Vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

117 1.2K 14
Vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thế kỷ XX đã chứng kiến những thành tựu lớn trong lí luận văn học. Một trong những thành tựu làm thay đổi các quan niệm cũ về phương thức tồn tại của tác phẩm văn học, đó là sự ra đời của Mĩ học tiếp nhận(tiếp nhận văn học). Nếu lí luận văn học tiền hiện đại chỉ chú ý đến tác giả, lí luận văn học hiện đại đã có những bước tiến quan trọng trong việc khám phá văn bản văn học như là cấu trúc ngôn từ động thì tư duy lí luận văn học hậu hiện đại lại có những khám phá mới hơn về đặc trưng bản thể của văn bản văn học trong quan hệ với những yếu tố khác, với người tiếp nhận. Có thể khẳng định, sự chuyển đổi từ Mĩ học sáng tạo qua Mĩ học tiếp nhận xứng đáng là một trong những bước ngoặt quan trọng của tư duy lí luận văn học thế giới. Từ đây“Mĩ học tiếp nhận nêu lên những giá trị dễ thay đổi, trực tiếp gắn liền với cá nhân người đọc thông qua quá trình cụ thể hoá văn bản… Từ đây lịch sử văn học không chỉ đơn giản là con số cộng các tác giả và tác phẩm mà còn được hiểu là các tác phẩm và người tiếp nhận trong những biến chuyển lịch sử của nó”[18, tr167]. 1.2. Trên văn đàn Việt Nam cuối những năm 80 của thế kỷ XX, xuất hiện một hiện tượng lạ – hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp. Các sáng tác của ông ngay sau khi ra đời đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của giới nghiên cứu phê bình và những người yêu văn chương. Có lẽ ông là tác giả đầu tiên trong văn học Việt Nam lập kỷ lục có được nhiều bài viết nhất về sáng tác của mình chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là điều đáng mừng cho văn học và cũng là biểu hiện phong phú của sự tiếp nhận. Qua khảo sát các bài viết, công trình nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi nhận thấy, bạn đọc đã dùng những hệ qui chiếu khác nhau để soi chiếu vào tác phẩm. Người nhìn nhận hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp ở phương diện giới thiệu tác giả tác 2 phẩm. Người khác chỉ đánh giá một vài truyện ngắn đơn lẻ hoặc một vài phương diện về nghệ thuật truyện ngắn nói chung. Xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau nên các ý kiến đánh giá về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chỉ là những nhận định mang tính chất riêng lẻ, có lúc cảm tính (khen hết lời mà chê cũng tột bậc), chưa đi sâu vào những sáng tạo riêng của nhà văn cũng như chưa có cái nhìn toàn diện về cây bút này. Mặt khác, xung quanh hiện tượng văn học này vẫn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng chưa có bài viết nào thống kê và lí giải tại sao hiện tượng này lại gây nhiều sự tranh luận đến thế. Cũng có bài viết nêu lên những hướng tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và ít nhiều liên quan đến vấn đề tiếp nhận, tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, chưa có nhà nghiên cứu – phê bình nào đề cập đến vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp một cách cụ thể, khoa học và hệ thống. Chọn đề tài “Vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” chúng tôi sẽ nêu lên những vấn đề xung quanh hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp và nhìn nhận nó một cách khoa học bằng ánh sáng của lí thuyết tiếp nhận. Từ đó giúp bạn đọc hiểu hơn về những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp đối với văn học nước nhà. 1.3. Chọn đề tài “Vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, chúng tôi không những được trở lại những vấn đề về lịch sử văn học mà còn có cơ hội tiếp cận với những thành tựu của tư duy lí luận văn học hiện đại và hậu hiện đại, từ đó giúp chúng tôi mở ra những nhận thức mới về phương thức tồn tại của tác phẩm văn học. Đây cũng là một dịp để chúng tôi khẳng định những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp trong quá trình đổi mới văn học nước nhà. Những sáng tác của ông không chỉ nêu lên những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội mà còn có tác động quan trọng đối với vấn đề tư duy lí luận văn học về góc độ tác phẩm văn học. 3 1.4. Là một giáo viên dạy văn ở trường phổ thông, tôi nhận thấy vấn đề tiếp nhận văn học là vấn đề rất cần thiết khi tìm hiểu đúng bản chất của văn chương. Nhờ nó tôi có thể vận dụng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập văn trong nhà trường . 2. Lịch sử vấn đề Trong thời kỳ đổi mới văn học nước nhà nửa đầu thế kỷ XX. Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp ngay khi vừa xuất hiện đã tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi kéo dài và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Số lượng các bài viết về ông rất lớn. Tuy nhiên những ý kiến đánh giá xung quanh tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp cũng rất khác nhau. Sự đánh giá ấy vô hình chung đã thừa nhận Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng văn học phức tạp và tác phẩm của ông luôn có độ mở lớn. Năm 2001, tác giả Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp, biên soạn những bài viết về Nguyễn Huy Thiệp trong cuốn sách “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp”[41], giúp cho những ai quan tâm đến “hiện tượng văn học” này cái nhìn khái quát, khách quan và đa chiều hơn. Trong cuốn sách này, chúng tôi nhận thấy, các bài biết chủ yếu phân thành hai luồng chính: phản đối và đồng tình. Các ý kiến phản đối một phần do người đọc đồng nhất cái phản ánh với cái được phản ánh, mặt khác, trong thời điểm văn học đã đổi mới, nhưng họ vẫn dùng nhãn quan một chiều, thụ động để đánh giá tác phẩm nên không tránh khỏi những hạn chế. Ý kiến phản đối chủ yếu tập trung vào truyện Tướng về hưu và bộ ba truyện ngắn “giả lịch sử ”(Đặng Anh Đào): Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết. Ngoài ra còn một số truyện khác của Nguyễn Huy Thiệp cũng bị lên án do phản ánh hiện thực quá “tàn nhẫn”. Đó là các ý kiến của những nhà phê bình như Lê Hà(Các vị tướng nói về phim “Tướng về hưu”), Tạ Ngọc Liễn(Về truyện ngắn “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp, Về mối quan hệ giữa văn và sử), Đỗ Văn Khang(Có một cách đọc “Vàng lửa”; 4 Sự “mơ mộng” và “nghiêm khắc” trong truyện ngắn “Phẩm tiết”; Vì sao văn của Ngụyên Huy Thiệp ngày càng sa sút), Nguyễn Thúy Ái(Viết như thế, cũng là một cách bắn súng lục vào quá khứ), Vũ Phan Nguyên(Ba lần đọc Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp), Hồng Diệu(Một cây bút có tài nhưng…;Xung quanh sáng tác Nguyễn Huy Thiệp), Mai Ngữ(Cái tâm và cái tài của người viết), Trung Phương(Chữ nghĩa với tâm hồn) Bên cạnh đó, các ý kiến đồng tình đã xoáy sâu vào những nét mới mẻ, những sáng tạo nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và đưa ra một số khám phá rất có ý nghĩa. Đó là bài phê bình khen ngợi truyện ngắn “Tướng về hưu” của nhà nghiên cứu văn học Đặng Anh Đào(Khi ông “Tướng về hưu xuất hiện”), Nguyễn Mạnh Đẩu(Đôi điều cảm nhận sau khi đọc truyện và xem phim “Tướng về hưu”), Trần Đạo(“Tướng về hưu” một tác phẩm có tính nghệ thuật) đó là những bài khen ngợi bộ ba truyện "giả lịch sử " của nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân(Đọc văn phải khác với đọc sử), Thùy Sương(Về một cách hiểu truyện ngắn “Vàng lửa”),Văn Giá(Bàn thêm về truyện ngắn“Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp), Trương Hồng Quang và Nguyễn Xuân Mai(“Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp, “triết học lịch sử” hay là “Văn xuôi nghệ thuật”), Nguyễn Diệp(Đọc “Phẩm tiết” của Nguyễn Huy Thiệp), Vương Anh Tuấn(Lịch sử trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp), nhà nghiên cứu và phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp(Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp) Đó còn là những bài viết bày tỏ sự khâm phục và ngưỡng mộ đối với tài năng viết truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp như các bài viết của: Hoàng Ngọc Hiến(Tôi không chúc bạn “thuận buồm xuôi gió”), Văn Tâm(“Đọc” Nguyễn Huy Thiệp), Diệp Minh Tuyền(Nguyễn Huy Thiệp, một tài năng mới), Thái Hòa(Có nghệ thuật ba-rốc trong các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hay không), Trần Duy Thanh(Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp), Nguyễn Đăng Mạnh(Truyện ngắn 5 Nguyễn Huy Thiệp, vài cảm nghĩ) Nguyễn Thanh Sơn(Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp), Đông La(Về cái “Ma lực” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp), Đỗ Đức Hiểu(Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp), Vương Trí Nhàn(Tưởng tượng về Nguyễn Huy Thiệp) Nhìn chung, các bài viết đều đi từ những đặc điểm sáng tạo nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và xuất phát từ cái Tâm của nhà phê bình. Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ xin điểm lại một vài ý kiến tiêu biểu xung quanh vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. GS Đặng Anh Đào trong bài "Thị hiếu và lối đọc truyện hiện nay qua một cuộc tranh luận"[57], bên cạnh việc đánh giá các giá trị của tác phẩm, còn nêu cụ thể lí do khiến cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có nhiều tranh luận, đó là "Nguyễn Huy Thiệp đã gây ra một cái hẫng giữa phát và nhận. Lối viết đa âm đụng phải lối đọc thánh thư" [57,tr203] và thế là không cùng "sóng" nên gây tranh cãi. Cũng trong bài viết này bà còn khẳng định "Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp do sức mạnh gợi mở ra ngoài cuộc đời quá, do thức dậy quá nhiều liên tưởng, nên mọi người đều gán cho nó sự liên tưởng của mình và sinh ra cãi nhau. Những người ưa đọc thánh thư bực mình vì muốn tìm câu phán của nhà văn, có khi lại gắn nhầm, và cho rằng nha văn đã phán láo. Ngược lại, người đọc thiên về trí tuệ đã phản đối cách đọc ấy, gây nên độ căng của một cuộc tranh luận khó dứt, và cũng khẳng định đổi mới của thị hiếu hiện nay" [57,tr204). Ngoài ra trong bài viết "Khi ông Tướng về hưu xuất hiện"[41,tr21], bà đã nêu ra lối tiếp nhận cũ từ trong truyện thống và lối tiếp nhận mới của người đọc khi họ đem chúng xem xét truyện ngắn này. Đọc Tướng về hưu mà người đọc tự tạo ra một khoảng cách để nhìn nhận vấn đề, trước lối viết thản nhiên và trung hoà của nó, ấy là cách đọc mới. Ngược lại, ban đọc đọc Tướng về hưu theo trật tự tuyến tính, tìm xem nhân vật nào là chính diện, nhân vật ấy đã trừng trị cái ác như thế nào? và tiếng nói của nhân 6 vật đó chính là tư tưởng của tác phẩm, ấy là cách đọc cũ. Nhà nghiên cứu này cho rằng, với Tướng về hưu, "không thể đọc trên một dòng chữ, một đoạn mạch, mà là ở sự khái quát ở người đọc" [41,tr22]. Thái Hoà trong bài viết "Có nghệ thuật Ba-rốc trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hay không" [41,tr92], cũng bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề tiếp nhận của người đọc, nhưng ông đề cập đến phương diện nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Thái Hoà cho rằng "nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp mang sức tải của một quan niệm sống, quan niệm xử thế với người đời những quan niệm khác nhau va chạm, xung đột, bùng nổ Và chính khi người đọc phản ứng mạnh mẽ với Nguyễn Huy Thiệp, tức cũng tự trình bày một cách hiểu, một quan niệm về cuộc sống, về văn chương nghệ thuật"[41,tr95]. Bàn về vấn đề "Đọc văn phải khác với đọc sử"[41,tr179], nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng cho bạn đọc thấy một vấn đề quan trọng khi tiếp cận tác phẩm văn học, ấy là cách đọc. Văn chương được quyền hư cấu nên cách đọc nó khác xa với cách đọc những công trình sử học. Ngoài ra, ông còn đề cập đến yếu tố văn bản, đó là sự lựa chọn kết thúc mở trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng gây nên những cách hiểu không giống nhau từ phía người đọc. Nói về truyện Vàng lửa ông viết "Ba đoạn kết dự kiến do vai tôi tạo ra làm cho câu chuyện trở nên bất định có thể thế này hoặc thế kia. Nhưng sự bất định của các chi tiết sự kiện lại một lần nữa đánh thức cách nhìn chủ động, xác định ở từng người đọc"[41,tr182]. Và ông còn khẳng định, nhà văn "muốn tôn trọng người đọc với sự nhận thức rất độc lập của họ thì nên để họ tự xác lập lấy các nhận định của họ"[41,tr183]. Xuất phát từ quan điểm thi pháp học, GS Đỗ Đức Hiểu trong quá trình "Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp" [41,tr472] đã nhận thấy một số tác phẩm văn học thế kỷ XX rất khó đọc, khó hiểu, trong đó có truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 7 Vì thế, "người đọc không còn thụ động thưởng thức tác phẩm văn học, mà trở thành người đọc tích cực: đọc là một cuộc phiêu lưu giữa văn bản ngôn từ người đọc phải từ bỏ lối đọc truyền thống và phải rèn luyện cách đọc tích cực, tức là phải khám phá, phải cùng nhà văn sáng tạo"[41,tr477]. Văn Giá trong bài "Bàn thêm về Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp" [41,tr205] đã nhận xét về cách kết thúc "mở" trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: "Một số truyện ngắn gần đây của Nguyễn Huy Thiệp không có kết thúc rành mạch theo những phương pháp dễ dãi. Anh luôn đưa ra những giả định có thể thế này, thế kia, thế khác nữa, hối thúc người đọc suy nghĩ tự tìm ra lối kết thúc theo lối riêng của mình không cho phép biếng lười ăn sẵn. Nhìn rộng hơn, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có nhiều tầng ý nghĩa được nén lại trong sự trình bày kiệm lời. Một số nhân vật của anh ta là những ẩn dụ đa nghĩa"[41,tr205]. Có thể thấy, các ý kiến trên đã đề cập đến yếu tố văn bản và cách đọc đã đem đến cho người tiếp nhận những kết quả khác nhau khi cùng tiếp cận một tác phẩm văn học. Không phải ngẫu nhiên, sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp lại tạo thành hai luồng ý kiến: khen, chê rõ ràng, không phải chỉ liên quan đến một nhóm người mà liên quan đến cả nước. Trước hiện tượng tiếp nhận như vậy, ai đúng? ai sai? Dưới ánh sáng của lí thuyết tiếp nhận thế kỷ XX mà chúng tôi sẽ giới thiệu dưới đây có thể lí giải hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp trên cơ sở khoa học. Những năm đầu thế kỷ XX, trên thế giới đã có nhiều nhà lí luận nghiên cứu về lí thuyết tiếp nhận(đặc biệt ở phương Tây). Dựa trên những kết quả nghiên cứu tác phẩm văn học theo Hiện tượng học của Husserl, Roman Ingarden là người đầu tiên cho ra đời công trình “Tác phẩm văn học”[32]. Ông tìm ra những khả năng khác nhau để lĩnh hội và lí giải giá trị tác phẩm văn học. Ông nhấn mạnh: “Tác phẩm văn học không đồng nhất với moi sự 8 đọc và trong phê bình văn học, những ý kiến khác nhau không liên quan đến bản thân tác phẩm mà chỉ liên quan đến sự cụ thể hoá của từng nhà phê bình” [12,tr43]. Ngoài ra Heidegger và những đồng nghiệp của ông đã tạo ra những biến thể mới của Hiện tượng học như Tường giải học, Mĩ học tiếp nhận. Quan điểm của Heidegger đã được một người Đức khác - nhà tường giải học triết học lớn là Hans Goerg Gadame tiếp tục phát triển trong công trình triết học nghệ thật nổi tiếng “Chân lí và phương pháp” (1960). Tác giả đặt ra những vấn đề hoàn toàn mới mẻ cho Lí luận văn học. Đó là “Nghĩa của văn bản thể hiện qua cái gì? Vai trò của sự chủ ý của nhà văn trong nghĩa này là gì? Có thể hiểu được những tác phẩm mà về mặt lịch sử và văn hoá là xa lạ đối với người đọc? Có thể có sự hiểu “khách quan” hay mọi sự hiểu đều lệ thuộc vào tình thế lịch sử cụ thể” [16,tr15]. Khám phá sự vận động của cấu trúc ngôn từ động của văn bản nghệ thuật, H.G. Gadamer đã đặt tiền đề quan trọng để lí luận văn học tiến thêm một bước xa hơn, thấy được văn bản nghệ thuật còn có những khả năng mới trong quan hệ với những yếu tố khác, với người tiếp nhận. Dựa trên lí luận của H.G. Gadamer, những năm 60 của thế kỷ XX, Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser và các nhà khoa học khác tuy có những quan điểm không giống nhau nhưng họ vẫn có điểm đồng nhất đó là vấn đề: Sự hiểu một văn bản văn học xảy ra như thế nào? Những người đọc thuộc các nhóm xã hội- lịch sử và các thời đại khác nhau có những kinh nghiệm gì trong việc tiếp nhận văn bản. Đây chính là bước phát triển mới của Tường giải học. Lần đầu tiên, sau một thời gian chỉ chú ý đến tác giả, văn bản, người ta đã quan tâm đến người đọc, nghiên cứu vai trò người đọc đối với sự tồn tại của tác phẩm văn học. Từ đây, lịch sử văn học theo Mĩ học tiếp nhận, không đơn giản chỉ là lịch sử của những tác phẩm và tác giả, mà còn là lịch sử tiếp nhận 9 của người đọc. Với công trình “Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học”[33] H. R Jauss đã xây dựng một lý thuyết tường giải học mới. Theo quan điểm của ông, sự tồn tại của tác phẩm không thể hình dung được nếu thiếu sự tham gia của người đọc. Từ phương diện tiếp cận tác phẩm văn học văn học này, về sau Derrida cũng cho rằng: "Văn bản văn học không khép kín, nghĩa của nó không bị trói buộc bằng sự giúp đỡ của tác giả hay là sự liên quan với hiện thực; văn bản văn học luôn mở, nó cần được bổ sung và tạo khả năng bổ sung" [14,tr7]. Như vậy, Mĩ học tiếp nhận đã bác bỏ tính chất khép kín của văn bản văn học mà mĩ học sáng tạo trước đây vẫn bảo vệ, thay vào đó là tính chất mở và dấu ấn cá nhân. Ý nghĩa của văn bản ngày càng phong phú đa dạng nhờ người đọc. Đây là hướng nghiên cứu mới về tác phẩm văn học của tư duy lí luận văn học hiện đại. Thành tựu của lí luận văn học hiện đại trên đây, ít nhiều liên quan đến vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung và vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, là đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu nói riêng. Cùng với thế giới tình hình nghiên cứu lí luận ở việt Nam cũng ảnh hưởng theo xu hướng trên. Từ khoảng những năm 70 của thế kỷ XX, rải rác trên các báo, các tạp chí đã xuất hiện những bài báo nghiên cứu về tiếp nhận văn học. Đó là các tác giả Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Phan Anh. Những năm 80, có các bài viết của Hoàng Trinh, Văn học so sánh và vấn đề tiếp nhận văn học[63]; Giao tiếp văn học [64] và của Nguyễn Văn Dân: Nghiên cứu sự tiếp nhận văn học trên quan điểm liên ngành[6]. Nhìn chung, những bài viết của hai nhà nghiên cứu này đều nhấn mạnh sự tác động của người đọc đối với văn học và thừa nhận vấn đề tiếp nhận văn học là một vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu, nhất là ở nền lý luận văn học nước ta hiện nay. 10 Vấn đề tiếp nhận văn học thực sự được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn ở thập niên 90. Đó là bài viết của các tác giả Nguyễn Lai: Tiếp nhận văn học – một số vấn đề thời sự [35]; Nguyễn Thanh Hùng: Trao đổi thêm về tiếp nhận văn học[31]. Năm 1991 Nguyễn Văn Dân đã biên soạn và giới thiệu cuốn sách “Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận”[7]. Tác giả đã đưa ra vấn đề về chủ thể tiếp nhận theo quan điểm của H.R.Jauss. Đây là một công trình tương đối có hệ thống trong việc giới thiệu lý thuyết tiếp nhận trong thời điểm này. Năm 1992 trên Tạp chí văn học số 1, Nguyễn Thị Thanh Thủy đề cập đến vấn đề: Tiếp nhận văn bản văn chương trên phương diện các phạm trù ý. [60]. Năm 1995 bà tiếp tục phân tích vai trò của kinh nghiệm thẩm mỹ trong việc tiếp nhận tác phẩm văn chương[61]. Năm 1993, Đỗ Đức Hiểu cũng bàn đến sự đọc của chủ thể tiếp nhận trong bài “Đổi mới và phê bình văn học” [28]. Nói chung từ thập niên 90 của thế kỷ 20 các nhà nghiên cứu, các giáo sư, giảng viên đã quan tâm đến lý thuyết tiếp nhận trong nghiên cứu và giảng dạy. Điều đó được thể hiện trong những giáo trình văn học từ năm 1997 trở lại đây. Các nhà nghiên cứu Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, Từ Sơn… đều có những bài viết về tiếp nhận tiếp nhận văn học. Năm 1998, trong công trình viết chung với Nguyễn Văn Hạnh, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương đã nhấn mạnh đến lập trường và sự lý giải của người đọc. Riêng nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tiếp nhận như: Mấy vấn đề tiếp nhận văn học, Lý luận tiếp nhận và phê bình văn học, Ngôn ngữ với việc lĩnh hội tác phẩm thơ…đã lý giải những vấn đề cơ bản nhất của lý thuyết tiếp nhận giúp chúng tôi có cái nhìn cụ thể hơn về lý thuyết tiếp nhận, để có thể vận dụng tốt vào đề tài đang nghiên cứu. [...]... diễn trình tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đi sâu tìm hiều vấn đề chủ thể tiếp nhận, để lí giải vì sao truyện ngắn của ông có nhiều biến thể tiếp nhận đến thế Từ đó mở ra những nhận thức mới về phương thức tồn tại của tác phẩm văn học Đồng thời thấy được những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp trong quá trình đổi mới văn học nước nhà 31 CHƯƠNG II DIỄN TRÌNH TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 2.1... nghiên cứu đó mới chỉ đề cập đến một vài phương diện biểu hiện của lí thuyết tiếp nhận, chưa có công trình nào tập trung một cách đầy đủ, hệ thống, khoa học và dựa trên những thành tựu của tư duy lí luận văn học thế kỷ XX để lí giải về vấn đề tiếp nhận trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Các ý kiến bàn về lí thuyết tiếp nhận nói chung và vấn đề tiếp nhận trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng sẽ... tiên nghiên cứu về vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Trên cơ sở những thành tựu của lí luận văn học hiện đại và hậu hiện đại, luận văn nghiên cứu diễn trình tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhằm khẳng định: phương thức tồn tại của tác phẩm văn học qua sự xác lập đời sống cụ thể của văn chương thông qua người đọc 15 6.2 Qua diễn trình tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy thiệp, luận văn... sức quý báu có tính chất định hướng trong quá trình thực hiện đề tài "Vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp" Trở lại các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh các bài viết được tác giả Phạm Xuân Nguyên biên soạn trong cuốn “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp [41], truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn trở thành 13 nguồn đề tài hấp dẫn cho nhiều báo cáo khoa học, khoá luận tốt nghiệp, luận... thực hiện đề tài này một cách toàn diện hơn 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Luận văn khảo sát các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, từ đó thấy được các cách tiếp nhận truyện ngắn của ông Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, trong luận văn này, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp một... nghiên cứu 4.1 Trong đề tài này, chúng tôi tìm hiểu về lí thuyết tiếp nhận văn học trong sự vận động của tư duy lí luận văn học Trên cơ sở lý luận đó, chúng tôi đi vào thực tế sáng tác văn học sau 1975 ở Việt Nam và lựa chọn hiện tượng văn học Nguyễn Huy Thiệp và tìm hiểu vấn đề tiếp nhận từ truyện ngắn của ông Từ đó, thấy được sự phong phú về ý nghĩa của, các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp qua mỗi người... nhất về hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp 3.2 Qua vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi còn trả lời cho những câu hỏi quan trọng của lí luận văn học về tác phẩm văn học, đó là: phương thức tồn tại của tác phẩm văn học là gì? ý nghĩa của tác phẩm văn học có phải là nhất thành bất biến? 14 3.3 Với đề tài này, chúng tôi cũng muốn xác định những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp cho nền văn học... tân mới mẻ, độc đáo, từ cách tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật, tới ngôn từ, giọng điệu Các công trình trên, dù nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở góc độ nào, dù ít hay nhiều, người viết cũng đã bàn đến những ý kiến khác nhau của người đọc khi tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, từ đó có lí giải, nông hoặc sâu những biểu hiện của lí thuyết tiếp nhận Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, hầu... hiện tượng văn học trong thời kỳ đổi mới 4.2 Các ý kiến, quan điểm tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp rất phong phú và đa dạng Tuy vậy, ở luận văn này, chúng tôi chủ yếu khảo sát những ý kiến đánh giá, qua các bài viết trong cuốn “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp [41] Thực hiện luận văn này, chúng tôi lựa chọn cuốn Nguyễn Huy Thiệp truyện ngắn của Nxb hội nhà văn, tái bản năm 2005 5 Phương pháp nghiên cứu... nói, những công trình có bàn về vấn đề tiếp nhận, được trình bày ngắn gọn, súc tích mang tính chất định hướng, giúp chúng tôi có cái nhìn tổng thể về sự phát triển của lý thuyết tiếp nhận Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh thì “người có thành tích nhất trong việc giới thiệu lý thuyết này ở nước ta là Trương Đăng Dung” Thực ra vấn đề này đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng đến những năm . kỷ XX để lí giải về vấn đề tiếp nhận trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Các ý kiến bàn về lí thuyết tiếp nhận nói chung và vấn đề tiếp nhận trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng sẽ có. ngắn Nguyễn Huy Thiệp một cách cụ thể, khoa học và hệ thống. Chọn đề tài Vấn đề tiếp nhận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi sẽ nêu lên những vấn đề xung quanh hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn Huy Thiệp) , Nguyễn Đăng Mạnh (Truyện ngắn 5 Nguyễn Huy Thiệp, vài cảm nghĩ) Nguyễn Thanh Sơn(Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp) , Đông La(Về cái “Ma lực” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp) ,

Ngày đăng: 23/07/2015, 12:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan