinh cần nắm vững……………… 44 2.2.2. Những kỹ năng cơ bản HS cần rèn luyện…………………………. 45 2.2.3. Những yêu cầu về thái độ HS…………………………………… 45 2.3. Phương pháp sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh…………………………. 46 2.3.1. Yêu cầu chung khi sử dụng phần mềm dạy học…………………. 46 2.3.2. Sử dụng phần mềm dạy học trong pha đề xuất vấn đề…………… 46 2.3.3. Sử dụng phần mềm dạy học trong pha giải quyết vấn đề………… 49 2.3.4. Sử dụng phần mềm trong pha kiểm tra tri thức và vận dụng kết quả……………………………………………………………………… 50 2.4. Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức vật lý 12 ban cơ bản với sự hỗ trợ của phần mềm mô phòng thí nghiệm theo hướng tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh……………………………………… 51 2.4.1. Thiết kế tiến trình dạy học bài “Tán sắc ánh sáng”……………… 51 2.4.2. Thiết kế tiến trình dạy học bài “Tia hồng ngoại và tia tử ngoại”…. 60 Kết luận chương 2………………………………………………………. 66 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm……………………………………… 68 3.1. Khái quát về thực nghiệm sư phạm……………………………… 68 3.1.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm…………………… 68 3.1.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm………………………………… 68 3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm………………………………… 69 3.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm…………………………………. 69 3.2.2. Quan sát………………………………………………………… 69 3.2.3. Kiểm tra…………………………………………………………… 70 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm…………………………… 70 3.3.1. Đánh giá định tính………………………………………………… 70 3.3.2. Đánh giá định lượng……………………………………………… 72 3.3.3. Kiểm định giả thuyết thống kê…………………………………… 78 Kết luận chương 3………………………………………………………. 80 KẾT LUẬN……………………………………………………………… 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………. 84 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới ngày nay, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt là công nghệ thông tin. Tri thức đã trở thành tư liệu sản xuất quan trọng và đóng vai trò tiên quyết đối với sự thành công trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Để theo kịp sự phát triển của khoa học và nền kinh tế thế giới, ngành giáo dục phải có sự đổi mới căn bản và toàn diện nhằm đào tạo những con người mới có trình độ văn hóa cao, ham học hỏi, tự tin, năng động, sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, biết sử dụng những phương tiện mới và hiện đại, có phương pháp tự lực chiếm lĩnh tri thức, có ý thức vươn lên làm chủ khoa học công nghệ. Tại Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục xác định con người, nhân tố con người là một trong năm quan điểm phát triển: “ phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”; là một trong ba khâu đột phá chiến lược: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược…”; đồng thời cũng là 1 trong 12 định hướng phát triển kinh tế - xã hội: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo” [4]. Trong các nguồn lực để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả, bền vững, đúng định hướng thì nguồn lực con người là yếu tố cơ bản. Muốn xây dựng nguồn lực con người, phải đẩy mạnh đồng bộ giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Muốn phát triển được giáo dục, một trong những vấn đề cấp thiết có tính chiến lược là đổi mới phương pháp giáo dục. Phương pháp giáo dục được quy định trong Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại mục 5 2 Điều 4 ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [3]. Trước bối cảnh đó, đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học …” [4]. Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình dạy học được xem như một công cụ hiệu quả nhằm tạo ra sự chuyển đổi tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức của người học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Hiện nay các trường THPT đều được trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn được trang bị nhiều thiết bị khác như máy chụp hình, quay phim, tạo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học của mình. Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học vẫn còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là việc sử dụng phần mềm ứng dụng nói chung phần mềm mô phỏng thí nghiệm nói riêng. Đặc thù của môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm nên trong quá trình hình thành những kiến thức mới cho học sinh đòi hỏi giáo viên và học sinh 6 phải tiến hành các thí nghiệm. Từ đó tạo niềm tin, phát triển tư duy và góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho HS. Thế nhưng, việc tiến hành thí nghiêm vật lí hiện nay gặp một số khó khăn nhất định. Xét về mặt khách quan, các khó khăn gặp phải khi tiến hành thí nghiệm là do một vài thí nghiệm cần thực hiện với nhiều thao tác phức tạp; một vài thí nghiệm khác thì có mức độ nguy hiểm cao hoặc không thể thực hiện được trong điều kiện bình thường; ở một số trường còn thiếu hoặc thậm chí chưa có các phòng học bộ môn hoặc phòng thí nghiệm thực hành, những nơi đã có phòng thí nghiệm thực hành thí thiếu cán bộ chuyên trách; diện tích phòng học nhỏ và bố trí bàn ghế cũng như thiết bị ở bên trong không thuận lợi cho việc sử dụng thí nghiệm trên lớp, … Xét về mặt chủ quan, một số GV cho rằng việc chuẩn bị dụng cụ phục vụ thí nghiệm tốn thời gian và khi sử dụng thí nghiệm trong giờ học cũng mất thời gian giảng bài; một số GV ngại khai thác, sử dụng thí nghiệm vì các dụng cụ thí nghiệm mới đưa vào sử dụng trong lúc đó nhiều GV chưa được tiếp cận tài liệu hướng dẫn, … Khi dạy học phần Sóng ánh sáng ở trường THPT, với đặc thù của nó nên đòi hỏi các thí nghiệm phải tiến hành chủ yếu trong phòng tối mới dễ quan sát, nhưng điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được. Một vài hiện tượng có kích thước quá nhỏ nên HS khó quan sát rõ, thí dụ như hình ảnh giao thoa của sóng ánh sáng, … Để khắc phục các hạn chế đó, chúng ta có thể trình diễn các thí nghiệm, hiện tượng, quá trình một cách trực quan và sinh động hơn nhờ các phần mềm dạy học để ghi lại các thí nghiệm thực, mô phỏng thí nghiệm giống như thí nghiệm thực, mô tả các hiện tượng vật lí xảy ra trong tự nhiên. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học một số kiến thức vật lí 12”. 7 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng quy trình dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí 12 có sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm trong sự phối hợp với các phương tiện dạy học khác theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học một số kiến thức trong chương trình vật lí 12 có sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm. - Phạm vi nghiên cứu: + Đề tài giới hạn nghiên cứu khai thác và sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm vật lí 12 của nhóm tác giả thuộc Trung tâm nghiên cứu và sản xuất học liệu trường Đai học Sư phạm Hà Nội do PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành chủ biên. + Phần điều tra thực trạng việc sử dụng phần mềm dạy học trong vật lí ở trường THPT sẽ được tiến hành ở một số trường THPT thuộc Tỉnh Bắc Ninh. + Phần thực nghiệm sư phạm được thực hiện tại trường THPT Lý Nhân Tông và trường THPT Lý Thường Kiệt – Thành phố Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh. 4. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được tiến trình dạy học có sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học một số kiến thức vật lí 12 một cách khoa học sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học, giúp học sinh có thể tiếp thu kiến thức nhanh chóng và sâu sắc. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu xác định cơ sở lý luận của việc sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm trong dạy học vật lí. 8 - Nghiên cứu thực trạng sử dụng phần mềm dạy học trong dạy học vật lí. - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, chương trình và sách giáo khoa vật lí 12. - Xây dựng quy trình dạy học một số kiến thức vật lí 12 có sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. - Thiết kế một số bài dạy học vật lí 12 có sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc vận dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí, rút ra kết luận cần thiết. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu, sách báo liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm xác định cơ sở lý luận của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Điều tra giáo dục: phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi và tọa đàm trực tiếp với các đối tượng là giáo viên, học sinh về thực trạng dạy học vật lí ở trường phổ thông. + Quan sát sư phạm: Dự giờ của giáo viên vật lí. - Thực nghiệm sư phạm Tiến hành dạy học một số tiết có sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh; quan sát, kiểm tra đánh giá hoạt động của học sinh khi học các giờ này, sau đó so sánh với các lớp đối chứng; kết hợp với việc trao đổi ý kiến của giáo viên về các bài học có sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm này. 9 - Thống kê toán học Sử dụng công thức trong thống kê toán học để xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm, so sánh kết quả học tập của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, từ đó rút ra nhận xét nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí Chương 2. Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức vật lí 12 ban cơ bản với sự hỗ trợ của phần mềm mô phỏng thí nghiệm theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. 10 Chương 1: Cơ sở lý luận của việc sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí 1.1. Cơ sở lý luận của việc tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí 1.1.1. Khái niệm tính tích cực, tính tích cực nhận thức, tích cực hoá quá trình nhận thức 1.1.1.1. Tính tích cực Khi bàn về tính tích cực, P.Ănghen cho rằng, TTC là đặc điểm chung của mọi sinh vật sống. TTC mang đến cho sinh vật sống khả năng tự điều chỉnh thích nghi với thế giới xung quanh. Phát triển học thuyết Mác-Ănghen, V.I.Lênin cho rằng, TTC là thái độ cải tạo của chủ thể đối với môi trường xung quanh, là khả năng của con người đối với việc tổ chức cuộc sống, điều chỉnh các nhu cầu, năng lực của học thông qua những mối quan hệ xã hội. Dưới góc độ triết học: TTC có nguồn gốc từ bên trong và bên ngoài, trong đó yếu tố bên trong giữ vai trò quyết định. TTC là một đặc tính của sinh vật sống luôn vận động và phát triển. TTC chính là thái độ cải tạo và biến đổi của chủ thể đối với khách thể vì thế nó có vai trò quan trọng đối với hiện thực khách quan, có thể làm biến đổi cải tạo nó. Dưới góc độ ngôn ngữ học: TTC dùng để chỉ trạng thái hoạt động và tính chủ động. Theo từ điển bách khoa: TTC chỉ sự hoạt động, độc lập với tính bị động và thiếu chủ động. Theo từ điển tiếng việt: TTC có ý nghĩa, có tác dụng khẳng định, thúc đẩy sự phát triển, trái với tiêu cực: TTC là tỏ ra chủ động, tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển, hăng hái, tỏ ra nhiệt tình đối với nhiệm vụ, công việc. [...]... thực nghiệm [10] - Thí nghiệm ảo là các thí nghiệm được thực hiện trên máy vi tính, thí nghiệm ảo thực chất là mô hình của thí nghiệm thật trên máy vi tính 24 1.2.3 Vai trò và tác dụng của phần mềm dạy học trong dạy học vật lí theo hướng tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh 1.2.3.1 Vai trò của phần mềm dạy học trong dạy học vật lí theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh Không... Không gắn lý thuyết với thực hành 8 Lý thuyết kết hợp với thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống 9 Dùng thời gian học để nắm kiến 9 Cổ vũ học sinh tìm tòi, bổ sung thức do thầy truyền thụ kiến thức đã có 10 Nguồn kiến thức hạn hẹp 10 Nguồn kiến thức rộng 1.1.4 Các biện pháp tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học Để tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh có nhiều... Sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí 1.3.1 Đặc điểm của các thí nghiệm mô phỏng - Thí nghiệm mô phỏng được tiến hành trên MVT với hình ảnh của các dụng cụ giống như thật GV có thể sử dụng chuột, bàn phím để thực hiện quá trình lắp ráp và thao tác tiến hành TN tương tự như TN thật với kết quả TN được lấy từ thực tế - Thí nghiệm. .. cực là một phẩm chất của nhân cách, liên quan đến sự nỗ lực hoạt động của học sinh thì tích cực hoá quá trình nhận thức là việc làm của người giáo viên Tích cực hoá quá trình nhận thức là phát huy tính tích cực của học sinh, do đó có thể nâng cao hiệu quả học tập của học sinh 1.1.2 Biểu hiện và mức độ tính tích cực nhận thức 1.1.2.1 Những dấu hiệu biểu thị tính tích cực nhận thức Theo tác giả Thái Duy... trên qua từng tiết học Nếu số lượng học sinh trong các tiêu chí trên tăng nghĩa là tính tích cực của học sinh tăng qua quá trình dạy học hay nói cách khác giáo viên đã tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh thành công 1.1.3 Đặc điểm tính tích cực nhận thức của học sinh Tính tích cực của học sinh có mặt tự phát và mặt tự giác: - Mặt tự phát của TTC là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính... Internet HS có thể học từ xa, trao đổi, thảo luận về nội dung và phương pháp học tập để chủ động chiếm lĩnh tri thức mới 1.2.3.2 Tác dụng khi sử dụng phần mềm dạy học vào quá trình dạy học vật lí Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, sử dụng PMDH trong quá trình dạy – học theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của HS sẽ đem lại hiệu quả sư phạm cao PMDH giúp GV tiến hành dạy học một cách chủ động... PMMP thí nghiệm trong quá trình dạy học Có thể sử dụng PMMP các bài thí nghiệm vật lí như để minh họa kiến thức, khai thác kiến thức, thảo luận hay có thể dùng các buổi xemina vào quá trình tự học của HS Khi sử dụng PMMP thí nghiệm vào quá trình dạy học sẽ có những tác dụng: - Kiến thức được mô tả dưới nhiều hình thức phong phú, kèm theo hình ảnh động có lồng ghép âm thanh gây hứng thú cho tiết học, ... kịp thời học sinh trong quá trình học tập; - Tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào trong quá trình xây dựng kiến thức và kích thích hứng thú học tập của học sinh Muốn vậy cách tiếp cận vấn đề của giáo viên phải hấp dẫn, bất ngờ nhằm tạo ra mâu thuẫn nhận thức trong học sinh; - Vận dụng hợp lý và linh hoạt các phương pháp dạy học có tác dụng tốt đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh như... đồng bộ các chương trình nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập 1.2 Những vấn đề chung về việc sử dụng phần mềm dạy học trong dạy học vật lí 1.2.1 Khái niệm phần mềm dạy học Theo từ điển tin học Anh-Việt, nhà xuất bản thanh niên 2000: Phần mềm – Sofware là các chương trình hay thủ tục chương trình, chẳng hạn như một ứng dụng, tập tin, hệ thống, chương trình điều khiển thiết... thực hiện các thí nghiệm rất đắt tiền và nguy hiểm mà không gây ô nhiễm 1.3.2 Ưu điểm của việc sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm trong quá trình dạy học vật lí Trong trường hợp giáo viên làm thí nghiệm thật trên lớp cho học sinh quan sát mà các dụng cụ thí nghiệm nhỏ, hiện tượng khó quan sát, lớp học đông, phòng học rộng Như vậy khi làm thí nghiệm thì không phải tất cả các học sinh trong lớp đều . học trong dạy học vật lý theo hướng tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh ……… …… 21 1.3. Sử dụng phần mềm mô phỏng thí nghiệm theo hướng tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh. sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí 1.1. Cơ sở lý luận của việc tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học. sở lý luận của việc sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí Chương 2. Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức vật lí 12 ban

Ngày đăng: 23/07/2015, 17:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nguyễn Tiến Đính

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan