Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai

123 750 20
Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai là nghiên cứu khoa học nghiêm túc, trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên Nguyễn Thị Huyền Trang LỜI CẢM ƠN Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đoàn Đức Phương, người đã hết lòng dẫn dắt, chỉ bảo tận tình ngay từ những bước đi đầu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Nhân dịp này em xin cảm ơn các Thầy Cô trong trường đặc biệt là các Thầy Cô trong tổ Lý luận văn học khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã cung cấp cho em những kiến thức, hiểu biết mới để em có thể hoàn thành luận văn và truyền cho em lòng nhiệt tình trong công tác giảng dạy cho thế hệ sau. Cuối cùng em xin được nói lời cảm ơn tới những thành viên trong gia đình, các đồng nghiệp tại trường THPT Cổ Loa, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2011 Học viên Nguyễn Thị Huyền Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử vấn đề 6 2.1 Những nghiên cứu mang tính khái quát có liên quan đến đề tài 7 2.2 Những nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài 10 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 14 4. Phương pháp nghiên cứu 15 5. Dự kiến đóng góp khoa học 15 NỘI DUNG Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA CHU LAI 16 1.1 Hành trình sáng tác của Chu Lai 16 1.2 Quan niệm nghệ thuật của Chu Lai 19 1.2.1. Quan niệm của nhà văn về hiện thực 19 1.2.2 Quan niệm của nhà văn về con người 34 CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI 53 2.1 Nhân vật trong tiểu thuyết 53 2.2 Người lính – Nhân vật chủ đạo trong tiểu thuyết Chu Lai 56 2.3 Các loại nhân vật khác 68 2.3.1 Nhân vật phụ nữ 68 2.3.2 Nhân vật trí thức: 74 2.3.3 Nhân vật kẻ thù 83 Chương 3: CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI 92 3.1 Cốt truyện trong tiểu thuyết 92 3.2 Loại hình cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai 95 3.2.1 Cốt truyện sự kiện-tâm lý 95 3.2.2 Cốt truyện lồng trong truyện 104 3.2.3 Cốt truyện lắp ghép 111 KẾT LUẬN 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ sau chiến thắng 1975, đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền văn học Việt Nam bước vào thời kì đổi mới ngày càng sâu sắc, toàn diện. Sự đổi mới văn học được diễn ra trên nhiều phương diện và thể loại trong đó phải kể đến những thay đổi lớn lao của thể tài tiểu thuyết. Chiến tranh là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam từ trước tới nay. Sự hiện diện của mảng đề tài này trong văn học chính là sự phản ánh sinh động nhất bức tranh hiện thực cuộc sống trong những giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc ta. Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam cũng từng bước trưởng thành qua mỗi chặng đường phát triển của văn học dân tộc. Ở mỗi chặng đường, đề tài chiến tranh lại được tiếp cận và phản ánh từ những góc độ khác nhau, theo những cảm hứng khác nhau. Tiếp nối truyền thống văn học cách mạng, sau khi hòa bình và thống nhất đất nước, văn học vẫn tiếp tục viết về chiến tranh và phản ánh hiện thực đời sống thời hậu chiến. Thực chất văn học hậu chiến là một khái niệm ước lệ chỉ một giai đoạn văn học ngay sau chiến tranh mà cảm hứng chính của nó vẫn là sự suy ngẫm về cuộc chiến đã qua dưới góc nhìn mới, trong hoàn cảnh mới. Từ rất sớm, trong bài Viết về chiến tranh(1978), Nguyễn Minh Châu đã đặt ra câu hỏi cho hướng đi của tiểu thuyết chiến tranh sau thời chiến: "tiểu thuyết viết về chiến tranh sẽ tìm trong lĩnh vực nào để mình có một chỗ đứng không trùng lặp với chỗ đứng của hồi kí chiến tranh?". Sự lựa chọn duy nhất là "phải viết về con người". Độ lùi về mặt thời gian đã khiến cách nhìn nhận về con người của các nhà văn có sự thay đổi so với giai đoạn trước. Văn học trước 1975 mang đậm quan niệm con người sử thi, con người chủ yếu được đặt trong mối quan hệ với cộng đồng, con người làm nền cho các sự kiện, "chỉ đóng vai trò làm đường dây để xâu chuỗi các sự kiện lại với nhau". Văn xuôi từ sau 1975 lại nhìn nhận con người xuất phát từ quan niệm con người cá nhân, từ góc độ đời tư thế sự. Trong xu hướng phản ánh chung của văn học đổi mới, người lính được phản ánh từ nhiều bình diện, trong nhiều mối quan hệ của đời sống. Người lính không chỉ được nhìn nhận bằng nhãn quan lịch sử mà còn được các nhà văn khai thác ở khía cạnh bi kịch cá nhân. Đây chính là tiền đề cho sự xuất hiện của một loại nhân vật mang diện mạo tinh thần hoàn toàn mới trong tiểu thuyết chiến tranh sau 1975. Nhà văn Xuân Thiều, một người lính từng đi qua hai cuộc chiến tranh của dân tộc đã rút ra những suy ngẫm thấm thía: "Âm vang của chiến tranh không chỉ là nỗi nhớ về quá khứ chưa xa, mà chủ yếu sự tác động của chiến tranh hằn sâu vào đời sống và số phận từng con người cho mãi đến bây giờ, và chưa biết bao giờ mới có thể ví bằng những con sóng lăn tăn trên mặt hồ sau cơn bão…". Viết về đề tài chiến tranh và người lính trong cuộc sống ngày hôm nay phải kể đến các sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Chu Lai, Bảo Ninh…Các sáng tác của họ đã cho ta thấy cái nhìn đau đáu, tạo cho người đọc nhiều ám ảnh về hình tượng người lính phía sau cuộc chiến. Nằm trong cuộc vận động đổi mới của văn học, nhà văn Chu Lai cũng đã có những cách tân, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật để thích ứng trước những biến động của thời đại. Thông qua các sáng tác của mình, nhà văn đã góp phần tạo nên sự thay đổi diện mạo mới cho văn học. Nằm trong dòng thác chung viết về đề tài chiến tranh cách mạng của văn học thời kì đổi mới, đồng thời đã từng là người lính nên hầu hết các sáng tác của Chu Lai đều nằm trong "cái vòng cương tỏa của cảm xúc chiến trận". Chính vì vậy, chiến tranh và người lính là hai mảng đề tài chủ đạo trong sáng tác của Chu Lai. Đối với nhà văn, đề tài chiến tranh lâu nay vẫn được coi là "siêu đề tài, nhân vật người lính là siêu nhân vật, càng khám phá càng thấy những độ rung không mòn nhẵn". Đọc các sáng tác của Chu Lai ta cũng bắt gặp quan niệm về con người phức tạp, con người là một khối mâu thuẫn lớn. Mặc dù sáng tác từ rất sớm, thử nghiệm ngòi bút qua nhiều thể loại nhưng phải đến khi Nắng đồng bằng (1977) xuất hiện thì cái tên Chu Lai mới được bạn đọc chú ý và tạo được sự quan tâm từ giới phê bình, nghiên cứu. Như vậy, với thể loại tiểu thuyết, tài năng của nhà văn mới thực sự khoe sắc. Một loạt các tiểu thuyết như: Ăn mày dĩ vãng, Ba lần và một lần, Cuộc đời dài lắm…đã tạo nên một Chu Lai với phong cách viết văn rất riêng, để lại dấu ấn trong lòng độc giả. Khảo sát tiểu thuyết Chu Lai thời kì đổi mới, chúng tôi nhận thấy có một sự thay đổi rất cơ bản trong quan niệm nghệ thuật về con người, quan niệm về hiện thực, đổi mới về thi pháp thể loại… Mỗi tác phẩm trở thành một khám phá cho những số phận, những bí ẩn trong chiều sâu tính cách và thế giới tâm hồn của con người. Chính những sự cách tân, đổi mới kể trên đã tạo nên những đổi mới đáng kể trong tiểu thuyết Chu Lai, đặc biệt ở khía cạnh nhân vật và cốt truyện. Việc tìm hiểu, nghiên cứu một cách nghiêm túc các phương diện nói trên sẽ giúp chúng ta nhận diện một cách chính xác, hợp lý hơn về phong cách nhà văn cũng như phần nào thấy được xu hướng phát triển chung của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Đó là lý do để chúng tôi chọn đề tài Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai. Các tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh và người lính của nhà văn Chu Lai giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều, sâu hơn, khách quan và toàn diện hơn về người lính sau cuộc chiến. Từ việc nghiên cứu Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai chúng tôi hi vọng có thể nhận diện được sự đổi mới trong cách xây dựng cốt truyện và khắc họa chân dung nhân vật của tiểu thuyết đương đại nói riêng và văn học đổi mới nói chung. Đồng thời qua đó thấy được những chuyển biến cơ bản của văn xuôi đương đại Việt Nam nói chung, của tiểu thuyết Chu Lai nói riêng. Chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo và sự đổi mới trong tiểu thuyết Chu Lai cũng như ghi nhận những đóng góp của nhà văn với nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới. 2. Lịch sử vấn đề Sau năm 1975, văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết nói riêng đã bước sang một chặng đường mới của tiến trình hiện đại hóa. Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh và người lính không nằm ngoài sự vận động chung của văn học. Nhìn lại quá khứ đã qua, độ lùi thời gian đã đem lại cho người cầm bút những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về số phận người lính. Viết về thời hậu chiến, thể hiện thành công số phận người lính sau chiến tranh phải kể đến các sáng tác của Chu Lai, Lê Lựu, Bảo Ninh. Là những nhà văn quân đội, trưởng thành trong kháng chiến, bằng tài năng và tâm huyết của mình, cả ba tác giả đã tạo cho người đọc rất nhiều ám ảnh về hình tượng người lính sau cuộc chiến. Đặc biệt, thông qua một loạt các sáng tác của mình từ sau ngày đất nước giải phóng, tên tuổi của nhà văn Chu Lai đã được khẳng định và có vị trí quan trọng trên văn đàn. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng, văn chương của Chu Lai không những đã thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc mà còn gây men cho những cuộc tranh luận đầy hứng thú kéo dài cho đến ngày hôm nay. Chúng tôi tạm chia các ý kiến phê bình, đánh giá đấy thành hai loại: Những ý kiến bàn chung đến sự đổi mới hiện thực của văn xuôi trong đó có sáng tác của Chu Lai và những ý kiến bàn riêng về tiểu thuyết Chu Lai. 2.1. Những nghiên cứu mang tính khái quát có liên quan đến đề tài Đánh giá quá trình vận động của văn học Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã tổng kết trong Mấy ghi nhận về sự đổi mới của tư duy nghệ thuật và hình tượng con người trong văn học ta thấp kỉ qua: "Nhìn chung có thể khẳng định được nền văn học nước ta sau năm 1975 đánh dấu sự biến đổi đáng kể của tư duy văn học và đang ở vào thời kì mới, thời kì hứa hẹn một sự khám phá và tái hiện hình tượng con người nhiều mặt trong tất cả chiều sâu phong phú của nó…". Nhìn chung các bài nghiên cứu đều tập trung phân tích văn xuôi trên những phương diện cơ bản, thể hiện quy luật phát triển của văn học và hầu hết các ý kiến nghiên cứu, phê bình đều gặp nhau ở sự khẳng định thành tựu cách tân của văn xuôi thời kì này. Nhà văn Nguyễn Quang Thân cho rằng "chưa bao giờ văn xuôi phát triển mạnh như bây giờ" và "chưa bao giờ nhà văn được thành thật như bây giờ". Chính sự đổi thay của hoàn cảnh đất nước đã tác động đến quan niệm nghệ thuật của nhà văn có sự chuyển biến. Có thể nhận thấy rằng, từ sự đổi mới và khuynh hướng dân chủ của văn học, văn học đã trở về phản ánh chân thực hiện thực đời sống thường nhật. Với chiến tranh qua những tác phẩm văn xuôi được giải[24], Tiến sỹ Tôn Phương Lan đánh giá: "Càng lùi về cuối thập kỷ 80 sự thật trong văn chương viết về chiến tranh càng được biểu hiện theo một hướng khác. Một mặt ở chủ đề sáng tạo, quan niệm về hiện thực không có nghĩa là sự sao chép hiện thực ngoài đời. Mặt khác, bản thân người đọc cũng muốn đi vào tìm hiểu thế giới tinh thần của con người trong những diễn biến phức tạp…". Cho nên "Sắc thái của nhân vật trong văn xuôi chiến tranh có phong phú hơn, phức tạp hơn và tính phản quang của đời sống thông qua hệ thống nhân vật đã làm cho văn xuôi trở nên sinh động". Cùng nhận định như trên, Nguyễn Văn Long trong bài viết Văn xuôi sau 1975 viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ [31] chỉ rõ: "văn học gần đây đi vào những số phận, diễn biến tâm lý, tình cảm của con người. Nhà văn đã xây dựng những tình huống quyết liệt, những xung đột phức tạp, để trình bày những diễn biến và số phận không đơn giản của con người. Ở nhiều tác phẩm, nhà văn đã đặt nhân vật vào những chiều không gian, thời gian khác nhau hoặc đan cài giữa quá khứ và hiện tại". Nghiên cứu tác phẩm dưới góc độ thể loại, trong bài Phản ánh chân thực một hiện thực cách mạng[37], tác giả Bùi Việt Thắng đã có những nhận định riêng: "Từ năm 1986 trở lại đây, tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết nói về chiến tranh nói riêng trở nên khởi sắc. Ở đây vốn sống không còn là vấn đề quyết định nữa, mà là vấn đề "cách nhìn"…Tái hiện chiến tranh theo "chiều sâu", theo cách phân tích thực tại và con người là một hướng đi hữu hiệu về nghệ thuật của tiểu thuyết chiến tranh hôm nay". Nguyễn Bích Thu khi nhận định về ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đã quan tâm đến sự thể hiện số phận nhân vật với những bi kịch của nó. "Nhiều cuốn tiểu thuyết đã hướng tới miêu tả số phận những con người bình thường với những bi kịch của đời họ. Bi kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa cái muốn vươn lên và cái kìm hãm, giữa cái nhân bản và phi nhân bản". Các nhà nghiên cứu khi đi sâu tìm hiểu hệ thống nhân vật của văn xuôi sau 1975 đều nhất trí trong việc khẳng định các sáng tác giai đoạn này đều chú ý khai thác con người ở khía cạnh cá nhân. Đây được xem là đặc điểm riêng biệt để phân biệt với cách thể hiện nhân vật ở giai đoạn trước. Nhân vật được nhìn nhận trong chiều sâu nhân bản. Trong bài Những tìm tòi không mệt mỏi[36], nhà văn Hồ Phương nhận xét: "Gắn liền với việc viết sâu về tính cách và số phận con người trong chiến tranh, mặt bi kịch của chiến tranh cũng được miêu tả sâu sắc, chân thực hơn trước. Qua những bi kịch ấy chúng ta mới thấy hết được cái giá của chiến tranh". Cùng đề cập đến số phận người lính, tác giả Tôn Phương Lan trong bài viết Người lính trong văn xuôi viết về chiến tranh của những nhà văn cầm súng[25] nhận xét: "Sau chiến tranh nhất là những năm gần đây, văn xuôi viết về chiến tranh không đơn thuần chỉ lấy người lính làm nhân vật trung tâm. Người lính trong văn học thời kì này được thể hiện nhiều trong hình ảnh người trở về và bước vào cuộc chiến đấu mới, tương đối đơn thương độc mã trong việc duy trì cuộc sống bình thường cho cá nhân, cho gia đình, cho xã hội". Nghiên cứu các tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh và người lính sau năm 1975, bằng việc khảo sát một số tác phẩm của Nguyễn Trọng Oánh, Lê Lựu, bảo Ninh, Chu Lai, Nguyễn Minh Châu…, tác giả Đinh Xuân Dũng đã đưa ra những đánh giá khá cụ thể khi nhìn nhận "sự xuất hiện tính đa dạng của phương thức khái quát hiện thực chiến tranh và tính đa thanh của việc đánh giá hiện thực". Như vậy, nhìn chung khi đánh giá sự vận động của quá trình hiện đại hóa nền văn học sau năm 1975, các nhà phê bình, nghiên cứu văn học đều tập trung đi sâu, nghiên cứu sự thay đổi trong tư duy nghệ thuật, phương diện nghệ thuật. Nhân vật văn học được đặt trong những mối quan hệ đa chiều và khá phức tạp của hiện thực đời sống. 2.2. Những nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài Nhà văn Chu Lai đặc biệt thành công với những tác phẩm tiểu thuyết viết về hình tượng người lính trong và sau chiến tranh. Thông qua các sáng tác của mình, nhà văn đã giúp bạn đọc hiểu thêm về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc với những khía cạnh, góc nhìn khá toàn diện và đầy đủ. Cùng với sự thay đổi trong quan niệm về con người, cốt truyện trong sáng tác Chu Lai cũng đã có sự vận động thay đổi trong sự phát triển chung của thể loại. Nghiên cứu sự vận động của cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai sẽ góp phần lí giải sự chuyển biến, bước ngoặt của trạng thái tâm linh, những xung đột cá nhân trong chiều hướng con đường đời của nhân vật. Trong gần ba mươi năm cầm bút, Chu Lai đã để lại một khối lượng tác phẩm khá lớn với nhiều thể loại khác nhau, thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình văn học. Nhìn chung các ý kiến đánh giá đều thống nhất cho rằng nhân vật trong sáng tác Chu Lai đều không phải là nhân vật đầy đặn, trọn vẹn mà các nhân vật là những mảnh ghép, những mảnh đời đầy dang dở, chắp vá. Cho đến nay đã có khá nhiều bài viết về sáng tác của Chu Lai nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Báo Văn nghệ đã tổ chức thảo luận về tiểu thuyết của nhà văn ( bài Trao đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai_báo Văn nghệ số 29-1992). Tác giả Bùi Việt Thắng có bài Cái bi kịch trong tiểu thuyết Xô Viết và Việt Nam viết về chiến tranh sau chiến tranh ( So sánh Sống mà nhớ lấy của V.Raxpuchin và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai)_Tham luận đọc tại Hội nghị văn học so sánh_ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tháng 6-2004. Bàn về tiểu thuyết Chu Lai trong một bài viết khác, Bùi Việt Thắng chỉ ra: "Viết về chiến tranh còn có nghĩa là phải viết về hậu quả của nó…Vòng tròn bội bạc của Chu Lai…xoáy vào những vết thương của chiến tranh trong lòng người và cách thức con người chữa trị những vết thương đó". Trần Quốc Huấn [...]... dựng nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai 6 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, cấu trúc luận văn bao gồm ba chương chính: Chương 1: Hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Chu Lai Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai Chương 3: Cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai CHƯƠNG 1 HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA CHU LAI 1.1 Hành trình sáng tác của Chu Lai Đại tá,... quý giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài này 3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, tìm hiểu một cách toàn diện đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết qua đó đi sâu khám phá giá trị nghệ thuật độc đáo trong tiểu thuyết của Chu Lai ở hai mặt: nhân vật và cốt truyện Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai, từ đó khái... Chu Lai trên các phương diện nghiên cứu Sau đó tiến hành tổng hợp lại để đi đến những kết luận cần thiết theo yêu cầu của luận văn 5 Đóng góp khoa học Nghiên cứu nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai góp phần khẳng định phong cách riêng, những cách tân mới lạ trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và cốt truyện của Chu Lai Ngoài ra, cũng nêu ra những hạn chế còn tồn tại trong cách xây dựng nhân. .. tài chiến tranh và người lính như: Sông xa (tiểu thuyết 1986), Bãi bờ hoang lạnh (tiểu thuyết 1990), Vòng tròn bội bạc (tiểu thuyết 1996), Ăn mày dĩ vãng (tiểu thuyết 1994), Phố (tiểu thuyết 1993), Ba lần và một lần (tiểu thuyết 2000), Cuộc đời dài lắm (tiểu thuyết 2002) Mặc dù không phải đến giai đoạn này đề tài về chiến tranh và người lính mới xuất hiện trong các trang văn của Chu Lai Tuy nhiên từ... tác của Chu Lai đều bị cuốn vào "cái vòng cương tỏa kì lạ của cảm xúc chiến trận" Tuy nhiên, bên cạnh mảng đề tài viết về chiến tranh, nhà văn Chu Lai còn thử sức ngòi bút mình khi viết về bi kịch thời mở cửa của người lính Cuộc đời dài lắm đã đánh dấu sự ổn định và nhất quán trong phong cách tiểu thuyết Chu Lai, song với tiểu thuyết này anh trở nên trầm và sâu sắc hơn Đánh giá về cuốn tiểu thuyết này,... Ăn mày dĩ vãng, tác giả Đỗ Văn Khang trong bài viết Cuộc tìm tòi về tiểu thuyết đã có những ghi nhận về sự cách tân trong việc khắc họa chân dung nhân vật của nhà văn Chu Lai: "Lối chạm khắc nhân vật trong Ăn mày dĩ vãng cũng có nhiều đóng góp mới Ngày trước nhân vật thường mang một ý nghĩa phổ quát, tức là có cái gì đó chung cho cả lớp người…, còn Hai Hùng của Chu Lai có số phận được miêu tả như một... tác của nhà văn Chu Lai còn được khai thác, tìm hiểu thông qua những đề tài nghiên cứu về tiểu thuyết Chu Lai: - Hình tượng người lính sau chiến tranh qua các tiểu thuyết của Chu Lai, Lê Lựu, Bảo Ninh – Nguyễn Ngọc Hưng – ĐHKHXH& NV, 2010 - Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Chu Lai – Phạm Thị Hằng – ĐHSPHN, 2003 Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng, đa số các bài nghiên cứu, phê bình, tiểu luận trên... một số tiểu thuyết tiêu biểu cho phong cách Chu Lai Những bài báo, phê bình này đều có dung lượng ngắn, đa phần là những bài phỏng vấn trực tiếp nhà văn về vấn đề nhân vật, hoàn cảnh ra đời cũng như thông điệp mà tác giả gửi gắm thông qua tác phẩm Đặc biệt là chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầu tư theo chiều sâu tập trung về nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai Song... bức bối của đời sống xã hội hôm nay" Nhìn chung khi xem xét hệ thống nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai, các nhà nghiên cứu, phê bình đều nhận thấy nhà văn đặc biệt quan tâm, khai thác số phận con người trong và sau cuộc chiến Trong bài viết phê bình tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc, nhà phê bình Hồng Diệu[6] nhận xét: "Tiểu thuyết Chu Lai đề cập đến nhiều vấn đề Nhưng bao trùm lên tất cả là những người... bằng ( tiểu thuyết -1977), Đôi ngả thời gian (tập truyện -1975), Đêm tháng hai (tiểu thuyết -1982), Vùng đất xa xăm (tập truyện -1983), Út Teng (tiểu thuyết -1983), Gió không thổi từ biển (tiểu thuyết -1985) Sự ra đời của các tác phẩm kể trên đã đánh dấu bước đầu sự đổi mới trong ngòi bút Chu Lai Nhà văn đã đặt ra hướng tiếp cận mới đối với hiện thực cuộc sống vốn đa chiều, phức tạp Các nhân vật mặc . CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI 53 2.1 Nhân vật trong tiểu thuyết 53 2.2 Người lính – Nhân vật chủ đạo trong tiểu thuyết Chu Lai 56 2.3 Các loại nhân vật khác 68 2.3.1 Nhân vật phụ. 2.3.2 Nhân vật trí thức: 74 2.3.3 Nhân vật kẻ thù 83 Chương 3: CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI 92 3.1 Cốt truyện trong tiểu thuyết 92 3.2 Loại hình cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai. thuật của Chu Lai. Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai. Chương 3: Cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai. CHƯƠNG 1 HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA CHU LAI 1.1.

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan