Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Phúc Xuân - Tp Thái Nguyên.

66 1.8K 10
Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Phúc Xuân - Tp Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ KIỀU Tên đề tài: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TỪ NGUỒN PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ PHÚC XUÂN – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Lớp : 42A - KHMT Khóa học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn : 1. Th.S Nguyễn Ngọc Sơn Hải 2. PGS-TS Nguyễn Ngọc Nông Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi trường trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Phúc Xuân - Tp Thái Nguyên” Trong suốt quá trình thực hiện đề tài này ngoài sự cố gắng rất nhiều của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa và thầy cô tại Viện Khoa học sự sống. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Các thầy cô trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt là thầy cô trong khoa Môi trường đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc về môi trường cũng như các phương pháp quản lý và xử lý bảo vệ môi trường và nhiều lĩnh vực liên quan khác. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.S Nguyễn Ngọc Sơn Hải và PGS-TS Nguyễn Ngọc Nông – Khoa Môi trường, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành được nội dung đề tài này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị tại Ủy ban nhân dân xã Phúc Xuân đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại cơ sở. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã hết lòng động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho em trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu. Do trình độ và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SINH VIÊN NGUYỄN THỊ KIỀU MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Yêu cầu của đề tài 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và ngiên cứu 3 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 4 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở lý thuyết 5 2.1.1. Khái niệm chất thải 5 2.1.2. Khái niệm phế phụ phẩm nông nghiệp 5 2.1.3. Khái niệm phân hữu cơ sinh học 9 2.1.4. Khái niệm chế phẩm BIO - TMT 10 2.2. Cơ sở thực tiễn 14 2.3. Tình hình sản xuất phân hữu cơ sinh học trong và ngoài nước 15 2.3.1. Tình hình sản xuất phân hữu cơ sinh học trên thế giới 15 2.2.2.Tình hình sản xuất phân hữu cơ sinh học ở Việt Nam 18 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng nghiên cứu 24 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24 3.3. Nội dung nghiên cứu 24 3.3.1.Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phúc Xuân. 24 3.3.2. Đánh giá số lượng và tình hình sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. 24 3.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thu gom xử lý phế thải nông nghiệp tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. 24 3.3.4. Xây dựng đống ủ theo quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp 25 3.3.5. Đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ sinh học. 25 3.3.6. Sử dụng phân hữu cơ sinh học thành phẩm và phân hóa học để trồng cây rau muống, theo dõi khả năng sinh trưởng của cây và so sánh hiệu quả về kinh tế và môi trường giữa hai loại phân này. 25 3.3.7 Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý phế phẩm nông nghiệp 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu 25 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 25 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 25 3.4.3. Xây dựng mô hình thí nghiệm xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ sinh hoc 25 3.4.4. Phương pháp theo dõi thực nghiệm 27 3.4.5. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm: 28 3.4.6. Theo dõi sinh trưởng của cây rau muống 28 3.4.7. Phương pháp thống kê sử lý số liệu: Sử dụng phần mềm thống kê chuyên dụng Excel. 28 Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 29 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 30 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 31 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phúc Xuân – TP Thái Nguyên 5 4.2. Hiện trạng phế thải nông nghiệp xã Phúc xuân – TP Thái Nguyên 36 4.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương 36 4.2.2. Thành phần, khối lượng phế thải nông nghiệp 37 4.2.3. Các biện pháp xử lý phế thải nông nghiệp đã được áp dụng ở địa phương 40 4.2.4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác thu gom xử lý phế thải nông nghiệp tại xã Phúc xuân, thành phố Thái Nguyên 42 4.3.Kết quả nghiên cứu xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ sinh học 42 4.3.1. Diễn biến thay đổi màu sắc của đống ủ 42 4.3.2. Diễn biến thể tích và trọng lượng đống ủ 43 4.3.3. Diễn biến nhiệt độ của đống 45 4.3.4. Thành phần các chất dinh dưỡng trong phân bón được chế biến từ phế phụ phẩm nông nghiệp 46 4 3.5. Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp 48 4.3.6. Đánh giá của người dân về phân bón hữu cơ được sản xuất từ phế phụ phẩm nông nghiệp 49 4.4. Sử dụng phân sinh học thành phẩm và phân hóa học trồng cây rau muống 4.4.1. Theo dõi sự phát triển của cây rau muống 50 4.4.2. So sánh hiệu quả kinh tế và môi trường giữa loại phân ủ và phân hóa học 51 4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý phế phẩm nông nghiệp 52 4.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách 53 4.5.2. Giải pháp về tổ chức, quản lý 53 4.5.3. Giải pháp công nghệ 53 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 5.1. Kết luận 55 5.2.Kiến nghị 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Diễn giải 1 E.M Effective Microorganisms 2 K Kali 3 N Nitơ Kali 4 P Photpho 5 NN Nông nghiệp 6 PNN Phi nông nghiệp 7 UBND Uỷ ban nhân dân 8 TP Thành phố 9 VSV Vi sinh vật 10 BVTV Bảo vệ thực vật 11 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 12 TNHH Tránh nhiệm hữu hạn 13 CTĐC Công thức đối chứng 14 CTTN Công thức thí nghiệm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần chất thải trong trồng trọt 7 Bảng 2.2. So sánh các chỉ tiêu giữa phân hóa học và phân hữu cơ sinh học 9 Bảng 2.3. Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật ở Trung Quốc 17 Bảng 4.1.Tình hình biến động dân số của xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2012 31 Bảng 4.2. Bảng hiện trạng sử dụng đất xã Phúc Xuân năm 2011 36 Bảng 4.3. Kết quả điều tra thành phần, khối lượng phế thải nông nghiệp của 90 hộ dân xã Phúc Xuân 37 Bảng 4.4. Thành phần, khối lượng phế thải nông nghiệp xã Phúc Xuân 38 Bảng 4.5. Lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp của 90 hộ điều tra tại xã Phúc Xuân 39 Bảng 4.6. Hình thức xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp của xã Phúc Xuân 40 Bảng 4.7. Bảng diễn biến thay đổi màu sắc của đống ủ 42 Bảng 4.8. Diến biến trọng lượng đống ủ 43 Bảng 4.9. Diễn biến thể tích đống ủ 43 Bảng 4.10. Diễn biến nhiệt độ ủ 45 Bảng 4.11. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân ủ 46 Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá của các hộ tham gia phỏng vấn 49 Bảng 4.13. Lợi ích kinh tế sau thu hoạch rau muống 52 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp 6 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện độ suy giảm thể tích đống ủ 44 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện diễn biến nhiệt độ trong đống ủ 45 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của các chỉ tiêu trước và sau khi ủ phế phụ phẩm nông nghiệp 47 Hình 4.4. Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học 48 Hình 4.5. Hình ảnh phát triển của cây rau muống sau 10 ngày gieo trồng 50 Hình 4.6. Hình ảnh phát triển của cây rau muống sau 20 ngày gieo trồng 50 Hình 4.7. Hình ảnh của cây rau muống sau 30 ngày gieo trồng 51 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo ở nước ta, với trên 10 triệu ha đất nông nghiệp và có 2 vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất cả nước là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đã giúp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Ngoài ra còn có nhiều nông sản khác như cà phê, bông, mía, chè…Là một nước nông nghiệp hàng năm lượng phế thải sau thu hoạch như rơm rạ, vỏ trấu, thân lá cây ngô, bã mía, sau quá trình chế biến các nông sản rất lớn và đa dạng về chủng loại. Đó cũng là nỗi lo về các bãi chứa, đe dọa ô nhiễm môi trường với các địa phương có thề mạnh về sản xuất nông nghiệp. Tất cả các nguồn phế thải này một phần bị đốt gây ô nhiễm không khí gây ra hiệu ứng nhà kính; phần còn lại gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, môi trường nước và là ổ dịch bệnh gây hại cho mùa màng. Hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay con người đã lấy đi khỏi đất hàng tỷ tấn vật chất mỗi năm thông qua sinh khối của cây trồng. Nhưng lại không hoàn trả cho đất lượng vật chất đã lấy đi nên đã làm cho đất ngày càng trở nên thoái hóa, bạc màu, thành phần cơ giới đất mất cân đối, cây trồng sinh trưởng phát triển không đồng đều. Để tăng năng suất và bảo vệ cây trồng thì người dân phải sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV. Vì vậy tính tồn dư độc hại trong sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng và an toàn dinh dưỡng càng giảm sút ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động nông nghiệp và người sử dụng sản phẩm. Trong khi đó sản phẩm phụ của nông nghiệp sau thu hoạch thay phân chuồng chưa được khai thác sử dụng một cách hợp lý. Xã Phúc Xuân nằm ở phía Tây thành phố Thái Nguyên, tiềm năng khai thác các nguồn nguyên liệu sẵn có để sản xuất phân bón tại chỗ rất phong phú với số lượng nhiều. Các phế phụ phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, cây họ đậu, thân lá ngô, và nhiều loại chất hữu cơ xanh khác là nguồn tài nguyên vô cùng 2 có giá trị đối với sản xuất nông nghiệp. Trước đây, phần lớn phế thải nông nghiệp sau thu hoạch dùng để đun nấu, làm thức ăn cho gia súc nhưng nhiều năm trở lại đây đời sống của người dân được cải thiện, họ không còn chú trọng đến tái sử dụng những phế phẩm nông nghiệp, vì thế những phế phẩm nông nghiệp này thường bị bỏ lại ngay tại đồng ruộng, thậm chí đốt ngay tại ruộng gây ô nhiễm bầu không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm mất an toàn giao thông trên nhiều tuyến đường. Nếu lượng phế phụ phẩm này cứ tiếp tục bị vứt bỏ không hoàn trả lại cho đất thì đất sẽ thiếu trầm trọng chất hữu cơ, ngày càng thoái hóa khiến cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất giảm dần theo thời gian. Vì vậy việc xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ làm sạch môi trường mà còn góp phần tạo ra phân hữu cơ trả lại cho đất, giảm bớt chi phí cho người dân. Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp chúng ta cần hướng tới tận dụng các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón. Việc tái sử dụng chúng có thể được xử lý bằng nhiều biện pháp và một trong những biện pháp hữu hiệu, có tính khả thi cao là sử dụng chế phẩm vi sinh vật. Xuất phát từ thực tế trên và được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Ngọc Sơn Hải và PGS-TS Nguyễn Ngọc Nông - Khoa Môi trường - Đại học Nông lâm Thái Nguyên em tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Phúc Xuân – Thành phố Thái Nguyên” 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học xử lý môi trường từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, giúp người dân chủ động cung cấp phân bón tại chỗ cho sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn và thân thiện với môi trường. - Giảm được lượng phân bón hóa học trên đồng ruộng [...]...3 - Tiết kiệm chi phí cho người dân nhờ việc làm phân bón tại chỗ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiện trạng, các hình thức sử dụng, xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Phúc Xuân- thành phố Thái Nguyên - Nghiên cứu, xây dựng mô hình thí nghiệm sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có - Giúp người dân nắm bắt được quy trình làm phân hữu cơ sinh học - Đề xuất một... qua về quy trình hoặc tự nghiên cứu bằng tài liệu Vì vậy việc sử dụng phân hữu cơ sản xuất tại chỗ là biện pháp có hiệu quả nhất hiện nay để bổ sung chất hữu cơ cho đất, cải tạo và bồi dưỡng đất, tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ 2.3.Tình hình sản xuất phân hữu cơ sinh học trong và ngoài nước 2.3.1 Tình hình sản xuất phân hữu cơ sinh học trên thế giới Trước đây nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp. .. sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp 3.3.5 Đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ sinh học 3.3.6 Sử dụng phân hữu cơ sinh học thành phẩm và phân hóa học để trồng cây rau muống, theo dõi khả năng sinh trưởng của cây và so sánh hiệu quả về kinh tế và môi trường giữa hai loại phân này 3.3.7 Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý phế phẩm nông nghiệp - Giải pháp về cơ chế chính sách -. .. phế phụ phẩm nông nghiệp Phế phụ phẩm nông nghiệp là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động nông nghiệp Phế phụ phẩm nông nghiệp là những sản phẩm phụ thu được từ sản xuất nông nghiệp ngoài những sản phẩm chính Ví dụ: rơm rạ, cám gạo, vỏ trấu, rễ lúa ngoài gạo là chính, lõi ngô, thân ngô, bẹ lá ngô, bã mía, vỏ mía, cỏ mía, vỏ hạt cà phê [5] * Nguồn gốc, thành phần và phân loại phế phụ phẩm nông. .. gần 2,0 tỷ USD (Juwarkar, 1994).[26] Phân bón hữu cơ vi sinh là sản phẩm sinh học, có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, giảm chi phí, tiết kiệm phân bón vô cơ và góp phần tạo cân bằngsinh thái Phân bón hữu cơ sinh học có ý nghĩaquan trọngtrong việc bảo vệ môi trường và nền nông nghiệp sạch bền vững Do vậy, nghiên cứu và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh đã và đang được nhiều nước trên... công nghiệp + Sản xuất Biogas và điện năng + Làm phân hữu cơ 2.1.3 Khái niệm phân hữu cơ sinh học * Phân hữu cơ sinh học: - Là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng VSV sống - Đi từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau - VSV tuyển chọn có mật độ đạt tiêu chuẩn hiện hành - Thông qua các hoạt động của VSV sau quá trình bón vào đất mà cây trồng có thể sử dụng được ( N, P, K ) hoặc các hoạt chất sinh học -> ... phố Thái Nguyên - Thành phần, khối lượng phế thải nông nghiệp - Các biện pháp xử lý phế thải nông nghiệp đã được áp dụng ở địa phương - Những tồn tại của các biện pháp xử lý đã được sử dụng 3.3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thu gom xử lý phế thải nông nghiệp tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên - Thuận lợi - Khó khăn 25 3.3.4 Xây dựng đống ủ theo quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh. .. năng suất tăng từ 10 -1 5% so với các loại phân bón khác ( Phạm Văn Ngọc).[9] 24 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân lá ngô, 3.2 Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu : Tại xã Phúc Xuân- Thành phố Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu : Từ ngày 20/01/2014 đến ngày 30/04/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1.Khái quát về... môi trường,tạo ra nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững Hiện nay, chế phẩm sinh học đã được triển khai thực hiện trên các mô hình trồng trè ở xã Hùng Sơn (huyện Anh Sơn), trồng rau ở xã Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu); trồng cam ở nông trường Xuân Thành( Quỳ Hợp)… + Tại xã Tân Cương – TP Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm đã thực hiện quá trình nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ sinh học và vi lượng đất 23... chất lượng nông sản Bảng 2.2 So sánh các chỉ tiêu giữa phân hóa học và phân hữu cơ sinh học Chỉ tiêu Thành phần chất sinh dưỡng Tỉ lệ chất dinh dưỡng Tốc độ phát huy hiệu quả của Phân hóa học Phân hữu cơ sinh học Ít Nhiều Cao Thấp Nhanh Chậm Làm đất hóa Không ảnh hưởng chua đến đất phân sau khi bón vào đất Ảnh hưởng của việc bón phân liên tục nhiều năm đối với đất 10 -> Phân hữu cơ sinh học: + Phục hồi . theo quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp 25 3.3.5. Đề xuất quy trình kỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ sinh học. 25 3.3.6. Sử dụng phân hữu cơ sinh học. em đã tiến hành đề tài Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Phúc Xuân - Tp Thái Nguyên Trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ KIỀU Tên đề tài: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC TỪ NGUỒN PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ PHÚC XUÂN

Ngày đăng: 23/07/2015, 13:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan