tai lieu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai ở cấp THPT

111 1.4K 1
tai lieu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai ở cấp THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực hiện việc triển khai Dự án “Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 20112015”của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn tài liệu “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai” tích hợp vào dạy học trong các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Công nghệ cấp trung học phổ thông, nhằm nâng cao nhận thức và trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ bản về biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai cũng như định hướng một số hoạt động dạy học cho giáo viên. Tài liệu “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai ở trường trung học phổ thông” được cấu trúc gồm 2 phần: Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai. Phần thứ hai: Tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào dạy học trong môn học. Tài liệu đã được thẩm định và lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn. Chúng tôi trân trọng giới thiệu và mong được sự góp ý kiến của các đồng nghiệp để tài liệu thêm phần hoàn thiện

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tài liệu GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN CÔNG NGHỆ (Lưu hành nội bộ) Hà Nội, năm 2014 1 Lời nói đầu  !"#$%#&""#'##'()**+()*,-./0#& ""#'#12#'"30#& !" 4561- 7"#'89#:;<!3 5=95>95 ?3 5@;A9;5B:C#!"?# 92D"EF$GH !"4561 I?:26#''89##1J "30#& !"4561K L9;-7AMN:(OP - QOAPRDAHH !"45 61J - QOP 7#& !" 4561"#'89#:;9J "3S7T:?"3A8UU.813E 81:;J@M;C9":#72U.N "31:O#"J C9G:$V R:G 2 @.1P Nguyễn Trọng Hoàn GP Đặng Văn Nghĩa - Nguyễn Tất Thắng - Nguyễn Anh Thuấn :&WP BĐKH: Biến đổi khí hậu PCTT: Phòng, chống thiên tai GDPT: Giáo dục phổ thông DHTH: Dạy học tích hợp THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông GV: Giáo viên HS: Học sinh 3 MỤC LỤC Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI 5 1. Giáo dục ứng phó với biển đổi khí hậu 5 1.1. Các khái niệm về biến đổi khí hậu 5 1.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu 10 1.3. Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu 12 2. Giáo dục phòng, chống thiên tai 19 2.1. Một số loại hình thiên tai thường xảy ra ở nước ta, điều kiện hình thành và thiệt hại có thể xảy ra19 2.2. Hành động phòng, chống thiên tai 26 Phần thứ hai: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ CẤP TRUNG HỌC PHÔ THÔNG 33 A. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai môn Công nghệ 33 1. Đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ 33 B. Tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong dạy học môn Công nghệ cấp trung học phổ thông 40 I. Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong dạy học bộ môn Công nghệ cấp trung học phổ thông 40 1. Mục tiêu: 40 2. Khả năng đưa Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Công nghệ - trung học phổ thông 42 3. Giới thiệu một số địa chỉ tích hợp Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Công nghệ - trung học phổ thông 45 5. Mức độ tích hợp Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Công nghệ - trung học phổ thông 64 II. Một số ví dụ minh họa (giáo án) và gợi ý về kiểm tra, đánh giá tích hợp Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Công nghệ - trung học phổ thông 65 2. 1. Một số ví dụ minh họa (giáo án) 65 2.2. Một số gợi ý về kiểm tra, đánh giá (câu hỏi – bài tập) 83 PHỤ LỤC 1 88 PHỤ LỤC 2 92 PHỤ LỤC 3 103 4 Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI 1. Giáo dục ứng phó với biển đổi khí hậu 1.1. Các khái niệm về biến đổi khí hậu 1.1.1. Thời tiết Thời tiết dùng để diễn tả trạng thái của khí quyển tại một địa điểm trong một thời gian nhất định, có thể là một giờ, một buổi, một ngày hay vài tuần. Ví dụ: Thời tiết hôm nay là mưa phùn, gió nhẹ. Thời tiết bao gồm các yếu tố như nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, gió, áp suất khí quyển… và những hiện tượng thời tiết như mưa, dông, lốc,… Thời tiết luôn luôn thay đổi. Ví dụ: Trời có thể mưa hàng tiếng liền và sau đó lại hửng nắng 1.1.2. Khí hậu Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất định và trong khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm và lâu hơn. Khí hậu mang tính ổn định tương đối. Ví dụ: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, khí hậu còn bao gồm cả những thông tin về các sự kiện thời tiết khắc nghiệt (như bão, mưa lớn, những đợt nắng nóng vào mùa hè và rét đậm vào mùa đông) xảy ra tại một vùng địa lí cụ thể. Đây chính là những thông tin giúp chúng ta phân biệt khí hậu của những vùng có những điều kiện thời tiết trung bình tương tự nhau. 1.1.3. Biến đổi khí hậu Thuật ngữ “Biến đổi khí hậu” (BĐKH) được dùng để chỉ những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn, do các yếu tố tự nhiên và/hoặc do các hoạt động của con người trong việc sử dụng đất và làm thay đổi thành phần của khí quyển. Cụm từ “Hiện tượng nóng lên toàn cầu” đôi khi được sử dụng đồng nghĩa với BĐKH, nhưng chúng không phải là một. Hiện tượng nóng lên toàn cầu là xu hướng tăng lên về nhiệt độ trung bình của Trái Đất, còn BĐKH là khái niệm rộng hơn chỉ những thay đổi lâu dài của khí hậu trong đó bao gồm cả về nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng và rất nhiều các tác động tới tự nhiên và con người. Khi các nhà khoa học nói về vấn đề BĐKH, họ quan tâm tới hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra bởi các hoạt động của con người. 5 Như vậy, BĐKH là sự thay đổi của khí hậu mà nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và tác động thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được (Công ước chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH tại Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992). Nói một cách khác, BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm và lâu hơn. 1.1.4. Một số biểu hiện của BĐKH THẾ GIỚI (IPCC, 2007 và IPCC, 2012) VIỆT NAM (BTNMT, 2011) Nhiệt độ trung bình tăng lên Nhiệt độ trung bình trên thế giới đã gia tăng kể từ khi bắt đầu thời kì Cách mạng Công nghiệp với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong lịch sử Trái Đất. Theo IPCC, trong 100 năm qua (1906 - 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74 o C. Trong 50 năm cuối, nhiệt độ trung bình tăng nhanh gấp 2 lần. Thập kỉ 1991 - 2000 là thập kỉ nóng nhất kể từ năm 1861, thậm chí là trong 1000 năm qua ở Bắc bán cầu. Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5 o C đến 0,7 o C. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỉ gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỉ trước đó (1931 - 1960). Theo kịch bản biến đổi khí hậu 2009, dự đoán đến cuối thế kỉ 21, nhiệt độ sẽ tăng: 1,6 - 3,6 o C ở miền Bắc và 1,1 - 2,6 o C ở miền Nam so với thời kì 1980 - 1999. Mực nước biển dâng Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỉ lệ trung bình 1,8 mm/năm trong thời kì 1961 - 2003 và tăng nhanh hơn với tỉ lệ 3,1 mm/năm trong thời kì 1993 - 2003. Nguyên nhân là do quá trình giãn nở nhiệt của nước và do băng lục địa tan (ở hai cực và các đỉnh núi cao). Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình tại Việt Nam là khoảng 3 mm/năm trong giai đoạn 1993 - 2008, tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Kịch bản biến đổi khí hậu 2009 dự đoán đến giữa thế kỉ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 - 33 cm 6 và đến cuối thế kỉ 21 dâng thêm từ 65 - 100 cm so với thời kì 1980 - 1999. Thiên tai và các hiện tượng thời tiết/ khí hậu cực đoan Đã có những ghi nhận về sự thay đổi của một số những hiện tượng cực đoan kể từ những năm 1950 đến nay. Trong đó: - Số lượng những ngày và đêm lạnh đã có sự suy giảm, số lượng những ngày và đêm ấm đã gia tăng trên hầu hết các lục địa. - Có một số bằng chứng cho thấy các dấu hiệu về sự gia tăng của các ngày nắng nóng kỉ lục tại châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. - Trên quy mô toàn cầu, có nhiều khu vực đã ghi nhận được sự gia tăng sốlượng các ngày mưa lớn. - Do những hạn chế trong việc đo đạc và ghi chép về xoáy thuận nhiệt đới (bão và áp thấp nhiệt đới), hiện nay chưa có được những thống kê chính xác về xu hướng xuất hiện của chúng trong hơn nửa thế kỉ qua. Tuy nhiên, đã có những biểu hiện dịch chuyển về phía hai cực trong đường đi của các xoáy thuận cận nhiệt đới. - Đối với các hiện tượng cực đoan như vòi rồng, mưa đá và tố lốc do sự không đồng nhất trong đo đạc và dữ liệu hạn chế nên hiện nay vẫn chưa xác định được những biểu - Bão: Trong những năm gần đây, các cơn bão có cường độ mạnh với mức độ tàn phá nghiêm trọng đã xuất hiện nhiều hơn trên Biển Đông. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền có xu hướng chuyển dịch về phía Nam, mùa bão kéo dài hơn, kết thúc muộn hơn, và khó lường trước. - Lượng mưa: Nhiệt độ tăng cũng làm cho mưa trở nên thất thường, phân bố lượng mưa theo mùa và theo vùng có sự thay đổi. Vào mùa mưa, các vùng phía Bắc mưa ít hơn, các vùng phía Nam mưa nhiều hơn. Số lượng các đợt mưa lớn gia tăng trên hầu hết các khu vực. - Các đợt không khí lạnh đã suy giảm rõ rệt. Tuy nhiên, số các đợt lạnh bất thường lại có xu hướng diễn ra thường xuyên hơn 7 hiện thay đổi. - Các đợt triều cường lớn có xu hướng gia tăng do sự gia tăng mực nước biển trong nửa cuối thế kỉ 20. 1.1.5. Kịch bản biến đổi khí hậu Xu thế biến đổi khí hậu hiện nay cũng như trong thế kỉ 21 phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phát thải các khí nhà kính, hay sâu xa hơn đó chính là mức độ phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Việc phát thải khí nhà kính trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào những hệ thống vận động phức tạp và chịu sự chi phối của những yếu tố như: Mức độ gia tăng dân số thế giới và mức độ tiêu dùng, mức độ phát triển kinh tế xã - hội, mức độ thay đổi và phát triển của công nghệ. Sự tiến triển trong tương lai của những yếu tố này mang tính bất định rất lớn, hay nói một cách khác, không ai biết chắc chắn trong tương lai những yếu tố này sẽ thay đổi như thế nào. Chính vì vậy, một trong những phương pháp được đưa ra và sử dụng phổ biến hiện nay đó là sử dụng các kịch bản khác nhau về tương lai. Kịch bản không phải là những dự đoán hay dự báo, mà là những giả định về tương lai hay một tập hợp giả định về những tương lai khác nhau. Bằng việc đưa ra những kịch bản khác nhau về tương lai, chúng ta có thể có những nhận định về những thay đổi tương lai của các hệ thống/yếu tố phức tạp kể trên, và thông qua đó đưa ra những bức tranh phát thải khí nhà kính khác nhau và đánh giá những xu thế biến đổi khí hậu có thể xảy ra (IPCC, 2000). Theo những nghiên cứu và cập nhật về Kịch bản Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng cho Việt Nam (BTNMT, 2011) những diễn biễn cụ thể về tình hình BĐKH tại Việt Nam được phỏng đoán như sau: - Về nhiệt độ: Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỉ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng từ 1,6 đến 2,2 o C trên phần lớn diện tích phía Bắc lãnh thổ và dưới 1,6 o C ở đại bộ phận diện tích phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào). Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỉ 21, nhiệt độ trung bình tăng 2 - 3 o C trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác. Nhiệt độ thấp nhất trung 8 bình tăng từ 2,2 - 3,0 o C, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,0 - 3,2 o C. Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35 o C tăng 10 - 20 ngày trên phần lớn diện tích cả nước. Theo kịch bản phát thải cao: Đến cuối thế kỉ 21, nhiệt độ trung bình năm có mức tăng phổ biến từ 2,5 đến trên 3,7 o C trên hầu hết diện tích nước ta. - Về lượng mưa: Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỉ 21, lượng mưa trong một năm tăng phổ biến khoảng trên 6%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, chỉ vào khoảng dưới 2%. Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỉ 21, lượng mưa trong một năm tăng trên hầu khắp lãnh thổ. Mức tăng phổ biến từ 2 - 7%, riêng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3%. Xu thế chung là lượng mưa mùa khô giảm và lượng mưa mùa mưa tăng. Lượng mưa ngày lớn nhất tăng thêm so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. Tuy nhiên ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng mưa gấp đôi so với kỉ lục hiện nay. Theo kịch bản phát thải cao: Lượng mưa năm vào cuối thế kỉ 21 tăng trên hầu khắp lãnh thổ nước ta với mức tăng phổ biến khoảng 2 - 10%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, khoảng 1 - 4%. - Về nước biển dâng: Theo kịch bản phát thải thấp: Vào cuối thế kỉ 21, mực nước biển dâng cao nhất khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang (trong khoảng từ 54 - 72 cm); thấp nhất ở khu vực Móng Cái (trong khoảng từ 42 - 57 cm). Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 49 - 64 cm. Theo kịch bản phát thải trung bình: Vào cuối thế kỉ 21, nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang (trong khoảng từ 62 - 82 cm); thấp nhất ở khu vực Móng Cái (trong khoảng từ 49 - 64 cm). Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57 - 73 cm. Theo kịch bản phát thải cao: Vào cuối thế kỉ 21, nước biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang (trong khoảng từ 85 - 105 cm); thấp nhất ở khu vực Móng Cái (trong khoảng từ 66 - 85 cm). Trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 78 - 95 cm. - Về một số yếu tố khí hậu khác: 9 Khí áp tăng trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam và Biển Đông. Độ ẩm tương đối giảm trên hầu khắp cả nước, nhất là phía Đông Bắc Bộ và Nam Bộ. 1.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu Nguyên nhân chính của BĐKH là sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính (CO 2 , CH 4 ) trong khí quyển. Theo các nhà khoa học, sự biến đổi của khí hậu trong vòng 150 năm trở lại đây xảy ra chủ yếu do các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lí của con người, đặc biệt là việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng như các tài nguyên đất, tài nguyên rừng. Những hoạt động này đã làm gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển. 1.2.1. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính Khí quyển của Trái Đất chứa một số loại khí đặc biệt gọi là khí nhà kính vì cách mà chúng làm ấm Trái Đất tương tự như cách người ta giữ nhiệt cho các ngôi nhà làm bằng kính để trồng cây. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước (H 2 O), khí cacbon đioxit (CO 2 ), khí metan (CH 4 ), khí đinitơ oxit (N 2 O), các hợp chất halocacbon (CFC, HFC, HCFC) và khí ozon (O 3 ) trong tầng đối lưu. Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất được quyết định bởi cân bằng giữa nhiệt (năng lượng bức xạ nhiệt) từ Mặt Trời truyền đến bề mặt Trái Đất và nhiệt của bề mặt Trái Đất truyền vào không gian. Năng lượng bức xạ nhiệt từ Mặt Trời truyền đến Trái Đất sẽ biến đổi như sau: + Bức xạ nhiệt của Mặt Trời là bức xạ có bước sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua khí quyển để đi tới mặt đất. Một phần năng lượng bức xạ nhiệt phản xạ trên mặt đất trở lại không gian. + Phần còn lại của năng lượng bức xạ làm nóng bề mặt Trái Đất và bề mặt Trái Đất phát bức xạ nhiệt vào khí quyển. + Bức xạ nhiệt từ bề mặt Trái Đất là bước sóng dài nên bị giữ lại (hấp thụ) bởi khí nhà kính. + Một phần năng lượng bức xạ nhiệt từ bề mặt Trái Đất bị các khí nhà kính giữ lại làm Trái Đất ấm hơn. Quá trình này được gọi là “hiệu ứng nhà kính”. Như vậy, khí nhà kính có tác dụng giống như một chiếc chăn có độ dày vừa đủ, giúp giữ ấm cho Trái Đất ở trong khoảng nhiệt độ thích hợp, khiến sự sống có thể phát 10 [...]... con đường để đạt được các mục tiêu giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai thông qua môn Công nghệ ở cấp trung học phổ thông Tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai trong môn Công nghệ phải dựa trên mối quan hệ vốn có, tự nhiên giữa mục tiêu, nội dung của môn Công nghệ với mục tiêu và nội dung của giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai; tránh sự gò ép Đồng thời, nó phải... sống và trải nghiệm của bản thân học sinh Việc dạy học tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai đã làm tăng giá trị, ý nghĩa thiết thực của môn Công nghệ đối với đời sống con người 1.2 Đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ Nội dung giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai được tích hợp trong môn Công nghệ, vì vậy phương pháp dạy học tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống. .. an toàn trong vài tiếng sau đó vì có thể vẫn tiếp tục có sóng thần đánh vào; Nếu đang ở trên thuyền ngoài khơi thì không quay về bờ, tiếp tục ở trên biển cho đến khi sóng giảm đi; Nếu đang ở trên thuyền ngoài cảng biển và không kịp ra khơi thì lập tức rời thuyền và chạy đến nơi trú ẩn an toàn 32 Phần thứ hai: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY... tế - xã hội và khu dân cư trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống bão, lũ, thiên tai của từng vùng; gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững - Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập... học sinh tham quan, cắm trại và các trò chơi theo chủ đề ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai là phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả Thông qua các hoạt động cắm trại, tham quan và trò chơi theo chủ đề, bằng trải nghiệm của bản thân học sinh và giảng giải của giáo viên, học sinh thấy được những việc đã làm và cần làm để giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai Một số hoạt động cụ thể... làm trọng tài Sau khi tranh luận, học sinh tự mình rút ra kết luận hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận đúng, sai và những bài học về ứng phó với BĐKH, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Ngoài ra, để tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai trong dạy học Công nghệ cấp trung học phổ thông, giáo viên có thể sử dụng kết hợp những phương pháp dạy học môn Công nghệ... đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu Nền kinh tế cacbon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các bên liên quan; phát... chống thiên tai cũng là các phương pháp dạy học Công nghệ ở trung học cơ sở Nội dung môn Công nghệ và nội dung BĐKH, phòng chống thiên tai có tính thực tiễn rất cao Do vậy, dạy học tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai trong học tập môn Công nghệ phải được thực hiện thông qua các phương pháp học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, gắn lí thuyết với thực hành, gắn với môi... hợp giáo dục ứng phó BĐKH và phòng chống thiên tai trong dạy học môn Công nghệ cấp trung học phổ thông là: a) Phương pháp nghiên cứu (tìm tòi, khám phá, hay giải quyết vấn đề) Phương pháp này giúp học sinh tìm tòi, khám phá, sáng tạo về các nội dung ứng phó BĐKH, phòng chống thiên tai thông qua các nhiệm vụ nghiên cứu có thể là các 33 câu hỏi hoặc bài tập Khi dạy học tích hợp ứng phó BĐKH và phòng chống. .. hiểu rõ các vấn đề liên quan đến ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai Qua đó, giáo viên truyền tư tưởng, tình cảm, thái độ của bản thân tác động đến HS giúp các em thay đổi thái độ, hành vi bảo vệ mô trường, tích cực phòng chống thiên tai c) Phương pháp tham quan, cắm trại và trò chơi theo chủ đề Các hoạt động ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai được thực hiện có hiệu quả trong các hoạt động . CHUNG VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI 5 1. Giáo dục ứng phó với biển đổi khí hậu 5 1.1. Các khái niệm về biến đổi khí hậu 5 1.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu 10 1.3 thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI 1. Giáo dục ứng phó với biển đổi khí hậu 1.1. Các khái niệm về biến đổi khí hậu 1.1.1. Thời tiết Thời tiết. nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong dạy học môn Công nghệ cấp trung học phổ thông 40 I. Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong dạy học

Ngày đăng: 23/07/2015, 15:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

    • 1. Giáo dục ứng phó với biển đổi khí hậu

      • 1.1. Các khái niệm về biến đổi khí hậu

        • 1.1.1. Thời tiết

        • 1.1.2. Khí hậu

        • 1.1.3. Biến đổi khí hậu

        • 1.1.4. Một số biểu hiện của BĐKH

        • 1.1.5. Kịch bản biến đổi khí hậu

        • 1.2. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

          • 1.2.1. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính

          • 1.2.2. Khí CO2 và cuộc Cách mạng Công nghiệp

          • 1.3. Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

            • 1.3.1. Tác động của BĐKH

            • 1.3.2. Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

            • 2. Giáo dục phòng, chống thiên tai

              • 2.1. Một số loại hình thiên tai thường xảy ra ở nước ta, điều kiện hình thành và thiệt hại có thể xảy ra

                • 2.1.1. Đặc điểm chung thiên tai ở Việt Nam

                • 2.1.2. Một số loại hình thiên tai thường xảy ra ở nước ta

                • 2.2. Hành động phòng, chống thiên tai

                  • 2.2.1. Chiến lược phòng, chống thiên tai

                  • 2.2.2. Hành động của chúng ta

                  • Phần thứ hai: TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ CẤP TRUNG HỌC PHÔ THÔNG

                    • A. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai môn Công nghệ

                      • 1. Đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ

                      • B. Tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong dạy học môn Công nghệ cấp trung học phổ thông

                      • I. Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong dạy học bộ môn Công nghệ cấp trung học phổ thông

                        • 1. Mục tiêu:

                        • 2. Khả năng đưa Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Công nghệ - trung học phổ thông

                        • 3. Giới thiệu một số địa chỉ tích hợp Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Công nghệ - trung học phổ thông

                        • 5. Mức độ tích hợp Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Công nghệ - trung học phổ thông

                        • II. Một số ví dụ minh họa (giáo án) và gợi ý về kiểm tra, đánh giá tích hợp Giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào dạy học môn Công nghệ - trung học phổ thông

                          • 2. 1. Một số ví dụ minh họa (giáo án)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan