Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Đỗ Chu

125 1.1K 2
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Đỗ Chu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Ngụy Thị Bình Lời cảm ơn Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS- TS Đoàn Đức Phương, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Sự nhiệt tình, nghiêm túc và niềm say mê khoa học của thầy đã đem đến cho tôi tình yêu đối với con đường nghiên cứu khoa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả, các nhà nghiên cứu đã giúp tôi những tư liệu quý báu để tôi hoàn thành luận văn. 2 Có được luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thày cô giáo trong tổ Lí luận Văn học, sự say mê giảng dạy và dìu dắt của các thầy cô đã bồi đắp cho tâm hồn chúng tôi tình yêu đối văn học. Tôi xin cảm ơn khoa Ngữ văn, phòng sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường ĐHSP Hà Nội 2. Tôi cũng xin gửi tới Sở GD- ĐT Bắc Giang, Ban giám hiệu Trường THPT Yên Dũng Số 3, các thầy cô giáo trong nhà trường và những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp … lòng biết ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện, động viện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011 Tác giả luận văn Ngụy Thị Bình MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sáng tác văn học, “Phong cách là chỗ độc đáo về nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mỹ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú” [41, tr.482]. Phong cách phải độc đáo một cách đa dạng, bền vững và luôn luôn đổi mới. Nó đòi hỏi mỗi nhà văn phải góp vào cho văn học một tiếng nói mới, riêng biệt. Tiếng nói ấy làm cho tác phẩm của nhà văn đó có chỗ đứng lâu bền trong trái tim độc giả. Điều tối kị trong nghệ thuật là sự lặp lại người khác, kể cả sự lặp lại chính mình. Lẽ đương nhiên vẻ độc đáo kia phải ít thấy ở người khác, nhưng riêng ở 3 nhà văn đó thì phải xuất hiện thường xuyên, có tính chất nhất quán, bền vững, nếu không sự độc đáo đó chỉ là ngẫu nhiên hay nhất thời. Cái cốt lõi của phong cách là sự nhất quán và bền vững còn sự triển khai của nó là đa dạng và luôn luôn đổi mới. Độc đáo và đa dạng chưa đủ, phong cách phải có phẩm chất thẩm mỹ tức là phải đem lại cho người đọc một sự hưởng thụ mỹ cảm dồi dào. Phẩm chất thẩm mỹ của phong cách không đơn thuần là vấn đề kĩ thuật, hình thức mà nó đòi hỏi phải có tính nghệ thuật cao và chân chính bởi “phong cách nghệ thuật là một phạm phạm trù thẩm mỹ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống tưởng tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [33, tr.255-256]. Vì thế không phải nhà văn nào cũng có phong cách dù xét cho cùng nhà văn nào cũng có đặc điểm riêng. Phong cách không những là dấu hiệu trưởng thành của một nhà văn, khẳng định được chỗ đứng của nhà văn trên văn đàn mà hơn thế nữa phong cách khi đã nở rộ nó còn chính là bằng chứng của một nền văn học đã trưởng thành. Là hình thức ngắn của tự sự, truyện ngắn có thể kể về cả cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một chốc lát mà vẫn gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. So với các thể loại văn học khác, “truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hàng ngày, lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo chí, có tác dụng ảnh hưởng kịp thời trong đời sống” [41, tr.398]. Vì thế trải qua bao biến cố, thăng trầm của thể loại, đến nay truyện ngắn vẫn luôn khẳng định được vị trí quan trọng trên văn đàn là một thể loại đang “lên ngôi”, “được mùa”, “thăng hoa” với “chân trời của truyện ngắn” [58, tr.204]. Đặc biệt ở thế kỷ XXI, với những đổi thay nhanh chóng trong đời sống vật chất và tinh thần của con người thì vị trí của một thể loại năng động như truyện ngắn lại càng được khẳng định. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Đỗ Chu là một trong số những nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ có được nhiều thành tựu ở thể loại truyện ngắn. Nhìn lại chặng đường sáng tác hơn bốn mươi năm qua của nhà văn, chúng ta có thể nhận thấy Đỗ Chu đã từng sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, ký, tiểu thuyết nhưng thể loại thành công nhất, tạo nên tên tuổi và chỗ đứng của ông trên văn đàn chính là truyện ngắn. Chính Đỗ Chu đã từng tâm sự: “Tôi thấy mình chủ yếu 4 là ngòi bút viết truyện ngắn, “định mệnh” đã gắn mình với truyện ngắn” [27]. Ngay từ những năm 1961, khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, Đỗ Chu đã có truyện ngắn Ao làng in trên tạp chí Văn nghệ quân đội để hơn bốn mươi năm sau, người đọc cùng thế hệ Đỗ Chu vẫn còn “nhớ cái ý vị man mác gợi lên từ những dòng chữ giản dị” trong thiên truyện đầu tay ấy của ông. Không lâu sau đó, Đỗ Chu đã thực sự làm “xao xuyến văn đàn” với Hương cỏ mật, Mùa cá bột, Chiến sĩ quân bưu Từ đó đến nay, bền bỉ trên con đường văn nghiệp với một sức viết dồi dào, Đỗ Chu đã cho ra mắt bạn đọc hàng chục tập truyện đặc sắc: Hương cỏ mật (1965), Phù sa (1967), Gió qua thung lũng (1971), Trung du (1977), Nơi con đường gặp biển (1978), Tháng hai (1985), Mảnh vườn xưa hoang vắng (1989), Mận trắng (1997), Một loài chim trên sóng (2002). Với 35 truyện ngắn xuất sắc được lựa chọn từ các tập truyện ngắn trên, năm 2003 Đỗ Chu đã hoàn thành một Tuyển tập truyện ngắn. Hơn bốn mươi năm tung hoành văn trường, không phô diễn mà cứ cặm cụi, âm thầm trong công việc viết của mình, Đỗ Chu đã tạo cho mình một “khuôn mặt” riêng, một nét tinh thần riêng biệt, một phong cách truyện ngắn giàu chất thơ. Không chỉ khẳng định được sự có mặt của mình trong nền văn học dân tộc, Đỗ Chu còn khẳng định được mình trong nền văn học khu vực với giải thưởng ASEAN năm 2004. Nhận xét, đánh giá về truyện ngắn Đỗ Chu, đã có không ít bài giới thiệu, nghiên cứu. Qua quá trình tìm hiểu, người viết luận văn thấy sơ bộ có thể thống kê như sau: Ngay từ truyện ngắn đầu tay Ao làng (1961), dư luận đã nhận ra có “cái ý vị man mác gợi lên từ những dòng chữ giản dị ấy”của Đỗ Chu. Mấy năm sau, với ba truyện ngắn in trong tập Hương cỏ mật (1965 - in chung với Trúc Hà và Văn Ngữ), ngòi bút Đỗ Chu đã thực sự thu hút được sự chú ý của giới phê bình văn học. Các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu: Phan Hồng Giang, Nguyễn Hoàng Sơn, Vương Trí Nhàn đều khẳng định sự thành công của Đỗ Chu và thấy đó là “những sáng tác biểu dương cái đẹp, cái mới trong xã hội ta, trên đất nước ta” [31], “là những truyện ngắn đẹp như thơ” [66], được viết với “con mắt trong trẻo, giàu chất thơ”. Ở đó Đỗ Chu đã “chớm nở một lối viết riêng” [31]. 5 Hơn một năm sau, tập Phù sa ra mắt bạn đọc và vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý của Phan Hồng Giang, Vương Trí Nhàn. Mặc dù có cách tiếp cận khác nhau nhưng cả hai tác giả đều khẳng định thành công của tập truyện, đồng thời còn nghiêm túc chỉ ra những nhược điểm của tập truyện ấy. Phan Hồng Giang khi đọc Phù sa đã có dịp “nghĩ đôi điều về nguồn sức mạnh của con người và nghệ thuật chúng ta” và đã nhận ra Đỗ Chu là cây bút “thiên về phía miêu tả cái chất thơ của cuộc đời” [32]. Vương Trí Nhàn thì thấy ở Phù sa “một cuộc gặp gỡ nhiều cảm tình” dù cả tập Phù sa “cơ hồ như không có chuyện” [44]. Cả hai tác giả cùng chỉ ra nhược điểm của tập truyện: “bố cục truyện đôi khi có phần nào cồng kềnh” [32] hay hình thức câu chuyện “có vẻ không chặt chẽ” [44]. Bên cạnh hai bài viết công phu kể trên, cũng cần phải kể đến những nhận xét khá xác đáng của một số cây bút tuy không đi sâu nghiên cứu tập Phù sa nhưng đã chớp đúng cái “thần” của Đỗ Chu trong tập truyện ấy. Nguyễn Văn Long nhận thấy “chất trữ tình cũng là sắc thái nổi bật trong tập Phù sa của Đỗ Chu” [38].Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình cho rằng “Đỗ Chu viết Phù sa, Hương cỏ mật để diễn tả vẻ đẹp ngời sáng của thế hệ trẻ chống Mỹ, ung dung, tự tin, tự hào, nhẹ nhõm một khát vọng chiến đấu ” [22]. Tập truyện Gió qua thung lũng ra đời (1971) không gây được nhiều sự chú ý như Phù sa. Các bài viết của Vương Trí Nhàn, Ngô Văn Phú, Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Văn Hạnh, Văn Chinh đều tập trung vào truyện ngắn Ráng đỏ,coi đó là tác phẩm “lộng lẫy, huy hoàng của một thời truyện ngắn Đỗ Chu” [60], ở đó “hiện thực được lĩnh hội, thể nghiệm và biểu hiện qua góc độ trữ tình bởi sự nhào nặn bằng chất men riêng của tâm hồn người viết” [52]. Sau 1975, trong hai năm 1977 và 1978, Đỗ Chu cho ra đời liên tiếp hai tập Trung du và Nơi con đường gặp biển. Thời gian này “như chùng gân sau khi trèo lên một đỉnh cao” [23], sáng tác của Đỗ Chu không còn thu hút được nhiều sự chú ý của giới phê bình và bạn đọc như trước. Ngô Vĩnh Bình và Văn Chinh đều cho rằng hai tập truyện này đã thể hiện “cái uể oải tâm thế” và “gần giống với sự tẻ nhạt mà người đọc quen sài mì chính cảm thấy” [24]. Đỗ Chu lúc này “đến với người đọc như một người bạn bình thường nếu không muốn nói là vô duyên” [25]. 6 Sau một thời gian dài “dường như vắng bặt trong đời sống văn học” [21], Đỗ Chu đã trở lại với tập Tháng hai (1985). Cả Ngô Văn Phú và Văn Chinh đều thấy Đỗ Chu đã không đánh mất mình, “vẫn giữ được phong độ truyện ngắn xưa”, “chất thơ, chất văn học ở mỗi truyện ngắn trong tập Tháng hai này vẫn giữ được cốt cách riêng của Đỗ Chu” và Đỗ Chu “đã biết bổ sung những điều cần thiết mới, những lối viết mới để thỏa mãn nhu cầu và trình độ của người đọc” [45]. Năm 1989, tập truyện Mảnh vườn xưa hoang vắng ra đời, một lần nữa Đỗ Chu lại chiếm được cảm tình và gây được sự chú ý đặc biệt của người đọc. Xung quanh tập truyện này có rất nhiều những ý kiến đánh giá của hàng loạt tác giả:Văn Chinh, Ngô Vĩnh Bình, Nguyễn Hoàng Sơn, Phạm Thị Minh Thư Các ý kiến đều khẳng định ở đây có sự “đằm chín” trong phong cách Đỗ Chu, “Đỗ Chu vẫn giữ được phong độ, một phong độ rất Đỗ Chu, không lẫn, không trộn vào bất cứ ai”, ta vẫn thấy “một Đỗ Chu xưa, một Đỗ Chu nhẩn nha, một Đỗ Chu trữ tình, một Đỗ Chu phóng khoáng, một Đỗ Chu tinh tế” [20], nhưng Đỗ Chu cũng đã “bắt đầu vào một chặng mới” và “Đỗ Chu đã có một hình hài cụ thể trong văn xuôi anh” [60]. Tám năm sau thành công của Mảnh vườn xưa hoang vắng, Đỗ Chu lại ra mắt bạn đọc tập Mận trắng (1997). Nhưng thực chất đây chỉ là một tập truyện tuyển những truyện ngắn của Đỗ Chu từ những tập truyện trước. Bởi vậy dường như không có những bài nghiên cứu về tập truyện này. Tới khi Một loài chim trên sóng ra đời (2002), dư luận lại mới xôn xao bàn luận về truyện ngắn Đỗ Chu. Nhiều tác giả đều có chung cảm nhận rằng với Một loài chim trên sóng, Đỗ Chu “đã đi từ tài hoa của thời Hương cỏ mật đến tài năng của thời văn học đa giọng điệu ” [24]. Nguyễn Hoàng Sơn khẳng định ở tập truyện này Đỗ Chu đã có “sự đào sâu, chín thêm của một phong cách sớm ổn định, thiên về trữ tình ” [46]. Năm 2003, Tuyển tập truyện ngắn Đỗ Chu hoàn thành gồm 35 truyện ngắn xuất sắc trong hơn bốn mươi năm cầm bút của Đỗ Chu đánh dấu chặng đường sáng tạo nghệ thuật của ông. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú khi nhận xét về tuyển tập này đã khẳng định: “Tuyển tập đã thể hiện một phong cách văn xuôi Đỗ Chu trữ tình, đậm chất thơ, tinh tế, tài hoa” [61]. Nhận xét này đã thâu tóm được cái “thần” cái “cốt” cơ bản trong phong cách truyện ngắn Đỗ Chu. 7 Có thể thấy, xung quanh mỗi tập truyện, thậm chí mỗi truyện ngắn tiêu biểu của Đỗ Chu đều có những nhận xét xác đáng. Nhưng bên cạnh đó còn phải kể đến một số bài viết có tính khái quát về truyện ngắn Đỗ Chu. Bao quát sự nghiệp sáng tác của Đỗ Chu gần mười năm đầu, chỉ rõ đặc điểm truyện ngắn của cây bút này trên từng phương diện, từng khía cạnh, Nguyễn Văn Hạnh có bài viết Truyện ngắn Đỗ Chu. Trong bài viết này tác giả khẳng định Đỗ Chu đã “có vị trí riêng trong nền văn học của chúng ta những năm sáu mươi” [34]. Ở một góc nhìn khác trong bài Người chiến sĩ chống Mỹ trong văn học, tác giả Ngô Thảo cũng có những nhận xét tinh tế về chặng đường sáng tác mười năm đầu của Đỗ Chu. Theo tác giả bài viết, “Đỗ Chu là người viết mà ngay từ những tác phẩm đầu tay đã biểu hiện một bản sắc riêng, một phong cách văn học đã chín” [52]. Gần ba mươi năm sau, khi hai bài viết trên xuất hiện, có dịp quan sát sự nghiệp sáng tác của Đỗ Chu hơn bốn thập kỉ, Văn Chinh đăng bài “Nhà văn Đỗ Chu: con người phải được yêu mến và kính trọng”. Ở đó sau khi tản mạn về con người và gia cảnh của nhà văn, tác giả đã khẳng định “có một nét Đỗ Chu rất đáng trọng là ông không bị bồng bềnh trên sóng dư luận về tác phẩm của mình” [24]. Nguyễn Hoàng Sơn trong bài “Nhà văn Đỗ Chu: tôi bán là bán văn, không bán giấy!” cảm thấy “không có sự thay đổi kiểu xu thời trong phong cách truyện ngắn Đỗ Chu chỉ có sự đào sâu, chín thêm của một phong cách sớm ổn định, thiên về trữ tình” [46]. Cũng bao quát toàn bộ sự nghiệp sáng tác truyện ngắn của Đỗ Chu còn phải kể đến hai bài viết của hai tác giả Nguyễn Thanh Tú và Lê Hương Thủy. Tác giả Nguyễn Thanh Tú đã đi sâu phân tích kiểu kết cấu nổi bật mang phong cách Đỗ Chu. Còn Lê Hương Thủy thì khái quát những “Đặc trưng truyện ngắn Đỗ Chu”. Những nhận xét, đánh giá của các tác giả trên dù mới là những bài viết riêng lẻ nhưng lại là những gợi mở có tính chất định hướng quan trọng, là nguồn tư liệu quý báu giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về Đỗ Chu và truyện ngắn của ông. Ngoài ra còn có những luận văn thạc sĩ khảo sát và tìm hiểu truyện ngắn Đỗ Chu khá đầy đủ như: Luận văn Truyện ngắn Đỗ Chu (2003) của Trần Xuân Trà, luận văn Đặc sắc truyện ngắn Đỗ Chu (2005) của Tạ Duy Kiên. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đúng đắn của những người đi trước, chúng tôi muốn tìm một cách đánh giá khái quát hơn, hệ thống hơn khi chỉ ra những biểu hiện cụ thể trong phong cách truyện ngắn của Đỗ Chu để có cái nhìn thấu đáo toàn 8 diện hơn về những đóng góp của nhà văn, từ đó khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Về phía tác giả luận văn, với tư cách là một giáo viên dạy văn ở Bắc Giang, chúng tôi coi Đỗ Chu là nhà văn Bắc Giang. Tên tuổi của ông ít nhiều đã được học sinh biết đến qua những đoạn văn tả cảnh như một mẫu mực về cách sử dụng ngôn từ và cú pháp. Hơn thế nữa, việc tìm hiểu những nhà văn của quê hương trong những giờ ngoại khóa hay tiết học tự chọn cũng là một cách để người giáo viên dạy văn đánh thức ở học sinh tình yêu văn học, niềm tự hào về con người, văn hóa quê hương, từ đó mà mở rộng thành tình yêu đất nước. Còn với tư cách là người bước đầu tập nghiên cứu khoa học, khả năng nhận thức và xử lí vấn đề cùng kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế, khi thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi mong muốn và hi vọng có những đóng góp khoa học nhất định với công tác nghiên cứu và giảng dạy văn chương. Thành quả ấy có thể là nhỏ bé nhưng cũng là nguồn động lực thôi thúc chúng tôi theo đuổi con đường mình đã lựa chọn. Trên đây là những lí do gợi dẫn chúng tôi lựa chọn đề tài Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Đỗ Chu làm đối tượng nghiên cứu của luận văn. Hi vọng rằng qua việc tìm hiểu, nghiên cứu một gương mặt nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, luận văn góp phần vào việc nhận diện sự phát triển thể loại truyện ngắn nói riêng và nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung. Đồng thời đây cũng là cơ hội để tác giả luận văn có điều kiện bổ sung kiến thức, mở rộng tư liệu tham khảo, làm giàu vốn văn học cho bản thân và rèn luyện các thao tác nghiên cứu khoa học, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm Thiết nghĩ rằng đó là những công việc quan trọng và cần thiết đối với người giáo viên dạy văn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Với đề tài đã chọn, luận văn của chúng tôi nhằm đến những mục đích sau: Củng cố vững chắc thêm một số vấn đề lí luận về phong cách nghệ thuật trong sáng tác văn chương. Chỉ ra một cách hệ thống những biểu hiện cụ thể của phong cách truyện ngắn Đỗ Chu. 9 Tạo thêm cơ sở cho việc khẳng định vị trí, tài năng, đóng góp của Đỗ Chu đối với sự phát triển của thể loại truyện ngắn và cả nền văn học Việt Nam hiện đại. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát khái lược về phong cách nghệ thuật nhà văn và những biểu hiện cơ bản của nó. Khảo sát có hệ thống kèm theo những nhận xét cụ thể về các ý kiến liên quan đến truyện ngắn Đỗ Chu. Khảo sát và xác lập hệ thống những biểu hiện của phong cách nghệ thuật truyện ngắn Đỗ Chu. Khảo sát và phân tích kĩ một số truyện ngắn tiêu biểu của Đỗ Chu, so sánh đối chiếu với truyện ngắn của một số tác giả khác để làm sáng tỏ những biểu hiện của phong cách nghệ thuật truyện ngắn Đỗ Chu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Những tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề phong cách nghệ thuật nhà văn. Những tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến loại tác phẩm tự sự, đặc biệt là thể loại truyện ngắn. Những bài viết và công trình nghiên cứu về Đỗ Chu và các truyện ngắn của ông. Những truyện ngắn tiểu biểu của Đỗ Chu được in trong các tập truyện của ông. Đặc biệt chúng tôi lựa chọn 35 truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Đỗ Chu (2003) để tìm hiểu phong cách nghệ thuật truyện ngắn của ông. Ngoài ra một số tùy bút hay các bài phát biểu của Đỗ Chu cũng được sử dụng như là những tài liệu tham khảo. 5. Phương pháp nghiên cứu. 10 Để thực hiện đề tài luận văn Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Đỗ Chu, chúng tôi kết hợp sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp phân tích: Một trong những phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học là phương pháp phân tích. Chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp này để phân tích cụ thể các yếu tố về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của tác phẩm làm dẫn liệu minh họa cho các luận điểm được đưa ra trong luận văn. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình tìm hiểu đề tài luận văn, người viết luận văn sẽ tiến hành so sánh đối chiếu các tập truyện ngắn của Đỗ Chu ở các chặng đường sáng tác, so sánh đối chiếu đặc điểm truyện ngắn của Đỗ Chu với một số tác giả khác để tìm ra diện mạo và phong cách riêng của Đỗ Chu. Phương pháp tổng hợp, khái quát: Từ sự phân tích những dẫn liệu cụ thể, người viết luận văn sẽ tổng hợp, khái quát để tìm ra những nét chung thống nhất và tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật truyện ngắn Đỗ Chu. 6. Dự kiến đóng góp Góp phần khẳng định vai trò quan trọng của phong cách nghệ thuật nhà văn trong sáng tác văn học và những biểu hiện của nó. Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của phong cách nghệ thuật truyện ngắn Đỗ Chu. Góp phần khẳng định những đóng góp và vị trí của Đỗ Chu đối với nền văn học nước nhà. [...]... Vì thế có sự xuất hiện của một loạt khái niệm: Phong cách dân tộc, phong cách thời đại, phong cách cá nhân Ở luận văn này, người viết tìm hiểu phong cách ở cấp độ cá nhân tác giả - phong cách nghệ thuật nhà văn 1.1.2 Những biểu hiện của phong cách nghệ thuật nhà văn Nói đến phong cách nghệ thuật nhà văn là nói đến quy luật thống nhất của chỉnh thể nghệ thuật qua hàng loạt tác phẩm của nhà văn đó như:...11 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI LƯỢC VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA ĐỖ CHU 1.1 Phong cách nghệ thuật nhà văn 1.1.1 Khái niệm phong cách nghệ thuật nhà văn “Qua giọng hát, anh nhận ra người hát Qua nét khắc, anh nhận ra người thợ bạc” [18] Quả thật, qua tiếng hát, ta nhận ra tâm hồn người nghệ sĩ dịu dàng đằm thắm hay khỏe khoắn lạc quan Qua nét khắc, nét... tập truyện này, Đỗ Chu đã gây được sự chú ý lớn với độc giả và giới phê bình văn học Hơn một năm sau khi xuất hiện Hương cỏ mật, Đỗ Chu lại cho ra mắt bạn đọc tập truyện ngắn Phù sa (1967) gồm chín truyện, trong đó ba truyện đã có trong Hương cỏ mật Có thể xem Phù sa là sự tiếp nối và bổ sung thêm những truyện ngắn trước đó để tạo nên “khuôn măt” riêng một thời của Đỗ Chu Lối viết riêng của Đỗ Chu. .. hứng sáng tác của Đỗ Chu “Với một tấm lòng nhân hậu, bao dung và gần như tuyệt đối tin vào tình đời, tình người, Đỗ Chu đã có một quan niệm về con người hết sức trong sáng, nhân ái, vị tha Trong thế giới nhân vật của Đỗ Chu không có kẻ ác và rất ít cái xấu” [61] Khảo sát 20 truyện ngắn những năm chống Mỹ trong số 35 truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn của Đỗ Chu thì chỉ thấy có một truyện xuất hiện... có những phong cách vẫn có sức sống mãnh liệt trong lòng người đọc Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, cùng với một số nhà văn, nhà thơ khác, bằng sự lao động không mệt mỏi trên hành trình đi tìm cái đẹp của nghệ thuật, Đỗ Chu đã tạo cho minh một phong cách nghệ thuật riêng rất độc đáo góp phần làm đổi mới và hiện đại hóa nền văn học dân tộc 1.2 Quá trình sáng tác của Đỗ Chu Đến với truyện ngắn từ... chỉnh thể truyện ngắn đa tầng” [60] Với tập truyện Một loài chim trên sóng, Đỗ Chu đã vinh dự đại diện cho các nhà văn Việt Nam nhận giải thưởng văn học ASEAN tại Băngkok (Thái Lan) vào ngày 12- 10- 2004 Đỗ Chu đã từng dự định “khi nào đến tuổi sáu mươi sẽ cho ra đời một tuyển tập truyện ngắn nữa, coi đó là món quà khiêm nhường tặng đến bạn đọc” [55] Và năm 2003 Tuyển tập truyện ngắn của Đỗ Chu đã ra... truyện ngắn của Đỗ Chu đã ra đời Đây là một cuốn sách với những truyện ngắn xuất sắc nhất trong hơn bốn mươi năm viết văn của Đỗ Chu, ghi dấu chặng đường sáng tác của ông “Tuyển tập đã thể hiện một phong cách văn xuôi Đỗ Chu trữ tình, đậm chất thơ, tinh tế, tài hoa mang rõ dấu ấn của Đỗ Chu [61] Khoảng chục năm trở lại đây, Đỗ Chu như chuyên tâm vào thể tùy bút, đã được nhà xuất bản Hội nhà văn Viêt... càng tốt” Bởi thế mới có Hương cỏ mật Truyện ngắn này được giới thiệu trên Văn nghệ quân đội số tháng 3/1963, lại được xếp vào những truyện dự thi Cuối năm, Đỗ Chu được mời về nhận giải thưởng truyện ngắn hay của tạp chí, lúc đó Đỗ Chu đã nhập ngũ được năm tháng, là binh nhì bộ đội phòng không Cùng năm đó, vẫn trên tạp chí Văn nghệ quân đội, sau Hương cỏ mật Đỗ Chu đã kịp có thêm hai cái nữa, đúng như... mình” [26] Chính vì 26 thế, sau một thời gian vắng bóng, Đỗ Chu đã trở lại văn đàn với tập Tháng hai (1985) Truyện ngắn của anh để lại trong chúng ta những dư vị ngọt ngào sau khi đọc Chất thơ, chất văn học ở mỗi truyện ngắn trong tập Tháng hai này vẫn giữ được cốt cách riêng của Đỗ Chu [45] Vẫn giữ được phong độ xưa nhưng ở Tháng hai, Đỗ Chu cũng “bổ sung những điều cần thiết” để “thỏa mãn nhu cầu... truyện lại xoàng Thậm chí viết truyện ngắn thì xuất sắc nhưng không viết được truyện dài hoặc ngược lại Ví như Nguyễn Công Hoan thành công nhất ở truyện ngắn trào phúng, Xuân Diệu rất thành công với thơ trữ tình Nguyễn Tuân bằng cá tính sáng tạo độc đáo đã kiến tạo và sở hữu luôn cả một thể văn – thể tùy bút, hay như Đỗ Chu viết cả kí, tiểu thuyết, truyện ngắn nhưng đặc biệt thành công với truyện ngắn . phong cách Đỗ Chu, Đỗ Chu vẫn giữ được phong độ, một phong độ rất Đỗ Chu, không lẫn, không trộn vào bất cứ ai”, ta vẫn thấy “một Đỗ Chu xưa, một Đỗ Chu nhẩn nha, một Đỗ Chu trữ tình, một Đỗ. quan đến truyện ngắn Đỗ Chu. Khảo sát và xác lập hệ thống những biểu hiện của phong cách nghệ thuật truyện ngắn Đỗ Chu. Khảo sát và phân tích kĩ một số truyện ngắn tiêu biểu của Đỗ Chu, so. về Đỗ Chu và các truyện ngắn của ông. Những truyện ngắn tiểu biểu của Đỗ Chu được in trong các tập truyện của ông. Đặc biệt chúng tôi lựa chọn 35 truyện ngắn trong Tuyển tập truyện ngắn Đỗ

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan