Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè Kim Tuyên tại xã Thịnh Đán – thành phố Thái Nguyên năm 2013.

67 493 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè Kim Tuyên tại xã Thịnh Đán – thành phố Thái Nguyên năm 2013.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA THỊ VÂN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHÂN BÓN HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CHÈ KIM TUYÊN TẠI XÃ THỊNH ĐÁN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2013 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khoá : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thế Huấn ThS. Vũ Thị Nguyên Thái Nguyên, 2014 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường và thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”. Mỗi sinh viên khi ra trường đều cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Chính vì vậy việc thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất cần thiết đối với mỗi sinh viên trong nhà trường, qua đó hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời giúp sinh viên hoàn thiện hơn về mặt kiến thức luận, phương pháp làm việc và năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất, nghiên cứu khoa học. Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè Kim Tuyên tại xã Thịnh Đán – thành phố Thái Nguyên năm 2013”. Trong thời gian thực tập và hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, thầy cô và bạn bè. Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ quý báu này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo của thầy giáo TS. Nguyễn Thế Huấn và Th.S Vũ Thị Nguyên trong suốt quá trình thực tập, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình chú Luân Văn Lâm và bà con thôn xã Thịnh Đức- TP. Thái Nguyên - Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em để em có thể hoàn thành đề tài này. Do thời gian có hạn, lại bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu mới nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn để bài khóa luận này hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 06 tháng 06 năm 2013 Sinh viên Hứa Thị Vân 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây chè (Camellia sinensis (L)Okuntze) là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, tập trung chủ yếu ở các nước châu Á, châu Phi. Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì cây chè được trồng ở hơn 60 nước trên Thế Giới, trong đó có Việt Nam [11]. Chè có giá trị về kinh tế, văn hóa và dinh dưỡng. Hầu hết các bộ phận của cây chè như búp, lá, nụ hoa, không những là nguyên liệu chính dùng để chế biến các loại sản phẩm trà uống giải khát, thanh nhiệt mà còn có nhiều tác dụng như là một vị thuốc trong y học. Nước chè có tác dụng bổ dưỡng, chống được lạnh, làm giảm sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não, làm cho tinh thần minh mẫn. Sở thích thưởng thức trà từ lâu đã trở thành thú vui thanh tao, quý phái và là nét đẹp văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc trên Thế Giới. Thói quen uống trà ngày càng phổ biến ở nhiều lứa tuổi và nhiều quốc gia trên thế giới [7]. Ngoài vai trò là thức uống có giá trị dinh dưỡng và dược liệu, việc trồng chè còn có khả năng khai thác tốt tiềm năng đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp nông thôn miền núi [2]. Việt Nam được xem là một trong những quê hương của cây chè và sản phẩm chè từ lâu đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nền nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm của nước ta. Chè Việt Nam đứng thứ 5 trên Thế giới về diện tích và sản lượng xuất khẩu. Nước ta 2 là một trong những nước có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất chè, nhất là ở địa bàn miền núi và trung du. Cây chè được trồng ở Việt Nam từ lâu đời (4000 năm), hiện nay đã được phát triển ở 34 tỉnh, thành phố trong cả nước. Cây chè ở Việt Nam cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước. Cây chè được coi là cây mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du và miền núi [2]. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, điều kiện đất đai và thời tiết khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. Toàn tỉnh hiện có 18.138 ha chè, năng suất búp tươi bình quân đạt 108,73 tạ/ha, sản lượng gần 181.020 tấn (năm 2011). So với các huyện trong tỉnh, Thành phố Thái Nguyên có diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, với các vùng trọng điểm là các xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức. Hiện nay, cây chè Thái Nguyên trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân trong Tỉnh. Thái Nguyên đang triển khai thực hiện quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn toàn Tỉnh. Việc sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu không làm tăng năng suất mà còn gây nên hiện tượng mất cân đối giữa các nguyên tố. Làm cho cây trồng phát triển không bền vững, chất lượng thấp, sâu bệnh phát triển nhiều, đất đai thoái hóa, ô nhiễm môi trường. Cây chè có khả năng hút dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ phát dục hàng năm cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó. Ngay cả trong điều kiện mùa đông nhiệt độ thấp, cây chè tạm ngừng sinh trưởng nhưng vẫn yêu cầu một lượng dinh dưỡng nhất định, vì thế việc cung cấp dinh dưỡng cho chè cần tiến hành thường xuyên trong năm. Vùng chuyên canh cây chè, có trình độ thâm canh cao, đòi hỏi năng suất lớn thì lượng phân bón cần thiết phải bón hàng năm là rất nhiều. Chính vì vậy, việc sử 3 dụng phân bón hữu cơ cho chè là rất cần thiết. Phân hữu cơ không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết thực cho cây chè mà còn có tác dụng tăng hiệu quả sử dụng phân bón vô cơ, khắc phục được sự mất cân đối dinh dưỡng trong đất và góp phần vào bảo vệ môi trường… từ đó giúp cây chè sinh trưởng, phát triển tốt góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chè. Từ những thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè Kim Tuyên tại xã Thịnh Đán– thành phố Thái Nguyên năm 2013”. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Xác định được loại phân bón thích hợp đối với cây chè Kim Tuyên nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chè. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trồng chè, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường hướng tới nền nông nghiệp bền vững. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Xác định ảnh hưởng của một số loại phân bón tới sự sinh trưởng và phát triển cây chè. - Xác định ảnh hưởng của một số loại phân bón tới năng suất và chất lượng chè nguyên liệu. - Xác định được loại phân bón thích hợp cho giống chè Kim Tuyên tại xã Thịnh Đán– thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên sẽ được thực hành việc nghiên cứu khoa học, biết phương pháp phân bổ thời gian hợp lý và khoa học trong công việc để đạt được hiệu quả cao trong quá trình làm việc. Đồng thời là cơ sở để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường và hoạt động thực tiễn. 4 - Có kết luận chính xác loại phân bón nào thích hợp cho chè Kim Tuyên tại Thái Nguyên. 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Đề tài là cơ sở cho những định hướng sử dụng phân bón thích hợp cho cây chè vào thực tiễn sản xuất. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, cũng như góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chè tại Thái Nguyên. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Cây chè liên tục hút dinh dưỡng trong chu kỳ phát dục hàng năm cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó. Về mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, nhưng vẫn yêu cầu lượng dinh dưỡng tối thiểu, do đó việc cung cấp dinh dưỡng cho cây cần đầy đủ và thường xuyên trong năm. Quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây chè không có giới hạn rõ ràng và là một quá trình mâu thuẫn thống nhất. Vì vậy, cần phải bón phân hợp lý để khống chế quá trình sinh thực cho chè hái búp và khống chế quá trình sinh trưởng dinh dưỡng cho chè thu hoạch giống. Đối tượng thu hoạch chè là búp non. Mỗi năm thu hoạch từ 5 – 10 tấn/ha; vì thế, lượng dinh dưỡng trong đất mất đi khá nhiều, nếu không bổ sung kịp cho đất thì cây trồng sẽ sinh trưởng kém và cho năng suất thấp. Theo Eden (1958) trong búp chè non có 4,5% N; 1,5% P 2 O 5 và 1,2 - 2,5% K 2 O. Ngoài ra cần chú ý rằng: Hàng năm trọng lượng cành lá đốn cũng xấp xỉ bằng trọng lượng búp và lá non đã thu hoạch. Theo Daraxêli thì lượng đạm bị rửa trôi thường bằng 1/3 tổng lượng đạm bón vào đất. Bón phân cho chè kinh doanh là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm thúc đẩy sinh trưởng của cây chè để tăng năng suất và chất lượng chè. Việc thử nghiệm các loại phân hữu cơ, giảm sử dụng phân khoáng cho cây chè là hết sức cần thiết, trong thực tế hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về quy trình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ xong phạm vi ứng dụng ra thực tế còn nhiều khó khăn vì thực hiện trong phạm vi hẹp, thời gian chuyển đổi ngắn, các giải pháp kỹ thuật chưa bộc lộ hết hiệu quả. Sử dụng phân hữu cơ và giảm lượng phân khoáng đối với cây chè, có ý nghĩa đặc biệt quan 6 trọng không chỉ tác động đến năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn cải thiện môi trường, cải thiện độ phì cho đất hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Từ những dẫn liệu trên đây, cho thấy rằng cây chè có những đặc điểm dinh dưỡng khác với một số cây trồng khác, nhu cầu về dinh dưỡng khoáng của cây chè rất lớn. 2.2. Nguồn gốc, phân loại, sự phân bố cây chè 2.2.1. Nguồn gốc cây chè Nguồn gốc của cây chè là vấn đề phức tạp, cho đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc cây chè, dựa trên những cơ sở về lịch sử, khảo cổ học và thực vật học. Một số quan điểm được nhiều người công nhận nhất là: Cây chè có nguồn gốc ở Vân Nam - Trung Quốc: Theo Daraselia, Gruzia (1989) thì các nhà khoa học Trung Quốc như Schenpen, Jaiding … đã giải thích sự phân bố của cây chè mẹ ở Trung Quốc như sau: Tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu của hàng loạt con sông lớn đổ về các con sông ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Đầu tiên, cây chè mọc ở Vân Nam, sau đó hạt chè di chuyển trôi theo dòng nước đến các vùng nói trên và lan sang các vùng khác. Cũng theo Daraselia, dựa trên cơ sở học thuyết “Trung tâm khởi nguyên cây trồng” của Vavilop thì cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc, phân bố ở khu vực Đông nam, men theo cao nguyên Tây Tạng [7]. Cây chè có nguồn gốc ở vùng Atxam (Ấn Độ): Năm 1823, R.Bruce đã phát hiện được những cây chè dại lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ ), từ đó các học giả người Anh cho rằng: Nguyên sản của cây chè là ở vùng Atxam chứ không phải ở Vân Nam - Trung Quốc [7]. Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam: Những công trình nghiên cứu của Djemukhatze (1961 - 1976) về phức catechin của lá chè có nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin của lá chè được trồng trọt và mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm 7 về sự tiến hoá sinh hoá của cây chè và trên cơ sở đó xác minh “Nguồn gốc cây chè chính là ở Việt Nam”[7]. Các quan điểm nêu trên tuy có khác nhau về địa điểm nhưng đều có điểm chung thống nhất là: Nguyên sản của cây chè là ở châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm [7]. 2.2.2. Phân loại cây chè * Cơ sở khoa học của phân loại chè Để tiến hành phân loại cây chè người ta căn cứ vào rất nhiều đặc tính, đặc điểm của cây chè. Nhưng thường căn cứ vào 3 yếu tố sau: + Dựa vào cơ quan dinh dưỡng: Loại thân cây bụi hoặc thân cây gỗ, hình dạng của tán, lá, kích thước lá, đầu lá, số đôi gân chính… + Dựa vào cơ quan sinh thực: Độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh của đài nhụy, số lượng hoa, quả… + Dựa vào đặc tính sinh hoá: Chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin. Mỗi giống chè đều có hàm lượng tanin biến động trong một phạm vi nhất định. * Phân loại: Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật sau: - Ngành Hạt kín Angiospermae - Lớp Song tử diệp Dicotyledonae - Bộ Chè Theales - Họ Chè Theaceae - Chi Chè Camellia (Thea) - Loài Camellia Sinensis Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là Camellia sinensis (L) O.Kuntze có tên đồng nghĩa là Thea sinensis L [7]. Căn cứ vào đặc điểm hình thái, các đặc tính sinh lý, sinh hóa và khả năng chống chịu của cây chè nhà bác học Cohen Stuart (1916) đã phân chia cây chè làm 4 thứ (varietas) chè chính: - Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis - Var. Bohea) 8 - Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla) - Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan) - Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. Assamicn) Bốn thứ (varietas) chè trên đều được trồng ở Việt Nam, nhưng phổ biến nhất là chè Trung Quốc lá to và giống chè Shan. Giống chè Trung Quốc lá to được trồng nhiều nhất ở các tỉnh trung du với các tên gọi của địa phương (tùy theo màu sắc lá) như: Trung du lá xanh, Trung du lá vàng, Tỷ lệ trồng các giống chè trung du ở miền bắc nước ta đạt 70%. Năng suất búp trung sản xuất đại trà khi chè 5 – 19 tuổi đạt từ 4 – 5 tấn/ha. Còn giống chè Shan được trồng chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc [7]. 2.2.3. Sự phân bố của cây chè Sự phân bố của cây chè phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu. Các kết quả nghiên cứu đều đưa đến một kết luận chung là: Vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới thích hợp cho cây chè. Ngày nay, do trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã lai tạo, chọn lọc ra nhiều giống chè khác nhau và được trồng rộng rãi ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Theo PGS. Đỗ Ngọc Quỹ [11], thì hiện nay chè được phân bố khá rộng từ 42º vĩ Bắc Pochi (Liên Xô cũ) đến 27º Nam Coriente (Achentina). Sự phân bố của cây chè theo điều kiện khí hậu đất đai và địa hình cũng có sự khác nhau. Đất trồng chè tốt phải nhiều mùn, thoát nước tốt và có độ dốc thoải. Ảnh hưởng của độ cao đã hình thành nên các vùng chè với nhiều giống chè, chất lượng khác nhau. Các nhà khoa học cho rằng: Chè trồng ở những vùng có độ cao lớn hơn so với mặt nước biển thường có chất lượng tốt hơn so với chè trồng ở vùng thấp. Về điều kiện khí hậu, chè sinh trưởng tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 15ºC đến 20ºC, tổng nhiệt độ hàng năm vào khoảng 8.000ºC; lượng mưa trung bình hàng năm 1500 – 2000 mm; độ ẩm đất 70 - 80%. Tuy nhiên với [...]... 3.2 Nội dung nghiên cứu - Tình hình sản xuất chè tại Thái Nguyên - Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè Kim Tuyên: + Phân bón ảnh hưởng tới sinh trưởng + Phân bón ảnh hưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất + Phân bón ảnh hưởng đến chất lượng chè nguyên liệu 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Thu thập số liệu liên quan đến đề tài Thu thập số liệu về tinh... đạm hữu cơ, sẽ có ảnh hưởng tốt đến năng suất và chất lượng chè Theo báo cáo khoa học của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tác giả Phạm Văn Ngọc, giảng viên khoa Nông học và cộng sự đã nghiên cứu, sản xuất, khảo nghiệm thành công phân hữu cơ sinh học và vi lượng NTT, bước đầu đánh giá hiệu quả của phân bón trên khía cạnh năng suất, chất lượng chè cho thấy: Chỉ sau một thời gian sử dụng phân hữu cơ sinh học... Nếu bón phân không cân đối, chỉ bón có đạm, dù ở mức thấp hay cao thì năng suất và chất lượng của chè đều thấp Khi bón tỷ lệ N:P:K là 2:1:1 với lượng tương ứng là 200: 50: 50 thì chè cho năng suất và chất lượng cao nhất Đặc biệt khi bón đơn độc mình đạm với lượng lớn (200 N/ha) thì năng suất và chất lượng không cao hơn đối chúng là bao nhiêu, có xu thế giảm xuống 24 Khi nghiên cứu tỷ lệ phân bón cho chè, ... Ở các vùng này chè được trồng rải rác, phân tán với trình độ canh tác và chế biến chưa phát triển 2.2.5 Vai trò của phân bón đến năng suất và chất lượng cây chè Bón phân cho chè là biện pháp kỹ thuật quan trọng giúp cây sinh trưởng tốt làm tăng năng suất và chất lượng chè Cây chè có khả năng hút dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ phát dục hàng năm cũng như chu kỳ phát dục cả đời sống của cây Ngay cả... Thế giới và Việt Nam 2.4.1 Tình hình nghiên cứu phân bón cho chè trên thế giới Theo tác giả Eden (1958) khi nghiên cứu về hàm lượng các nguyên tố trong búp chè cho rằng: Trong búp chè non của chè có 4,5% N, 1,5% P2O5 và 1,2% K2O nên có bón phân cho chè Theo ML Baziva (1973) khi lượng đạm tăng, sản lượng chè tăng, song để đạt được năng suất 10 tấn/ha bón 200N hiệu quả nhất 22 Kết quả nghiên cứu của Cuxunốp... (1954) và T.C Niglollisvili hàm lượng cafein trong búp chè có lợi cho sản phẩm chè Theo A.B Makhrabize (1948) nghiên cứu ảnh hưởng của kali đến chất lượng chè cho rằng phẩm chất trong các công thức được xếp theo thứ tự là N:P:K và sau cùng là phân bón Theo nghiên cứu của Truturin (1973) thì NPK phối hợp với Zn, Bo thì phẩm chất chè, nguyên liệu sẽ tăng lên Ngoài ra cần chú ý rằng: Hàng năm khối lượng. .. sinh Các nhà khoa học thuộc viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, phẩm chất của chè, kết quả cho thấy: Bảng 2.5: Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, phẩm chất chè Năng suất Công thức bón (tạ/ha) % Nước (%) Tanin (%) Chất tan (%) Đối chứng 31,3 100 78,2 32,1 46,4 N 100 36,0 115 77,6 30,7 45,8 N 100 + P2O5 50 37,4 119,6 78,0... Bản và Việt Nam đều cho rằng nếu bón N.P.K không cân đối thì cây chè sẽ cho năng suất và chất lượng thấp Bón phân khoáng quá mức dẫn đến mất cân dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây, sâu bệnh phát sinh phát triển nhiều, năng suất chất lượng giảm Đồng thời với các vùng trồng chè chủ yếu là đồi dốc việc sử dụng các phân khoáng như: Ure, Kali clorua,… Với phương pháp bón. .. cho chè Hàm lượng K2O trong đất phụ thuốc vào đá mẹ, điều kiện phong hóa đá và hình thành đất, chế độ canh tác và bón phân Khi thay thế dần phân hóa học bằng phân hữu cơ làm cho năng suất chè không giảm, chất lượng chè được cải thiện Ngoài ra, phân hữu cơ còn giúp cải tạo đất, không làm ô nhiễm môi trường hướng tới một nền nông nghiệp bền vững 2.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên Thế giới và Việt... mùi phân Nhiệt độ trong khối ủ tăng lên tới 60 – 700C, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và trứng giun trong phân Sau 7 – 10 ngày, giai đoạn kết thúc và sản phẩm thu được là phân bón hữu cơ chất lượng cao, có tác dụng phòng chống nấm gây hại cây trồng 2.4.3 Nhận định tổng quát về tình hình nghiên phân bón cho chè trong và ngoài nước Các công trình nghiên cứu về phân bón cho cây chè được quan tâm và . Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè Kim Tuyên tại xã Thịnh Đán – thành phố Thái Nguyên. cao năng suất và chất lượng chè. Từ những thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè Kim. THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA THỊ VÂN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHÂN BÓN HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CHÈ KIM TUYÊN TẠI XÃ

Ngày đăng: 23/07/2015, 12:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan