Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn.

86 689 4
Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ MINH SƠN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM BIO – TMT TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI GÀ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ PHƯƠNG LINH – HUYỆN BẠCH THÔNG - TỈNH BẮC KẠN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K42A - KHMT Khoa : Môi trường Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Huệ Thái Nguyên, năm 2014 2 LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi trường trong thời gian thực tập tốt nghiệp em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn ”. Để hoàn thành đề tài trên ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Môi trường và thầy cô tại Viện Khoa học và sự sống. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Các thầy cô trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt là thầy cô trong khoa Môi trường đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc về môi trường cũng như các phương pháp xử lý và bảo vệ môi trường và nhiều lĩnh vực liên quan khác nhau xung quanh cuộc sống chúng ta. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Nguyễn Thị Huệ, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành được nội dung đề tài tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị tại Ủy ban nhân dân xã Phương Linh, các hộ gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại cơ sở. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã hết lòng động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu đạt được kết quả cao nhất. Do trình độ và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Hà Minh Sơn 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải 1 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 2 E.M Effective Microorganisms ( vi sinh vật hữu hiệu) 3 GS.TS Giáo sư. Tiến sỹ 4 K Kali 5 N Nitơ 6 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 7 P Photpho 8 NN Nông nghiệp 9 PNN Phi nông nghiệp 10 UBND Uỷ ban nhân dân 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Khí hậu của khu vực xã Phương Linh 47 Bảng 4.2. Thể hiện sự thay đổi độ ẩm của phân gà trước và sau khi sử dụng chế phẩm BIO - TMT làm đệm lót 60 Bảng 4.3. Thể hiện số lượng vi khuẩn E.coli có mặt trong phân gà trước và sau khi xử lý bằng chế phẩm BIO - TMT 63 Bảng 4.4. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong phân gà trước và sau khi sử dụng đệm lót sinh học 64 Bảng 4.5. Đánh giá về hiệu quả làm khô ráo nền chuồng của chế phẩm 67 Bảng 4.6. Đánh giá về môi trường không khí xung quanh chuồng nuôi 68 Bảng 4.7. Thể hiện ý kiến của người dân về việc muốn tiếp cận sử dụng chế phẩm trong thời gian tới 69 Bảng 4.8 Tổng chi phí làm đệm lót xử lý chất thải chăn nuôi gà 74 5 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ ẩm của phân gà trước và sau khi xử lý bằng BIO - TMT 60 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của các chỉ tiêu dinh dưỡng trong phân gà trước và sau khi sử dụng đệm lót sinh học 65 6 MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 9 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 9 1.2. Mục tiêu của đề tài 11 1.2.1. Mục tiêu chung: 11 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 11 1.3. Yêu cầu của đề tài 11 1.4. Ý nghĩa của đề tài 12 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 12 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 12 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14 2.1. Cơ sở lí luận 14 2.1.1 Khái niệm chất thải 14 2.1.2 Khái niệm chất thải chăn nuôi 14 2.1.3. Giới thiệu về chế phẩm E.M 14 2.1.4. Những thành phần cơ bản của chế phẩm E.M 18 2.2. Cơ sở thực tiễn 21 2.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm E.M trên thế giới và ở Việt Nam 24 2.3.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm E.M trên thế giới 24 2.3.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam 27 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 29 7 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 29 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 29 3.3. Nội dung nghiên cứu 29 3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn 29 3.3.2. Khái quát tình hình sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xã Phương Linh. 30 3.3.3. Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi. 30 3.3.4. Đánh giá kết quả áp dụng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà tại địa phương. 30 3.3.5. Những định hướng và giải pháp nhằm mở rộng các mô hình sử dụng chế phẩm sinh học vào xử lý chất thải chăn nuôi. 31 3.4. Phương pháp nghiên cứu 31 3.4.1. Phương pháp kế thừa 31 3.4.2. Thiết kế thí nghiệm 32 3.4.3. Điều tra phỏng vấn người dân, hộ gia đình theo mẫu phiếu điều tra khảo sát, đánh giá hiệu quả sử dụng và khả năng ứng dụng rộng rãi chế phẩm BIO - TMT để xử lý môi trường chăn nuôi tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông - Tỉnh Bắc Kạn 43 3.4.4. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu 44 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn 45 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 45 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 48 8 4.1.3. Những đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phương Linh 51 4.2. Tình hình chăn nuôi tại xã Phương Linh 52 4.2.1. Hiện trạng chăn nuôi tại địa phương 52 4.2.2. Các biện pháp đã đang được áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn xã 53 4.3. Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi 55 4.3.1. Tiến hành xây dựng mô hình đệm lót 55 4.3.2. Thuận lợi và khó khăn khi tiến hành xây dựng mô hình đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm BIO –TMT tại địa phương 57 4.4. Đánh giá hiệu quả áp dụng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà tại địa phương 57 4.4.1. Đánh giá kết quả của việc sử dụng mô hình chế phẩm BIO - TMT làm đệm lót xử lý chất thải chăn nuôi gà tại địa phương 57 4.4.2. Đánh giá hiệu quả nghiên cứu về khả năng xử lý phân thải của gà bằng mô hình đệm lót sinh học 58 4.4.3.Ý kiến của người dân khi sử dụng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi 66 4.4.4. Phân tích chi phí 70 4.5.Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm mở rộng các mô hình sử dụng chế phẩm sinh học vào xử lý chất thải chăn nuôi 75 4.5.1. Những định hướng 75 4.5.2. Những giải pháp 75 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76 5.1. KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 9 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, các ngành nghề sản xuất nông lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm ổn định lâu dài cho đời sống của nhân dân cả nước, nghề nông lâm nghiệp đang chiếm phần lớn trong tỷ lệ lao động xã hội so với các ngành nghề dịch vụ khác. Nông nghiệp nông thôn có đóng góp cho nền kinh tế quốc dân với 20% GDP, trên 25% giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước. [11] Trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi được coi là một trong những nghề chính, chủ yếu là hình thức chăn nuôi theo kiểu hộ gia đình riêng lẻ. Tuy với số lượng gia súc, gia cầm mỗi nhà ít, chỉ vài ba con nhưng qua vài năm sau cũng sẽ có nhiều điều bất ổn như: chuồng trại thiếu sự quy hoạch, các biện pháp xử lý chất thải hầu như không có. Ta nhận thấy hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi đang ngày càng gia tăng nguyên nhân do phần lớn các hộ gia đình thường dùng thức ăn công nghiệp, thời gian nuôi ngắn và thực hiện quanh năm nên lượng phân tươi thải ra môi trường là rất lớn. Các biện pháp xử lý truyền thống chủ yếu dùng vôi bột và hóa chất đã gây ra các dư lượng trong sản phẩm sau xử lý, làm tiêu diệt các vi khuẩn có ích, các chất thải không tiêu hủy được, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại phát triển. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến các dịch bệnh, tác động xấu đến môi trường ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe và đời sống của người dân. Vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi được cả thế giới và trong nước rất quan tâm, các kết quả nghiên cứu cho thấy tại các khu vực chăn nuôi gia cầm thì ô nhiễm môi trường đang ngày một nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường không khí. Mùi và bụi sinh ra trong quá trình chăn nuôi gia cầm đã gây ảnh hưởng 10 nghiêm trọng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Theo các nhà môi trường thì các khí ô nhiễm sinh ra trong quá trình chăn nuôi gia cầm đều xả thải tự do. Theo đánh giá của người dân, từ thời điểm đàn gia cầm từ 30 ngày tuổi trở lên, mùi và bụi từ các khu chăn nuôi , đặc biệt là các trang trại sinh ra là rất lớn, mùi hôi thối có thể cảm nhận ở các vị trí xa trang trại 200m – 300m. Nồng độ các khí độc như NH 3 , H 2 S và bụi tăng dần theo thời gian sinh trưởng của đàn gia cầm và cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn không khí cho môi trường xung quanh, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người , làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỉ lệ mắc bệnh, năng suất giảm sút, tăng các loại chi phí phòng bệnh do đó hiệu quả kinh tế của chăn nuôi không cao. Tại xã Phương Linh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn thì nền kinh tế chủ yếu là phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, cùng với sự gia tăng đàn vật nuôi – cụ thể là đàn gia cầm thì tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi cũng đang ở chiều hướng báo động, do vậy lượng chất thải phát sinh ra môi trường là rất lớn, đó là vấn đề thực sự cấp bách cần được mọi người quan tâm và chú trọng giải quyết. Để khắc phục được tình trạng trên phải đề ra các biện pháp quy hoạch cải tạo, xử lý chất thải đối với từng hộ gia đình để đạt hiệu quả cao nhất nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái môi trường và tiết kiệm cho người nông dân. Từ thực tiễn trên, cũng như thông qua việc nghiên cứu thực trạng môi trường chăn nuôi gia cầm tại xã Phương Linh. Bằng những kiến thức đã học trên giảng đường và trải nghiệm thực tế, em muốn góp phần giải quyết được các vấn đề nan giải về môi trường trên mà còn đóng góp cho nền kinh tế địa phương cũng như đề ra các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả, em nhận thấy mô hình sử dụng chế phẩm BIO-TMT cần được nhân rộng ra nhiều địa phương, góp phần thúc đẩy việc chăn nuôi phát triển theo chiều hướng có lợi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn. Được sự đồng [...]... các mô hình đệm lót sinh học từ chế phẩm BIO – TMT tại các hộ gia đình 3.3.4 Đánh giá kết quả áp dụng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà tại địa phương 3.3.4.1 Thực tế kết quả xây dựng các mô hình sử dụng chế phẩm sinh học BIO – TMT làm đệm lót xử lý chất thải chăn nuôi gà tại địa phương - Các mô hình đệm lót chế phẩm sinh học BIO – TMT được xây dựng trên toàn xã Phương. .. cứu - Đề tài xây dựng mô hình làm đệm lót sử dụng chế phẩm sinh học BIO - TMT cho đàn gia cầm tại các hộ gia đình chăn nuôi trên địa bàn được thực hiện tại địa bàn xã Phương Linh - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm nghiên cứu - Thực hiện việc nghiên cứu tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn 3.2.2 Thời gian nghiên cứu - Đề tài được thực... khoa Môi Trường và dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Huệ, em tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO - TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn ” 1.2 Mục tiêu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung: - Đưa ra những nhận xét chi tiết về hiệu quả của chế phẩm BIO - TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi khi áp dụng. .. kinh tế xã hội thuận lợi và khó khăn 3.3.2 Khái quát tình hình sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xã Phương Linh - Hiện trạng chăn nuôi tại địa phương - Các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi đã được áp dụng tại địa phương hiện nay 3.3.3 Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm BIO – TMT làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi - Tiến hành xây dựng mô hình đệm lót sinh học từ chế phẩm BIO – TMT tại các hộ gia đình. .. các chỉ số môi trường như pH và màu tảo ổn định trong thời gian dài.[9] 29 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình chăn nuôi trên địa bàn xã Phương Linh - Hiệu quả của mô hình làm đệm lót chế phẩm sinh học BIO – TMT trong chăn nuôi gà tại các hộ gia đình 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Đề tài... xử lý chất thải chăn nuôi Tổng hợp thống kê các ý kiến của các hộ gia đình có tham gia thực hiện mô hình và các hộ gia đình có thăm quan mô hình đã được xây dựng tại địa phương 3.3.4.4 Phân tích chi phí Tiến hành phân tích chi phí lợi ích tại hộ gia đình có tham gia xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm BIO –TMT tại địa phương 3.3.5 Những định hướng và giải pháp nhằm mở rộng các mô hình sử dụng chế phẩm. .. kinh tế xã hội của xã - Tài liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã - Các số liệu thống kê về tình hình xử lý chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi, hiệu quả của các phương pháp đã và đang áp dụng của người dân tại địa phương 32 3.4.2 Thiết kế thí nghiệm 3.4.2.1 Nội dung 1: Tạo lập mô hình trình diễn sử dụng chế phẩm làm đệm lót cho chăn nuôi gia cầm quy mô hộ gia đình tại địa phương. .. phẩm sinh học vào xử lý chất thải chăn nuôi 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp kế thừa * Yêu cầu: Thu thập thông tin số liệu kế thừa liên quan đến: - Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp của xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn - Tình hình chăn nuôi tại địa phương * Phương pháp thu thập qua: - Sách báo trong địa phương phản ánh về... Phương Linh - Sự hưởng ứng của người dân về việc áp dụng chế phẩm sinh học BIO – TMT vào chăn nuôi tại địa phương 31 3.3.4.2 Đánh giá khả năng xử lý chất thải chăn nuôi gà của chế phẩm BIO – TMT - Màu sắc, mùi, độ ẩm của phân gà - Chỉ tiêu vi sinh vật: Vi khuẩn E.coli có hại - Các chỉ tiêu hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân gà 3.3.4.3 Ý kiến của người dân khi sử dụng mô hình chế phẩm BIO – TMT trong xử. .. thải chăn nuôi khi áp dụng tại địa phương - Ứng dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, đặc biệt là chế phẩm sinh học BIO –TMT trong xử lý môi trường 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Tư vấn chi tiết các nội dung liên quan đến chế phẩm đang được áp dụng và cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng chế phẩm làm đệm lót cho các hộ gia đình tại địa phương - Đánh giá tính hiệu quả của chế phẩm thông qua việc theo dõi . MINH SƠN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM BIO – TMT TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI GÀ QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ PHƯƠNG LINH – HUYỆN BẠCH THÔNG - TỈNH BẮC KẠN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP. hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO - TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh – huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn ”. 1.2. Mục tiêu của. Môi trường trong thời gian thực tập tốt nghiệp em tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm BIO-TMT trong xử lý chất thải chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình tại xã Phương Linh –

Ngày đăng: 23/07/2015, 13:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan