Đánh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013.

62 771 2
Đánh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRẦN MINH ĐỨC Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2013” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khoá học : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nông Thị Thu Huyền Khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, thực tập tốt nghiệp là một là quá trình nhằm giúp cho sinh viên có điều kiện củng cố vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, nâng cao kỹ năng thực hành. Là giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh viên các trường Đại học nói chung và sinh viên trường Đại học Nông lâm nói riêng. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Khoa Môi Trường, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa Quản Lý Tài Nguyên và Khoa Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em các kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nông Thị Thu Huyền đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường Thái Nguyên, UBND thành phố Thái Nguyên, các cán bộ và các anh chị trong phòng Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập vừa qua. Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của em không tránh khỏi có thiếu sót. Vì vậy em rất mong có được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo và các bạn để bản khóa luận của em được hoàn thiện tốt hơn. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Trần Minh Đức DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Dân số trung bình khu vực thành phố Thái Nguyên tính đến 01/011/2013 23 Bảng 4.2. Tải lượng chất ô nhiễm từ giao thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2013 28 Bảng 4.3. Lưu lượng các loại xe quan trắc thực tế (xe/ngày) tại một số tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Năm 2013 29 Bảng 4.4. Thống kê tổng lượng bụi phát sinh từ hoạt động xây dựng trên địa bàn xã phường thành phố Thái Nguyên 30 Bảng 4.5. Tổng lượng nhiên liệu sử dụng trên địa bàn xã phường thành phố Thái Nguyên 32 Bảng 4.6. Tổng lượng phát thải khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 33 Bảng 4.7. Vị trí các điểm quan trắc môi trường không khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Theo mạng lưới quan trắc môi trường toàn tỉnh 34 Bảng 4.8. Kết quả quan trắc chất lượng không khi tại khu vực Quảng trường thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2013 35 Bảng 4.9. Kết quả quan trắc chất lượng không khi tại khu vực Đường tròn Gang Thép giai đoạn 2011- 2013 35 Bảng 4.10. Kết quả quan trắc chất lượng không khi tại khu vực UBND Phường Gia Sàng giai đoạn 2011- 2013 35 Bảng 4.11. Kết quả quan trắc chất lượng không khi tại khu vực Cổng trường Đại học Sư phạm giai đoạn 2011- 2013 36 Bảng 4.12. Kết quả quan trắc chất lượng không khi tại khu vực Ngã ba Quán Triều giai đoạn 2011- 2013 36 Bảng 4.13. Kết quả quan trắc chất lượng không khi tại khu vực Tổ 14 Phường Tân Long giai đoạn 2011- 2013 36 Bảng 4.14. Diễn biến nông độ bụi trung bình qua các năm 2011 – 2013 37 Bảng 4.15. Diễn biến nông độ SO 2 trung bình qua các năm 2011 – 2013 37 Bảng 4.16. Diễn biến nông độ NO 2 trung bình qua các năm 2011 – 2013 38 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Hồng Kông chìm trong khói bụi. 7 Hình 2.2. Ô nhiễm không khí ở London. 8 Hình 2.3. Moscow mịt mù khói bụi 8 Hình 2.4. Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm trong không khí xung quanh một số đô thị từ năm 2005 đến 2009 9 Hình 2.5. Nồng độ PM10 trung bình năm tại trạm Láng và trạm đặt tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (gần đường Giải Phóng) từ 1999 - 2006 10 Hình 2.6. Nồng độ PM10 trung bình năm tại trạm khu dân cư - Quận 2 và trạm gần đường giao thông - Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh năm 2005 - 2006 11 Hình 2.7. Diễn biến nồng độ TSP tại một số tuyến đường phố giai đoạn 2005- 2009 11 Hình 2.8. Diễn biến nồng độ bụi TSP trong không khí xung quanh ở các khu dân cư của một số đô thị giai đoạn 2005-2008 12 Hình 2.9. Diễn biến nồng độ NO 2 ven các trục giao thông của một số đô thị trong toàn quốc 13 Hình 2.10. Diễn biến nồng độ SO 2 tại các trục đường giao thông ở một số đô thị 13 Hình 2.11. Diễn biến nồng độ CO tại các tuyến đường phố của một số đô thị năm 2000 - 2006 14 Hình 2.12. Nồng độ BTX (benzen, toluen và xylen) trung bình 1 giờ của các khu vực thuộc thành phố Hà Nội (quan trắc trong thời gian 12/1/2007-5/2/2007) 14 Hình 4.1.Bản đồ hành chính thành phố Thái Nguyên 18 Hình 4.2. Tỉ lệ % phát thải các loại bụi từ quá trình xây dựng cơ bản trên toàn thành phố Thái Nguyên 31 Hình 4.3. Diễn biến nồng độ bụi (TSP) qua các năm tại các điểm quan trắc . 38 Hình 4.4. Diễn biến nồng độ SO 2 qua các năm tại các điểm quan trắc 39 Hình 4.5. Diễn biến nồng độ NO 2 qua các năm tại các điểm quan trắc 39 (Giá trị được lấy là giá trị lớn nhất trong năm của các đợt quan trắc) 39 Hình 4.6. Diễn biến nồng độ Bụi tổng số(TSP) trung bình năm 40 Hình 4.7. Diễn biến nồng độ SO 2 trung bình năm tại các điểm quan trắc 40 Hình 4.8. Diễn biến nồng độ NO 2 trung bình năm tại các điểm quan trắc 41 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT API : Công ty Cổ phần đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương BVMT : Bảo vệ môi trường CO : Cacbon oxit EU : Liên minh Châu Âu KT - XH : Kinh tế - xã hội NO 2 : Nitơ điôxit ODA : Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức QCVN : Quy chuẩn Việt Nam SO 2 : Lưu huỳnh điôxit TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TSP : Bụi tổng số UBND : Ủy ban nhân dân WHO : Tổ chức Y tế Thế Giới MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1. Mục đích của đề tài 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2 1.2.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.2.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4 2.1.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài nghiên cứu 4 2.1.1.1. Khái niệm về môi trường không khí. 4 2.1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường không khí. 4 2.1.1.3. Tiêu chuẩn môi trường. 4 2.1.1.4. Quy chuẩn kỹ thuật. 4 2.1.1.5. Chất gây ô nhiễm. 4 2.1.1.6. Khí thải. 4 2.1.2. Nguồn gốc ô nhiễm không khí 5 2.1.3. Tác nhân gây ô nhiễm không khí 5 2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN THÊ GIỚI VÀ VIỆT NAM. 6 2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí trên Thế Giới 6 2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí Việt Nam 9 2.2.2.1. Ô nhiễm bụi - vấn đề nổi cộm của chất lượng không khí đô thị hiện nay 9 2.2.2.2. Ô nhiễm một số khí độc hại. 12 2.2.2.3. Benzen, toluen và xylen (BTX) - có xu hướng tăng cao ở ven các trục giao thông đường phố 14 2.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ 15 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16 3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 16 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 16 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 16 3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn người dân 16 3.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 16 3.4.4. Phương pháp lây mẫu, phân tích và các tiêu chuẩn so sánh, đánh giá . 17 3.4.5. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 17 3.4.6. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 17 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 18 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 18 4.1.1.1. Vị trí địa lý 18 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất 18 4.1.1.3. Khí hậu 19 4.1.1.4. Thủy văn 20 4.1.1.5. Tài nguyên đất 20 4.1.2. Điều kiên kinh tế - xã hội 20 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế 20 4.1.2.2. Điều kiện xã hội 22 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - xã hội ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí tại Thành phố Thái Nguyên 26 4.1.3.1. Thuận lợi 26 4.1.3.2. Khó khăn 27 4.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 27 4.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm 27 4.2.1.1. Hoạt động công nghiệp 27 4.2.1.2. Hoạt động giao thông vận tải 28 4.2.1.3. Hoạt động xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật. 30 4.1.2.4. Sinh hoạt của người dân 31 4.2.2. Diễn biến chất lượng môi trường không khí 34 4.3. Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN 43 4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN. 44 4.4.1 Giải pháp quy hoạch, quản lý 44 4.4.2. Giải pháp kỹ thuật khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí 44 4.4.3. Giải pháp giáo dục truyền thông 45 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46 5.1. KẾT LUẬN 46 5.2. KIẾN NGHỊ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80km. Tổng diện tích tự nhiên là 177km 2 , phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía Đông giáp thị xã Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả tỉnh, thành phố Thái Nguyên cũng đã đạt được những thành quả to lớn về kinh tế - xã hội, giá trị sản xuất công nghiệp, nông - lâm nghiệp trên địa bàn đạt hàng chục nghìn tỷ đồng. Thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung hầu hết các nhà máy, xí nghiệp, khu - cụm công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên như khu Gang thép Thái Nguyên, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, nhà máy xi măng Lưu Xá, Quán Triều, , đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố nhưng cũng chính là yếu tố gây ra các vấn đề về môi trường sống, đặc biệt là môi trường không khí. Trên địa bàn thành phố, số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh có phát sinh khí thải trong quá trình sản xuất là khá lớn. Trong đó bao gồm cả những đơn vị có khả năng phát sinh những khí thải độc hại như SO 2 và bụi kim loại nặng (các nhà máy luyện kim màu), bụi silic (các nhà máy ximăng) và hợp chất hữu cơ nguy hiểm (nhà máy luyện cốc)….Các cơ sở hầu hết nằm trong các khu vực đông dân cư sinh sống, mật độ dân cư đông đúc và một thực tế là các đơn vị có hệ thống xử lý khí thải còn rất ít hoặc hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý bụi, khí thải không cao. Trong những năm gầm đây, cùng với sự phát triển của xã hội, các hoạt động xây dựng hạ tầng khu dân cư, giao thông, trung tâm thương mại, khách sạn,… cùng với số lượng các phương tiện giao thông cơ giới trên địa bàn thành phố cũng gia tăng đáng kể, gây áp lực lớn đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí do khói bụi phát sinh. 2 Việc phát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực thành phố Thái Nguyên đã gây ra những tác động lớn đến cảnh quan đô thị và đời sống nhân dân khu vực thành phố. Việc đánh giá đúng về hiện trạng chất lượng môi trường, tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm cũng như đề xuất xây dựng các biện pháp cụ thể để kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí cho khu vực thành phố Thái Nguyên là hết sức cấp bách. Với những lý do đó, em lựa chọn đề tài “Đánh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013” nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, trên cơ sở đó đề xuất, xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí khu vực thành phố Thái Nguyên. 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục đích của đề tài - Đánh giá chất lượng môi trường không khí trên khu vực thành phố Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 để thấy được mức độ ô nhiễm không khí, nồng độ ô nhiễm của các chất gây ô nhiễm trên địa bàn thành phố, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường không khí cho thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá được chất lượng môi trường không khí của thành phố Thái Nguyên - Đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại thành phố Thái Nguyên. - Đề tài phải có độ tin cậy và có tính xác thực, kết quả thu được phản ánh trung thực, khách quan. - Phải có tính khả thi - Số liệu thu thập phải chính xác - Đề tài phải có độ tin cậy và có tính xác thực, kết quả thu được phản ánh trung thực, khách quan. [...]... CỨU - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Thái Nguyên - Đánh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 201 1- 2013 - Đánh giá sự ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm không khí tới sức khỏe của người dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng không khí khu vực thành phố Thái Nguyên. .. nghiệm thực tế - Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường 1.2.3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Tìm hiểu được mức độ ô nhiễm không khí trên khu vực thành phố Thái Nguyên , qua đó đưa ra những giải pháp và định hướng đúng đắn trong công tác quản lý và xây dựng thành phố nhằm đảm bảo môi trường - Rèn luyện... tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 16 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Chất lượng môi trường không khí ở khu vực thành phố Thái Nguyên 3.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Các phường xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Địa điểm thực tập: Chi cục Bảo vệ Môi trường Thái Nguyên Thời gian thực tập:... chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ở các phường xã như Gang Thép, Quán Triều, Tân Long, Hoàng Văn Thụ 3.4.3 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa - Khảo sát thực địa để nắm được thực trạng tình hình ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực nghiên cứu 17 3.4.4 Phương pháp lây mẫu, phân tích và so sánh, đánh giá với các tiêu chuẩn - Các phương pháp lấy mẫu khí và phương... trong môi trường xung quanh - Các cơ sở công nghiệp thường dùng nhiên liệu hoá thạch (than, dầu) làm nhiên liệu đốt nên thải ra nhiều chất gây ô nhiễm môi trường không khí - Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng là các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí cục bộ 4.2.1.2 Hoạt động giao thông vận tải Bảng 4.2 Tải lượng chất ô nhiễm từ giao thông trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2013 Tên xe... phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình Hình 4.1.Bản đồ hành chính thành phố Thái Nguyên 4.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên Ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và 19 sông Công được hình thành. .. cứu khoa học - Đề tài là một bước nghiên cứu về môi trường không khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cũng như sự ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm tới sức khỏe con người Ngoài ra đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học về chất lượng môi trường sau này - Tạo điều kiện cho sinh viên củng cố kiến thức đã học tiếp cận trực tiếp với các nghiên cứu khoa học - Nâng cao và... trường không khí tại Thành phố Thái Nguyên 4.1.3.1 Thuận lợi - Vị trí địa lý và kinh tế - chính trị của Thành phố Thái Nguyên là một trong những lợi thế quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội Với đầy đủ phương thức vận tải bằng đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, có quốc lộ 3, 1B và quốc lộ 37 đi qua và hiện nay đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã hoàn thành Thành phố có nhiều điều kiện... do khí thải từ các khu công nghiệp - Kinh tế phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thành phố; khả năng tích lũy cho ngân sách chưa cao; nguồn lực đầu tư cho đầu tư và phát triển còn hạn chế - Tài nguyên khoáng sản tuy có nhưng trữ lượng nhỏ, rải rác không thuận lợi cho đầu tư khai thác và chế biến quy mô lớn 4.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN... lượng mưa ít thời tiết khô hanh Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển 20 ngành nông-lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm 4.1.1.4 Thủy văn Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố . chọn đề tài Đánh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2013 nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, xác định các nguyên nhân. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRẦN MINH ĐỨC Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 . tài - Đánh giá được chất lượng môi trường không khí của thành phố Thái Nguyên - Đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại thành phố Thái Nguyên. - Đề

Ngày đăng: 23/07/2015, 12:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan