Đặc sắc nghệ thuật tự sự trong văn xuôi của Ma Văn Kháng đầu thế kỷ XXI

113 465 3
Đặc sắc nghệ thuật tự sự trong văn xuôi của Ma Văn Kháng đầu thế kỷ XXI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn Thạc sĩ - 1 - Đỗ Thanh Hương BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 HỌ VÀ TÊN: ĐỖ THANH HƯƠNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG VĂN XUÔI CỦA MA VĂN KHÁNG ĐẦU THẾ KỶ XXI Chuyên ngành: Thạc sĩ Văn học Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ L Í LUẬN VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện HÀ NỘI, 2011 Luận văn Thạc sĩ - 2 - Đỗ Thanh Hương LỜI CẢM ƠN Trong thời gian khảo cứu, sưu tầm tài liệu để chấp bút cho công trình nghiên cứu của mình, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân và tập thể. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất tới Thầy hướng dẫn luận văn: PGS.TS NGUYỄN NGỌC THIỆN, người đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi từ lúc chọn đề tài cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành Luận văn. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy, cô giáo khoa Văn học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Minh Phú cùng bạn bè, đồng nghiệp gần xa và những người thân trong gia đình đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Tác giả luận văn Đỗ Thanh Hương Luận văn Thạc sĩ - 3 - Đỗ Thanh Hương LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Những số liệu trong phạm vi nghiên cứu là do tôi trực tiếp thống kê, không sao chép từ bất cứ nguồn tài liệu nào. Những trích dẫn tài liệu đã được sử dụng trong Luận văn là đúng sự thật và được trích dẫn nguồn gốc từ các tài liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu đã được xuất bản, công bố. Các giải pháp nghiên cứu nêu trong Luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn, trong quá trình học tập và giảng dạy. Tác giả Luận văn ĐỖ THANH HƯƠNG Luận văn Thạc sĩ - 4 - Đỗ Thanh Hương MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa 1 Lời cảm ơn 2 Lời cam đoan 3 Mục lục 4 MỞ ĐẦU 6 NỘI DUNG CHƯƠNG I 14 1.1. Một đời văn cần mẫn, sáng tạo, một cây bút văn xuôi lực lưỡng 14 1.2. Những suy nghĩ của Ma Văn Kháng về văn chương. 20 1.2.1. Ý kiến về truyện ngắn 21 1.2.2. Ý kiến về Tiểu thuyết 25 1.2.3. Ý kiến về Hồi ký 31 CHƯƠNG II 34 2.1.1. Chủ đề con người bình thường và số phận bi kịch của con người. 35 2.1.2. Nhân vật người phụ nữ nhan sắc, phồn thực, đa đoan. 44 2.1.3. Nhân vật trí thức. 50 2.2. Hình tượng tác giả với giọng điệu hài hước và xót xa thương cảm. 52 2.3. Sự ùa vào ngôn ngữ của đời sống thường nhật. 58 2.4. Thể tài mới truyện ngắn – tiểu luận. 60 CHƯƠNG III 66 3.1. Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. 3.1.1. Yếu tố kì ảo trong văn học. 67 67 3.1.2. Yếu tố kì ảo trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 68 Luận văn Thạc sĩ - 5 - Đỗ Thanh Hương 3.1.3. Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng ( Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Một mình một ngựa, Bóng đêm). 69 3.2. Độc thoại nội tâm và dòng ý thức. 82 3.3. Khuynh hướng triết lý – Tiểu thuyết luận đề. 83 3.3.1 Quan niệm triết lý về con người trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. 84 3.3.2. Quan niệm về lịch sử, cách mạng. 90 3.3.3. Quan niệm về cuộc sống. 92 3.4. Nghệ thuật tự sự tổng hợp. 94 3.4.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 95 3.4.2. Nghệ thuật kể chuyện. 98 3.4.3. Ngôn ngữ. 100 PHẦN KẾT LUẬN 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 Luận văn Thạc sĩ - 6 - Đỗ Thanh Hương PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Trong văn học Việt Nam hiện đại xuất hiện nhiều cây bút mới với những phong cách viết khác nhau, mỗi nhà văn lựa chọn lối viết khác nhau tạo nên một phong cách riêng cho bản thân. Ma Văn Kháng là nhà văn có tên tuổi và vững vàng trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Ông được đánh giá là “ một cây bút văn xuôi lực lưỡng, sung sức, một đời văn sáng tạo” của nền văn học Việt Nam đương đại. Trong sự nghiệp văn chương của mình, ông đã đóng góp cho nền văn xuôi đương đại Việt Nam thời kỳ đổi mới 17 tập truyện ngắn và hơn 13 cuốn tiểu thuyết. Bước sang thế kỷ XXI Ma Văn Kháng luôn khao khát kiếm tìm cái mới, không tự bằng lòng với chính mình, ông đã đổi mới về đề tài, cách tân táo bạo về tư duy nghệ thuật và đã tạo cho mình một phong cách mới, độc đáo trong đời văn của mình. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý. Giải Nhì (không có giải nhất) cuộc thi truyện ngắn 1967-1968 báo Văn nghệ (Xa Phủ); Tặng thưởng văn xuôi Hội nhà văn Việt Nam năm 1975 (Trăng soi sân nhỏ); Giải thưởng “Cây bút vàng” (giải cao nhất) cho truyện ngắn San Cha Chải trong cuộc thi Truyện ngắn và Ký năm 1996-1998 do Bộ Công an Hà Nội và Hội Nhà văn Việt Nam đồng tổ chức; Tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ nhận phần thưởng của Hội đồng văn xuôi Hội nhà văn Việt Nam năm 1995 và nhận giải thưởng văn học Đông Nam Á tại thủ đô Băng Cốc – Thái Lan năm 1998; Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ Luận văn Thạc sĩ - 7 - Đỗ Thanh Hương thuật năm 2001; Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2009 với tiểu thuyết Một mình một ngựa… 1.2. Ở nước ta, thời kỳ sau đổi mới cùng với sự chuyển mình của đời sống thì văn học cũng có những bước chuyển mình đáng kể nhất là thơ và văn xuôi. Mỗi nhà văn khi cầm bút đều xuất phát từ nhu cầu giải phóng tư tưởng, bộc lộ cái tôi cá nhân. Bởi vậy, ta thấy ở mỗi trang viết những trải nghiệm, những suy ngẫm và cái tôi rất riêng của nhà văn.Vì thế văn xuôi của Ma Văn Kháng khá hấp dẫn người đọc. Ông là nhà văn có phong cách rõ nét, ổn định, không lẫn với mọi cây bút khác. Đọc truyện của ông, người ta tìm thấy sự pha trộn mới mẻ, độc đáo của văn phong hiện đại với những yếu tố thuộc về truyền thống rất gần gũi quen thuộc. Đọc văn của Ma Văn Kháng người đọc gặp lại cái chất trào phúng hài hước của những câu chuyện tiếu lâm xưa cũ, gặp cái kỳ ảo trong câu chuyện truyền kỳ trung đại đan cài với những nỗi đau đớn, chua chát về cuộc đời thế sự. Bên cạnh đó Ma Văn Kháng còn đem lại cảm giác ngọt ngào về niềm yêu đời, yêu cuộc sống khiến người đọc băn khoăn, trăn trở, xót xa đến bức xúc về lẽ đời qua những trang viết ngồn ngộn chất sống và chất chứa đầy ắp nỗi niềm thương cảm ngậm ngùi của nhà văn đối với con người. “ Dòng riêng” Ma Văn Kháng đặt trong “nguồn chung” của văn chương Việt Nam hiện đại góp phần tạo nên một phong cách riêng của Ma Văn Kháng. Cho đến nay các công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng đã lên tới hàng trăm gồm các đầu sách, bài nghiên cứu, chuyên luận, khóa luận … cũng đủ để nhận thấy tầm ảnh hưởng và vai trò của những tác phẩm văn chương mà Ma Văn Kháng đã đem lại cho cuộc sống. Luận văn Thạc sĩ - 8 - Đỗ Thanh Hương Có khá nhiều công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng nhưng chủ yếu về những tác phẩm được công bố xuất bản trước năm 2000. Còn với những bài viết đề cập đến những sáng tác sau năm 2000 thì mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh nhỏ chưa có công trình nghiên cứu công phu nào về những sáng tác trong những năm gần đây của ông. Việc khai thác nghệ thuật tự sự trong văn xuôi của Ma Văn Kháng đầu thế kỷ XXI còn bỏ ngỏ nên chúng tôi thấy cần phải có một công trình nghiên cứu quy mô mới có thể đánh giá hết những cách tân nghệ thuật mới mẻ của nhà văn. Từ lý do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu khoa học: Đặc sắc nghệ thuật tự sự trong văn xuôi của Ma Văn Kháng đầu thế kỷ XXI. Nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần bổ sung vào việc đánh giá một cách hoàn chỉnh, khái quát những thành tựu nổi bật của văn xuôi Ma Văn Kháng, từ đó góp phần xác định vị trí của Ma Văn Kháng trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. 1.3.Về mặt nghề nghiệp, đối với một giáo viên giảng dạy văn học thì những hiểu biết về văn học đương đại qua một tác giả tiêu biểu là rất cần thiết. Mặc dù việc giảng dạy tác phẩm của Ma Văn Kháng trong nhà trường còn hạn chế, nhưng việc nghiên cứu đánh giá về giá trị, văn xuôi của Ma Văn Kháng sẽ tạo thuận lợi trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc giảng dạy, giúp người viết rèn luyện khả năng cảm thụ văn chương cũng như tư duy về văn học, về tác gia văn học Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Với ngót 50 năm trong nghề cầm bút viết văn, Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ta có thể kể đến một số bài viết về tác giả Ma Văn Kháng như: Bài viết “Mổ xẻ trốn nợ của Ma Văn Kháng” (In trên tạp chí Văn hóa toàn cảnh, Luận văn Thạc sĩ - 9 - Đỗ Thanh Hương ngày 21/8/2008) của tác giả Hồ Điệp. Bài viết dừng lại việc đánh giá nhận xét về những thành công của Ma Văn Kháng trong việc kiến tạo ngôn ngữ nghệ thuật. Bài viết của tác giả Phạm Duy Nghĩa,“Phong cách văn xuôi miền núi của Ma Văn Kháng” (8/2009) Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam. Theo tác giả. “Ma Văn Kháng là nhà văn có phong cách rõ nét, ổn định, không lẫn với mọi cây bút khác”.Nét nổi bật nhất của ông khi viết về miền núi là cảm hứng trước vẻ phồn thực, cường tráng, bản tính hồn nhiên cùng sự phân cực sâu sắc của con người và cuộc đời trần thế. Ở bài viết này người viết mới chỉ đi sâu tìm hiểu vẻ đẹp con người được thể hiện trong những tác phẩm của Ma Văn Kháng trong tập Trốn nợ mà chưa có điều kiện tìm hiểu trên nhiều khía cạnh khác của tập truyện. Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 696 ra ngày 3/2009, tác giả Nguyễn Thanh Tú có bài viết: “Vốn sống, tài năng và tâm huyết” (từ trường hợp nhà văn Ma Văn Kháng với tập Trốn nợ - NXB phụ nữ 2008). Bài viết là sự đánh giá bản lĩnh nghệ sỹ của một nhà văn lão thành với tài quan sát, chiêm nghiệm, cách kể, tả, dựng cảnh. Bên cạnh đó tác giả bài viết cũng tìm ra một số điểm yếu của nhà văn trong quá trình thuyết lý lộ liễu gây cảm giác nặng nề với người đọc. Bài viết của Đoàn Minh Tâm “Sự độc đáo của thể tài truyện ngắn - tiểu luận Ma Văn Kháng” in trên Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam. Số 166 (11/2008)tr 82 – 83.Tác giả cho rằng mỗi truyện ngắn trong tập Trốn nợ khi kết thúc đều đang ở thì “hiện tại tiếp diễn”. Số phận nhân vật, diễn biến câu chuyện còn lửng lơ chứ chưa kết thúc một cách rõ ràng. Ma Văn Kháng để nhân vật của mình nhẩn nha trong quãng thời gian thật ngắn như trong Trốn nợ là mấy ngày giáp tết của cặp vợ chồng nghèo….Đó thường là khoảng thời gian gắn với những thời điểm, những sự kiện quan trọng của đời Luận văn Thạc sĩ - 10 - Đỗ Thanh Hương người. Bài viết mới chỉ dừng lại ở thủ pháp đối lập hai tầng và tính chất luận đề của thể loại truyện ngắn - tiểu luận. Tác giả Nguyễn Ngọc Thiện “Tiểu thuyết về đề tài dân tộc miền núi của Ma Văn Kháng”. (Phong cách và đời văn, NXB Khoa học xã hội, H, 2005 tr 229 – 239). Bài viết cho ta thấy mảng đề tài này đã bổ sung cho nhận thức hướng tới cái chân thật và đúng đắn về cái nhìn đối với đời sống và con người miền núi ở nước ta ngay từ trước cách mạng tháng tám 1945. Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ còn nhiều hoang dã của Tây Bắc hoặc Tây Nam Bộ, những con người của các dân tộc sống cực khổ, tăm tối, nhưng tính cách thật thà hồn nhiên, bộc trực qua dáng điệu ngôn ngữ Dưới ngòi bút ấm áp tình cảm của ông, đã vạnh lên những đường cày đầu tiên xới lật một trong những nguồn mạch phong phú của đời sống hiện thực, chứa đựng những nét đặc sắc của văn học dân tộc. Bài viết của Mai Thị Nhung “Giọng điệu nghệ thuật, trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Ma Văn Kháng” (Nghiên cứu văn học số 10-2008) đã khẳng định tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Ma Văn Kháng đã thu được những thành công đáng kể. Với 4 sắc thái giọng điệu: giọng trữ tình thiết tha sâu lắng, giọng triết lý suy tư, giọng hài hước mỉa mai và giọng suồng sã, Ma Văn Kháng đã có điều kiện đi sâu vào bản chất của cuộc sống từ đó góp phần khẳng định giá trị nhân văn sâu sắc trong toàn bộ tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới. Bài viết của Nguyễn Minh, “ Nhà văn hiện thực có phải chuyện đã cũ”. (Văn nghệ trẻ 687/688 (3-10/1/2010) tr 24-27). Nói về cuốn tiểu thuyết Gặp gỡ ở Lapan Tẩn cho rằng xuyên suốt câu chuyện ấy là khả năng miêu tả tài tình của tác giả về những nét tinh tế của núi rừng Tây Bắc. Tác phẩm còn thú vị ở điểm văn phong không hề có chút lên gân nào khi bàn về những vấn [...]... I Ma Văn Kháng – Đời văn và những suy nghĩ về văn chương Chương II Đặc sắc nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng Chương III Đặc sắc nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng Luận văn Thạc sĩ - 14 - Đỗ Thanh Hương CHƯƠNG I: MA VĂN KHÁNG – ĐỜI VĂN VÀ NHỮNG SUY NGHĨ VỀ VĂN CHƯƠNG 1.1 Một đời văn cần mẫn, sáng tạo, một cây bút văn xuôi lực lưỡng: Sinh ra vào những năm 30 của thế. .. phẩm của Ma Văn Kháng 3.2: Làm rõ những đặc sắc về phong cách và bút pháp tự sự của Ma Văn Kháng đầu thế kỷ XXI 3.3: Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận văn góp phần khẳng định tài năng, vị trí của Ma Văn Kháng trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Qua khảo sát 28 truyện ngắn và hai tiểu thuyết được Ma Văn Kháng cho xuất bản từ đầu thế kỷ XXI đến nay, luận văn làm rõ tư tưởng nghệ. .. XXI Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Ma Văn Kháng đầu thế kỷ XXI Luận văn Thạc sĩ - 12 - Đỗ Thanh Hương Đây là một trong số ít công trình đầu tiên nghiên cứu sâu về nội dung, nghệ thuật và những đóng góp của Ma Văn Kháng cho nền văn xuôi đầu thế kỷ XXI 3 Mục đích nghiên cứu Với đề tài đã chọn, luận văn của chúng tôi định hướng đến mục đích sau: 3.1: Ghi nhận... Đây là một trong số ít công trình nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong văn xuôi của Ma Văn Kháng đầu thế kỷ XXI Từ đó tiếp tục và khẳng định sự phát triển của một phong cách văn xuôi đầy tài năng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn xuôi đương đại nói riêng và nền văn học nói chung một cách có cơ sở khoa học 8 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo luận văn gồm 3 chương... xuất sắc thật sự, mang dấu ấn cá nhân đậm nét, gắn liền với tên tuổi Ma Văn Kháng Với những thành tựu to lớn ấy, Ma Văn Kháng xứng đáng được vinh danh như một đời văn cần mẫn, sáng tạo, một cây bút văn xuôi lực lưỡng của nền văn học hiện đại Việt Nam 1.2 Những suy nghĩ của Ma Văn Kháng về văn chương: Văn chương, bằng những phương tiện nghệ thuật đặc thù, trình bày một cách nhận thức riêng về thế giới... giản là hệ quả của sự chuyển đổi địa bàn sinh sống của nhà văn Xét ở bề sâu, nó là kết quả của một sự thay đổi căn bản trong tư duy nghệ thuật người cầm bút Đặt văn xuôi Ma Văn Kháng trong bối cảnh chung của nền văn học thời kì này, càng thấy rõ hơn vị trí quan trọng của một trong những cây bút tiên phong đi đầu, nỗ lực đổi mới nền văn học Việt Nam Nếu như đề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn chọn lựa... khẳng định giá trị nhân văn sâu sắc trong toàn bộ tiểu thuyết của nhà văn thời kì đổi mới Với sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, cần mẫn, ý thức sáng tạo không mệt mỏi như thế, Ma Văn Kháng đã khẳng định mình trên văn đàn như một “cây bút văn xuôi lực lưỡng”, một tên tuổi lớn trong nền văn học Việt Nam thời kì hiện đại  Một cây bút văn xuôi lực lưỡng: Lịch sử văn học Việt Nam và thế giới không phải không... viết ấy, lắng nghe những tâm sự, sẻ chia, ai cũng ngỡ như ta với tác giả, đang trong một cuộc đối thoại tâm tình… Luận văn Thạc sĩ - 34 - Đỗ Thanh Hương CHƯƠNG II ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA MA VĂN KHÁNG 2.1 Sự biến đổi trong phạm vi đề tài, chủ đề tác phẩm: Nhìn lại văn nghiệp Ma Văn Kháng, có thể thấy sáng tác của ông chia thành hai mảng khá rõ rệt: Giai đoạn đầu gắn với những sáng tác... phẩm khá đồ sộ.Với văn nghiệp gần tám nghìn trang in, hàng trăm truyện ngắn, hàng chục tiểu thuyết, 3 truyện viết theo lối hồi ký – tự truyện, Ma Văn Kháng xứng đáng là một trong những cây bút có sức viết dồi dào nhất trên văn đàn Việt Chỉ dừng lại trong địa hạt văn xuôi, nhưng sáng tác của Ma Văn Kháng cũng khá phong phú: truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện – hồi ký Ma Văn Kháng đã tự khẳng định mình... trân trọng trước Ma Văn Kháng – “Một đời văn cần mẫn, sáng tạo, một cây bút văn xuôi lực lưỡng”  Một đời văn cần mẫn: Viết văn cũng là một sự lao động, một sự lao động nghệ thuật chân chính Nó chỉ dung nạp những người lao động thật sự nghiêm túc và say mê với nghề Trước cả tài năng nghệ thuật lẫn tầm vóc tư tưởng lớn lao, chính sự cần mẫn, say mê ấy, mới chính là bí quyết để Ma Văn Kháng cũng như tất . những cách tân nghệ thuật mới mẻ của nhà văn. Từ lý do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu khoa học: Đặc sắc nghệ thuật tự sự trong văn xuôi của Ma Văn Kháng đầu thế kỷ XXI. Nghiên. một trong số ít công trình nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong văn xuôi của Ma Văn Kháng đầu thế kỷ XXI. Từ đó tiếp tục và khẳng định sự phát triển của một phong cách văn xuôi đầy tài năng trong. HƯƠNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG VĂN XUÔI CỦA MA VĂN KHÁNG ĐẦU THẾ KỶ XXI Chuyên ngành: Thạc sĩ Văn học Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ L Í LUẬN VĂN HỌC Người hướng

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan