Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí)

142 619 2
Nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (Từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tên tuổi và sự nghiệp văn học của Nhất Linh gắn liền với một tổ chức văn học đã từng hoạt động sôi nổi, góp phần làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Chính vì vậy, sáng tác của ông đã trở thành một đối tượng nghiên cứu của giới học thuật trong nhiều thập niên qua. Với vai trò là thủ lĩnh đồng thời là một cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, Nhất Linh thành công trên cả hai lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết, trong đó tiểu thuyết của Nhất Linh thu hút đặc biệt sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (từ nhân vật tư tưởng đến nhân vật tâm lí), chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định văn tài cũng như vị trí của Nhất Linh trong tiến trình văn học. Trong khi nghiên cứu, luận văn đặc biệt hướng trọng tâm vào tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật xây dựng các kiểu nhân vật tư tưởng, nhân vật tâm lí qua hai tiểu thuyết tiêu biểu cho hai chặng đường sáng tác của ông như Đôi bạn (1938), Bướm trắng (1939). Sau đây xin điểm qua những thành tựu chính trong nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh. Dù ít ỏi song cũng cho thấy sự quan tâm của giới nghiên cứu về chủ đề này và có được những thành tựu nhất định. Khi đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn, Đặng Tiến trong Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh (1965) Văn nghệ số 37 viết: “Nhân vật Nhất Linh sống trong không gian không phải là hạ giới mà trong không gian nội tâm; Dũng sống không phải trong mùa thu trước mặt, mà là mùa thu của lòng chàng, một mùa thu đã đi qua, một mùa thu chưa tới và một mùa thu có thể không bao giờ có trong trời đất”. Nguyễn Hoành Khung trong Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945) có nhận xét: “Đến Đôi bạn, Nhất Linh lại trở lại với những nhân vật yêu dấu của mình (…) Tác phẩm đào sâu tâm tư, khát vọng của một lớp thanh niên, không luận đề, không tuyên ngôn, nhưng Đôi bạn lại như tác phẩm được ấp ủ, gửi gắm tâm sự, phô 2 diễn tâm trạng nhiều nhất của nhà văn” [41, 32]. Phan Cự Đệ trong Lời giới thiệu tiểu thuyết Đôi bạn đã viết: “Tiểu thuyết Đôi bạn là một bữa tiệc tâm lí sang trọng đôi khi đến mức thừa thãi, hành động của nhân vật và cốt truyện có phần ngưng trệ và không khí xã hội mờ nhạt hơn so với Đoạn tuyệt. Nhưng đứng về phương diện nghệ thuật thì Đôi bạn thành công với những nhận xét tâm lí tinh vi, với một thế giới giầu cảm xúc và đầy thanh sắc, với một ngôn ngữ trong sáng, trang nhã, giầu chất thơ …Đặc biệt, Đôi bạn có những thành công trong nghệ thuật xây dựng một cốt truyện tâm lí trong việc kết hợp tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lí” [37, 375]. Vũ Thị Khánh Dần có nhận xét: “Các nhân vật trong Đôi bạn là những con người cô đơn (…) Đôi bạn là tiểu thuyết hướng nội” [14, 81]. Với Đỗ Đức Hiểu trong bài Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh thì cho rằng: “Im lặng, sương mờ, trời lạnh…đó là âm điệu mạnh, xuyên suốt của Đôi bạn. Như một bản nhạc, như một bài thơ, truyện có những âm thanh trùng điệp những cảnh đối xứng, và những tiếng vang từ chương này đến chương khác” [40, 351]. Tiểu thuyết Bướm trắng ra đời ở giai đoạn sau trong sự nghiệp sáng tác của Nhất Linh. Bùi Xuân Bào trong cuốn Le roman Vietnamien Contemporain, đã chỉ ra bước phát triển mới và những khám phá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Bướm trắng: “Trong Bướm trắng, tâm hồn một người bệnh bị một tình yêu vô vọng giày vò, được nghiên cứu thấu đáo mà ta không tìm thấy thí dụ nào trong các tác phẩm khác của Nhất Linh, cũng như trong tác phẩm của các người đồng thời với ông. Nếu Bướm trắng đánh dấu một chặng đường mới trong sự phát triển của Nhất Linh, thì chính là vì tác giả đã từ bỏ dứt khoát ở đấy công thức của tiểu thuyết luận đề mà cho tới bây giờ vẫn luôn luôn là công thức của ông. Ở đây, sự hư cấu mơ mộng không tìm cách chứng minh điều gì. Nó chỉ nhằm đi sâu vào tâm hồn một chàng trai, sinh ra để hưởng niềm vui sống và khao khát hạnh phúc, nhưng một căn bệnh hiểm nghèo ngăn anh ta không được hưởng những niềm hi vọng chân chính nhất” [37, 130]. Giống với luận điểm nêu trên của Bùi Xuân Bào, khi khẳng định một thế giới mới trong sáng tác của Nhất Linh qua Bướm trắng - thế giới nội tâm bên trong, 3 Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3) cũng khẳng định: “Qua Bướm trắng Nhất Linh cũng đã đưa ngòi bút phân tích tâm lí vào địa hạt nhân bản muôn thủa với trường hợp bi đát con người bị giằng co giữa tình yêu và cái chết” [37, 160]. Những ý kiến đánh giá trên có thể coi là bước mở đường cho các nhà nghiên cứu miền Bắc nhìn nhận và xem xét về tiểu thuyết Bướm trắng giai đoạn sau này. Phan Cự Đệ, trong Lời giới thiệu cuốn Đoạn tuyệt đã có ý kiến nhận định khái quát về nghệ thuật Bướm trắng: “Xét về một phương diện nào đó thì nghệ thuật của Đôi bạn và Bướm trắng già dặn hơn, những nhận xét về tâm lí nhân vật sâu sắc và tinh vi hơn” [37, 317]. Trong lời giới thiệu nhân tái bản cuốn Bướm trắng năm 1989, Trần Hữu Tá đã chỉ ra những khám phá mới cũng như những hạn chế của Bướm trắng như sau: “Đến Bướm trắng Nhất Linh đã thể hiện một phẩm chất nghệ thuật mới: Tuy có chỗ còn gượng gạo, thiếu tự nhiên nhưng tác giả đã khai thác tinh tế những tầng những lớp, những ngóc ngách tâm lí éo le, khuất khúc của con người ” [37, 379]. Trong bài viết Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh, đăng trên Tạp chí Văn học, số 10 - 1996, Đỗ Đức Hiểu cũng viết: “Bướm trắng là tiểu thuyết hiện đại; nó không phải “cái viết về những cuộc phiêu lưu ” (Như Don Quichotte, Thuỷ hử, Quả dưa đỏ, Tiêu sơn tráng sĩ… ) mà “phiêu lưu của cái viết”. “Phiêu lưu” ở đây là những hành trình qua các ngóc ngách của tình cảm, tư duy, cảm xúc, giấc mơ đẹp, hoảng loạn, cái sống và cái chết …Bướm trắng, với cốt truyện đơn giản, là “thế giới bên trong” con người vô cùng biến động cái ý thức và cái tiềm thức, cái vô lý và cái phi lý, giấc mơ, mê sảng, linh cảm…” [37, 382]. Điểm qua một số ý kiến nhận định tiêu biểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Nhất Linh cũng như trong hai tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng, chúng tôi thấy: 1- Các ý kiến đánh giá phong phú, đa dạng, nhưng cũng rất phức tạp. Các nhà nghiên cứu phần lớn đứng trên quan điểm lịch sử để đánh giá nhận định, cố 4 gắng tìm tòi những khám phá và đóng góp của Nhất Linh đối với tiến trình văn học, nhưng về nghệ thuật tiểu thuyết còn chưa đi sâu. 2- Đối với hai tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng, giới nghiên cứu nhìn chung khá thống nhất ý kiến ở phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật và những khám phá, tìm tòi, thể nghiệm của nhà văn Nhất Linh. Họ đều cho rằng đây là một trong những nét đổi mới về tư duy nghệ thuật tiểu thuyết. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi mạnh dạn nêu lên ý kiến: Đôi bạn là một tiểu thuyết luận đề và ở Đôi bạn, Nhất Linh đã rất thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tư tưởng. Còn Bướm trắng là một bước đột phá về nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết, thoát ra khỏi lối xây dựng nhân vật tiểu thuyết cổ điển cũng như tiểu thuyết luận đề và tâm lí trước đó. Với Bướm trắng, Nhất Linh đã đưa nghệ thuật tiểu thuyết nước ta phần nào tiếp cận được với tiểu thuyết hiện đại trên thế giới. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận văn tiếp cận tiểu thuyết của Nhất Linh dưới một góc độ thi pháp thể loại và thi pháp nhân vật nhằm mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống từ quan niệm về tiểu thuyết của Nhất Linh đến các kiểu nhân vật tiểu thuyết của ông cùng các biện pháp nghệ thuật xây dựng các kiểu nhân vật ấy. Qua đó, luận văn muốn chỉ ra những đóng góp của Nhất Linh đối với sự phát triển của nghệ thuật tiểu thuyết cũng như trong sự vận động chuyển biến trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Luận văn khảo sát quan niệm về tiểu thuyết và thực tiễn sáng tác tiểu thuyết của Nhất Linh. 3.2. Luận văn trình bày những vấn đề lí thuyết về khái niệm nhân vật tư tưởng, nhân vật tâm lí, trong đó nổi bật là nghệ thuật xây dựng nhân vật. 3.3. Chỉ ra những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tư tưởng, nhân vật tâm lí nhằm làm nổi bật phong cách của Nhất Linh so với một số tác giả khác cùng thời. 5 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn hướng trọng tâm vào tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh qua những phương diện chủ yếu như: quan niệm về tiểu thuyết và nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh, hành trình sáng tạo tiểu thuyết của Nhất Linh, một số vấn đề về nhân vật của tiểu thuyết, khái niệm nhân vật tư tưởng, nhân vật tâm lí, các biện pháp xây dựng các kiểu nhân vật ấy, từ đó xác định phong cách sáng tác và đóng góp của Nhất Linh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh qua hai tiểu thuyết tiêu biểu cho các chặng đường sáng tác của ông như Đôi bạn (1938), Bướm trắng (1939). Ngoài ra, luận văn còn cố gắng mở rộng liên hệ với các sáng tác khác của Nhất Linh và một số nhà văn khác, đặc biệt là trong Tự lực văn đoàn để có một cái nhìn mang tính chất đối sánh và toàn diện hơn nhằm chỉ ra những đóng góp của Nhất Linh trên phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhiệm vụ của luận văn là tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật xây dựng các kiểu nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh, vì vậy, những tài liệu lí luận về thi pháp thể loại liên quan đến đề tài cũng được quan tâm khai thác. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu đã được xác định, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: Phương pháp cấu trúc – hệ thống Phương pháp thống kê – phân loại Phương pháp phân tích thi pháp Phương pháp so sánh Phương pháp lịch sử… 6 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 6.1. Có được những kết luận khoa học về nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác giả. 6.2. Góp phần giải mã các yếu tố về khái niệm các kiểu nhân vật tư tưởng, nhân vật tâm lí và các biện pháp nghệ thuật xây dựng các kiểu nhân vật ấy trong văn học. 6.3. Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Nhất Linh và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học Việt Nam. 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHẤT LINH – NHÀ ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHÂN VẬT CỦA TIỂU THUYẾT 1.1. Nhất Linh - nhà đổi mới tiểu thuyết 1.1.1. Quan niệm về tiểu thuyết và nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh Nhất Linh là nhà lí luận viết tiểu thuyết với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng một thời như Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Bướm trắng, Xóm cầu mới, Dòng sông Thanh Thuỷ…Điều ấy ai cũng biết nhưng không nhiều bạn đọc biết rằng ông cũng là nhà viết lí luận về tiểu thuyết với cuốn Viết và đọc tiểu thuyết, trong đó có trình bày nhiều quan điểm của ông về thể loại này. Chúng ta trước hết hãy tìm hiểu nội dung cuốn chuyên khảo đó. Ở thời kì sáng tác đầu, Nhất linh đã từng trực tiếp hay gián tiếp nói tới quan niệm về văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng ở một số tờ báo Phong hoá, Ngày nay. Đặc biệt trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết (1961), Nhất Linh đã nói rõ về quan niệm về tiểu thuyết và nghệ thuật viết tiểu thuyết của mình. Đây là một trong ít trường hợp hiếm hoi mà một nhà văn ở nước ta đã trực tiếp nói về cái thể loại mình đã vận dụng, đã theo đuổi trong sự nghiệp văn chương. “Sau gần bốn mươi năm kinh nghiệm viết tiểu thuyết, trải qua bao nhiêu phen lầm lỗi và tìm tòi”, Nhất Linh đã đúc rút ra những kinh nghiệm rồi từ đó đưa ra những bàn luận về cách viết tiểu thuyết để đạt đến một trình độ nghệ thuật cao. Với Nhất Linh: “Viết để làm gì, viết về thứ gì thì điều đó không quan trọng mà điều quan trọng là viết có hay không tức là nghệ thuật có cao không” [7, 11]. Viết và đọc tiểu thuyết là cuốn sách luận bàn về thể loại và cách thức viết tiểu thuyết của một nhà văn đã từng viết cả chục tác phẩm về thể loại này. Nó gần như loại sách kinh nghiệm viết văn. Qua đó, Nhất Linh cũng bộc lộ những quan niệm của mình về thể loại nói riêng và văn học nói chung. Viết và đọc tiểu thuyết xuất bản năm 1961, đó là một trong những cuốn sách cuối đời của ông. Cuốn Viết và đọc 8 tiểu thuyết được Nhất Linh nói tới ở cả hai phương diện kinh nghiệm lẫn phương diện lí thuyết khi đưa ra quan niệm về tiểu thuyết. Đây là công trình bàn luận về tiểu thuyết mà Nhất Linh có mong muốn “giúp đỡ một phần nào vào sự cố gắng của hàng nghìn, hàng vạn các anh chị em có trí tiến trên đường văn nghệ” [7, 7] nhưng nó chưa thực sự hoàn chỉnh, có hệ thống, có đôi chỗ lúng túng, trùng lặp, tác giả rút ra cho mình hơn là cho mọi người. Nó không thật sắc sảo, càng không uyên bác, nhưng những ý kiến mà Nhất Linh đưa ra là sự chân thành. Trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh đã bày tỏ khát vọng là viết được những cuốn sách hay, qua đó thể hiện quan niệm của ông về một cuốn tiểu thuyết có giá trị. Thế nào là cuốn tiểu thuyết có giá trị? Đó là những: “cuốn sách có nghệ thuật cao siêu, bền mãi với thời gian, được đời đời công nhận”. Cụ thể là: “Những cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bề trong lẫn bề ngoài, diễn được một cách linh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh, tế nhị của tâm hồn bằng cách dùng những chi tiết về người và việc để làm hoạt động những nhân vật cùng hành vi, cảm giác và ý nghĩ của họ. Những cuốn đó cần phải do sự thành thực của tác giả cấu tạo nên, viết bằng một lối văn giản dị, không giảng giải nhiều, và không phải hay chỉ vì cốt truyện” [7, 41- 42]; “Việc diễn tả tâm hồn và những sự uẩn khúc của tâm hồn đó, những ý nghĩ thầm kín của các nhân vật là một việc khó nhất và cuốn sách có giá trị và có sâu sắc hay không một phần lớn là ở việc này” [7, 51], “nhưng cốt truyện hay mà nhân vật không “sống”, không đúng tâm lí thì cuốn sách nếu không gọi là xoàng thì cũng chỉ là một cuốn tầm thường, không thể cho là có giá trị được” [7, 59]. Theo Nhất Linh, những tiểu thuyết có cốt truyện “li kì” nhưng “tâm lí nhân vật hời hợt”, hoặc có cốt truyện không giống với đời sống thật, nhân vật “nhân tạo”, các nhà viết tiểu thuyết “gò” đời theo ý riêng của mình thì đều là những tiểu thuyết “tất phải mai một”. Để viết tiểu thuyết, Nhất Linh cho rằng người viết phải xác định rõ đối tượng mà mình định viết phải là vấn đề mà mình thích, xây dựng được đại cương của cốt truyện rồi định hình về các nhân vật (tính tình, hình dáng, 9 cử chỉ, lời nói của nhân vật), xác định được các việc xảy ra, tìm chi tiết về người, về việc, về phong cảnh, xác định được lối hành văn, giọng văn, viết về loại gì… Để viết một cuốn tiểu thuyết có giá trị cần những yêu cầu nào đối với người viết? Nhất Linh cho rằng một người muốn viết một cuốn tiểu thuyết hay và lâu bền trước hết phải biết rõ mình định viết về cái gì. Đối với ông, điều quan trọng là: “mình chọn đề tài nào cần nhất là mình phải thành thực nghĩa là chính trong thâm tâm, mình thấy thích viết đề tài đó, quả thực mình tự thấy mình cảm động trước những cảnh về đề tài đó. Hơn nữa mình đoán thấy trong đề tài đó có nhiều cái hay” [7, 46]. Sự thành thực và có những rung động thực sự trong việc lựa chọn đề tài được Nhất Linh đặc biệt coi trọng. Nhà văn có thể viết về bất kì đề tài nào miễn là trong thâm tâm mình thích. Cần tránh nhất là theo thời, đừng để những sự chiều lòng độc giả, cái hám danh nhất thời làm mất đi lương tâm nghề nghiệp. Quan niệm này của Nhất Linh giống với Thạch Lam. Cả hai đều coi sự thành thực của nhà văn và sự tri ân của người đọc là điều kiện tạo sự lâu bền rộng rãi và sâu sắc của tiểu thuyết. Thạch Lam từng nhiều lần gióng lên hồi chuông cảnh báo: Những nhà văn nào ồ ạt theo thời chỉ tạo ra được những tác phẩm mỏng manh bởi họ chỉ nghe theo tiếng gọi của sự háo hức, lòng hám danh, sự chiều chuộng công chúng. Chỉ có những tác phẩm nào có nghệ thuật chắc chắn trong đó nhà văn biết đi qua những phong trào sáng tác nổi lên rầm rộ nhất thời, để suy xét đến những tính tình bất diệt của loài người, thì những tác phẩm đó mới vững bền mãi mãi. Các tác phẩm “thi nhau ra đời như bươm bướm nở ngày mùa, như chuồn chuồn vỡ tổ”, là kết quả của sự nông nổi, hời hợt bề ngoài của các phát triển xã hội và sự thiếu thành thực của nhà văn thì tất yếu số phận của nó sẽ nhanh chóng chết yểu, chìm vào quên lãng. Sau khi tìm được đề tài tâm đắc tạo được hứng thú cho sự sáng tạo nghệ thuật thì bước tiếp theo là “nghĩ qua cốt truyện”. Với Nhất Linh thì cốt truyện của một tiểu thuyết “không cần lắm”. Cốt truyện không cần và không nên sắp đặt chặt chẽ quá vì tiểu thuyết là “thứ sách để tả cuộc đời” mà sự thực thì đời người rất linh động, phức tạp, lộn xộn, sự sống luôn vận động, phập phồng, biến hoá, không có sự 10 xếp đặt chặt chẽ nào cả. Tiểu thuyết phải đi theo dòng đời, với sự phát triển theo lôgic nội tại và theo quy luật tự nhiên, không cần đăng đối gọn gàng. Xét đến cùng, văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng đều là sự miêu tả hữu hạn cái thế giới vô hạn là cuộc đời. Hình tượng văn học phải được bắt đầu và kết thúc ở đâu đó, con người và cảnh vật cũng phải được nhìn ở một góc độ nào đó. Nhà văn phải hiểu được cách thức mà nhân vật - con người trong tác phẩm giao tiếp với nhau, với thế giới xung quanh và với chính bản thân họ, cách họ sống, họ suy nghĩ và hành động, điều họ quan tâm trong cuộc đời. Mối quan hệ logic giữa tất cả những điều đó tạo nên mô hình nghệ thuật về thế giới và con người bao quát mà tác giả xuất phát để khắc hoạ những hình tượng cụ thể cũng như xây dựng kết cấu tác phẩm. Nhất Linh cho rằng: “Không nên xếp đặt quá, việc xảy ra còn tuỳ theo tâm trạng của nhân vật. Nếu đã xếp đặt thì cần phải viết có nghệ thuật để việc ấy tự nhiên” [7, 47]. Một trong những thành phần quan trọng của tiểu thuyết là nhân vật. Nói đến tiểu thuyết là nói đến việc xây dựng nhân vật. Nhất Linh trong tác phẩm Viết và đọc tiểu thuyết cho rằng viết tiểu thuyết là tả cuộc đời mà trong đó hầu hết là tả con người, mà con người trong tiểu thuyết, không gì khác đó chính là nhân vật tiểu thuyết. Cho nên, trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân vật và đã đưa ra quan niệm của mình về cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết. Nhất Linh nói rõ về hai kiểu nhân vật tiểu thuyết trong sáng tác của ông: nhân vật của tiểu thuyết luận đề và nhân vật của tiểu thuyết tâm lí. Trong thời viết tiểu thuyết luận đề, mà viết tiểu thuyết luận đề “là cái lầm lớn nhất trong đời văn sĩ của tôi” [7, 17], Nhất Linh đã sử dụng nhân vật để minh họa cho luận thuyết tư tưởng của mình, biến nhân vật tiểu thuyết thành luận điểm minh chứng cho một luận đề có sẵn. Ông nói rõ: “Độ ấy tôi chỉ coi nhân vật như những quân cờ để đánh một ván bài, họ không phải là cái chính và chỉ dùng những chi tiết nào lợi cho cái ý chứng tỏ của mình không theo sát cuộc đời thực là mục đích chính của tiểu thuyết mà đổi cuộc đời thực đi để lại cho luận đề của mình” [7, 18 - 19]. Đây là một điều [...]... t th gi i n i tâm sâu kín bên trong v i nh ng tr ng thái tâm lí tinh t , ph c t p nh t Nhà văn không nh ng di n t vi c x y ra ho c c ch b ngoài c a nhân v t, mà ph i i sâu vào tâm h n nhân v t V tính tình c a nhân v t, theo Nh t Linh, m i nhân v t có m t tính khác nhau, k c nh ng nhân v t có tính chung thì cũng m i ngư i m t l i khác Tính n t c a nhân v t cũng không nên b t bi n như nhân v t trong... Nh t Linh, mu n t o d ng ư c các nhân v t, các ti u thuy t gia “ph i ý quan sát con ngư i và di n t c b ngoài l n bên trong th nào cho nh ng nhân v t ó úng s th c, có v s ng, linh ng, không gi ng h n nhau như nh ng tư ng úc m t khuôn và cũng không l m [7, 50] Nh t Linh quan ni m: “Không th nào vi t truy n hay, n u nhân v t ch l m trong óc” [7, 49] Vì th , theo Nh t Linh, cho nhân v t “s ng”, linh. .. m i - cũ, u tranh òi gi i phóng t do cá nhân kh i nh ng ki m t a c a l giáo phong ki n, u tranh cho nh ng giá tr t do, dân ch và nhân văn v i nhu c u gi i phóng thân th và gi i phóng tâm h n, khát v ng tìm ki m lí tư ng và c i cách xã h i… n ch tâm lí tr thành m t i tư ng tr c ti p hơn, k t h p linh ho t v i tính lu n sau cùng, tâm lí tr thành và i tư ng tr ng tâm chi ph i toàn b k t c u c a ti u thuy... bi n và quy lu t tâm lí: T tuân th l i k t c u c a ti u thuy t truy n th ng, Nh t Linh ã i n phá v l i k t c u y khi ông t p trung xây d ng l i k t c u d a trên tr ng thái tâm lí nhân v t thay vì l i k t c u d a trên c t truy n v i nh ng s ki n và bi n c bên ngoài c a nhân v t V i l i k t c u theo quy lu t tâm lí, bên c nh th i gian nhi u chi u, Nh t Linh còn xây d ng c th i gian tâm lí Trong nhi u... i u mà ti u thuy t Bư m tr ng s ư c Nh t Linh làm rõ hơn n 24 Các ti u thuy t c a Nh t Linh qua các giai o n ã th hi n cu c hành trình i t nh ng v n xã h i n th gi i n i tâm Hành trình ó là s v n chuy n hóa t ti u thuy t lu n sang ti u thuy t tâm lí trong s nghi p sáng tác văn h c c a Nh t Linh T ch tâm lí chưa ph i là i tư ng quan tâm hàng ng, u là các v n i tư ng ngh thu t chính mà xã h i v i cu c... hoàn c nh xung quanh nhân v t Nh t Linh ã tâm lí và tính cách nhân v t t b c l qua hành vi c a nó, ã làm s ng l i trong ti u thuy t 13 cái khí bao b c l y nhân v t K t thúc truy n không còn là c nh oàn viên, nhân v t có th th t b i trư c khó khăn, th thách c a cu c i Nh t Linh quan ni m, nhân v t thu c h ng nào cũng có giá tr như nhau, ngư i ch là ngư i, không phân bi t a v và ch c v Nhân v t chính hay... trong th m kín c a con ngư i, y u t tâm lí ư c quan tâm nhi u trong c t truy n ôi b n, Nh t Linh i xa hơn Ông không d a trên tình ti t, không d a trên c t truy n xây d ng ti u thuy t n a Nh t Linh i sâu vào a h t phân tích n i tâm, xây d ng ngh thu t trên s tinh vi c a nh n th c C t truy n c a ôi b n là m t c t truy n không có truy n, ư c phát tri n theo dòng tâm lí c a nhân v t Truy n có r t ít s vi c,... tr c ti p và miêu t tâm lí nhân v t “tiêu c ” g n, qua khung c nh thiên nhiên, qua c bi t qua bi n pháp c tho i và c tho i n i tâm c a nhân v t V i quan ni m coi con ngư i là nh ng cá nhân ư c i l p v i xã h i, các ti u thuy t t trong m i quan h o n tuy t và L nh lùng c a Nh t Linh ã xây d ng con ngư i là nh ng cá th toàn v n, các nhân v t ã có nét tính cách riêng, có i s ng n i tâm riêng và có ngôn... Trong nhi u ti u thuy t c a Nh t Linh, s xu t hi n m t cách phong phú các y u t tâm lí như ti m th c, vô th c, h i tư ng, liên tư ng, tư ng tư ng ã làm cho bình di n th i gian tr n thu t không còn theo trình t trư c sau Ông ã i sâu vào miêu t nh ng di n bi n trong n i tâm nhân v t v i l i văn gi n d , trong sáng N u như các tác ph m truy n th ng th k XVIII ch chú tr ng xây d ng m t c t truy n ch t ch... sau c a nhân v t g n bó m t thi t v i nh ng gi i thi u ban u ó Nhân v t văn h c không gi ng v i các nhân v t thu c các lo i hình ngh thu t khác Nhân v t văn h c ư c th hi n b ng ch t li u riêng là ngôn t Vì v y, nhân v t văn h c òi h i ngư i c ph i v n d ng trí tư ng tư ng, liên tư ng d ng l i m t con ngư i hoàn ch nh trong t t c các m i quan h c a nó 33 Như v y, có r t nhi u nh nghĩa v nhân v t . lí thuyết về khái niệm nhân vật tư tư ng, nhân vật tâm lí, trong đó nổi bật là nghệ thuật xây dựng nhân vật. 3.3. Chỉ ra những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tư tưởng, nhân vật tâm. về cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết. Nhất Linh nói rõ về hai kiểu nhân vật tiểu thuyết trong sáng tác của ông: nhân vật của tiểu thuyết luận đề và nhân vật của tiểu thuyết tâm lí và tiểu thuyết, trong đó tiểu thuyết của Nhất Linh thu hút đặc biệt sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết của Nhất Linh (từ nhân

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan