Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

146 2.7K 11
Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nghệ thuật trần thuật là một trong những phương diện cơ bản nhất của lí thuyết tự sự, một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng đã và đang được khai thác rộng rãi. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật là một việc làm có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn. Về mặt lí luận, nó giúp người nghiên cứu xác lập được một hệ thống lí thuyết về trần thuật như một thứ công cụ để khám phá thế giới nghệ thuật kỳ diệu của nhà văn từ đó thấy được tài năng và bản lĩnh của mỗi nghệ sĩ. Về thực tiễn, với một giáo viên văn, việc nắm chắc hệ thống lí thuyết về trần thuật còn có ý nghĩa không nhỏ trong việc khai thác và giảng dạy những tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông một cách hữu hiệu. 1.2. Văn học Việt Nam sau 1975 đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ trên tinh thần đổi mới. Nền văn học trong bối cảnh xã hội mới đã vận động xa dần khỏi quĩ đạo của văn học cách mạng với cảm hứng sử thi bao trùm để hướng đến cảm hứng thế sự, đời tư. Hiện thực sau chiến tranh ngổn ngang bề bộn đã trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút các nghệ sĩ đặc biệt là các cây bút văn xuôi cày xới. Trong khi tiểu thuyết với ưu thế về khả năng bao quát hiện thực đã hăng hái tiến vào lãnh địa của đời sống để khám phá thì truyện ngắn tuy không có ưu thế về dung lượng nhưng ngược lại với sự gọn nhẹ, cô đúc, linh hoạt, nhanh nhạy đã nhanh chóng bắt nhịp với công cuộc đổi mới, luồn lách sâu vào bức tranh hiện thực xã hội để mổ xẻ những vấn đề nhức nhối nóng bỏng của thời đại. Điều đáng nói là những vấn đề ấy lại được thể hiện trong những hình thức nghệ thuật mới có tính chất đột phá so với trước 1975. Bởi vậy, tìm hiểu về truyện ngắn giai đoạn sau 1975 không những giúp ta có cái nhìn đầy đủ về nền văn học đổi mới mà còn thấy được những đặc điểm về thi pháp truyện, sự vận động của tư duy thể loại trong hành trình phát triển của văn học. 1.3. Trong bức tranh đa sắc của văn học đương đại, Nguyễn Thị Thu Huệ được biết đến từ những năm 1990 như một nhà văn nữ độc đáo và tài hoa, hào hiệp và mạnh mẽ, dịu dàng mà mãnh liệt… Chị thu hút người đọc bằng sự sắc sảo nhạy bén của một nhà văn trẻ, sự điềm tĩnh của một người từng trải và cả sự nồng nàn, dịu dàng của một người phụ nữ. Sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ 2 được toát ra từ cách đặt những vấn đề nhức nhối mà âm ỉ trong đời sống đương đại, cách tạo dựng được thế giới nhân vật sống động, chân thực, song trên hết là ở lối kể chuyện. Nếu đã tiếp xúc với truyện ngắn của Thu Huệ thì khó có thể phủ nhận sức lôi cuốn ở nghệ thuật dẫn chuyện tài hoa, một lối viết có duyên, đằm thắm. Bởi thế, tìm hiểu đề tài Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ giúp ta có cơ sở để hiểu sâu sắc ý nghĩa của những tác phẩm cụ thể của chị, thấy được tài năng của nữ nhà văn mà còn thấy được sự vận động chung của tư duy thể loại trong dòng hướng của văn học đương đại hôm nay. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những ý kiến bàn về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ Khảo sát những công trình viết về Nguyễn Thị Thu Huệ và tác phẩm của chị, chúng tôi nhận thấy, đã có một số nhà văn, nhà nghiên cứu bàn đến như : Bùi Việt Thắng, Lý Hoài Thu, Hồ Phương, Kim Dung… Các ý kiến này xoay quanh việc thừa nhận khả năng đặt ra vấn đề sâu sắc; nghệ thuật miêu tả tâm lí; nghệ thuật xây dựng nhân vật… của chị. Bùi Việt Thắng (1994) nhận xét về nhân vật trong truyện ngắn của Thu Huệ: “Nhân vật nữ của Thu Huệ thường cô đơn, dường như tác giả quan niệm nó là mặt trái của tình yêu thương” [90, tr. 92]. Sau gần một thập kỷ (2002), khi phác thảo chân dung Thu Huệ trong lời giới thiệu về 4 cây bút nữ, tác giả một lần nữa khẳng định đối tượng mà Thu Huệ quan tâm hướng tới là “Những thiên đường và hậu thiên đường của đời sống con người, đặc biệt là phụ nữ” [92, tr. 7-8]. Đây là những nhận xét rất chí lý về nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Dường như trong từng truyện của chị chan chứa nỗi lo lắng mơ hồ về cuộc đời vốn mênh mông vừa là thiên đường, vừa là địa ngục của người phụ nữ. Với sự nhạy cảm của một nhà văn, sự sắc sảo từng trải của người phụ nữ, Thu Huệ tỏ rõ sự chia sẻ, thận trọng cảm thông với những người đồng giới mình bởi “ai cũng mang khuôn mặt con gái”. Lý Hoài Thu (1993) lại đưa ra những vấn đề mà Thu Huệ muốn gửi gắm qua nhân vật nữ: “nhìn đời, nhất là nhìn nhân vật nữ, Thu Huệ nhìn ra biến thái tinh vi của bi kịch tình yêu với những biểu hiện dị thường của nó”[96]. Từ bi kịch trong 3 cuộc đời của người phụ nữ, Thu Huệ không chỉ nhìn thấy những biểu hiện dị thường tinh vi của tình yêu thời hiện đại mà chị còn nhận xét về thế giới đàn ông – những người gây đau khổ cho phụ nữ:“từ những người loe xoe lôi những bông hoa trên bàn họp để tặng phụ nữ, đến anh chàng ngồi nhồm nhoàm ăn uống một cách thô tục sau khi cùng người tình lên thiên đàng về, từ cái người đàn ông ra ngõ gặp người tình sợ vợ con biết nên cầm luôn cái xô như người đi đổ rác, đến lão tuổi đã xế bóng, thích ăn xôi sáng cho chắc bụng vẫn thèm khát tấm thân cô gái mười sáu tuổi trẻ trung và bòn rút của cô từng đồng xu một” [96]. Hồ Phương (1994) lại lưu ý đến vốn sống và sự trải nghiệm trong truyện ngắn của Thu Huệ khi nhận xét: “Trong các tác giả trẻ, Thu Huệ là cây bút hết sức sắc sảo. Đọc Huệ tôi ngạc nhiên lắm, sao còn ít tuổi mà Huệ lại lọc lõi thế. Nó như con mụ phù thủy lão luyện. Nó đi guốc trong bụng mình. Ruột gan mình có gì hình như nó cũng biết cả” [78]. Kim Dung (1994) khi nghiên cứu về đặc điểm văn phong của Nguyễn Thị Thu Huệ, đã cho rằng: “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ luôn có hai mặt – vừa“bụi bặm” trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm, văn của chị vừa táo bạo vừa thanh khiết. Một cái gì đó không thuần nhất, không đơn giản thậm chí có khi còn đối chọi nhau trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ” [16, tr.108]. Những ý kiến trên đã bàn đến một số khía cạnh trong nghệ thuật truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ như nhân vật, văn phong, nghệ thuật xây dựng nhân vật nhưng chưa đặt vấn đề về nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ. 2.2. Những ý kiến nhận xét có liên quan đến nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ Tuy chưa có một công trình nào trực tiếp bàn về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, nhưng có khá nhiều ý kiến liên quan. Phạm Hoa (1993) đã nhắc đến hai kiểu xây dựng truyện của Thu Huệ: một là truyện có chuyện (kiểu truyện truyền thống), hai là truyện theo dòng tâm trạng của nhân vật ( truyện không có chuyện) [37], điển hình là Cát đợi. Nguyễn Văn Lưu (1995) phê bình tập Cát đợi nêu ấn tượng: “Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ có một chất gì đó vỡ ra ào ạt, khuấy đảo sôi sục cảm xúc 4 trong người đọc”[62, tr.217]. Những ấn tượng mà nhà nghiên cứu chỉ ra tuy chưa đọc ra hình hài cụ thể nhưng xem xét kỹ ta thấy, ấn tượng đó được tạo ra từ ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật của tác phẩm. Đoàn Hương (1996) nhận xét về sự lôi cuốn trong lối viết của Thu Huệ: “Huệ lại có lối viết văn như bị “lên đồng”. Trong truyện ngắn của mình không phải là cô “kể” cho chúng ta nghe mà là cô “lôi” chúng ta đi theo nhân vật. Đó là phong cách độc đáo của Nguyễn Thị Thu Huệ” [50, tr.7]. Nhà nghiên cứu này còn khẳng định: “Những truyện ngắn của Huệ được viết, được kể lại bằng chính ngôn ngữ nhân vật: nhẹ nhàng và thanh thản trong những tình huống, những cảnh ngộ lại không yên tĩnh chút nào. Cũng như những nhân vật của cô, cô không hề lên án một ai dù là một bà mẹ ích kỷ trong Hậu thiên đường, một người đàn ông tầm thường, nhạt nhẽo và giả dối trong Cát đợi, hoặc những ông bố, người mẹ quái gở trong Phù thủy Nhưng đọc truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ ta thấy những trang viết không bình lặng. Những nhân vật của cô làm cho ta đau đớn, âm thầm trách móc ta và thức tỉnh ta” [50, tr.7]. Đây là những nhận xét tinh tế về cách xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Tuy nhiên, đó mới chỉ dừng lại ở những nhận định mang tính khái quát mà chưa đi sâu làm rõ nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn của Thu Huệ. Song, đây cũng là những gợi ý hữu ích cho chúng tôi trong quá trình triển khai thực hiện đề tài của mình. Bùi Việt Thắng, người chuyên nghiên cứu về truyện ngắn cũng đã nhận xét rất chí lý về truyện của Thu Huệ. Hai bài viết tiêu biểu là Năm truyện ngắn dự thi của một cây bút trẻ (1994) và phác thảo về Thu Huệ qua Tứ tử trình làng (2002). Tác giả đã nhận xét: “Truyện ngắn Thu Huệ hấp dẫn rộng rãi người đọc trước hết vì giàu chất đời” [92, tr.7-8] và “Những truyện ngắn hay của Thu Huệ là nhờ người viết biết bứt lên được trên cái có thực đến tận cùng để tìm tòi cái gì đó cao hơn con người, đó là đời sống tâm hồn vốn không rõ ràng, rành mạch, vốn bí ẩn khó giải thích bằng lý trí” [90]. Tác giả còn nhận xét về các phương diện khác như đề tài, chủ đề, đặc biệt là giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Thu Huệ: “Thu Huệ quan tâm đến gia đình trong xã hội hiện đại đang tồn tại và tan rã như thế nào, bởi những nguyên nhân nào”, tình huống “tuy hẹp nhưng đặc sắc”, ngôn ngữ “có độ căng của 5 nhịp điệu”,câu thường ngắn, cấu trúc đơn giản, giọng điệu “linh hoạt trong giọng điệu, lúc bạo liệt, lúc thật thà, lúc thâm trầm triết lý, có lúc đỏng đảnh lại có lúc dịu dàng đến bất ngờ” [90]. Nguyễn Việt Hòa (2003) phê bình tập truyện Nào ta cùng lãng quên của Thu Huệ đã nhận xét: “Chất lãng mạn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ tương đối đặc biệt, nó toát ra từ tâm hồn người đang đứng giữa ranh giới thiếu nữ - phụ nữ” [41]. Nhìn nhận Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn nữ “độc đáo và tài hoa”, Hồ Sĩ Vịnh đã tìm hiểu truyện ngắn của Thu Huệ trên bình diện thi pháp: truyện ngắn Thu Huệ được viết theo thi pháp mở thể hiện qua việc xây dựng nhân vật, qua cách xây dựng cốt truyện. Tác giả còn nhận xét những nhân vật tôi trong truyện ngắn Thu Huệ: “những nhân vật tôi trong truyện của Thu Huệ thường bắt đầu bằng cụm từ “ tôi tưởng tượng”, “tôi như bay lên chín tầng mây”, “tôi có cảm giác như mình hóa thành đá” tất cả đó là cảnh hư nhằm nói cái thực đa diện hơn, có kích thước hơn, có tần số ý nghĩa sâu sắc hơn. Tôi gọi đó là thi pháp mở. Thi pháp mở còn được thể hiện ở chiều sâu gợi cảm, nội tâm của người viết hoặc của nhân vật “tôi”, mặc dầu tình huống bên ngoài có khi không chuẩn bị gì cho cái thế giới đầy xao động kia ” [101, tr.7]. Những đặc điểm, cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ cho chúng ta những liên tưởng, ấn tượng về người kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Có thể nhận thấy, nhiều truyện ngắn của Thu Huệ được đánh giá cao là những truyện được viết bằng năng lực biểu cảm cuộc sống qua thế giới tâm hồn của nhân vật “ tôi”. Phương thức thể hiện này không chỉ làm cho hiện thực được phản ánh có chiều sâu mà còn giàu sức khái quát, sức ám ảnh lớn. Đây cũng là một đặc điểm độc đáo trong thi pháp truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Luận án tiến sĩ Khảo sát lời độc thoại nội tâm nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ của Lê Thị Sao Chi thực hiện tại Đại học Sư phạm Vinh (bảo vệ tháng 3 năm 2011) có nghiên cứu về ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn của Thu Huệ. Khi bàn về điều này, tác giả luận án nhận định: ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ thường đặt vào nhân vật nữ. Đó thường là những khoảnh khắc suy tư về tình yêu, hạnh phúc gia đình, chuyện ghen tuông, bất hạnh…: “Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ chuyên nói về cuộc sống gia đình và một trong những nội dung cơ bản là phản ánh bi kịch về sự bế tắc, không tìm ra cách 6 giải quyết cho các vấn đề trong cuộc sống. Đời sống nội tâm các nhân vật trong Cát đợi, Người đi tìm giấc mơ, Tình yêu ơi, ở đâu?, Hậu thiên đường, Phù thủy, Giai nhân, Thiếu phụ chưa chồng… luôn giằng xé trong những câu chuyện về gia đình, hôn nhân, hạnh phúc, tình yêu…” [15, tr.189] Như vậy, qua việc khảo sát các bài viết về Nguyễn Thị Thu Huệ và truyện ngắn của chị, chúng tôi cho rằng: Mặc dù chưa có độ lùi thời gian cần thiết nhưng truyện ngắn của Thu Huệ đã thực sự thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Tuy chưa có được những công trình có qui mô lớn nhưng những bài báo rải rác, đều đặn của các nhà văn, nhà phê bình, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ… tìm hiểu truyện ngắn Thu Huệ đã cho thấy sức lôi cuốn từ tác phẩm của chị. Các công trình, bài báo, luận án… tập trung vào nhiều mảng như cách lựa chọn đề tài, khả năng tinh tế, sắc sảo trong việc phát hiện vấn đề, nghệ thuật xây dựng nhân vật… Các công trình trên có đề cập đến cách dẫn chuyện có duyên, giọng văn sôi sục, ngôn ngữ độc thoại hay lối viết “lên đồng”… của Nguyễn Thị Thu Huệ nhưng chưa có công trình nào đi sâu bàn về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của chị. Vì thế, chúng tôi chọn vấn đề này để đi sâu tìm hiểu với mong muốn tìm ra được những đóng góp của chị trong nghệ thuật tự sự, một phương diện quan trọng trong nghệ thuật truyện. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi một mặt muốn hệ thống những ý kiến bàn về trần thuật, nghệ thuật trần thuật, đưa ra một cách nhìn về vấn đề này, mặt khác muốn vận dụng những lí thuyết về tự sự để khám phá cách thức trần thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ.Từ đó thấy được sự thành công của nữ nhà văn trong lối viết, trong cách dẫn chuyện, và sự đóng góp riêng của chị cho nền văn học đương đại. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tiến hành khảo sát các ý kiến bàn về trần thuật, phân tích và xác lập cơ sở lí thuyết hợp lí, tin cậy. Hơn nữa, trên cơ sở nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ từ nghệ thuật trần thuật để đi đến đánh giá sự thành công trong lối viết, từ đó thấy được vị trí của Nguyễn Thị Thu Huệ trong bức tranh chung của văn học đương đại. 7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn của chúng tôi hướng đến nghiên cứu nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ với việc khảo sát, phân tích từ các khía cạnh cơ bản trong cấu trúc trần thuật như: điểm nhìn trần thuật, ngôi kể, ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật… 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi có hạn của luận văn, chúng tôi khảo sát trên một số tập truyện tiêu biểu của chị: + Cát đợi (1992); + Hậu thiên đường (1993); + Phù thủy (1995); + Nào ta cùng lãng quên (2003); + 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2006), tái bản (2010). Trong khi nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi còn khảo sát một số tập truyện của các tác giả đương đại khác (của: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Trần Thùy Mai, Nguyễn Ngọc Tư…) để đối sánh. 6. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ vào nội dung vấn đề đặt ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp so sánh đối chiếu. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích - tổng hợp. - Phương pháp loại hình. 7. Đóng góp của luận văn - Luận văn mong muốn đóng góp một cách nhìn mang tính cá nhân về nghệ thuật trần thuật. - Từ sự soi sáng của lí thuyết về trần thuật, chúng tôi phân tích và tìm ra những nét độc đáo, nhưng không loại trừ những điều còn tồn tại trong nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ, từ đó đưa ra những nhận xét khách quan về đóng góp của tác giả đối với nền văn học nước nhà. 8 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, chúng tôi triển khai nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lí luận về trần thuật học và hành trình sáng tác văn chương của Nguyễn Thị Thu Huệ. Chương 2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ. 9 NỘI DUNG Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẦN THUẬT HỌC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ 1.1. Những vấn đề lý luận về trần thuật học 1.1.1. Khái niệm trần thuật, trần thuật học 1.1.1.1. Khái niệm trần thuật Xét về thuật ngữ, trần thuật (narration) còn gọi tên khác là kể chuyện đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra những cách hiểu khác nhau. Khi bàn về kể chuyện, J.Lin Velt cho rằng: “Kể là một hành vi trần thuật, và theo nghĩa rộng là một tình thế hư cấu bao gồm cả người trần thuật (narrateur) và người nghe kể (narrataire)” [81, tr.154]. Cũng bàn về kể chuyện, nhà nghiên cứu Hayden White lại lưu ý đến động cơ của hành động kể và hiểu kể chuyện trong phạm vi rộng lớn bao quát cả đời sống: “Động cơ khiến người ta phải kể lại điều gì đó là rất tự nhiên, hình thức tự sự dường như là hình thức tất yếu cho bất kì một sự tường thuật nào về những gì đã thực sự xảy ra” [86, tr.119]. Ở Việt Nam, hầu hết các nhà nghiên cứu cũng cho rằng trần thuật là một hoạt động sáng tạo của nhà văn trong việc tái hiện hiện thực trong tác phẩm nhất là tác phẩm tự sự. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật “là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật nhất định” [29, tr.307] Cũng bàn về khái niệm trần thuật, tác giả Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cho rằng: “Trần thuật bao gồm cả việc kể và miêu tả các hành động và các biến cố trong thời gian, mô tả chân dung hoàn cảnh của hành động, tả ngoại hình, tả nội thất… bàn luận, lời nói bán trực tiếp của nhân vật. Do vậy, trần thuật là phương thức chủ yếu để cấu tạo các tác phẩm tự sự hoặc của người kể, tức là toàn bộ văn bản tác phẩm tự sự, ngoại trừ lời nói trực tiếp của các nhân vật” [4, tr.338] Trong bài Việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu văn học ở Việt Nam, tác giả Lại Nguyên Ân có viết: “Trần thuật (narration) chỉ phương thức 10 nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc văn học tự sự (tương tự, trầm tư/meditation/ đặc trưng cho văn học trữ tình, đối thoại đặc trưng cho văn học kịch)”, “Thực chất của hoạt động trần thuật là kể, là thuật, là cái được kể, được thuật, trong tác phẩm văn học là chuyện” [81, tr.146]. Cùng với quan điểm này là định nghĩa trong Giáo trình lí luận văn học: “Trần thuật là kể, thuyết minh, giới thiệu về nhân vật, sự kiện, bối cảnh trong truyện. Trần thuật là hành vi ngôn ngữ kể, thuật miêu tả sự kiện nhân vật theo một thứ tự nhất định.” [85, tr.59]. Như vậy, trần thuật là một vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Qua nghiên cứu, tìm hiểu những quan niệm trên, tựu trung có thể thấy: Trần thuật trước hết là một phương thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, thực chất của hoạt động trần thuật là việc kể lại, thuật lại những sự kiện, con người, hoàn cảnh…theo một thứ tự nhất định, dưới một cái nhìn nào đó. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật giúp ta có cơ sở để khẳng định giá trị của tác phẩm đồng thời khẳng định tài năng và những đóng góp của nhà văn vào tiến trình văn học. 1.1.1.2. Trần thuật học Thuật ngữ narratology: được dịch là trần thuật học đã xuất hiện và nhanh chóng trở nên quen thuộc trong giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Nếu trần thuật là hoạt động kể thì trần thuật học là bộ môn nghiên cứu về hoạt động trần thuật (kể) với các vấn đề lí thuyết về nghệ thuật kể chuyện. Trần thuật học còn được gọi tên khác là tự sự học. Trong thực tế nghiên cứu đã có những ý kiến tranh luận xung quanh việc dùng thuật ngữ trần thuật học hay tự sự học. Trong công trình Trần thuật học – dẫn luận lí luận tự sự (1999), Mieke Bal (người Hà Lan) đã dùng hai thuật ngữ này không có ý nghĩa phân biệt khi cho rằng: “Tự sự học (narratology) là lí luận về trần thuật, văn bản trần thuật, hình tượng, hình ảnh sự vật sự kiện cùng sản phẩm văn hóa kể chuyện” [86, tr.12]. Ở Việt Nam, trong các cuộc hội thảo, nhiều ý đề xuất dùng thuật ngữ trần thuật học (Lại Nguyên Ân, Đỗ Hải Phong…), nhưng phần lớn dùng cách gọi tự sự học (Trần Đình Sử, Phương Lựu, Lê Thời Tân…). Thực chất, sự khác nhau trong cách dùng thuật ngữ cũng không cản trở sự [...]... bản lĩnh nghệ thu t của mình Nói tóm lại, trần thu t là một vấn đề thu c thi pháp thể loại nhất là đối với truyện ngắn Tìm hiểu các phương diện trần thu t giúp người đọc tiếp cận được với những giá trị văn chương đích thực Việc tìm tòi, đổi mới nghệ thu t trần thu t cũng chính là hướng đi của văn xuôi đương đại nói chung, truyện ngắn nói riêng 1.1.4 Vài nét về nghệ thu t trần thu t trong truyện ngắn Việt... điệu nghệ thu t của họ bởi đó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nhà văn 1.1.3 Vai trò của nghệ thu t trần thu t trong xây dựng truyện ngắn Bàn về vai trò của trần thu t trong tác phẩm tự sự Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học cho rằng: “Đóng vai trò quyết định trong loại tác phẩm tự sự là nghệ thu t trần thu t [79, tr.66] Ông còn xác định các thành phần cơ bản của nghệ thu t. .. tài văn chương của Thu Huệ cũng kha khá, với nhiều tập truyện ngắn: Cát đợi (1992), Hậu thiên đường (1993), Phù thủy (1995), 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2001), Nào ta cùng lãng quên (2003), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2006) Không chỉ sung sức trong sáng tạo mà chất lượng nghệ thu t truyện ngắn của Thu Huệ đã không làm bạn đọc thất vọng Truyện ngắn của chị đã thực sự thuyết phục được đông... con người trong cuộc Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, ta nhận thấy lối kể từ ngôi thứ nhất chiếm ưu thế Chẳng hạn, tập Hậu thiên đường là 9/17 truyện (53%), Tập Nào ta cùng lãng quên 8/20 truyện (40%), tập 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ là 22/37 (59%)… đặc biệt tập 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ là 16/21 truyện (76%)… Lối kể chuyện này được sử dụng trong rất nhiều truyện ngắn đặc sắc... người đọc sẽ bị cuốn hút vào mạch truyện Sự sinh động của lối kể, nghệ thu t trần thu t đã tạo ra trong truyện một ý nghĩa mới mẻ, trở nên hấp dẫn hơn Cho nên có thể thấy, nghệ thu t trần thu t hay cách kể chuyện chính là đặc trưng của tác phẩm tự sự, nó giữ vai trò then chốt, là nhân tố góp phần tạo nên thế giới nghệ thu t của tác phẩm 25 Đối với truyện ngắn, trần thu t là đặc trưng bản thể bao gồm... trần thu t đòi hỏi trước hết phải có người kể Chủ thể của hoạt động kể phải xử lý tốt mối quan hệ giữa chuỗi lời kể với chuỗi các sự kiện và nhân vật Và như vậy có hai nhân tố quy định tới trần thu t là người kể chuyện và chuỗi ngôn từ Từ người kể chuyện ta có ngôi trần thu t, điểm nhìn trần thu t; từ chuỗi ngôn từ ta có ngôn ngữ trần thu t, giọng điệu trần thu t, không gian trần thu t, thời gian trần. .. kể ra các thành phần của trần thu t không chỉ gồm lời thu t, chức năng của nó, không chỉ là kể việc mà nó bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thu t lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú tác giả 13 Theo Trần Đình Sử, trần thu t gồm sáu yếu tố cơ bản là kể chuyện, ngôi trần thu t và vai trần thu t; điểm nhìn trần thu t; lược thu t; miêu tả chân dung... gian trần thu t Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố tiêu biểu thu c nghệ thu t trần thu t của Nguyễn Thị Thu Huệ Vì thế, chúng tôi sẽ tiến hành xác lập những khái niệm cơ bản liên quan đến những vấn đề nằm trong phạm vi nghiên cứu 1.1.2.1 Người trần thu t Để tái hiện câu chuyện, nhà văn phải tạo ra người kể bởi nếu không có người kể thì sẽ không có truyện Nói... người kể chứng nhân hay người kể toàn tri… Trong luận văn này, bám sát thực tế nghệ thu t trần thu t của Nguyễn Thị Thu Huệ, để đảm bảo sự thống nhất, chúng tôi dùng thu t ngữ người kể theo ngôi: ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Về vấn đề kể chuyện từ ngôi thứ nhất, Bakhtin đã có một ý kiến hết sức xác đáng: Trần thu t từ ngôi thứ nhất là tương tự với sự trần thu t của người kể chuyện Đôi khi hình thức... ngữ trần thu t So với ngôn ngữ thơ ca, ngôn ngữ văn xuôi có phạm vi hoạt động tự do, dân chủ và linh hoạt hơn Ngôn ngữ trần thu t là ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ của nhiều tính cách bao gồm ngôn ngữ của người trần thu t, ngôn ngữ nhân vật và lời nói nước đôi Trong đó, ngôn ngữ người trần thu t, ngôn ngữ nhân vật giữ vai trò quyết định tạo nên giá trị nghệ thu t của tác phẩm tự sự Ngôn ngữ người trần thu t . xét có liên quan đến nghệ thu t trần thu t của Nguyễn Thị Thu Huệ Tuy chưa có một công trình nào trực tiếp bàn về nghệ thu t trần thu t trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, nhưng có khá nhiều. số khía cạnh trong nghệ thu t truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ như nhân vật, văn phong, nghệ thu t xây dựng nhân vật nhưng chưa đặt vấn đề về nghệ thu t trần thu t của Nguyễn Thị Thu Huệ. 2.2 trọng trong nghệ thu t truyện. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài: Nghệ thu t trần thu t trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi một mặt muốn hệ thống những ý kiến bàn về trần thu t,

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 1.1. Nghệ thuật trần thuật là một trong những phương diện cơ bản nhất của lí thuyết tự sự, một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng đã và đang được khai thác rộng rãi. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật là một việc làm có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn. Về mặt lí luận, nó giúp người nghiên cứu xác lập được một hệ thống lí thuyết về trần thuật như một thứ công cụ để khám phá thế giới nghệ thuật kỳ diệu của nhà văn từ đó thấy được tài năng và bản lĩnh của mỗi nghệ sĩ. Về thực tiễn, với một giáo viên văn, việc nắm chắc hệ thống lí thuyết về trần thuật còn có ý nghĩa không nhỏ trong việc khai thác và giảng dạy những tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông một cách hữu hiệu.

  • 1.2. Văn học Việt Nam sau 1975 đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ trên tinh thần đổi mới. Nền văn học trong bối cảnh xã hội mới đã vận động xa dần khỏi quĩ đạo của văn học cách mạng với cảm hứng sử thi bao trùm để hướng đến cảm hứng thế sự, đời tư. Hiện thực sau chiến tranh ngổn ngang bề bộn đã trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút các nghệ sĩ đặc biệt là các cây bút văn xuôi cày xới. Trong khi tiểu thuyết với ưu thế về khả năng bao quát hiện thực đã hăng hái tiến vào lãnh địa của đời sống để khám phá thì truyện ngắn tuy không có ưu thế về dung lượng nhưng ngược lại với sự gọn nhẹ, cô đúc, linh hoạt, nhanh nhạy đã nhanh chóng bắt nhịp với công cuộc đổi mới, luồn lách sâu vào bức tranh hiện thực xã hội để mổ xẻ những vấn đề nhức nhối nóng bỏng của thời đại. Điều đáng nói là những vấn đề ấy lại được thể hiện trong những hình thức nghệ thuật mới có tính chất đột phá so với trước 1975. Bởi vậy, tìm hiểu về truyện ngắn giai đoạn sau 1975 không những giúp ta có cái nhìn đầy đủ về nền văn học đổi mới mà còn thấy được những đặc điểm về thi pháp truyện, sự vận động của tư duy thể loại trong hành trình phát triển của văn học.

  • 1.3. Trong bức tranh đa sắc của văn học đương đại, Nguyễn Thị Thu Huệ được biết đến từ những năm 1990 như một nhà văn nữ độc đáo và tài hoa, hào hiệp và mạnh mẽ, dịu dàng mà mãnh liệt… Chị thu hút người đọc bằng sự sắc sảo nhạy bén của một nhà văn trẻ, sự điềm tĩnh của một người từng trải và cả sự nồng nàn, dịu dàng của một người phụ nữ. Sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ được toát ra từ cách đặt những vấn đề nhức nhối mà âm ỉ trong đời sống đương đại, cách tạo dựng được thế giới nhân vật sống động, chân thực, song trên hết là ở lối kể chuyện. Nếu đã tiếp xúc với truyện ngắn của Thu Huệ thì khó có thể phủ nhận sức lôi cuốn ở nghệ thuật dẫn chuyện tài hoa, một lối viết có duyên, đằm thắm. Bởi thế, tìm hiểu đề tài Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ giúp ta có cơ sở để hiểu sâu sắc ý nghĩa của những tác phẩm cụ thể của chị, thấy được tài năng của nữ nhà văn mà còn thấy được sự vận động chung của tư duy thể loại trong dòng hướng của văn học đương đại hôm nay.

  • 2. Lịch sử vấn đề

  • 2.1. Những ý kiến bàn về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

  • 2.2. Những ý kiến nhận xét có liên quan đến nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ

  • 3. Mục đích nghiên cứu

  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 5.1. Đối tượng nghiên cứu

  • 5.2. Phạm vi nghiên cứu

    • 6. Phương pháp nghiên cứu

    • 7. Đóng góp của luận văn

    • 8. Cấu trúc của luận văn

    • NỘI DUNG

    • Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẦN THUẬT HỌC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ

    • 1.1. Những vấn đề lý luận về trần thuật học

    • 1.1.1. Khái niệm trần thuật, trần thuật học

    • 1.1.1.1. Khái niệm trần thuật

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan